Tuệ Minh Đạo Nguyễn Đức Can
CHƯƠNG I
Hôm nay tôi cống hiến quí độc giả tìm hiểu về sự tích, lịch sử và làm sao để tu theo hạnh Bồ Tát Quan Thế Âm mà mọi người dân Việt, nhất là trong giới Phật tử thường mỗi khi gặp nạn thì hay niệm danh hiệu của ngài "Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn", nhưng thực tế ít ai hiểu rõ về chân lý, sự tích, xuất xứ từ đâu, nguồn gốc của Quan Thế Âm như thế nào. Do đó, tôi mới cố gắng đi sưu tầm, tham khảo các kinh sách để cụ thể hóa ra bài này hầu góp phần trong nền văn hoá Phật Giáo và phổ biến đến quí độc giả bốn phương am tường. (Nếu có gì thiếu sót kính xin quí chư Tăng, Ni cao minh, quí thiện trí thức niệm tình thứ lỗi và xin cung cấp thêm tư liệu cho được phong phú hơn).
Quan Thế Âm tiếng Phạn dịch là “Bodhisattva Avalokitesvara" dịch sang tiếng Hán là Quan Thế Âm hay Quán Tự Tại… Danh hiệu Quan Thế Âm, nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ. Theo kinh Bi Hoa thì ở vào đời quá khứ có đức Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng Như Lai, thời đó có vua Chuyển Luân Thánh Vương là Vô Tránh Niệm. Vua có quan đại thần là Bảo Hải, phụ thân của đức Bảo Tạng khi chưa xuất gia đối trước Đức Phật Bảo Tạng phát ra 48 đại nguyện. Do đó, Đức Bảo Tạng thụ ký cho Vua (khi đó đã là Pháp Tạng Tỳ Kheo) sau này thành Phật hiệu là A Di Đà ở thế giới cực lạc.
Vua Chuyển Luân có nhiều con. Con cả là Thái Tử Bất Tuấn cũng do ngài Bảo Hải khuyến tiến. Thái Tử cũng đi xuất gia theo cha và đối trước Đức Bảo Tạng Như Lai phát ra bảo nguyện đại bi thương xót, cứu độ tất cả các loài chúng sanh bị khổ não, vì vậy Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái Tử thành Bồ Tát hiệu là Quan Thế Âm, còn Bảo Hải là tiền thân của Đức Thích Ca Mâu Ni. Đức Bảo Tạng thụ ký cho Thái Tử rằng: "Vì lòng đại bi Ông muốn quán niệm cho tất cả chúng sanh được cùng về cõi an lạc (cực lạc). Vậy từ nay đặt tên cho Ông là Quan Thế Âm…
Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Do đó, Bồ Tát Quan Thế Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài.
TỪ là đem niềm vui đến cho kẻ khác. Chữ Từ như người ta thường nói: Từ thiện, từ ái, từ mẫu, từ tâm. Từ tâm đối với ác tâm, sân tâm, ích kỷ tâm… BI là phương châm, là cách thức hành động để cứu khổ. Từ là lòng yêu thương, Bi là ra tay giải quyết và dấn thân nỗ lực làm việc để cứu giúp thực tế. Tóm lại Từ Bi: (thuật ngữ) Thương yêu chúng sinh, mang lại cho họ niềm an lạc vui sướng gọi là Từ (maritrya, maitri). Đồng cảm nỗi khổ và thương xót chúng sinh, trừ bỏ nỗi khổ cho họ gọi là Bi.
Quán Thế Âm xưa kia Ngài đã thành Phật hiệu là "Chánh Pháp Minh Như Lai". Ngài thị hiện làm Bồ Tát vì muốn đảm đương công tác cứu khổ ban vui cho chúng sanh. Đức Bồ Tát quán thấy Phật và chúng sanh đồng chung một bản thể, đồng chung một giác tánh duy nhất, nhưng Phật đã giác ngộ mà chúng sanh thì còn mê.
Do đó, Đức Quan Thế Âm tức là một vị Phật tương lai sẽ bổ vào ngôi của Đức Phật A Di Đà, thì ngài cùng với ngài Đại Thế Chí (kiếp xưa là em ngài, con thứ vua Chuyển Luân cũng cùng Ngài đồng thời được Đức Bảo Tạng thụ ký) giúp việc giáo hóa độ sanh cho Đức Phật A Di Đà và 2 Ngài cũng ứng thân xuống Ta Bà trợ giáo cho Đức Thích Ca Mầu Ni.
Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm có chép lời Ngài bạch với Đức Thế Tôn rằng: "Con nhớ cách đây vô số hằng hà sa kiếp về trước có Đức Phật ra đời hiệu là Quan Thế Âm, từ Đức Phật kia dạy con, do nghe, nghĩ và tu mà vào Tam Ma Đề". Do đó nên biết: Ngài đã phát tâm Bồ Đề từ đời Đức Phật Quan Thế Âm trong vô số hằng hà sa kiếp về trước do nghe Phật truyền pháp, Ngài đã nhận định pháp tu viên thông về nhĩ căn là hơn tất cả, do ngài khó chứng viên thông ở nhĩ căn nên được Đức Phật thụ ký cho ngài danh hiệu Quán Thế Âm một danh hiệu mà chúng sanh ở mười phương cung kính chấp trì nhất là trong những lúc nguy hiểm, đau khổ.
Ngoài ra, Kinh Quán Âm Tam Muội nói: "Xưa kia Ngài Quán Thế Âm đã thành Phật hiệu là "Chính Pháp Minh Như Lai". Tiền thân Đức Thích Ca hồi ấy đã từng ở dưới pháp tòa, xung vào trong số đệ tử khổ hạnh để gần gũi". Ngày nay Đức Thích Ca thành Phật, thời Ngài trở lại làm đệ tử để gần gũi lại: "Một Đức Phật ra đời thì hàng ngàn Đức Phật phù trì".
Tác
giả đứng dưới chân tượng Quan Thế Âm ở hồ
thiên
nhiên tại chùa trang nghiêm ở New York city.
Trong Kinh Đại Bi Tâm Đà Na Ni thì chép lời Ngài bạch Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! con nhớ vô lượng ức kiếp trước có Đức Phật ra đời hiệu là Thiên Quan Vương tĩnh trụ Như Lai". Đức Phật ấy vì thương đến con và tất cả chúng sanh nên nói ra môn đại bi tâm Đà La Ni. Ngài lại dùng cánh tay sắc vàng xoa đầu con mà bảo: "Thiện Nam Tử". Ông nên trụ trì tâm chú này và vì khắp tất cả chúng sanh trong cõi trược ở đời vị lai mà làm cho họ được sự lợi ích yên vui lớn. "Lúc đó con mới ở ngôi sơ địa, vừa nghe xong thần chú này liền vượt lên chứng đại bát địa".
Mật tông thì theo trong kinh Đại bản như ý nói có 8 vị đại Quan Âm là:
1.-
Viên Mãn Ý, Nguyệt Minh Vương Bồ Tát.
2.-
Bạch Y Tự Tại.
3.-
Cát La Sát Nữ.
4.-
Tứ Diện Quán Âm.
5.-
Mã Đầu La Sát.
6.-
Tỳ Cầu Chi.
7.-
Đại Thế Chí.
8.-
Đà La Quan Âm (Quán Âm Chuẩn Đề).
Ngài có đức uy thần công đức và lòng từ bi rất lớn. Ngài vốn không phải là nữ tướng, nhưng vì ngài thường cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh (mà phụ nữ thường nhiều khổ nạn hơn so với nam giới) cho nên giới phụ nữ đặc biệt tín ngưỡng về Ngài. Nên chúng sanh mới tưởng tượng ra Ngài là nữ tướng để tiện hóa độ cho phụ nữ. Theo kinh A-Di- Đà nói: Người sanh về cõi cực lạc tuy chưa chứng quả Thánh, vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Kinh A Hàm nói người nữ có 5 chướng không thể thành Phật... Thế mà Bồ Tát Quan Thế Âm lại hiện thân người Nữ?
Bồ Tát Quan Thế Âm hiện thân của Đức Từ Bi, muốn nói lên tình Mẹ thương con, Mẹ đối với con là tình thương chân thành, tha thiết nhất không có tình thương nào sánh bằng. Cho nên, Đức Quan Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sinh.
Mẹ
hỡi, mẹ ơi! hỡi Mẹ Hiền!
Chẳng
hay hồn Mẹ có linh thiêng
Về
đây chứng chiếu lòng con thảo
Đang
đốt nén hương vái khẩn, nguyền.
Căn cứ theo hình tướng đã thể hiện và đức tính Quan Thế Âm đã cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh, nhân loại được thoát khổ đau ở ta bà này to lớn biết chừng nào!
Chân
như đạo Phật rất mầu
Tâm
trung chữ hiếu niệm đầu chữ nhân
Hiếu
là độ được đấng thân
Nhân
là cứu vớt trầm luân muôn loài
Tinh
thông nghìn mắt nghìn tay
Cũng
trong một điểm linh đài hóa ra
Xem
trong biển nước nam ta
Phổ
môn có Đức Phật Bà Quan Âm.
Cho nên, Phật Tử chúng ta dù tu theo pháp môn nào: Mật Tông, Tịnh Độ hay Thiền Tông cũng phải thường xuyên niệm hồng danh của Ngài. Ngài gia hộ, độ trì cho mới thoát khỏi tai nạn, khổ ách mỗi khi đến với mọi người chúng ta đều phải niệm "Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát" thì được giải thoát, tai qua nạn khỏi và sự nghiệp tu hành mới mau chóng thành tựu theo sở cầu như nguyện.
TU THEO HẠNH QUAN ÂM
Diệu
âm, Quan Thế Âm,
Phạm
âm, hải triều âm,
Thắng
bỉ thế gian âm,
Thị
cố tu thường niệm.
Trên đây là sự cầu xin, khấn nguyện như thế chưa đủ, người Phật tử chúng ta phải tự giải thoát lấy mình bằng cách nguyện “Tu Theo Hạnh Quan Âm”. Tu theo hạnh Quan Âm tức là tu theo toàn diện, bao trùm tất cả 4 phương diện bản hữu của cuộc sống: Tâm linh, tâm lý, trí thức và thể xác, trong mối quan hệ đặc thù riêng của mỗi người đối với môi sinh, văn hóa và xã hội. Bởi thế theo kinh Hoa-Nghiêm đề cập 3 loại công hạnh:
1.-
Hạnh tu trì của thân hay thân hạnh, gồm mọi hành động
và lời nói.
2.-
Hạnh tu trì của tâm, gọi là tâm hạnh, bao trùm tình cảm,
lý trí, tư tưởng.
3.-
Hạnh tu trì cho tánh (linh tánh) gọi là tánh hạnh, bao gồm
những hạnh mang đặc tính siêu thoát phiền não, gọi là hạnh
vô lậu, như tánh từ bi, tỉnh giác, tín tâm, thanh tịnh.
Bây giờ ta sẽ xem làm sao để tu được ba hạnh này:
* Thân Hạnh (Hạnh hiện thân và hiển thân)
Hiện thân là hạnh đến với chúng sanh, những ai cần mình đến giúp. Nhiều khi mình chỉ cần hiện diện là đến, đến an lạc cho họ, không cần phải nói năng hay hành động gì cả. Hạnh này bắt nguồn từ đâu? Từ chỗ đức Quan Âm thường luôn hiện thân bất kỳ nơi đâu chúng sinh cầu ngài. Như kinh nói rằng:
Đầy
đủ thần thông lực
Rộng
tu trí, phương tiện
Mười
phương khắp mọi chỗ
Nơi
nào cũng hiện thân.
Hiến thân là hạnh dâng hiến sức lực, thể xác để lợi lạc chúng sinh và những người có duyên với mình. Nhìn xung quanh, hẳn ta sẽ thấy vô vàn cơ hội để mình đem lại an lạc cho tha nhân, dù rất ít ỏi, dù chỉ thoáng chốc. Nếu bạn hỏi thế nào là căn bản của đạo Bồ Tát thì câu trả lời là:
Không
cầu tự thân được an lạc,
Chỉ
mong chúng sinh đều ly khổ.
Giải toả tấm lòng nhỏ nhen ích kỷ, luôn nghĩ đến lợi ích tha nhân, đó chính là bản chất của Bồ Tát, cũng chính là hạnh hiến thân vậy.
* Tâm Hạnh (Hạnh nhu thuận và bao dung)
Theo kinh nghiệm chung, không ai muốn gần kẻ hung bạo, dữ tợn, hay cộc cằn, giận dữ, tu hạnh Bồ Tát là học làm Bồ Tát, học làm người bạn tốt với chúng sinh. Do đó, việc đầu tiên mình cần làm là tập “Nhu hòa, tuỳ thuận” mà trong kinh Hoa Nghiêm gọi là hạnh “Nhu thuận”. Đức Quan Âm là vị Bồ Tát đại biểu cho lòng nhu thuận rõ ràng nhất: Đối với bất kỳ chúng sinh tốt xấu, dữ hiền, ngài vẫn bày tỏ thái độ nhu hòa và tấm lòng bao dung, sẵn sàng tha thứ, sẵn sàng che chở.
Bao dung không những diễn ta một cõi lòng rộng rãi, biết tha thứ, mà còn bao hàm một tâm thức cởi mở, một vũ trụ quan rộng rãi có thể chứa đựng được quan điểm hay kiến giải của tha nhân. Một khi vũ trụ quan ta nhỏ hẹp thì mình khó chấp nhận được ý kiến, quan điểm hay tín ngưỡng của kẻ khác, mà kết quả là tánh “khó chịu, nhỏ hẹp”. Tu hạnh bao dung là tu “mở rộng vũ trụ quan, mở rộng tầm nhìn, không ngừng khai mở”.
* Tánh hạnh: (Hạnh chân thật và từ bi).
Đức Quan Âm có biệt hiệu là vị “Bồ Tát vô úy”, kẻ làm cho ta hết sợ. Vì sao? Vì ngài chân thật, không dối trá, không bóng tối, không giấu diếm. Bởi thế đối với hạnh Tâm linh, thì chân thật đứng đầu mọi hạnh. Nếu Tâm còn sợ hãi, thì ta sẽ thực hành Hạnh chân thật; thật với lòng, thật với người, với Phật trời, với tánh giác tịch tịnh. Nhưng cẩn thận chớ dùng cách thẳng thắn, chớ dùng tánh thẳng thắn, để làm tổn hại người. Vì rằng, “Nói thật mất lòng” phải lựa lời, lựa lúc, lựa lý, lựa tình mà nói. Vì vậy, tu kèm với hạnh chân thật là hạnh từ bi “Mình lấy tình thương, lòng vị tha làm khởi điểm mọi hành động. Thiếu tình thương, tánh ngay thẳng chưa thể viên mãn. Quá nhiều tình, mà thiếu chân thật; thì cũng không xong! Từ là tánh hiền hòa, diễn đạt bằng lời lẽ và thái độ dịu dàng, bất hại. Bi là tình thương không chiếm hữu, đem an lạc, không đem sợ hãi. Cứu nhưng không sát, giải chứ không kết oán.