- 01. Tiểu Sử Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu
- 02. Cáo Phó và Chương Trình Tang Lễ
- 03. Ban Điều Hành và Tổ Chức Tang Lễ
- 04. Lịch Trực Trong Tang Lễ
- 05. Trang nghiêm lễ nhập kim quan Trưởng lão Hòa thượng
- 06. Hình ảnh về kim quan Trưởng lão HT. Thích Minh Châu
- 07. Tiếc thương cố Hòa thượng Thích Minh Châu
- 08. Điện Thư Phân Ưu
- 09. Điếu Văn Tưởng Niệm
- 10. Chùm ảnh: Bảo tháp Trưởng lão HT. Thích Minh Châu
- 11. Lễ tưởng niệm và cung tống Kim Quan HT Thích Minh Châu nhập bảo tháp
- 12. Đời Ôn Là Hoa Và Chữ
- 13. Tưởng Nhớ Một Người Thầy Trong Đạo
- 14. Hình ảnh về lễ di quan, nhập bảo tháp cố Trưởng lão HT. Thích Minh Châu
- 15. Tưởng Niệm HT Thích Minh Châu, Nghĩ Về Con Đường Giáo Dục Của PGVN
- 16. Viện Đại Học Vạn Hạnh
- 17. Cuộc sống cao đẹp và sự nghiệp vĩ đại của HT. Thích Minh Châu
ThànhKính đảnh lễ Giác Linh Hòa Thượng Ân Sư !
Hỡi ôi !...
Một Long Tượng vừa ngã
Một đại thọ vừa xiên
Ngọc Minh Châu tắt lịm
Người trở về Tây Thiên.
Thiền Thất chơ vơ trang sách đợi
Án Linh leo lét khói nhang mờ
Âm Dương biền biệt tim se thắt
Mất còn ảo não lệ chia phôi
Nhớ Linh xưa :
Xuất thân từ vọng tộc
Ứng hiện nhà họ Đinh
Nếp Nho phong gia giáo
Dòng Tiến Sỹ hiển vinh.
Đủ nhân duyên, Ngài sinh năm Mậu Ngọ
Tại Quảng Nam, nơi làng xã Kim Thành
Cội nguồn xưa, Nghệ An là nguyên quán
Vùng địa linh, huyện Nghi Lộc, Nghi Long,…
Quý hóathay :
Vốn con nhà khoa bảng
Cần mẫn với thông minh
Ngày tháng càng tỏa rạng
Lưu dấu suốt hành trình.
Đỗ Cao Đẳng Tiểu Học Đông Dương
Đậu Tú Tài Toàn Phần Khải Định
Bổ Thư Ký Khâm Sứ Thừa Thiên
Buông danh lợi, Ngài tu nhơn học Phật.
Rồi từ đó :
Chánh Thư Ký Hội An Nam Phật Học
Sáng lập viên Đức Dục Phật Học Đoàn
Ban Hướng Đạo gia đình Phật Hóa Phổ
Biên Tập Viên cho Tạp Chí Viên Âm.
Pháp ngân vang thời chấn hưng Phật Giáo
Thanh Thiếu Niên đồng quy hướng Phật Đà
Khéo tổ chức nên gia đình Phật tử
Âm nhiệm mầu, hương giải thoát lan xa.
Sau mười năm Ngài dấn thân mải miết
Chí xuất trần vừa hội đủ nhân duyên
Ngài thọ giáo cùng Cao Tăng Tịnh Khiết
Chùa Tường Vân, xin nương náu cửa Thiền.
Làm chú điệu, sớm hôm lo chấp tác
Làm giảng sư hóa Đạo lớp hữu duyên
Giới Định Huệ trau thân, tu giải thoát
Tiếp quần mê, Người lái Bát Nhã Thuyền.
Nhập dòng Thánh :
Năm bốn chín (1949) khi đủ đầy công đức
Ngài đăng đàn thọ Cụ Túc, Sa Môn
Huý Tâm Trí, hiệu Minh Châu tỏa sáng
Trí và Tâm, tài với đức vẹn toàn.
Ngài diễn giảng bao Đạo Tràng, chùa Hội
Ánh Đạo Vàng soi bước kẻ lầm mê
Làm Đại biểu Phật Giáo Hội năm mốt (1951)
Xây dựng nên trường Trung Học Bồ Đề.
Là học giả chuyên nghiên tầm Kinh Điển
Phát hiện ra nhiều thiếu thốn, sót sai
Mỗi dịch giả tự ý mình suy diễn
Khiến nhiều nơi lệch lạc ý Như Lai.
Đường xuất dương :
Trước cảnh đó Ngài lên dường du học
Để vững vàng ngôn ngữ Phật thuở nào
Dịch Kinh Sách cho mọi người chuyên đọc
Tạng Việt Kinh cho hiện tại, mai sau.
Đến Tích Lan học Pali, Anh Ngữ
Năm năm lăm (1955), tốt nghiệp hiệu Pháp Sư
Ngài tiếp đến Na Lan Đà Kinh sử
Chính nơi này xán lạn ngọc Minh Châu.
Ngài thủ khoa khi học xong Cao Học
Lại đỗ đầu khóa Tiến Sỹ của Trường
Tổng Thống Ấn đến trao Ngài phần thưởng
Một danh Tăng gốc việt toả ngát hương.
Năm sáu hai (1962) Na Lan Đà đãi sĩ
Khẩn khoảnmời Ngài dạy lại cho Trường
Ngài viết sách, tự học thêm thật kỹ
Trước khi về làm việc chốn quê hương.
Thắp đuốc Tuệ :
Năm sáu tư (1964), về Việt Nam dạy học
Viện Đại Học Vạn Hạnh được hình thành
Ngài vai trò Viện Trưởng thật xứng danh
Tổng Vụ Trưởng, Vụ Văn Hóa, giáo dục.
Bao chuẩn bị cùng bao nhiêu lý tưởng
Như Phượng Hoàng được vỗ cánh bay cao
Nền giáo dục, Ngài xây theo chiều hướng
Tuệ, Đức, Tâm đồng phát triển hài hoà.
Dù lịch sử thăng trầm, bao thể chế
Ngài vẫn lo giáo dục, dịch sách Kinh
Viện nghiên cứu chính do Ngài sáng lập
Tằm nhả tơ, mài miệt suốt hành trình.
Ngài kiến nghị giảng Pháp thêm chủ nhật
Cho Thiện Nam, Tín Nữ thấm nhuần thêm
Kể từ đó khắp Đạo Tràng, cửa Phật
Nhiều thiện duyên, vang vọng Pháp âm rền.
Nới vòng tay :
Ngài bôn ba đi khắp nơi Đại Hội
Từ liên Tôn đến Đạo Đức, Hòa Bình
Cùng thảo luận và đồng lên tiếng nói
Cho an bình, thịnh vượng khắp nhân sinh.
Năm Bộ Kinh được dịch ra Tiếng Việt
Pháp cú cùng Phật Tự Thuyết chép biên
Kinh Bổn Sanh, Kệ Trưởng Lão Tăng – Ni
Thắng Pháp Yếu, Ngài kết thành Tập luận.
Hai sáu (26) sách chính do Ngài sáng tác
Chữ chữ đều hiển thị ý Như Lai
Đời hiếm có bậc đa văn, quảng bác
Hiến dâng đời đồ sộ một gia tài.
Người ra đi :
Duyên trần mãn, Người thâu thần thị tịch
Năm Nhâm Thìn, tháng Bảy, tiết trăng tròn
Như sét đánh, khắp địa cầu rúng động
Bao buồn thương, lòng tiếc nuối, héo hon.
Học trò Ngài, con số lên hàng vạn
Sách của Ngài như Kinh tụng hàng ngày
Ngài tận tuỵ cả cuộc đời khai sáng
Gương Cao Tăng, đương đại khó ai tày?
Tấc lòng son :
Duyên tri ngộ, hầu cận Ngài thọ giáo
Quả thật là Vạn Hạnh của đời con
Chúng con nguyện khắc sâu lời chỉ bảo
Tiếp chí Ngài, quyết một dạ sắt son.
Con phương xa, giờ thiêng liêng ly biệt
Hướng về quê, ngậm lệ tiễn Giác Linh
Hình ảnh Người sống trong conthathiết
Là hành trang suốt vạn nẻo hành trình.
Thân tứ đại trả về cho tứ đại
Lẽ vô thường đâu chừa bỏ riêng ai?
Người ra đi nhưng Người còn sống mãi
Soi khách trần về nẻo giác, Như Lai.
Ngọc Minh Châu, chính Phật tâm sáng chói
Tâm Trí cao làm tốt Đạo đẹp Đời
Viên Dung đức, Vạn Hạnh hương thơm ngát
Tường Vân từ che mát khắp muôn phương.
Nam mô tự Lâm Tế Chánh Tông, Tứ thập tam thế, Tường Vân Tổ đình Trú trì, Vạn Hạnh Thiền viện khai sơn, Vạn Hạnh Đại Học Hiệu Trưởng, húy thượng Tâm hạ Trí, tự Minh Châu, hiệu Viên Dung, Trưởng Lão Hòa thượng Ân Sư Giác linh thùy từ chứng giám.
Ngày 5 tháng 9 năm 2012
Thànhkính khể thủ
Học trò cũ Học Viện Phật Giáo Vạn Hạnh:
Thích Đức Niệm (Montreal), Thích Minh Đức (Connecticut),
Thích Hạnh Đức (Minesota), Thích Minh Tuệ (Cali),
TN. Minh Huệ, TN. Giới Hương, TN. Huệ Thiện, TN. Tuệ Từ (Cali)
MINH CHÂU TRƯỞNG LÃO
NAM MÔ TA BÀ GIÁOCHỦ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT
NHẤT TÂM ĐÃNH LỄ GIÁC LINH TRƯỠNG LÃO HÒA THƯỢNG
Thượng MINH hạ CHÂU
Chúng con, cựu sinh viên Đại học Vạn Hạnh, là môn sinh của Trưởng lão Hòa thượng Thượng MINH Hạ CHÂU đương kim Trụ trì cổ tự Tường Vân Kinh thành Huế, kế thế Đại lão Đệ nhất Tăng thống Thượng TỊNH hạ KHIẾT, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, Đương kim Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Thành phố HÒ CHÍ MINH, đương kim Trụ trì Thiền viện VẠN HẠNH.
Hình ảnh Ngài HuyềnTrang trong
lịch sử Phật giáo Trung Quốc là hình ảnh lý tưởng trong tâm thức của Ngài, thế nên sự nghiệp trước tác phiên dịch kinh tạng từ Pali ra tiêng Việt , Trưởng lão Hòa thượng Thượng MINH hạ CHÂU đúng là hiện thân HuyềnTrang trước tác phiên dịch kinh điển của Phật Giáo Việt Nam
Chuyển tài ngôn ngữ, kinh điển Pali ra tiếng Việt là một công trình vô tiền khoáng hậu; Trường bộ kinh,Ttrung bộ kinh hàng ngàn năm ngủ yên trong kho báu, Ngài đã đánh thức thành những bài kinh, những câu ca dao tiếng Việt :
Trang diệu sử Bụt xưa ngôn thuyết
Lá bối nằm kho báu ngủ yên
Thầy đánh thức nên câu thơ Việt
Ca dao kinh mưa nhuận ba miền.
Việc Ngài chấp chiếu chức trách Viện Trưởng Viện Đại học VẠN HẠNH là chấp chiếu sứ mệnh do GHPGVNTN trao phó sứ mệnh truyền đăng tục diệm , từ chức năng ấy, Ngài đã đào tạo, huân đúc lớp lớp môn sinh trở thành những nhân tài , đủ sức sắm vai trò lớn lao trong guồng máy kinh tế, giáo dục, văn hóa xã hội đương đại.
Ngài là bậc thầy mô phạm, gồm đủ cả ba phương diện thân,khẩu, ý giáo , Trưởng lảo Hòa thượng mãi là tấm gương sáng ngời ngời giữa tâm linh chúng con.
Giờ phút này, trước kim quan của Cố Trưởng lão Hòa thượng Thượng MINH Hạ
CHÂU, tất cả môn sinh cựu sinh viên Đại học VẠN HẠNH chúng con thành kính đê đầu đánh lễ, ngưỡng mong Giác linh cố Đại lão Hòa thượng thảnh thơi nơi thếgiới thể tánh lạc quốc A Di Đà, nhưng chúng con vẫn hằng ngưỡng nguyện Ngài hóa thân hội nhập trở lại với chúng con nơi thếgiới ngũ trược nầy nối tiếp sự nghiệp giáo dục vĩ đại của Ngài để dắt dẫn chúng con đến bến bờ giải thoát giác ngộ.
NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI DÀ PHẬT
Cựu sinh viên Phân khoa KHOA HỌC NHÂN VĂN
VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH
HOÀNG KIM BÍNH
Pháp danh TÂM HƯƠNG
Bút danh HẠNH PHƯƠNG
PHÁP THÂN
Kính dâng Giác linh Trưởng lão Hòa Thượng
Thượng MINH hạ CHÂU
Pháp thân hiện y vàng rạng rỡ
Bóng tỳ kheo dáng Bụt uy nghi
Nụ cười đẹp hoa sen chớm nở
Ánh mắt nhìn rộng mở từ bi.
Trang diệu sử Bụt xưa ngôn thuyết
Lá bối nằm kho báu ngủ yên
Thầy đánh thức nên câu thơ Việt
Ca dao kinh mưa nhuận ba miền.
Câu kinh Bụt ngọt ngào tiếng mẹ
Thấm lòng con như tiếng hát ru
Chập chửng bước vỡ lòng thỏ thẻ
Sáng bừng lên trí tuệ diệu thù.
Tám đường chánh bốn điều sự thật
Mỗi bước Thầy mỗi bước nở hoa
Câu kinh vọng cam lồ diệu mật
Quyện triều âm chấn động sơn hà.
Hạt giống Bụt từ bi trí tuệ
Thầy đem gieo xuống đất quê nhà
Xưa non nước Lý Trần đẹp thế
Lại chừ đây trăm nụ ngàn hoa.
Con chiêm ngưỡng bóng Thầy dáng Bụt
Áo tỳ kheo vàng nhuộm quê ta
Sư tử hống triều âm rộn dục
Trần gian vui biển suối reo ca.
Tuổi ứng thân trùng điệp vàng hoa
Từ vô thủy… chẳng vôchung, hạn cuộc.
Giữa gió bụi cõi trần ngũ trược
Pháp thân ròng ánh ánh kim ba.
Khi Thầy đến, bậc chân sư vô nhiễm
Nay Thầy về Lạc Quốc đơm hoa.
Cả một đời Tỳ kheo Thánh thiện
Ngọc minh châu lưu ảnh hiện trùng ba.
Hoàng Kim Bính
Ấp Suối Cát 1, xã Suối Cát
Xuân Lộc, Đồng Nai
ĐT. 061.3871.830 – 0985.734.265
Điếu văn tưởng niệmTrưởng lão Hòa thượng ThíchMinh Châu
Tại Kim Thành, QuảngNam, năm Mậu Ngọ
Trưởng lão chào đời, xứ xứ mừng vui
Danh gia vọng tộc, Nho giáo truyền trao
Kinh sử chuyên cần, tài năng vượt trội.
Hưởng ứng phong trào “AnNam Phật học”
Bỏ nghề quan luật, theo Phật tu nhân
« Phật học Đức dục » dẫn dắt thanh niên
Cùng phát triển « Gia đình Phật hóa phổ »
Kể tử đó, thanh thiếu niên theo Phật
Mười bảy hội miền Trung thêm phát triển
Lo bảo trợ Phật học đường Báo Quốc
Đưa Tăng vàoNam học hỏi dấn thân.
Năm 46, vào chùa Tường Vân tu tập
Được đức Tăng thống thế phát xuất gia
Ba năm sau, tại Chùa Báo Quốc uy nghiêm
Đăng đàn tiếp nhận giới Tỳ-khưu cao sáng.
Năm 51, ngài giảng Kinh khắp xứ
Hiệutrưởng Bồ-đề đất Huế đầu tiên
Tham gia vào Phật hội hóa duyên
Đem Phật pháp giúp bao người thoát khổ.
Năm 52, sang Tích Lan tu học
Du hành đất Phật, nghiên cứu Pali
Đại học Nalanda danh giá ngày xưa
Lão thông Tam tạng, xứng tầm đại sĩ.
Năm 61, ngài học xong tiến sĩ
« So sánh Trung Bộ, Trung A-hàm » nổi tiếng
Suốt ba năm dạy tại Nalanda
Ba tác phẩm[1] sáng danh hàng Thích-tử.
Năm 64, ngài vinh quy về nước
Lập đại học Vạn Hạnh, báo đáp thâm ân
Dịch Kinh Pali ra Việt ngữ đầu tiên
Xiển dương Phật pháp, giúp người thoát khổ.
Năm 79, cùng chung nhiều tôn đức
Vận động ba miền hợp nhất Phậtmôn
Ba năm sau, Giáo hội Phật giáo ViệtNam
Được thành lập với niềm vui khôn tả.
Ba nhiệm kỳ với 15 năm liên tiếp
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký điều hành
Phò Phật giáo đứng vững lúc nguy nan
Đạo pháp huy hoàng, ngày càng phát triển.
Năm 89, ngài lập Viện Nghiên cứu
In Đại Tạng Kinh tiếng Việt linh thiêng
Cùng nhiều sách Phật triết lý cao siêu
Mang thông điệp Phật truyền đi khắp chốn
Năm 97 làm Thường trực Hội đồng Trị sự
Mười năm lèo lái pháp Phật nhiệm mầu
Giúp bao người thoát khỏi cảnh bể dâu
Để lại cho đời tấm gương sáng chói.
Ngài dã dịch năm bộ Kinh nguyên thủy
Hai lăm tác phẩm dẫn dắt quần sinh
Cuộc đời ngài hơn vầng trăng sáng
Soi thế gian bằng Phật pháp cao siêu.
Phật giáo thế giới nhờ ngài nối kết
Hình ảnh Phật Việt được biết khắp nơi
Nhiều huân chương ghi nhận công lao
Cho đạo pháp, cho quê hương nước Việt.
Sáu bốn hạ lạp, chín mươi lăm tuổi
Sống sâu thiền định, cõi thế bình yên
Thuận dòng vô thường, nhập diệt an nhiên
Tấm gương sáng ngời, ngàn sau còn mãi.
Bảy mươi năm giáo dục, không hề mệt mỏi
Hai mươi lăm năm phiên dịch, kinh pháp lưu thông
Gương sáng đạo đời có một không hai
Sinh tử chim bay, không lưu vết tích.
Nam mô tự Lâm Tế Chánh Tông, Tứ thập tam thế, Tường Vân Tổ đình Trú trì, Vạn Hạnh Thiền viện khai sơn, ViệtNam Phật giáo Giáo hội Phó Pháp chủ, húy thượng Tâm hạ Trí, tựMinh Châu, hiệu Viên Dung,trưởng lão Hòa thượng Giác linh thùy từ chứng giám.
Sài Gòn, ngày 2 tháng 9 năm 2012
Thành kính khể thủ
Học trò cũ Thích Nhật Từ
Chú thích:
1. Trong thời gian dạy tại Nalanda, Hòa thượng đã xuất bản 3 quyển sách: “Huyền Trang nhà chiêm bái và học giả”, “So sánh Milinda-Panha với Kinh Na tiên Tỷ kheo chữ Hán” và “Pháp Hiển nhà chiêm bái”.
Nhặt lá Bồ-đề (Thành kính cảmniệm Giác Linh Hòa Thượng Thích thượng Minh hạ Châu)
Thích Minh Tuệ
Ngưỡng bạch Giác Linh Hòa Thượng Ân Sư,
Phương Đông chợt tắt một vì sao
Nghe tin còn ngỡ giấc chiêm bao
Người về xứ Phật, duyên trần mãn
Thổn thức lòng con nỗi nghẹn ngào…
Suốt hai tuần nay, trong quá trình đào sâu nghiên cứu về đề tài so sánh khía cạnh đạo đức trong các tôn giáo cho chương trình Tiến Sĩ Tôn Giáo Học Hoa Kỳ, con lục tìm đọc lại những bài viết của Hòa Thượng về Đạo Đức
Học Phật Giáo, Việt Ngữ và Anh Ngữ. Tản bộ xung quanh University of the
West, nơi có nhiều chư Tăng Ni các quốc gia tham học, con nghĩ đến Đại Học Vạn Hạnh trong tương lai có thể phát triển, vươn đến tầm vóc quốc tế
để nhiều thành phần cư sĩ và Tăng Ni Quốc Tế tham học. Cũng như đêm nay
tại Thiền Viện Chân Không, Honolulu, Hawaii, chúng con vừa nhắc nhở về HT. Thích Đạt Đạo, Phó ViệnTrưởng Đại
Học Vạn Hạnh có thăm viếng đến nơi đây, lòng con lại hướng về Đại Học Vạn Hạnh và Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam. Trong niềm suytưởng đó,
con chợt nhận được tin tức trong các diễn đàn Tăng Ni báo tin Hòa Thượng vừa viên tịch tại Việt Nam. Vậy là: điều gì đến cuối cùng cũng phải đến và trong cuộc đời con, đêm nay tiếp tục một đêm nữa bàng hoàng thổn thức, tiếc thương đưa tiễn một bậc Cao Tăng Ân Sư ra đi.
Con có duyên phước xuất gia tu học tại Tu Viện Nguyên Thiều, đó là môi trường giáo dục Tu sĩ, đào tạo Tăng tài. Con vừa theo học Trung Cấp Phật
Học Bình Định vài tháng thì Đại Học Vạn Hạnh chiêu sinh khóa III (1993-1997). Nhận thấy con tu học có triển vọng trong tương lai nên có người giới thiệu con nên thi vào học khóa III này (với 3 môn thi : Giáo lý Phật Pháp, ViệtVăn, AnhVăn).
Sư Phụ con cùng với Ban Giám Hiệu Phật Học Viện Nguyên Thiều bàn tính và đồng ý cho con đi tham dự cuộc thi tuyển này: nếu đậu thì con vào học
Đại Học Vạn Hạnh, nếu không đậu thì con trở về Nguyên Thiều tiếp tục chương trình Trung Cấp. Con lúc ấy chỉ là một chú Sa Di, học Trung Cấp Phật Học được nửa năm, học anhVăn được
vài tháng đi thi tuyển “đọ sức” với nhiều Tu Sĩ, Thượng Tọa, Đại Đức thâm niên, trải qua nhiều trường lớp Phật học Sơ – Trung Cấp, có người đã và hiện học thêm Đại Học bên ngoài và học AnhVăn lâu
năm, thế mà con thi đậu. Dù không đậu cao nhưng miễn đậu là quý hóa lắm
rồi, vì khóa đó số lượng thi rớt nhiều hơn thi đậu, trong khi phần con thì chưa chuẩn bị kỹ.
Hai bài phát biểu của Hòa Thượng trong dịp thi tuyển và khai giảng Khóa III Đại Học Vạn Hạnh có ấn tượng và ảnh hưởng rất lớn trong quá trình tu
học của con. Hòa Thượng xuất hiện với phong thái thanh thoát như một vị
Bụt, một Tiên Ông, lông mày bạc trắng, nước da trắng trẻo, hồng hào, đường đường Tăng tướng thật là hy hữu. Hòa Thượng khuyến tấn thế hệ Tăng
Ni trẻ hãy cần mẫn tu học đểtrưởng thành,
đầy đủ giới định tuệ, sau này tung cánh muôn phương làm tốt Đạo, đẹp Đời. Mỗi tuần một lần, Hòa Thượng đến lớp giảng Kinh Trung Bộ tuy rằng Hòa Thượng đa đoan Phật sự và không nệ hà tuổi hạc cao, sức lực mỏi mòn,
nhịp đi run run trong cánh tay đỡ nâng của người thị giả. Giáo dục là sứ mệnh thiêng liêng, là niềm hạnh phúc của Người. Tuy không đứng lớp và
giảng nói nhiều nhưng Hòa Thượng đã dạy được rất nhiều từ hiện thân làm
tấm gương sáng, qua Thân-Khẩu-Ý giáo.
Khắc sâu Đạo từ của Hòa Thượng con dồi mài tu học tinh tiến, không giờ phút buông lơi, hết giờ trong lớp, đi nghiên cứu Kinh sách theo các chủ đề tại thư viện Vạn Hạnh, Vĩnh Nghiêm, Xá Lợi, thư viện quốc gia,…hết Tiếng Anh đến tiếng Hoa. Con là người từ miền quê lúc ấy mới vào thành phố gặp đủ điều kiện nên say sưa học hành, không còn thời gian cho việc tiếp khách, trao đổi, chuyện trò,…Những nỗ lực của con cũng đã đượctưởng thưởng xứng đáng : con lãnh giải thưởng đặc biệt - đồng hồ treo tường, phát biểu cảmtưởng trong ngày khai giảng và làm lớptrưởng khi
được xếp hạng đồng thủ khoa trong thi tuyển vào Cử Nhân Anh Ngữ, Đại Học Tổng Hợp mở rộng, con bước lên bục lãnh phần thưởng năm thứ 2 và là 1
trong 4 Tăng sinh đoạt hạng A năm thứ 4, Đại Học Vạn Hạnh. Con có 2 bài
thơ đánh dấu giai đoạn tu học này, đó là : Dẫn lối, khi nhập học Vạn Hạnh và Dưới cội Bồ Đề, nỗi niềm cảm xúc dâng lên Hòa Thượng trong ngày ra trường xa cách Người và Đại Học Vạn Hạnh.
Tốt nghiệp Đại Học Vạn Hạnh, năm 1997, chúng con được Hòa Thượng ký giấy
giới thiệu đến Đại Học Delhi để tiếp tục chương trình Cao Học Phật Giáo, chúng con lại được theo dấu chân xưa trên đường về Xứ Phật. Đến năm 1999, bốn chúng con, đại diện 3 Tông phái Việt nam (Nam Truyền, Bắc Truyền, Khất Sĩ), lại được diễm phúc Hòa Thượng ký một giấy giới thiệu nữa đến tham học chương trình Tiến sĩ tại Đại Học Nalanda. Vào ngày phỏng vấn nhập trường Nalanda tháng 11/1999 một câu hỏi trong Hội Đồng Giám Khảo đưa ra là : “Do you know who Thich Minh Chau is?”. Ngày mỗi ngày tại Đại Học Nalanda, chúng con liêntưởng đến
nhiều năm tháng Người lưu bóng tại đây. Những dấu ấn của Người tại Ấn Độ khiến mọi người vì nể Tu Sĩ Việt Nam, đậu thủ khoa cao học Pali và Phật Học, là người Việt Nam đầu tiên đậu thủ khoa khóa Tiến Sĩ tại Ấn Độ
và chính Tổng Thống Ấn Độ đến trao bằng và phần thưởng đến Hòa Thượng tại Patna, Bihar vào ngày 16/12/1958. Luận án Tiến sĩ của Hòa Thượng với
5 ngôn ngữ : Việt, Hán, Pali, Sanskrit, Pháp, dày hơn 1000 trang tựa đề
“So sánh Trung A Hàm Hán Tạng và Trung Bộ Kinh Pali Tạng” là đúc kết của công phu tu học nghiên cứu sâu sắc hiện đang được trân trọng giới thiệu tại các thư viện và các nhà sách tại Ấn Độ . Đó cũng là niềm hãnh diện và động lực cho thế hệ học trò của Hòa Thượng để phấn đấu tu học có
kết quả khả quan hải ngoại, chứ lẽ nào hào quang của Ngài sáng chói như
vậy mà học trò của Ngài không bằng người ta? Nalanda có nghĩa là truyền
thừa trí tuệ, nơi làng của 2 vị đại đệ tử Đức Phật là Tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Chúng con đến Linh Thứu Sơn, đến Hương Thất của Đức Phật, của Ngài Ca Diếp, A Nan trong đêm tĩnh mịch, lắng nghe khí thiêng, âm hưởng từ ngàn xưa vọng về và biết tại tảng đá này, Hòa Thượng
đã có những đêm Thiền tọa đểtưởng niệm ân
thâm Phật Tổ, quán sát lý nhân duyên, con đường giáo dục cho Phật Giáo Việt Nam, cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhơn sinh an lạc. Đường xưa,
mây trắng, mạng mạch Phật Pháp Tổ Tổ tương truyền, chúng con dốc sức đi
theo tiếng gọi thiêng liêng và bước chân của Ngài.
Xưa kia, Ngài Huyền Trang cũng đã từng học, biện tài số một, giảng dạy tại Đại Học Nalanda và mang kinh sách về dịch thuật tại Trung Hoa đời Đường, mở ra thời kỳ vàng son Phật Pháp. Tương tự như vậy, Hòa Thượng đứng đầu về học vấn tại đây, mang kinh sách Pali về dịch ra Tạng Kinh Tiếng Việt. Trong suốt cuộc đời mình, Ngài là con người làm nên lịch sử,
vẽ ra nhiều nét chấm phá, khai sáng, đặt dấu ấn cho biết bao nhiêu Đạo nghiệp quan trọng :
- Phát động phong trào thanh niên tham gia học Phật.
- Thư ký Hội An Nam Phật Học.
- Lập nên đoàn Phật học đức dục và tạo mô hình tiền đề cho gia đình Phật tử Việt Nam.
- Người Việt nam đầu tiên mở đường du học Ấn Độ, đậu bằng Tiến Sĩ, thủ khoa, đích thân Tổng Thống Ấn Độ đến trao bằng tốt nghiệp và phần thưởng.
- HiệuTrưởng đầu
tiên và nhiều niên khóa nhất tại Đại Học Phật Giáo Việt Nam, Đại Học Vạn Hạnh, tổ chức hệ thống trường Bồ Đề Phật Giáo, đưa ra đường hướng giáo dục toàn vẹn : hạnh đức, tâm đức, tuệ đức, phát triển thăng bằng toàn diện thể lực, tình cảm, tâm tư, tri thức, trí tuệ, nhân cách,… đào tạo nhiều hiền tài, nguyên khí quốc gia.
- Tổ chức các đặc san có tầm cỡ và giá trị của Phật Giáo : Viên Âm, TưTưởng…
- Tham dự và đóng vai trò tích cực nhiều diễn đàn, hội thảo quốc tế tại Nga, Lào, Thái Lan, Mông Cổ, Úc, Ý, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,…, Ngài giữ chức vị Phó Chủ Tịch Phật ... giáo Châu Á vì Hòa bình ( ABCP), Vice President of the ABCP (Asian Buddhist Conference for Peace), chủ trì tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế tại Việt nam.
- ViệnTrưởng Viện
Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam với nhiều công trình tổ chức hội thảo, sáng tác, dịch thuật, đặc biệt là dịch kinh tạng Nikaya, Pali Tạng ra tiếng Việt. Hòa Thượng có nhiều sáng tạo trong việc lựa chọn từ tương đương và sáng tạo ra thuật ngữ mới làm giàu cho từ điển Tiếng Việt.
- Chủ trương và làm gương trong việc hài hòa các Tông Phái sinh hoạt chung trong ngôi nhà Phật Giáo Việt Nam. Hòa Thượng xuất thân và thọ giới từ Chùa Tường Vân, Bắc Truyền nhưng lại đắp y Nam Truyền và chủ trì
trong việc dịch thuật tiếng Pali. Chính 2 cuốn sách “So sánh Trung A Hàm Hán Tạng và Trung Bộ Kinh Pali Tạng” và “ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ. VỚI
TIỂU THỪA” Nguyên tác: Nalinaksha Dutt Dịch giả: HT Thích Minh Châu thể
hiện quan điểm này của Hòa Thượng.
Con vẫn biết có nhiều người, nhiều thành phần chống đối, chê bai, chỉ trích việc làm của Hòa Thượng, nhưng với chúng con, học trò của Người từ
Đại Học Vạn Hạnh luôn tôn kính, trân trọng tri ân Người theo truyền thống đạo nghĩa Việt Nam : “một chữ cũng Thầy, nửa chữ cũng Thầy”. Thật là bất công khi đổ hết trách nhiệm về việc tan rã hệ thống cơ sở trường Bồ Đề, cơ sở tầm vóc Đại Học Vạn Hạnh, “thống nhất Phật Giáo” năm 1981 áp đặt đổ hết lên đôi vai của Người. Đó là cộng nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn lịch sử hiện đại. Trong Đạo Phật có tương quan, tương duyên, tương tác, tương tồn, cộng sinh, cộng trụ, thử hình dung nếu tu sĩ nào cũng đi nước ngoài hết, hoặc đóng cửa bất hợp tác với nhà nước, không hoạt động, vậy thì mất mát, thiệt thòi cho Phật Giáo Việt Nam, khoảng trống, đứng khựng đó ai quan tâm, ai chịu trách nhiệm. Trong cuộc
sống có nhiều vai trò hỗ tương nhau, người đóng vai trò này, người đóng
vai trò khác. Bây giờ, Đại tạng kinh Việt Nam mà chúng ta đọc, mà chúng
ta nghe, những nhân sự kế thừa đắc lực của Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại, kể cả Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ,Văn Phòng
2 Viện Hóa Đạo, cũng được xuất thân từ các Đại Học Phật Giáo trong nước, ăn trái nhớ kẻ trồng cây, không phải là mọi người, mọi tổ chức Phật Giáo trong chúng ta đang thừa hưởng ân đức của Hòa Thượng hay sao?
Thật ra, với tấm lòng của người học trò, trong giờ phút này con bộc bạch diễn bày vậy thôi chứ không có ngôn ngữvăn tự
nào có thể diễn tả hết ân đức cao cả của Người. Người vượt ra ngoài vòng đối đãi thế gian phải trái khen chê. Họ giỏi đàm tiếu khen chê nhưng họ làm được bao nhiêu so với công trình cho Đạo Pháp và chúng sanh
vòi vọi của Người cho dù Người ở trong hoàn cảnh đầy khó khăn, hạn chế?
Người sống đúng với tinh thần :
“Thị phiniệm trục triêu hoa lạc, Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn.”
Niềm thị phi rụng theo hoa buổi sớm
Lòng danh lợi lạnh theo trận mưa đêm
Yêu ghét chẳng bận lòng. Duỗi thẳng hai chân ngủ
Có một lời dạy của Đức Phật mà Ngài thường nhắc như thổ lộ tâm sự và quan điểm sống của Ngài : “Như Lai không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Như Lai”
Ngài là vị Bồ Tát hiện thân trong cuộc đời vốn đầy phiền não, nhiễm ô nhưng Ngài như sen vàng ngát hương, thoát vòng tục lụy. Thân phụ của Người là Tiến sĩ ĐinhVăn Chấp,
dòng họ của Người có năm đời Tiến sĩ, Ngài đã làm sáng rỡ dòng họ Đinh,
xứ sở Nghệ An vốn có nhiều anh tài kiệt xuất như Nguyễn Du, Nguyễn Xí,…Người đã kế thừa tài sản của Như Lai và môn phong Tường Vân, “danh sư xuất cao đồ”, “con công không giống lông cũng giống cánh”, Ngài là học trò lỗi lạc của Cố Đệ Nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, Tường Vân là
mây lành rủ bóng mát đến những ai có duyên nương tựa.
Lần nào về Việt Nam, con cũng đến thăm Đại Học Vạn Hạnh và cố gắng chiêm
ngưỡng tôn nhan của Người, nguyện cầu cho Người như đại thọ Bồ Đề trụ thế lâu hơn nữa để làm điểm tựa, che mát chúng con. Vẫn biết sự thế vô thường có sanh ắt có tử, có hợp ắt có tan nhưng lòng con thắt nghẹn khi phải ở phương xa vọng hướng quê nhà bái biệt một ân Sư, một bậc Thầy lỗi
lạc, một nhà giáo dục tận tụy, một Cao Tăng Thạc Đức trọn đời hi hiến cho Đạo Pháp, dân tộc, chúng sanh, theo dòng lịch sử thăng trầm vinh nhục và cuộc thế đổi thay, đầy kham nhẫn, can trường, tùy duyên bất biến
phụng sự, làm tốt Đạo, đẹp Đời.
Rồi mai này về thăm lại Vạn Hạnh, con chỉ còn biết cúi lễ trước hương án
của Người, thân tứ đại của Người chôn vào lòng đất sẽ trở thành nhựa sống cho những chồi mới thêm xanh. Bóng Người đã khuất nhưng không mất. Nụ cười thanh thoát từ ái bao dung của Người vẫn phảng phất đâu đây. Lịch sử Việt Nam,Văn hóa
giáo dục việt Nam, lương tri thế giới, những người hướng đến cuộc sống hòa bình, thân thiện, hạnh phúc, thánh thiện ghi khắc tên Người bằng nét
son chói lọi muôn thuở không phai mờ. Người đã ra đi nhưng Người còn ở lại. Từng kẽ lá, ghế đá, kệ sách, sỏi đá Học Đường Vạn Hạnh vẫn xào xạc khẽ nhắc tên Người, bóng Người lồng lộng, tâm bao thái hư, hình bóng Người vẫn mãi ở trong trái tim của chúng con. Người quả là hạt Minh Châu
quý hiếm, chói lọi trong Lịch sử Phật giáo thế giới hiện đại, với tâm trí, tài đức viên dung. Thật khó tìm lại được một bậc Thầy cao cả, ngời sáng như Người. Con sẽ trồng nhiều Bồ Đề và nhặt lá Bồ Đề đan kếttưởng niệm đến Người.
Trong giờ phút thiêng liêng tiễn biệt này, từ nửa vòng Trái Đất, thắp nén tâm hương xin đảnh lễ Giác Linh Người. 95 năm trụ thế, hơn 67 hạ lạp, Hòa Thượng thi tác biết bao nhiêu Phật sự lợi lạc hà sa, chúng con đâu dám chờ đợi đòi hỏi gì nơi Người nhiều hơn thế nữa. Chúng con nguyện
sẽ tu học và phụng sự chúng sanh, đặc biệt là về Giáo dục Phật giáo, hoằng pháp độ sanh, kế thừa gia tài Pháp bảo, vì hòa bình và hạnh phúc cho nhân loại,… theo gương hạnh của Người. Những lời dạy bảo của Người vẫn cònvăng vẳng bên tai, hướng đạo chúng con trong suốt hành trình dài trở về bến giác : “Hãy
tự mình thắp đuốc lên mà đi”, “hãy lấy Pháp và Luật làm Thầy” “hãy tinh
tiến lên để giải thoát”, hãy đi khắp mọi nơi đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người.
Nguyện cầu Giác Linh Hòa Thượng vãng sanh Cực Lạc, Cửu Phẩm Hoa Khai, thượng phẩm thượng sanh, hồi nhập Ta Bà từ bi hoằng khai phổ độ nhất thiết chúng sanh.
Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tam Thế, Tường Vân, Vạn Hạnh Đường Thượng, Húy thượng Tâm hạ Trí, Tự Minh châu, Hiệu Viên DungTrưởng Lão Hòa Thượng Ân Sư Liên Tòa Thùy Từ Chứng Giám.
Khể Thủ
TK. Thích Minh Tuệ
Đời Ôn - Thơ xưng tán cuộc đời Hòa thượng Thích Minh Châu
Thích Giác Toàn
Đời “Ôn” như ánh trăng rằm
Ban rãi ơn đức thậm thâm cho đời
Phẩm hạnh nhàn tịnh thảnh thơi
Tâm tánh chiếu diệu sáng ngời thanh trong
Đời “Ôn” gương sáng lạc thường
Ngồi nằm đi đứng như sương nhẹ nhàng
Nói cười từ tốn âm vang
Thức ngủ an tịnh đạo tràng “Phật tâm”
Đời “Ôn” như ánh trăng rằm
Ban rãi ơn đức thậm thâm cho đời
Phẩm hạnh nhàn tịnh thảnh thơi
Tâm tánh chiếu dịu sáng ngời thanh trong
Đời “Ôn” như ánh nhật hồng
Ngày ngày rạng rỡ non sông thanh bình
Tuệ giác nhuần rạng trang kinh
Long lanh như ngọc quang minh nhiệm huyền
Đời “Ôn” gương sáng ước mơ
Thọ học, dịch giảng kinh thư nhiệm mầu
Đưa người vượt khỏi bến sầu
Bước lên thuyền giác qua cầu tử sanh
Đời “Ôn” gương sáng tu hành
Siêng năng học Phật tuổi xanh vào đời
Trưởng thành tinh tấn tuyệt vời
Trường-Trung-Tăng-Tiểu(1)… chuyển lời kinh văn
Sớm khuya chí nguyện thường hằng
Kinh bộ Tạng Việt kết bằng Tâm thiêng
Đời “Ôn” gương sáng đức hiền
Nụ cười hỷ xã phúc duyên an bình
Ánh mắt từ bi tâm linh
Hồng hào sắc diện đạo tình thân thương
Chín lăm năm giắc ngủ yên
“Ôn” nằm tĩnh lặng như tiên giữa đời
Đôi chân mày bạc tinh khôi
Như đôi cánh hạc đỉnh trời hạo nhiên
Niết bàn cảnh Pháp trụ thiền
“Ôn” về ……..siêu miền chơn như
Con quỳ trước án linh từ
A-Di-Đà-Phật! Ân sư chứng lòng
Nhất tâmkính lễ
Chín lăm năm giấc ngủ yên
“Ôn” nằm tĩnh lặng...
Kính viếng giác linh Hòa thượng Thích Minh Châu- Nhớ lắm ngày xưa ấy
Dương Kinh Thành
Buổi sáng ngày 1 tháng 9 năm 2012, khi tôi đang ngồi
tiếp chuyện anh Hai Vàm Tắc, một người bạn vong niên, thì thầy Thích Vân Phong gọi điện báo tin Hòa Thượng Thích Minh Châu vừa ra đi!
Hai chúng tôi xua đi tất cả những chuyện vui buồn sau bao nhiêu tháng ngày vừa gặp lại, để chỉ xoay quanh hung tin về một người Thầy khả
kính, tuy chưa có dịp tiếp xúc trực tiếp nhưng trong quá trình sinh hoạt trong màu áo Gia Đình Phật Tử và Học Sinh Phật tử, hai anh em chúng
tôi từng gần gũi Thầy trong rất nhiều nhiệm vụ.
Anh Hai Vàm Tắc thì luôn nhắc
về một lỗi lầm mà anh cho là rất nghiêm trọng trong quá trình nghe giảng pháp ở chùa Ấn Quang hàng tuần, khi đó hai anh em chúng tôi hãy còn rất trẻ, sôi nổi, hăng hái nhưng cũng lắm bồng bột lỗi lầm. Anh nói :“ Tui nghĩ thiệt hết sức buồn và ân hận gì đâu á. Hồi đó, mình có nhiều
diễm phúc được nghe các chư Tăng thạc đức lớn giảng pháp thường xuyên. Vậy mà khi lịch giảng tới phiên Hòa Thượng Thích Minh Châu là Hai tui luôn có
lý do để vắng mặt. Bây giờ nghĩ lại thiệt hổng còn gì tội lỗi cho bằng.
Nói thiệt, nếu bây giờ mà cho tui trở lại cái thời đầy diễm phúc đó nghen, muốn Hai tui mần cái gì tui cũng chịu…. Nhưng mà bây giờ thì Hòa Thượng đi rồi, còn cái gì nữa mà mong…”
Tính tình anh Hai Vàm Tắc là vậy, luôn nói thật lòng mình, đôi khi gây mích lòng nhiều bận.Vậy đó mà lúc ấy anh lại là một huynh trưởng mẫu mực, luôn ở đầu sóng ngọn gió, trở thành gương soi cho huynh trưởng, đoàn sinh của mình.
Lời tự vấn lương tâm của anh Hai Vàm Tắc khiến tôi nhớ lại thuở ấy, từ năm 1975 trở về trước, chiều chủ nhật hàng tuần đều có giảng pháp
tại hội trường chùa Ấn Quang do Viện Hóa Đạo và Tổng Vụ Hoằng Pháp phân
bố lịch giảng.“Cái diễm phúc” mà anh Hai Vàm Tắc nói tới, đó chính là ngoài Chư Tôn Hòa Thượng Trong Viện Tăng Thống và Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo ra, tất cả Chư Tôn lãnh đạo trong Hội đồng Viện, từ Tổng Vụ Trưởng trở xuống đều có nhiệm vụ đến giảng theo lịch đã xếp.
Cho đến bây giờ, thế hệ chúng tôi ngày ấy vẫn không
sao quên được âm thanh và giọng nói của từng vị như HT Thích Huyền Vi, HT Thích Thiền Định, HT Thích Quảng Độ, HT Thích Minh Châu, HT Thích Thuyền Ấn, HT Thích Tắc Phước, HT Thích Hộ Giác, HT Thích Pháp Tri, HT Thích Mãn Giác, Pháp sư Giác Đức v.v…
Mỗi vị có một phong thái và lối thuyết giảng khác nhau. Thí dụ như HT Thích Hộ Giác thì luôn xã
hội hóa chủ đề mình giảng và kéo xuống thấp nhất để trình độ, căn cơ mỗi người dễ tiếp thu; Pháp sư Giác Đức ( khi ấy là Đại đức Quyền Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên) thì mạnh mẽ từng chi tiết một và tạo ra được cao trào cảm xúc v.v…
HT Thích Minh Châu thì điềm đạm, chú tâm vào Kinh tạng do chính Ngài dịch thuật để giảng giải. Đây chính là cơ duyên thuận lợi rất lớn cho những ai muốn chuyên sâu vào lãnh vực này. Do đó các buổi giảng của Ngài có rất đông giới nghiên cứu dự thính, ngoại trừ anh Hai Vàm Tắc, bạn của tôi như vừa kể trên!
Vậy đó mà trong những lần làm nhiệm vụ, dàn hàng chào danh dự và bảo vệ các ngày lễ lớn, nhất là lễ Phật Đản tại lễ đài trung ương, anh Hai Vàm Tắc từng khoe đã nhiều lần dìu tay HT Thích Minh Châu lên lễ đài
và được HT tặng… cây quạt! Có một lần tôi đứng sát bên anh, khi dìu và hướng dẫn HT vào văn phòng Viện theo ngõ đi riêng, HT nói lời “Cảm ơn con” mà anh Hai nhà tui lại quay sang hỏi lại tôi “Thầy nói cái gì tui nghe hỏng rõ?”Tôi khi đó bực bội nói “Thôi! Làm nhiệm vụ đi..” .Nhưng anh ta vẫn chưa hài lòng vì nghĩ rằngđời nào
mà được một vị lãnh đạo nói riêng như vậy. nên hỏi nữa, tôi nói “Thầy nói CÁM ƠN MẦY “. Anh ta há hốc mồm. Có lẽ anh Hai Vàm Tắc hiểu nhầm ý tôi là tại sao Thầy lại nói như vậy, thật ra HT nói rõ ràng “ cảm ơn con”. Hai anh em giận nhau …ba tháng, cho đến lúc tôi nằm bệnh viện, anh
đến thăm.
Anh Hai Vàm Tắc không
tự hào sao được khi mà bàn tay từng nhận bằng Tiến sĩ từ Tổng Thống Ấn Độ ở Đại học Bihar; từng bắt tay Giáo Hoàng; từng bắt tay những nhân vật
mà tuy trong 12 năm du học ở đất Phật, đã nắm tay và trao gởi niềm tin,
vận mệnh PGVN vào tay những vị có uy tín thế giới, nhằm tìm giải pháp cứu nguy trong cơn Pháp nạn vô tiền khoáng hậu. Đọc hồi ký BS Erich Wulff (Minh Nguyên dịch) chúng ta thấy ngay điều này v.v…đã nắm tay anh !
Khi anh Hai Vàm Tắc nói đến những niềm tự hào như thế khiến lòng tôi như chùng lại, và thấy chính bản thân mình mới là người kém diễm phúc hơn anh.
Đời cư
sĩ Phật tử chúng mình chỉ có thế, nhất là thế hệ Phật tử của Gia đình Phật Tử, của Học sinh Phật tử như chúng tôi. Có nhữing niềm tự hào thoáng chợt, nhưng cũng có những niềm tự hào mà không phải bất kỳ một Phật tử cư sĩ chúng mình có được. Thế cũng đủ an ủi lắm rồi với cháu con hiện tại.
Ngày mai anh Hai Vàm Tắc lại dong ghe bầu trở lại vùng sông nước Hậu giang, tiếp tục tháng ngày của một lão nông mà mình mẩy đầy vết xâm của ký ức Phật sự. Thương anh quá! Anh bảo rằng không
có điều kiện cùng tôi lên Vạn Hạnh đảnh lễ giác linh HT, nhờ tôi mang theo tấm chân tình này của anh, đảnh lễ Ngài cho anh nhẹ lòng nơi xứ sở sông nước miệt vàm.
Vâng! Cảm ơn anh Hai Vàm Tắc đã giúp tôi trở lại những tháng ngày đầy vẹn tự hào mà cả một quảngđời thanh xuân của chúng mình đã sống, đã cống hiến không uổng cho đạo pháp. Tôi sẽ mang tất cả những điều này, đứng trước linh đài HT dâng lên Ngài những lời thật ấy.
Ởđời, có những điều mình nghĩ nó không dính dấp gì đến chúng ta hóa ra không phải như vậy. Có những khi chính những điều ấy lại có sức tác động rất lớn trong con người, trongđời sống của chính mình. Trường hợp của anh Hai Vàm Tắc và tôi, và có lẽ còn nhiều anh chị đạo hữu khác nữa, là một chứng minh.
Hòa Thượng Thích Minh Châu không còn với chúng ta nữa, dù rằng với những công trình dịch thuật có bề dày cao hơn nhiều lần tuổiđời của Ngài, hay những công trình, thành quả giáo dục Phật giáo hiện nay đều là điểm son cho nhiều thế hệ phát huy. Nhưng mà mất mát vẫn muônđời là mất mát! Nói như anh Hai Vàm Tắc là:
“Hai tui biết, Đây là thứ ái-biệt-ly-khổ,
nhưng mà thử hỏi với anh, tui có là Bồ Tát đâu, mà Bồ Tát còn phải mắc cái vòng này. Thôi thì tui buồn, tui khóc, anh cứ để cho tui buồn, tui khóc…”
Tôi rất hiểu anh Hai Vàm Tắc, hành động quày quả bỏ ra về miền quê sông
nước cũng chính là câu trả lời cho sự lìa đoạn của anh dù rằng ngôi Thiền viện Vạn Hạnh bây giờ anh chưa bao giờ thấy qua, dù là trong hình ảnh. Như sau năm 1975, anh xa lìa chúng tôi chấp nhận trở thành một lão nông dân chơn chất.
Anh yên tâm. Giác linh Hòa Thượng sẽ hiểu cho anh. Nhưng còn phần mình, tôi hiện vẫn còn giận anh lắm, anh Hai Vàm Tắc à! Vì sao? Là vì tại sao lúc còn ngồi cạnh tôi anh không muốn hỏi rằng sự đau buồn về tin HT Thích Minh Châu ra đi của tôi như thế nào?
Ngưỡng bạch giác linh Hòa Thượng!
Anh em chúng con là như vậy đó, lớn hết rồi mà vẫn còn nhốn nháo, hờn giận vu vơ. Cho nên nhớ lắm nụ cười hiền lành của Hòa thượng đối với anh em chúng con, những người mà bây giờ lại đang lận đận trong màu áo lam, luôn muốn giữ gìn nó không
nhạt nhòa theo năm tháng mà khi xưa những lời nguyện dành cho GDPT, Hòa
Thượng chính là người soạn ra những điều luật ấy. Làm sao chúng con có thể thờ ơ đây!
Mong giác linh Hòa Thượng luôn gia hộ cho chúng con.
Một áng Hương Vân
HT Thích Minh Hiếu
Nhẹ nhàng như những áng mây trôi lơ lững và bay khắp thế giới, đến và đi không vướng bận tơ hào…Nhân ảnh Ôn đã đến và ngự trị trong lòng con như thế đó ! Nhưng không phải là một áng mây trắng bồng bềnh và vô định, mà Ôn là một áng Hương Vân thơm lừng tỏa ngát..hiềnhòa và bình dị đối với một môn hạ nhỏ bé như con.
Hôm nay áng Hương vân không phải như thần tượng.. mà thân thiết,quýkính trong
hồn con đã thật sự bay xa rồi sao?? Câu hỏi để như còn bao tiếc quý chưa trọn vẹn của một môn sinh suốt đời ngưỡng vọng về Ôn của chúng con.
Hơn 20 năm rồi những tháng ngày an lạc và hạnh phúc trong con vẫn tồn
tại một cách tha thiết, vì Ôn chính là bậc Thầy sáng,là đấng cha hiền, và là từ mẫu thân thương của những học Tăng chúng con thôi! Giờ đây những ấn tượng ,những kỷ niệm may mắn trong đời được cùng huynh đệ thân cận bên cạnh Ôn sẽ vĩnh viễn tồn tại trong đời tu học của chúng con.Những đêm thức thâu đêm để học thi nhưng vì Thanh niên Tăng còn nhiều nhiệt huyết ham mê thể thao, Ôn cũng cho phép và gần gũi thức khuya cùng học trò để nhắc nhở giờ giấc, dáng Ôn cười hiềnhòa như
một người Cha và lời nói nhỏ nhẹ ngọt ngào như một người Mẹ ,rồi lại bận rộn lo thức ăn khuya cho chúng con và chia xẻ niềm hân hoan của con trẻ, Ôi ! chúng con tìm đâu được một thiên thần bảo hộ nào cao quý hơn nữa,nên cứ thế mà chúng con lớn lên suốt 4 năm dài trân quý. đó thưa Ôn. Cá nhân con…ngay cả khi còn còn cặp sách đến trường Cao Cấp Phật Học, Ôn cũng đã nhìn thấy và tạo cơ duyên cho phép con có dịp tài bồi kiếc thức và kinh nghiệm trong môi trường hoằng pháp của những tuần giảng Kinh cho Phật tử tại gia tại Tu viện Vạn Hạnh. Chính nhờ những đôi
tay dắt dìu con trẻ của Ônkính yêu mà con có được một sự nghiệp nho nhỏ hôm nay..
ÔnKính yêu
ơi ! Tiếng gọi thân thương nầy nhắc cho con vài kỷ niệm nhỏ được hầu cận cạnh Ôn: Vào năm 1990 con có may mắn được lái xe hầu Ôn đi Đà lạt cùng với GS Minh Chi, con rất hồi hộp và thận trọng vì có trách nhiệm đưa đón những bậc tôn túc lớn trong Giáo Hội, thế nhưng khi ngồi vào tay
lái thì mọi thứ đều tan biến.. Ôn như một vị Thánh,trang nghiêm hiềnhòa và thanh tịnh. Màu y tươi sánghòa hợp
với màu da và đôi mắt trầm tư sâu xa của Ôn làm cả một không gian nhỏ bé trên chiếc xe an bình và ổn định. Sáu giờ chạy xe mà con không nhớ đến thời gian, lâu lâu lắng tai nghe tiếng Ôn nhẹ nhàng hiền dịu trao dổi với GS Minh Chi, con thấy mình như được nương vào áng mây từ vân vượt qua những đoạn đường khúc khủy của núi rừng, đèo dốc Đàlạt và cũng nương vào áng Hương Vân nầy mà con vươt qua được những nẻo đường đời khúc khủy ,xuôi ngược cho mãi đến hôm nay. Con nhớ mãi trên chuyến trỏ về, khi đến TV Vạn Hạnh Ôn xuống xe rồi mĩm cười( nụ cười ngàn thuở khó quên).. Ôn và GS Minh Chi đồng khen : “Thầy Minh Hiếu nhanh nhẹn, sáng trí nhưng khi lái xe thật ổn định và an toàn, chính xác giờ giấc.. đã cho Ôn có những giờ phút nghỉ ngơi bình an trên xe, cám ơn Thầy nhiều lắm..”
Thưa Ôn, con không hạnh phúc vì lời khen và đã làm tròn bổn phận.. nhưng cảm xúc đong đầy trong trái tim khi nghĩ đến lời dạy của Ôn,. Một bậc Thầy cao quý mà bình dị..vì chúng sanh,vì sự nghiệp của Phật pháp,của Giáo Hội, tuổi hạc chất chồng , ngay cả đến giờ nghỉ ngơi cũng không có thời gian, tranh thủ Phật sự mà tạm nghỉ ngơi trên một chuyến xe ngắn… rồi lại khen và cám ơn một người học trò lái xe..Ôn là vậy đó !! còn chúng con ,những môn hạ dưới sự dạy dỗ của Ôn lại có quá nhiều thời giờ để ngủ nghỉ và rong chơi trong chốn ta bà cát bụi nầy. Bài học Nhân ảnh và lời giáo dục sâu xa của ôn đã nhắc nhỡ con rằng nhanh nhẹn mà không khéo cũng sẽ nguy hiểm và mất đi sự an lành. Lời khen ngợi, dạy
dỗ ấy đã giúp cho con trưởng thành và có nhiều thay đổi trong Đạo nghiệp của mình.
Ôn là áng Hương Vân nhẹ nhàng không giai cấp, không màu sắc, đến đi tự tại..ngay cả khi dạy môn sinh sai phạm cũng sợ làm thương tổn dến tâm tư
của chúng con…thì làm sao chúng con còn lời nào để xưng tán, vì mọi lời
tán dương cao quý cũng không nói hết được tấm lòng của chúng con…và ở nơi đây hay mười phương cao vời Ôn lại một lần nữa mĩm cười thương yêu và tha thứ những đứa con vụng dại, những môn Hạ ngô nghê như con..khi niệm tưởng những dòng chữ nầy.Kính lạyGiác linh Ôn nơi khung trời Nam Bán cầu xa xăm nầy,không được về thủ tang Ôn lần cuối Thànhkính ngưỡng vọngGiác Linh Ôn với muôn vàn lần thống hối..kính quý .
Đại diện Tăng đoàn Khất sĩ Úc châu
TK Thích Minh Hiếu
(Cựu học tăng Vạn Hạnh, khóa 2)
Tự tại đường mây (Vĩnh Hảo - Kính dâng Giác linh Ôn.)
Vĩnh Hảo
Từ thuở hoang sơ đã nguyện làm mây trắng
Che mát cho đời qua những đêm ngày oi bức điêu linh
Bi mẫn lập ra muôn hạnh
Sa mạc cháy bỏng ươm thành cả rừng xanh
Trí vượt muôn trùng mê chấp
Trong rừng già tìm cho được lõi cây (*)
Dũng lực nhà thiền phải đâu lúc nào cũng cang cường, bất khuất
Có khi phải tủi nhục cúi mình cho đàn hậu bối vươn dậy
Lặng lẽ đêm dài, ôi những đêm dài, ôm những thị phi
Vẫn rạng rỡ bao dung nụ cười
Trăm năm cuộc thế có là bao
Nhưng bút mực, trang kinh thì trải dài cả ngàn năm lịch sử
Bi giả, nhẫn giả
Nhẫn giả, trí giả
Trí giả, bất động giải thoát viên dung giả.
Tịch lặng trên chóp đỉnh cao
Đường hẹp trần gian rũ bỏ
Mênh mang trời rộng tiêu dao
Khứ-lai vận hành đã tỏ.
Thành kính dâng Ôn,
Vĩnh Hảo
(môn sinh lười nhác thường trốn học giờ giảng kinh của Ôn)
(*) Xem Majjhima Nikaya (Trung Bộ Kinh –Thích Minh Châu dịch, tập 29. Ðại kinh Thí dụ Lõi cây / Mahasaropama-sutta) và tìm đọc bài “Giá trị hạnh phúc qua Đại kinh Ví Dụ Lõi Cây” (viết bởiHT.Thích Minh Châu) để hiểu công hạnh và tâm hạnhmột đời của ngài. Nói theo kinh Lăng Già thì, “Trí bất đắc hữu vô nhi hưng đại bi tâm.”
Trăm sông về biển lớn (Bản tin tang lễ ngày thứ 6)
Một ngày lại qua đi, ân tình của mọi phương trời như xích lại gần nhau. Đức Trưởng Lão Hòa thượng Thích Minh Châu từ ngày tịch diệt đi vào cõi Niết bản Chân như tính đến nay đã hơn 6 ngày nhưng có lẽ thời gian chỉ nói lên sự nhỏ bé và ngắn lại trên từng gương mặt của Chư Tôn đức Tăng Ni, đồng bào Phật tử, thiện tri thức khắp năm châu trở về đảnh lễ Cố Hòa thượng ân sư.
Vào sáng hôm nay 07/09/2012 (22.07. Nhâm Thìn) cánh cửa Tam Quan giải thoát môn của Thiền Viện Vạn Hạnh bắt đầu mở ra là đã có hàng trăm đoàn viếng từ các Tỉnh xa, vượt hàng ngàn km về Thành phố Sài Gòn để kính tiếc một bậc Thầy khả kính, bao dung của nhân loại. Dù sức khỏe, công việc, phương tiện khó khăn tới đâu nhưng ai cũng muốn tận mắt chứng kiến, hòa mình vào dòng người đi thọ tang hy hữu trong lịch sử nước nhà và trong hàng ngũ chúng Túc tôn của Đức Phật.
Đặc biệt hơn hết là cả một buổi chiều hôm nay, mưa cứ rơi, sương trắng phủ mềm quanh bảo tháp, hàng triệu cánh sen hồng được dâng lên đấng tôn sư trưởng thượng của Đạo pháp và dân tộc.
Đúng vào lúc 14 giờ 30 phút các phái đoàn đã tiếp tục đỗ về mái nhà lam, học viện thân yêu của quá khứ và hiệntại để
chia sẻ sự mất mát to lớn, sự cung kính vô hạn đối với người đương nhiệm Viện Chủ của tất cả những người con Phật, những huynh đệ pháp lữ, những màu huỳnh y, lam hiền bốn phương hội tụ lục hòa.
“Sáng thức giấc chiếc lá rụng ngoài sân
Dép Thầy đi từng hồi chuông rung động”
Chư tôn Thiền đức Môn phái Tổ Đình Từ Hiếu- Huế, Tông Môn Thiền Sư Thích
Nhất Hạnh- Đạo Tràng Mai Thôn, Pháp Quốc, Tăng Chúng chùa Thuyền Lâm, Tăng chúng chùa Phước Duyên, Ban Thị giả Thư Viện Cổ Pháp, Ban Biên Tập Vẻ Đẹp Phật Pháp và tứ chúng xuất gia, cư sĩ thuộc cáctự việntại Huế
đã chính thức cử hành lễ viếng dưới sự chứng minh và dẫn đoàn: Hòa thượng Thích Đức Thanh, Hòa thượng Thích Phước Trí, Hòa thượng Thích Đạt
Đạo, Hòa thượng Thích Nguyên Giác, Hòa thượng Thích Chơn Trí, Hòa thượng Giáo thọ Thích Thái Hòa, Thượng tọa Thích Từ Minh, Ni Trưởng Thích nữ Lưu Phong cùng với hơn 200 Tăng Thân đã cùng nghiêng mình chánh
niệm tưởng niệm giác linh Cố Trưởng Lão Hòa thượng Thích Minh Châu. Trước kim quan, di ảnh pháp thân của Ngài như là giọt lệ cam lồ lần cuối
cùng được tưới mát nhân gian và tình đạo vàng.
Thật là vi diệu cho Ban tiếp lễ được cung đón nghinh tiếp hai nhân vật Phật giáo lỗi lạc xuất thân từ trú xứ Vạn Hạnh của thập niên 50. Bước chân xuất trần thượng sĩ của những tâm hồn dũng trí của đạo pháp đã từng
làm nên những bản nguồn tâm linh sáng rực và tạo nên vai trò “Chiến thắng ác ma” ngay giữa đôi bờ thuận nghịch.
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Giáo sư Lê Mạnh Thác đã thân lâm đến “PhậtĐường Pháp
Tang” Cố ân sư để niêm hương đảnh lễ và thọ tang trong nụ cười thinh lặng vô sự của nhị vị nhân sĩ đã một thời sát cánh công phu cùng với niên trưởng Thích Minh Châu.
40 năm, 20 năm, 10 năm hay chỉ một năm nhưng hợp số cũng để ước lượng thời gian hữu vi. Tâm lực, đạo lực, Đức lực, Trí lực sẽ mãi bất tận với không gian vô vi trong và ngoài pháp của bốn biển.
Điếu Văn Đức Trưởng Lão Hoà Thượng thượng MINH hạ CHÂU - Một đời vạn hạnh
Hỡi ôi!
Mưa sầu thê thảm
Trời đất ngửa nghiêng
Cây cỏ ủ dột ưu phiền
Đất đá rơi muôn dòng lệ
Trời Việt Nam cỏ hoa khô héo
Đất Sài gòn mây gió ngừng trôi
Phật tử khắp nơi thổn thức liên hồi
Tăng-Ni cả nước xót thương vô hạn
Dòng Hương Giang lững lờ khói quyện
Đất Thần Kinh nhỏ giọt ai bi
Thiền Viện Vạn Hạnh, tứ chúng bàng hoàng
Đất trời Hải Ngoại, Phật tử năm châu xúc động!
Kính nhớ Giác Linh Ôn:
Đất Quảng Nam hiện thân đồng tử;
Làng Kim Thành nuôi dưỡng bậc hiền tài.
Địa linh này, từ thuở sơ khai;
Nhân kiệt đó, đã hiển bày bao kiếp trước.
Vốn sinh trong dòng, danh gia vọng tộc;
Được Mẹ-Cha cho ăn học thành tài.
Tiểu Học Đông Dương, năm Khải Định đỗ Tú Tài;
Thừa Thiên Tỉnh, Khâm Sứ toà cao làm Đổng Lý.
Túc duyên đến hồi hoàn bị;
Địa vị công danh phút chốc bay xa.
Chốn Tường Vân được Bồ Tát thế phát xuất gia;
Vui cảnh không nhà, đức Tăng Thống ban pháp danh là Tâm Trí!
Thật vui mừng thay!
Tâm Bồ Đề rộng mở khắp Càn Khôn;
Trí Bát Nhã sáng soi trùm Vũ Trụ!
Kể từ đó:
Cảnh Già Lam, đêm ngày công phu tu tập
Học hạnh lành của Phật tổ Như lai
Đường giải thoát, dứt sạch nghiệp trần ai
Trăng giác ngộ, ánh liên đài toả sáng.
Chùa Báo Quốc, Tam đàn thọ cụ
Pháp tự MINH CHÂU, đạo hiệu VIÊN DUNG
Viên Âm, Từ Quang tạp chí, đóng góp chẳng ngại ngùng
Liên Hoa, Tư Tưởng, chủ trương hoằng thánh giáo
Cố đô Huế, đến hồi xiển dương Phật đạo
Trung Học Bồ Đề, đào tạo Phật tử, Tăng Ni
Ôn được thỉnh mời, giữ nhiệm vụ phát huy
Giữa trần thế, nét dung nghi Ngài Hiệu Trưởng!
Ôi tôn quý thay:
Núi Ngự Bình, ánh từ dung MINH CHÂU chiếu diệu;
NướcSông Hương, nguồn tịnh thuỷ TÂM TRÍ sáng ngời!
Có những khi:
Noi gương Thiện Tài Đồng Tử,
14 năm du học xứ người
Hết Tích Lan, đất Phật chùa vàng
Đến Ấn Độ, Nalanda đại học
Biết bao mưa sa nắng cháy
Chẳng màn gian khổ khó khăn
Biết bao thử thách muôn phần
Ngài không sờn lòng thối chuyển
Với tâm nguyện đạo pháp vĩnh xương long
Thầm mơ ước quốc gia thịnh cường mãi.
Sau khi hoàn thành bút nghiêng giấy mực
Trởvề Việt Nam phát nguyện gieo mầm
Nghìn nghìn tri thức, hiến dâng máu xương cho quê hương miên viễn
Triệu triệu Tăng-Ni, hy sinh tâm lực để Đạo Pháp thiên thu!
Quả thật:
Ngài là hiện thân của đức Văn Thù Sư Lợi
Hiển chánh phá tà như Bồ Tát Phổ Hiền
Noi gương hiếu của đức Mục Kiền Liên
Chấp nhận gian khổ oan khiên, chẳng khác gì Địa Tạng Vương Bồ Tát!
Ngưỡng bạch giác linh Ôn:
Hương từ của Ngài đã trở thành hương thơm tịnh lạc
Giới đức của Ôn là gánh vác việc tương lai
Viện Trưởng Đại Học Vạn Hạnh, mở trường đào tạo nhân tài
Tổng Vụ Trưởng Văn Hoá Giáo Dục, đem văn hoá văn minh hoà bình cho dân tộc
Hiệu Trưởng Trường Cao Cấp Phật Học
Lo gieo mầm để kết nụ ngàn sau
Viện Trưởng Học Viện Phật Giáo mới hôm nào
Tưới nước vun phân cho mai-đào Việt nam nở những đoá hoa kỳ bí!
Rồi Tổng Thư Ký 3 nhiệm kỳ
Trọng trách đa đoan thân lão bệnh
Rồi Đại Biểu Quốc Hội liên tục 4 khoá liền
Ngồi an nhiên giữa thế quyền giả huyễn.
Rồi Phó Chủ Tịch Hội Đồng Khoa Học Xã Hội chu viên
Đạo-Đời lưỡng toàn nơi tâm bối
Rồi Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học toả ánh quang minh
Nghiên tầm nguồn cội giúp môn sinh mở mang tuệ trí
Rồi Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Đại Tạng Kinh
Cho bá tánh Việt Nam thắm nhuần Phật Việt
Đến cuối cuộc đời vẫn tràn đầy nhiệt huyết
Phó Pháp Chủ Hội Đồng Chứng Minh, như nhật nguyệt siêu cùng!
Quả thật:
Hiện thân là đoá sen hồng
Hương thơm ngào ngạt, giữa lòng thế nhân
Năm châu Phật tử ân cần
Nhờ đèn trí tuệ sáng vầng thái dương
Chỉ bày hướng dẫn tận tường
Nghìn muôn phương tiện, tình thương vững bền
Tường Vân chốn tổ vang rền
Thiền Viện Vạn Hạnh đáp đền ân xưa!
Nhớ lúc sinh tiền:
Chẳng phải Thế Thân, Vô Trước bên Đông Độ
Không như La Thập, Huyền Tráng đất Trung Hoa
Lập dịch trường, mở hội chiêu mộ anh tài
Hết thảy quốc chủ, vương hầu đồng tâm ủng hộ.
Còn Ôn thì:
Lẻ loi một mình, mà muôn nghìn Phật sự
Đơn thân độc mã, như ngoạ hổ tàng long
Đem hết máu xương, nhiệt huyết trái tim hồng
Ngày làm việc, tốivề âm thầm dịch kinh, viết sách!
Oan khiên dứt sạch, chẳng màng khó khăn tai ách
“So Sánh Trung Bộ Kinh Pali với Trung A Hàm chữ Hán”
Đau thương tát cạn
Nước mát thanh lương
Ấn Độ quê hương hoa nở đoá chân thường
Việt Nam đạo pháp muôn vạn tình thương vô uý thí
Kìa Đại học Na-Lan-Đà chứng tích còn ghi
“So Sánh Na Tiên Tỳ Kheo chữ Hán và Pali”trong Phạn ngữ
Vượt ngoài bỉ thử
Dứt sạch gông xiềng
Noi gương “Huyền Tráng Nhà Chiêm Bái Và Học Giả”tham thiền
Học theo “Pháp Hiển Nhà Chiêm Bái Khiêm Tốn”ròng chuyên nghiên cứu.
Khi trở lại quê nhà:
Mở trang huyền sử
Pháp tướng dung nghi
Phiên dịch toàn bộ Kinh Tạng Pali
Kết tinh lại những gì là “Phật Pháp”
Theo dấu chân xưa, cố tìm “ĐườngVề Xứ Phật”
Quyết tâm triệt ngộ, mọi sự “Liên Hệ Đại Thừa Với Tiểu Thừa”
Dẫu cho sáng tối, sớm trưa
Sống với “Những Ngày Và Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật”
Ôn khuyên mọi người mở lượng trượng phu chân thật
Ôn dạy Tăng chúng nhớ câu báo bổ đàn na
Khắp nhân gian đều sống pháp Lục Hoà
Áp dụng “Chữ Hiếu Trong Đạo Phật”trở thành bản thiền ca vi vu bất tận.
Trời trí tuệ bao la cao ngất “Hãy Tự Mình Thắp Đuốc Mà Đi”
Biển chân như sáng tỏ bất tư nghi, “Lịch Sử Đức Phật Thích Ca”thấu đáo
“Chiến Thắng Ác Ma”hanh thông lục đạo
Toả sáng tình người, truyền trao “Chánh Pháp và Hạnh Phúc”nhiệm mầu
“Đạo Đức Phật Giáo và Hạnh Phúc Con Người”quả thật cao sâu
“Những Mẩu Chuyện Đạo”như bài tâm kinh siêu tuyệt.
Hướng dẫn Phật tử “Hành Thiền” cho tâm hồn tinh anh trinh khiết
Tự tại khắp nhân gian, “Đức Phật Nhà Đại Giáo Dục”, toàn tài
Tự giác lợi tha, “Tâm Từ Mở Ra, Khổ Đau Khép Lại”dứt sạch trần ai
“Những Gì Đức Phật Đã Dạy”chúng con hôm nay quyết tâm thực hành
“Đức Phật Của Chúng Ta” là người “Hiểu Và Hành Đúng Chánh Pháp”
Nên tự tại vào ra trong chân thường diệu tánh!
Ôi vi diệu thay:
Lâm Tế truyền thừa, khai sơn Vạn Hạnh, Trường Hưng Chấn;
Tường Vân tiếp nhận, kế nghiệp Tổ Ấn, Vĩnh Trùng Quang.
MINH sáng tợ sơn hà, ba cõi bốn loài hàm cung kính;
CHÂU sa dường nhật nguyệt, tứ thánh lục phàm thảy quy y.
Phiên dịch Tam Tạng Pali, sánh ngang với Huyền Trang-Nghĩa Tịnh;
Viết sách độ kẻ mê tình, chẳng thua Xá Lợi Phất, A Nan.
Tài dũng lược, kế thế kinh bang, đến đâu cũng bình an bá tánh;
Đức cảm hoá, trở thành ngôn hạnh, lưu truyền khắp bốnbiển năm châu.
Ôi cao cả thay:
Thân lão niên chẳng ngại đường dài;
Tuổi già lụn không màn gian khó.
Nào Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Mể Tây Cơ-Giáo dục quốc tế khơi nguồn
Mông Cổ, Tiệp Khắc, Ấn Độ, Úc Châu, Liên Xô-Phật giáo vì Hoà Bình
Nào Nhật Bản, Ý quốc, Đài Loan-Hội Nghị Tăng Già Quốc Tế
Canada, Pháp quốc, Tích Lan-Hội Nghị Thế Giới Tăng Già
Nào Hà Nội lịch sử còn ghi-Vì thế giới giải trừ quân bị
Nào Sài gòn hai lần hội thảo-Giáo dục Phật giáo trong thời hiện đại.
Quả thật cuộc đời Ngài:
Đạo phong toả chiếu khắp Bắc-Trung-Nam
Từ Ải Nam Quan đến Mũi Ca Mau, lúc nói năng vẫn Tam Thừa hưng hiển
Tuệ nghiệp sáng ngời Năm Châu BốnBiển
Từ Á-Âu-Úc-Mỹ, khi động tịnh vẫn Tứ Quả an nhiên.
Pháp âm như ánh Minh Châu lung linh viên diệu
Dẫu sinh diệt vẫn nghìn năm toả chiếu
Ân đức tợ đại địa Viên Dung nở nụ cười hàm tiếu
Dẫu vô thường vẫn an lạc chân thường!
Vậy mà:
95 năm khuôn vàng thước ngọc, thong dong dạo cõi nhân gian;
64 mùa hạ lạp hoa khai, tự tại vui miền Tịnh Độ.
Bởi thế:
Khắp sơn hà nhỏ lệ đau thương
Toàn thế giới vấn vương buồn tủi
Cõi rong rêu sẽ trở thànhsông núi
Khắp đất trời rúng động tâm tư
Suốt đời con vẫn nhớ bóng tôn sư
Dù địa-thuỷ-hoả-phong có điêu tàn đổ nát!
Nơi phương xa con vẫn khắc sâu ghi tạc:
Mười phương hoa nở tuyệt vời
Ghi dòng Phật sử cuộc đời danh Tăng
Dẫu cho nát cuộc phù trầm
Dung nghi đức độ nghìn năm vẫn còn!!!
Thứ Sáu, ngày 07-09-2012
Chùa Phật Đà, Úc Châu
Học đồ Tâm Pháp-Thiện Hữu
(Cựu Tăng Sinh Khoá III, Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam)
Những chữ in đậm trong ngoặc kép đều là tên những tác phẩm của đức Trưởng Lão Hoà Thượng.
Những chữ in đậm là đề tài hội thảo quốc tế mà đức Trưởng Lão Hoà Thượng đại diện cho Phật giáo Việt Nam đi tham dự chính thức.
Kính dâng Ôn Minh Châu
Ai hiểu được niềm vui của một người khi đi giữa bóng đêm chợt gặp được vầng ánh sáng; ai hiểu được hạnh phúc của một người khi đi lạc giữa rừng hoang chợt tìm thấy lối về. Trong cuộc đời tu học của rất nhiều Tăng Ni Phật tử, Ôn chính là vầng ánh sáng đó, Ôn chính là
lối về đó.
Một đời tận tuỵ tu hành học hỏi, một đời siêng năng phiên dịch trước tác, một đời ân cần giáo hoá dạy dỗ của Ôn đã trở thành chuẩn mực mô phạm cho nền Phật Giáo Việt Nam từ thế kỷ 20 và sẽ kéo dài mãi mãi về sau. Biết bao nhiêu người lấy lại chánh kiến từ sự nghiệp hoá độ của Ôn.
Biết bao nhiêu người tìm được sự cân bằng trong quan điểm tu hành nhờ vào Tạng kinh Nikaya mà Ôn đã miệt mài phiên dịch.
Ôn hiềnhoà lặng
lẽ nhưng uyên bác bao la. Ôn mở ra một chân trời cho Phật Giáo Việt Nam
nhưng vẫn khiêm nhu giản dị. Đã từng có những người ngỡ ngàng trước những điều Ôn giới thiệu, nhưng chẳng ai phải phiền lòng bởi vì Ôn lớn lao quá, chân chính quá. Ôn khiến cho những kẻ khó tính nhất cũng phải khâm phục nghiêng mình.
Nhờ Ôn mà Phật Giáo Việt Nam có được nét đặc thù độc đáo mà khó có quốc gia Phật Giáo nào có được. Đó là Phật Giáo Phát Triển kết nối với Phật Giáo Nguyên Thuỷ, công hạnh của Bồ Tát Đại Thừa chẳng lìa xa Tam Pháp Ấn
Vô Thường- Khổ- và Vô ngã. Nhờ Ôn mà nhiều giảng sư Phật học có thể tung bay giữa hai hệ thống Phật Giáo này, có thể diễn giải sâu sắc cởi mở thông đạt cả hai hệ thống tưởng chừng như cách xa này.
Và cũng chính nhờ Ôn mà nếu sau này có ai muốn tìm kiếm một sự dunghoà cho
Phật Giáo thế giới thì có thể tìm đến Việt Nam. Nơi Việt Nam này, các Sư Tăng biết gác qua một bên những bất đồng để cư xử với nhau bằng những
điều tương hợp, các tông pháihoà vui thân ái như anh em một nhà. Mẫu hình của Việt Nam có thể gợi ý cho Phật Giáo thế giới một hướng đi bao dung đoàn kết.
Suốt hơn hai nghìn năm Đạo Phật tồn tại và phát triển, đã có không ít những vị tông sư uyên bác tài năng và nhiệt tình đã đóng góp thêm nhiều luận giải cao siêu vào kho tàng lý luận học thuật thực hành của Phật Giáo. Chúng ta biết ơn biết bao nhiêu những đóng góp vô giá này. Những đóng góp này đã giúp cho Phật Giáo vươn ra nhiều khu vực,hoà vào
nhiều lãnh thổ, tồn tại vào những thời điểm khó khăn. Chúng ta càng biết ơn Ôn đã giúp cho Phật Giáo Việt Nam lội ngược mấy nghìn năm để kết
nối lại cội nguồn ban đầu với những sự đóng góp về sau, khiến cho các hành giả những khi lúng túng trong công phu tu tập có thể bất ngờ tìm được sự điều chỉnh kỳ diệu với lời dạy thực tế hợp lý của chínhĐức Phật ngày xưa.
Sự cao siêu củaĐức Phật không phải bởi vìĐức Phật rời xa thế gian, mà chính vìĐức Phật
dạy những điều rất thực tế. Ngay cả những công phu tâm linh thiền định huyền vi khó hiểu đều có thể tương thích với những kiến thức khoa học ngày nay. Sau này nếu khoa học cần một luận chứng khoa học về công phu thiền định thì những lời Phật dạy từ hơn hai nghìn năm trước đều có thể đáp ứnghoàn toàn. Cũng chính nhờ Ôn mà ta hiểu hơn những điều quý giá đó.
Sự lao động vất vả của Ôn đã để lại một hệ quả bệnh tật lúc tuổi đã già.
Cả thời gian dài Ôn nằm yên bên dòng đời trôi lặng lẽ. Nhưng công lao của Ôn, ânđức của Ôn, niền tin đối với Ôn của hàng Tứ chúng, là không bao giờ thay đổi.
Rồi một ngày Vô thường phải đến, Ôn rời bỏ huyễn thân Tứ đại để về với cõi giới cao siêu. Chúng con quỳ đây nhìn mái chùa , bóng cây, lối đi, giảng đường, như vẫn còn hình bóng Ôn hiện hữu. Từng đoàn người nối nhau
đến lễ Ôn tiễn biệt, đầy ắp nỗi niềm, ngập tràn cung kính, vì ai cũng hiểu rằng trong trái tim của mình, trong tư duy của mình, trong sự tu hành của mình, Ôn vẫn toả bóng từ quang.
Cúi lạy Ôn, cúi lạy đạo hạnh rất cao cả, cúi lạy cả quãng đời đủ để phủ bóng xuống cuộc đời chúng con.
Tiếc thương Ôn, tiếc thương trí tuệ rất sâu xa, tiếc thương cả những giọt mồ hôi đêm trường thành những trang kinh dài dằng dặc đủ cho chúng con bước qua miền sinh tử.
Thắm đậm ơn của Ôn, chúng con nguyện lòng tinh tấn tu hành, giới hạnh trang nghiêm, thực hành những điều Ôn đã dạy bảo, để nối tiếp ngọn đèn tuệ mà Ôn đã thắp.
Ghi khắc tình Ôn, chúng con nguyện lòng nỗ lực hoằng dương chánh pháp, để Phật Pháp này mãi mãi rực sáng giữa trần gian.
Điếu văn tưởng niệm: Đại diện du học sinh Ấn Độ tại Pune.
Nơi đất Phật chúng con đều nhỏ lệ Nhớ thương Thầy bậc thạch trụ tòng lâm Nén tâm hương đồng khấn nguyện âm thầm Nguyện chư Phật đưa Thầy về Tịnh Độ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Ngưỡng bái bạch Chư Tôn Đức trong Ban Tổ Chức Tang Lễ cùng Môn đồ Pháp quyến,
Kính bạch Giác Linh Hòa Thượng,
Chúng con vừa nhận đượcai tin Hòa thượng thuận thế vô thường an nhiên thị tịch. Chúng con không sao tránh khỏi sựkính tiếc xúc động bàng hoàng dẫu biết rằng cuộc đời “Sanh ký tử quy”. Nhớ sao những ngày chúng con còn ngồi dưới mái trường Học viện, nơi mà Hòa thượng đã trút hết tâm huyết để xây dựng nên để cho chúng con học tập hầu kế thế khai lai báo Phật ân đức. Những lúc khai giảng hay sinh hoạt tất niên, dù sức khỏe không cho phép nhưng Hòa Thượng vẫn vì thương chúng con mà cố gắng tham dự. Nhìn nụ cười của Hòa Thượng làm cho tâm chúng con cảm thấy ấm áp vô cùng và luôn hứa với lòng mình sẽ luôn sống và hành đạo theo lời giáo huấn của Hòa Thượng.
Kính Bạch Giác Linh Thầy.
Giờ đây:
Nơi đất Phật chúng con đều nhỏ lệ
Nhớ thương Thầy bậc thạch trụ tòng lâm
Nén tâm hương đồng khấn nguyện âm thầm
Nguyện chư Phật đưa Thầy về Tịnh Độ.
Toàn thể du học sinh Ấn Độ tại Pune chúng con đồng thắp nén tâm hương hướng về Giác linh Hòa thượng thành tâm nguyện cầu mười phương chư Phật thùy từ lân mẫn gia hộ tiếp dẫn Giác Linh Hòa Thượng cao đăng Phật quốc – Thượng phẩm thượng sanh.
Chúng con cũng thành tâm Phân ưu sâu sắc đến Chư Tôn Tịnh Đức trong Ban tổ chức tang lễ cùng môn đồ pháp quyến.
Nam Mô chứngminh sư Bồ-tát ma ha tát tác đại chứngminh.
Đại diện du học sinh Ấn Độ tại Pune.
Cựu Trưởng Ban Đại Diện khóa 5 HVPG tại TP.HCM
Thích ĐứcChâu