2- Cầu-siêu
3- Dâng sớ điệp
4- Phóng sanh
5- Phóng đăng
6- Rước vong
7- Hộ niệm
8- Tín-chủ và tang-chủ
9- Thiện-nam tín-nữ
10- Công-quả
11- Niệm Phật
12- Ăn chay
13- Tràng hạt
14- Đàn-gia và đàn-việt
15- Chuông
16- Nhương sao giải hạn
17- An vị Phật
18- Bình bát
19- Chuông trống Bát-nhã
20- Mõ
21- Bổn đạo
22- Cúng-dường
23- Bố-thí
24- Chẩn-tế
25- Trí-tự
26- Trụ trì, tọa chủ, viện chủ
27- Cúng ngọ
28- Công-phu
29- Mộc-dục
30- Thí thực cô-hồn
31- Lãnh chúng
32- Vận-thủy
33- Ban sài
34- Trực nhật
35- Tri viên
36- Tri liêu
37- Hành-đường
38- Tri khố
39- Tri tạng
40- Tri khách
41- Thị-giả
42- Hương-đăng
43- Thư trạng
44- Duy-na
45- Duyệt-chúng
46- Tọa cụ
47- Kiết-già và bán-già
48- Du tăng
49- Tham-thiền
50- Tự viện và chùa
Sống trong đờikhông một ai trong chúng ta tự thỏa mãn cả, từ người giàu có chođến kẻ nghèo khó đều mang tâm trạng hồi hợp lo sợ, bất an.
Ngoài phạm vi hiểubiết của con người, nhưng chúng ta tin tưởng vào tha lực tức sựhuyền bí nào đó và như vậy, khi gặp sự đau khổ, nguy nan ... mọingười đem lòng cầu cho tai qua nạn khỏi. Việc làm nầy phải chănglà một hình thức mê tín, dị đoan ? Cầu an theo một nghĩa bi quan tứclà phó mặc mọi việc rủi may cho các đấng linh thiêng định đoạt,với người mang tâm địa như thế, việc cầu an hoàn toàn nằm trongkhía cạnh mê tín, vì trông mong vào sự cứu rỗi hoàn toàn, trong khiđó vẫn làm việc bất chánh một cách mù quáng. Nếu chúng ta cầuan cho người đi xa đi đến nơi về đến chốn trong sự yên ổn, vàcầu cho người bịnh chóng được lành, cầu cho cảnh gia đình sum họp,đoàn viên ... Tại chùa, chúng ta cầu cho dân tộc thái bình, nhândân an cư lạc nghiệp ... đều là điều mong ước có hàm ý tíchcực như lời trông mong và hiệp lực đẩy mạnh cho lời nguyện củata thành sự thật. Cũng cần nói thêm trong việc cầu an, có ngườinghĩ rằng cầu cho mau giàu có, cầu để thắng kẻ thù ... những cáchcầu an như thế chứng tỏ ra người cầu đã mang một tâm trạng bấtan rồi. Cầu an ngoài việc tin tưởng vào tha lực ra, chúng ta cầnphải nổ lực nhiều hơn mới mong hoàn thành được lời mongước.
Một người Phậttử khi đã hiểu được lý nhân quả rồi thì việc cầu an mớithật lợi ích và đúng nghĩa.
2.- ÝNghĩa Của Việc Cầu Siêu Trong Phật Giáo Ra Sao ?
Cầu siêu là dosự góp lời cầu nguyện của nhiều người để mhờ đó linh hồncủa người chết được siêu thoát và sanh vào một cảnh giớilành.
Cầu siêu có nghĩalà mong cho vượt lên và thoát khỏi. Vượt ở đây là lênđược một nơi cao hơn, vì Phật giáo quan niệm có 6 cõi khác nhauđể con người đi đầu thai. Đó là : Thiên, Nhân, A-tu-la, địa-ngục,ngạ-quỉ (quỉ đói), súc-sanh. Việc cầu siêu tốt nhất là vào lúcngười chết sắp tắt hơi thở, vì giữa thân xác và thần thứclúc đó sắp tách rời nhau, nếu mọi người đọc kinh nhắc chongười ấy biết con đường thiện nên theo, thần thức theo đó màthoát kiếp đi đầu thai trong kiếp khác dễ dàng. Thần thức chưa điđầu thai ngay, do đó chúng ta hay tổ chức cúng tuần 7 ngày, 14 ngày,21 ngày, 35 ngày, 49 ngày, và 100 ngày để mong cho người qua đờiđược nhẹ nghiệp đi đầu thai. Ngoài ra, tại các chùa còn có tổchức lễ cầu siêu tập thể vào ngày rằm tháng 7 của mỗi năm trongdịp lễ Vu-Lan hay cũng còn gọi là ngày xá tội vong nhân rất trọngthể.
Mọi việc khóckể, thương tiếc người vừa mới mất là một cách níu kéo thầnthức người ấy trở lại với người thân thật hết sức tai hại,cho nên Phật giáo khuyên người Phật tử khi có người nhà chếtkhông nên khóc than là như vậy. Đây không phải là một việc bấthiếu, bất nghĩa mà là có ảnh hưởng tới động lực tinh thầnrất lớn.
Cầu siêu còn làmột hình thức trợ lực giữa hai thế giới sống - chết qua mộtmối dây vô hình, nhưng lại là việc làm thật thiết thực chongười Phật tử lúc lâm chung.
3.-Việc Dâng Sớ Điệp Lúc Cầu Siêu Có Tác Dụng Gì ?
Lá sớ, tờđiệp ghi đầy đủ tên tuổi năm sinh, mất như là lời thưa thỉnhđể bạch Phật cầu cho người đã chết được nhẹ nghiệp sớm đithọ sinh ở kiếp khác.
Tuy nhiên, sớkhông phải để cầu siêu thuần túy, đôi khi sớ còn dùng cho việccầu an nữa. Về hình thức của lá sớ được chia ra làm 7 phần:
1.- Lời bạchPhật, 2.- Địa điểm tổ chức lễ, 3.- Tên, tuổi, năm sinh, năm mất,4.- Danh hiệu đức Phật A-Di-Đà cầu tiếp độ hương linh vãng sanh vềcảnh giới Cực-Lạc, 5.- Lời chí thành cầu nguyện của người cầuxin, 6.- Năm, tháng, ngày làm lễ, 7.- Ấn dấu chứng thực.
Lúc dâng sớthường là vị sư trụ trì của một ngôi chùa đọc, trong khi đó chủnhà quỳ ở phía sau và đội bì sớ nhiếp tâm cầu nguyện, chờ chođến khi nào thầy đọc xong mới hạ bì sớ xuống. Sớ bằng giấymàu vàng, xếp thành 6 mảnh tượng trưng cho lục đạo : Thiên, nhân,A-tu-la, địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sanh, có hàm ý rằng con người khôngthoát ra được khỏi 6 đường ấy. Còn điệp không đọc trướcbàn thờ Phật mà chỉ đọc trước bàn vong. Trên là điệp cũng cóghi rõ tên tuổi của người chết và ngày giờ hẳn hoi. Sớ gồmcả cầu an và cầu siêu, trong khi đó điệp chỉ có trong dịp lễ cầusiêu mà thôi. Điệp thường thì màu trắng. Có người cho rằngviệc cầu khẩn như thế là quá đáng, vì nó có tính chất mơ hồ.Thật ra, việc cầu siêu còn tùy thuộc vào quan niệm và ý hướngcủa người cầu xin, còn bản chất của sớ, điệp vốn không là gìcả để ta phê phán hết.
NgườiĐông-phương chọn chữ hiếu đứng đầu trong muôn hạnh, cho nên chamẹ hoặc người thân lúc chết được con cháu tổ chức cầu siêulà một việc cần được duy trì.
4.- ÝNghĩa Của Việc Phóng Sanh Và Vật Được Thả Là Gì ?
Phóng sanh là giảiphóng những con vật bị nhốt và sắp bị đem giết chết để lấythịt.
Phóng sanh thườngđược tổ chức vào các dịp lễ vía quan trọng trong năm như ngàyPhật-Đản, lễ Vu-Lan, ngày vía đức Quán-Thế-Âm v.v... Những loàivật thường được cứu sống như chim, cá, rùa, ba ba ... Vì loàiđộng vật cũng biết ham sống sợ chết như loài người, không thểvô cớ làm cho chúng mất tự do, mất mạng sống.
Do lòng từ bithúc đẩy, ta có thể bỏ tiền mua những con vật sắp bị giết oan đểthả cho chúng tự do, nhờ đó tạo được phước như thêm tuổithọ, cũng như gặp nhiều may mắn ở đời. Người ưa phóng sanhthường được thiên thần ủng hộ trong mọi trường hợp. Muốnphóng sanh phải nhờ tăng sĩ chú nguyện cho những con vật đượcthả mới được nhiều lợi ích hơn là mình tự đem thả. Cũng cónhiều trường hợp việc thả loài động vật không do nghi thức Phậtgiáo mà diễn ra vào dịp lễ Quốc-Khánh, ngày Cách-Mạng ...
Ý nghĩa của việcgiải phóng loài vật cũng giống như việc phóng thích những tộiphạm bị giam trong lao ngục lâu ngày và có cơ hội tốt để họm tìmthấy lại được sự tự do. Mặt khác, phóng sanh còn nói lên mộtkhía cạnh tinh thần của lòng từ bi bao la không phân biệt giữangười và vật.
Phóng sanh để làmtăng trưởng lòng thương muôn loài vạn vật, vì tự nghĩ chúngcũng khao khát sống đời tự tại như người.
5.-Nói Qua Ý Nghĩa Của Việc Phóng Đăng Và Sự Lợi Ích ?
Phóng đăng làthả đèn cho trôi trên hồ hoặc trên sông để cầu nguyện cho nhữngngười chết oan trên sóng nước được siêu thoát.
Việc thả đèncần đòi hỏi cơ hội thuận tiện. Những cây đèn được thả trôitrên mặt nước phần nhiều cần bảo đảm nước khỏi lọt vô. Đèndùng vào việc nầy thường hình hoa sen để khi gặp gió đèn khôngbị tắt, vì thế thả đèn ban đêm thì rất thích hợp. Đèn thảtrước sau thứ tự theo dòng nước chảy, để người xem như cócảm tưởng rằng đó là những con thuyền nhỏ đang chở những linhhồn lạc lõng về bến an lạc.
Vào năm 1979khoảng hạ tuần tháng 7, tại Geneve, có một hội nghị thượng đỉnhcủa các nước để giải quyết vấn đề tỵ nạn của người Đôngdương. Các đoàn thể tôn giáo các nước Việt - Miên - Lào đãtổ chức một cuộc tuyệt thực suốt trong ba ngày tại ngay cổng chínhcủa trụ sở Liên-Hiệp-Quốc để đưa thỉnh nguyện thư nhờ can thiệpgiúp đỡ các đồng bào tỵ nạn. Vào đêm cuối cùng cuộc tuyệtthực có một người đàn bà Nhật tổ chức lễ thả đèn trên hồ"Le Man" để cầu nguyện cho những người vượt biên thiếu maymắn bị chết đắm trong lòng đại dương. Việc làm nầy đã gâyđược tiếng vang rất lớn và tầm ảnh hưởng quốc tế rất cólợi cho người tỵ nạn.
Xem một cuộc thảđèn trên sông hồ ta thường hay liên tưởng tới những oan hồnđã chết mà còn vất vưởng chưa đi đầu thai được nên phải cầncó sự trợ niệm của chúng ta.
6.-Nói Rõ Ý Nghĩa Của Việc Rước Vong, Vong Và Linh Theo Phật Giáo KhácHay Giống Nhau ?
Theo Phật giáo,người chết được quan niệm như là một sự thay đổi, cũng nhưkép lớp trong vở tuồng trên sân khấu của trường đời.
Chết không phảilà chấm dứt mà chỉ tiếp tục đóng một vai trò khác của kiếpngười. Do đó, sau khi tắt thở con người còn lại phần thần thức; riêng phần thân xác bị tan rã và hoàn nguyên trở về bốn trạngthái cũ là đất, nước, gió, lửa của bốn đại tạo thành cơthể.
Rước vong làtiếp dẫn bằng lời kinh tiếng kệ để đưa vong của người chếttrở lại nhà hay chùa để an trí. Sau khi chôn cất hay thiêu xácngười chết xong, thân nhân của người ấy mời chư Tăng trở lạinhà với bài vị và di ảnh để thiết lập bàn thờ qua một nghithức ngắn gọn. Chữ vong ( ) có nghĩa là quên hay mất như trong nghĩacủa chữ vong hồn, linh hồn, oan hồn. Trong khi đó, chữ linh mang tínhcách trừu tượng hơn để ám chỉ trường hợp người nào bị chếtoan ức như bị ép ngặt, bị tra tấn cho đến chết hay tự tử đềugọi là linh cả. Chữ linh có hoàm ý là linh thiêng. Đối vớingười chết lớn tuổi gọi là hương linh, còn người chết nhỏtuổi gọi là vong linh. Chữ vong linh theo nghĩa sau nầy gồm chung lạithành một nghĩa, có ý nói rằng thần thức của kẻ chết oan chưađược toại nguyện, vì còn đang nuối tiếc như vợ con, gia đình, bèbạn, của cải nên phải được cúng cấp để vong hoặc linh khỏi vềphá phách con cháu.
Việc thờ cúng dođó, theo Phật giáo rất quan trong để tưởng niệm người chết cũngnhư lúc còn sống, vì chết chưa phải là đoạn tuyệt mà còn kiếptái sanh.
7.-Hộ Niệm Là Gì ? Vai Trò Và Tổ Chức ?
Hộ niệm là gópsức, phụ lực cho việc niệm Phật của nhiều người để cầu nguyệncho người thân trong gia đình được nhẹ nhàng đi đầu thai đến mộtcảnh giới an lành lúc sắp trút hơi thở cuối cùng để lìađời.
Với ý nghĩa nầy,chúng ta thường thấy trong những gia đình khi có người sắp chết,được mọi người thân thuộc hợp nhau lại để đọc kinh và niệmPhật cho tinh thần người ấy được tỉnh táo, không bị mê muội. Dođó Phật giáo chủ trương người thân không được than khóc mỗikhi có người nhà mất là do ý nghĩ nầy, chứ không phải là điềubất hiếu như có một số người đã nghĩ.
Để trợ lực chongười chết được siêu thoát, trong Phật giáo thường thường ởmỗi chùa đều có lập thành một ban-hộ-niệm. Ban nầy có ý nghĩanhư một hội-tương-tế. Ngoài việc tang ma ra, các ban viên còn cóthể dự vào các việc hôn lễ và chung vui của nhau để chia xẻ nỗivui buồn trong đời sống. Việc nầy được quan niệm như là sự liênđới chặc chẽ giữa những cá nhân với nhau trong đại gia đìnhPhật giáo. Một ban-hộ-niệm được nhiều Phật tử nhiệt tâm tham giavà tổ chức có qui tắc hẳn hoi là điều ưu tư số một của các vịlãnh đạo tinh thần Phật giáo. Nhờ sự trợ sức hộ niệm củanhiều người mà cứu thoát được các vong linh ra khỏi cảnh đọalạc trầm luân sau khi chết.
Mỗi một ngôichùa cần có một ban-hộ-niệm và kết nạp cho được ít nhất là 10người lập thành một tổ chức do vị sư trụ trì hướng dẫn trongviệc tụng niệm là điều cần thiết và cấp bách không thể thiếuđược.
8.- Hãy Cho Biết Sự Khác Nhau Giữa Tín Chủ Và Tang Chủ ?
Tín chủ làngười tin Phật, tin Pháp và chư Tăng, đem vật dụng cúng vào chùađể tạo phước lành trong đời nầy và mai sau.
Người ra của cótạo được phước đức hay không còn tùy thuộc vào thái độ vàtâm lý của người ấy nữa. Người Phật tử thường cúng dườngchư Tăng như dịp lễ trai-tăng (mời chư Tăng tới dùng cơm chay rồicúng đồ thường dùng như y phục, xà phòng, thuốc thang, đồ trãingồi thiền ...) các dịp lễ lớn trong năm như việc sắm sẵn thứcăn và cung đón chư Tăng về nhà hay tại chùa và lễ Trung-Nguyên,rằm tháng 7 chẳng hạn.
Còn tang chủ làngười có thân nhân vừa mới qua đời. Tức là gia đình đang cótang và mọi người đều để tang hay mang tâm trạng buồn rầu.
Tín chủ và tangchủ không hề liên hệ gì cả, mặc dù cả hay đều là tín đồ Phậtgiáo. Những danh từ Phật giáo phần nhiều đều nằm trong chữ Hán,người ít có dịp tiếp xúc với tiếng cổ rất khó phân biệt nổi.Việc hiểu lầm danh từ hay hiểu lờ mờ cần phải chấm dứt, nếukhông, đó là một lỗi rất lớn mà các vị lãnh đạo tinh thầnphải chịu trách nhiệm. Vì tăng sĩ phần nhiều đều có học qua kinhđiển bằng Hán văn lúc mới nhập môn, không nên để tình trạngnầy kép dài nữa.
Ngày nay, một sốcác thầy đang có mặt ở ngoại quốc phải chịu trách nhiệm trướclịch sử Phật giáo về việc truyền bá chánh pháp sâu rộng trongđời.
9.-ThiệnNam, Tín Nữ Là Những Thành PhầnNào Trong Phật Giáo ?
Thiện nam, tín nữlà danh từ chỉ cho hai giới Phật tử tại gia, phái nam và phái nữđã quy y Tam-Bảo và thọ năm giới cấm.
Thiện nam gọi đủlà thiện-nam-tử, là người trai lành gần gũi Phật - Pháp - Tăngđể học hỏi giáo lý giải thoát. Người nam được gọi làthiện-nam-tử phải hội đủ hai điều kiện : Đã thọ trì năm giớiPhật tử tại gia, tuổi thích hợp và có khả năng gánh vác đượccông việc của Phật giáo. Thiện nam hay còn gọi là thiện tín, tứcngười tín đồ tu theo các pháp lành của Phật đã chỉ dạy. Cònngười tín nữ hay thiện-nữ-nhơn là nữ giới Phật tử tốt gầngũi đạo Phật và cũng hội đủ các điều kiện như nam giới.
Thiện nam, tín nữlà 2 thành phần Phật tử có khả năng phục vụ đắc lực cho Phậtgiáo phát triển về mặt chiều rộng, tức là họ chỉ có khả năngvận động quần chúng, đóng góp tích cực vào các công tác từthiện xã hội như việc xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tạotượng, ấn tống kinh sách v.v... để cầu phước. Còn chư Tăng loviệc phát triển đạo Phật về chiều sâu như giảng dạy giáo lý chohàng Phật tử, khuyến khích con em Phật tử sinh hoạt trong các đoànthể hầu giúp chúng tạo một đời sống tinh thần lành mạnh, trẻtrung theo châm ngôn Bi - Trí - Dũng của đạo Phật. Tuy nhiên ngườiPhật tử tại gia cũng có thể có đủ khả năng trong việc pháttriển Phật giáo ở chiều sâu nữa.
Ngoài ra, trong mỗigia đình của người Phật tử, chúng ta nên thu xếp cho gọn gàng,ngoài thì giờ làm việc ra cũng nên để tâm tới việc học Phậtvà làm công việc tạo phước để khi nhắm mắt lìa đời mớithừa hưởng quả báo lành được. Đạo Phật phát triển mạnhđược là nhờ các hàng Phật tử không phân biệt nam hay nữ, tùytheo hoàn cảnh và địa vị của mỗi người mà hiệu quả việc đónggóp nhiều hay ít.
Một người Phậttử đã quy y rồi mà chưa có dịp đóng góp vào ngôi nhà Phậtgiáo nên cố gắng tinh tấn nhiều hơn nữa để thực hành, vì cócông mới mong có quả vậy.
Công quả lànhững người Phật tử tự nguyện làm việc giúp cho chùa khôngnhận bất cứ một phần thù lao nào cả.
Người hy sinh làmviệc phước đức nầy gồm có 2 thành phần : Lực sanh công quả vàphước điền phụ nhơn công quả.
Thế nào gọi làlực sanh công quả ? Những người trai trẻ có đủ sức khỏe làmviệc năng nhọc như xây tường, làm vườn, cày ruộng ... gọi làlực sanh công quả tức là do sức lực làm nên công việc.
Còn nghĩa thứ hailà gì ? Phần nhiều những người đàn bà lớn tuổi và công việcgia đình đã có người sắp xếp, nên có thì giờ và họ phát tâmmuốn vào chùa làm việc như lo cơm nước cho chư Tăng để cầu gieotrồng được phước đức, như kẻ làm ruộng bón phân tốt vào chođược mùa về sau. Trường hợp nầy, có người còn xin ở luôntại chùa cho đến khi chết và chôn xác luôn tại chùa (nếu làngười không con trai thờ cúng).
Ngày nay, chúng taít thấy người nào phát tâm làm công quả cho chùa dài hạn, vìđời sống vất vả không đủ điều kiện, thì giờ.
Do ý nghĩa nầy, tathường nghe nói tới tiếng "chùa" như là một việc miễn phíhoàn toàn như : Cơm chùa, đồ chùa ... đã được dùng quen trong dânchúng.
Việc làm côngquả còn tùy theo thói quen của mỗi dân tộc. Ở Nhật không bao giờcó việc làm thí công cho chùa cả, vì chùa lúc nào cũng giàu cóhơn người đời.
11.-Muốn Niệm Phật Phải Cần Những Điều Kiện Gì Và Niệm Danh HiệuĐức Phật Nào ?
Niệm Phật là mộtphương pháp tu hành dể thực hành nhất cho tất cả mọi ngườithuộc bất cứ ở hạng tuổi nào cũng có thể làm được.
Người niệm Phậtcần phải hội đủ hai điều kiện sau đây :
- Tâm thanh tịnhtức tư tưởng phải an định, không thể dùng tâm tán loạn đểniệm Phật được.
- Khoảng thờigiờ thích hợp, tức là đòi hỏi giờ giấc phải thuận tiện nhưvào ban tối, trước khi đi ngủ, buổi sáng trước khi mọi ngườitrong gia đình thức dậy.
Việc niệm Phậtcó thể xảy ra bất cứ ở đâu và bất cứ nơi nào cũng đềuđược cả, miễn sao người niệm có chú tâm mới đạt đượclợi ích. Cách niệm Phật dễ hơn cả là lần tràng hạt. Cứ mỗimột tiếng niệm Phật lần qua một hạt và cứ như thế tiếp tục mãitrong khoảng nữa tiếng hoặc một giờ do ta phát nguyện. Niệm Phậtcó hai cách ngồi : bán già (để bàn chân trái lên đùi bên phải)và kiết già (bàn chân trái lên đùi bên phải và bàn chân phảitrên đùi bên trái). Chúng ta thường niệm đức Phật A-Di-Đà vàđức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát. Vì các Ngài phát lời thệ nguyện cứuđộ chúng sanh nào niệm đến danh hiệu sẽ hiện ngay tới đó đểcứu giúp. Ngài Quán-Thế-Âm thường hiện đủ hình tướng và lănxã vào xã hội loài người để cứu độ, mỗi khi nghe tiếng kêucầu là Ngài hiện thân ngay trước người đó để ban vui, cứukhổ, nhờ đó tai qua nạn khỏi.
Danh hiệu đứcPhật nào cũng niệm được cả, nhưng do thói quen và theo hạnh nguyệnta kêu cầu đúng thì việc cảm ứng mới có hiệu quả.
12.-Ăn Chay Và Cách Thức Ăn Chay Ra Sao ?
Phật giáo lấy Bi -Trí - Dũng làm phương châm hoạt động, vì lòng từ bi là một yếutố quan trọng nhất trong các hạnh lành.
Ăn chay là ăncác loại rau cải, hay nói một cách khác những vật nào không cómáu huyết, để nuôi dưỡng lòng thương đối với các loài độngvật khác. Ăn chay có 2 trường hợp : Ăn chay kỳ và ăn chaytrường hay trường trai. Ăn chay kỳ là chỉ ăn chay mỗi tháng đúngkỳ vào 2 ngày rằm và mồng một gọi là nhị trai, 4 ngày như : 14, 15,30, và mùng 1 gọi là tứ trai, 6 ngày gọi lục trai là : Mùng 1, 8, 14,15, 23, và 30 ; có khi ăn chay kỳ theo tháng như trọn tháng giêng,tháng 7 và tháng 10, tùy theo tâm thành của người phát nguyện. Cònăn chay trường là phát tâm ăn chay suốt đời. Có nhiều động cơkhiến phải ăn chay để cầu nguyện cho cha mẹ, thân bằng quyến thuộcan lành do một sự khủng hoảng tinh thần nào đó. Vì thế, việc ănchay không phải để khoe khoang với mọi người như là niềm hãnhdiện rằng mình đã làm được một việc ít có trong đời. Nếu manglòng tự cao như thế thì việc ăn chay chẳng đem lại được mộtlợi ích nào cả.
Có nhiều cáchbiến chế thức ăn chay như xào, chiên, kho, luộc, nướng ... đểthức ăn luôn luôn được thay đổi. Đừng nên có quan niệm chorằng ăn chay là phải kham khổ, chịu đựng. Mỗi bửa ăn chỉ cầnmuối, dưa, tương, chao đơn sơ là đủ. Điều nầy không thích hợp chosức khỏe của ta.
Việc ăn chay rấtquý, nhưng ta thể hiện được tâm thanh tịnh trong việc ăn uống lạicàng cao khiết hơn, vì : "Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nóidối" là như vậy.
13.-Tràng Hạt Ý Nghĩa Và Hình Thức Ra Sao ?
Tràng hạt khácvới chuỗi cườm đeo cổ mà những người giàu có thường dùngđể trang sức. Tràng hạt trong Phật giáo dùng để niệm Phật.
Tràng hạt cónhiều tên gọi khác nhau như chuỗi tràng, lần tràng là những hạtrời rạc được xâu lại thành vòng đeo cổ hoặc đeo tay. Trong lúcmiệng niệm danh hiệu Phật một lần, tay lần sang một hột và cứ thếtiếp tục mãi cho đến khi nào muốn nghỉ mới thôi. Khi ta phát nguyệnniệm Phật vào mỗi đêm là bao nhiêu lần thì phải niệm và lầnchuổi cho đủ số, còn như niệm Phật tính theo điểm thời gian nhưđếm hơi thở thì niệm cho tới khoảng thời gian đã ấn định. Chuỗitràng có 4 loại :
1.- Chuỗi 12 hộtdùng để đeo tay
2.- Chuỗi 18hột
3.- Chuỗi 54 hộtdùng để đeo cổ
4.- chuỗi 108hột
Về chất lượng,tràng hạt có thể bằng hột bồ-đề, hột huyền, bằng đá mài, gỗ,chất kim khí v.v... Người nào chuyên lần tràng, tự nhiên xâu chuỗivà hạt tràng càng ngày càng thêm bóng láng thấy rõ. Mỗi ngàychúng ta nên cố gắng dành thì giời để lần chuỗi cho được sángsuốt. Niệm danh hiệu đức Phật A-Di-Đà hay đức Quán-Thế-Âm đềuđược cả. Lúc niệm phải cho thật chú tâm vào việc niệm đượcchuyên nhất, đừng để những tạp niệm xen vào, tức là những ýnghĩ trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu niệm đến chỗ nhất tâm, trí huệsẽ sáng suốt và lòng nhẹ nhàng an vui.
Việc lần tràngkhông dành riêng cho một người nào cả, tất cả mọi người Phậttử đều thực hành được cả.
Ở chùa, các nhàsư mới chuyên xử dụng tới chuỗi tràng, thường chuỗi 18 hột làđược thông dụng, vì gọn và tiện lợi.
Chúng ta lần tràngmỗi ngày nhiều lần được càng tốt, suốt quanh năm xâu chuỗi luônluôn ở bên mình là dấu hiệu chứng tỏ người tinh tấn thựchành việc niệm Phật.
14.-Đàn Gia VÀ Đàn Việt Có Nghĩa Là Gì ?
Đàn-gia hay đàn-nahoặc đàn-việt đều chỉ cho người tín đồ của Phật giáo đem đồvật cúng vào chùa để cầu phước. Như thế giữa danh từ đàn-na,đàn-gia và đàn-việt khác nhau ra sao ?
Cả 3 danh từ đềumở đầu bằng chữ Đàn, có nghĩa là mùi thơm của một thức gỗtrầm rất quý để chỉ cho sự phát tâm thơm sạch mà người đemcủa cúng muốn cầu được an lạc như là bổn phận. Đàn-gia là nhàngười tín đồ Phật giáo, tu tại gia và thường lui tới chùa lễbái, học hỏi ; còn đàn-na để nói lên sự hòa hợp, dung thứ,thuận theo. Đàn-việt là một cách nói khác hơn cũng để chỉngười Phật tử tu tại gia. Chữ Việt có nghĩa là vượt qua, đểchỉ cho người có lòng cao thượng biết ra ơn giúp đỡ cho kẻ khácmà chẳng cần ai biết đến mình, đó là hạnh nguyện của Bồ-Táttrong đời nầy vậy. Ở mỗi ngôi chùa đều có một số đàn giatrung tín giúp đỡ khi cần thiết, gọi là những kẻ hộ trì PhậtPháp. Người cúng dường theo Phật giáo phái Tiểu-thừa là nhữngkẻ hộ vệ chư Tăng trong bốn thứ cúng dường như : Áo quần, đồăn thức uống, thuốc thang, đồ trãi ngồi thiền (tọa cụ) để giúpnhà tu thực hiện việc tu được trọn vẹn.
Học hỏi giáo lý,tu hành và làm việc phước là 3 công đức lớn hàng đầu màhàng Phật tử không thể bỏ qua.
Bổn phận củangười Phật tử là hộ đạo mà việc giúp cho chùa được pháttriển là công đức không thể nghĩ bàn.
15.-Chuông Có Khác Với Đại Hồng Chung Không Và Có Công Dụng Gì?
Chuông là vậtdùng làm hiệu khi tụng kinh ở chùa hay ở nhà, nhờ tiếng chuôngđể phân biệt được đoạn mạch, văn kinh.
Khi tụng kinh cóphần khai chuông mõ rất dơn giản như nhập chuông - cốc - cốc - cốc -cốc.
Sau đó tiếp tục :cốc - boong - cốc - boong - cốc - boong - cốc - cốc - cốc - cốc - nhậpchuông và bắt đầu tụng kinh.
Chuông hay còn gọilà chuông gia trì, vì nhờ tiếng chuông có thể khiến cho người ngheđược thanh thoát, nhẹ nhàng và lòng buồn phiền vơi bớt. Tiếngchuông còn dùng cho việc hòa âm theo với lời tụng kinh quyện vàotrong không trung như một duyên lành gần gũi với chư Phật. Ngoài ra,chuông còn có công dụng làm chấm dứt ý của mỗi đoạn kinh đểbáo cho người đọc biết tới đâu phải dứt. Chuông khác xa vớiđại hồng chung về hình thức và ý nghĩa. Chuông thường nhỏ, hìnhbầu dục, nhẹ dễ di chuyển, thường để nơi bàn kinh trước điệnPhật, trong khi đó Đại-hồng-chung lớn, hình quả bí đao, nặng khó dichuyển, thường để nơi gác chuông trước hiên chùa.
Người đứngđiều khiển bên chuông gọi là "duy-na". Duy-na nghĩa là ra hiệucho việc đọc tụng nên tiếp tục hay ngừng. Tiếng chuông như mộthiệu lệnh nên ít gõ có ai để làm trò đùa, chỉ khi nào có lễbái hay đọc kinh chúng ta mới được nghe tiếng chuông mà thôi.
Chuông phần nhiềuđều bằng đồng để có được tiếng vang ấm và thanh.
Chuông gõ lênđể hòa với nhịp tụng kinh, đồng thời là âm thanh cầu nguyện chokẻ còn người mất được lợi ích an vui.
16.-Nhương Sao Giải Hạn Là Một Hình Thức Mê Tín Dị Đoan ?
Trong Phật giáo cónhiều sự tướng mà khi mới nhìn vô ta thấy rườm rà như việcnhương sao giải hạn, đoán xăm, coi tướng v.v...
Do đâu có sựviệc hình như quá phức tạp nầy ? Phật giáo khi đi tới đâu dânchúng ở đó tôn sùng và những lúc bị bài xích, người Phậttử vẫn tin tưởng nơi đạo giáo một cách tín thành, chí kính. Đểđức tin ấy không bị giảm sút, một số các hình thức pha trộn tạpnhạp giữa các đạo khác như phù thủy, tướng số ... được xenvào trong Phật giáo. Từ đó trở đi mới thành thói quen, nên tronggiới chùa chiền nảy sinh ra một hiện tượng mới, là cầu xin cứurỗi. Điều nầy cũng hết sức dễ hiểu, mỗi khi con người bất lựctrước cuộc sống đa diện khó khăn, nhất là cảnh vũ trụ bao la,thiên nhiên hùng vĩ, và những đau ốm bất thường do trái thờiđổi tiết gây ra. từ nhận xét đó, chúng ta đi vào sự tướngtrong việc cúng cấp của Phật giáo để tìm ra một lối giải thíchthỏa đáng, bằng một cái nhìn khách quan, khoa học. Nếu chỉ căn cứvào lý mà bỏ sự thì các hình thức như cầu an cầu siêu, nhươngsao giải hạn, xem quẻ, đoán tướng v.v... trong Phật giáo đều nhuốmmầu mê tín dị đoan, vì thái độ cầu xin là một việc làm lệ thuộchoàn toàn vào tha lực mà không có phần tự lực. Điều nầy cónghĩa là ở trong đời ta chưa một lần làm được việc phướcthiện, thì việc cầu an làm sao cho an được ! Theo quan niệm của Phậtgiáo, con người hiện hữu hôm nay là do nghiệp lực dẫn dắt, chiphối để kết quả là thọ nhận quả khổ hoặc vui. Tuy nhiên, Phậtgiáo còn có việc ứng lý, hợp cơ tức là thích hợp chân lý,cũng như trình độ của người tin mà pháp tu có thay đổi. Đốivới người căn trí còn thấp kém, cạn cợt có thể nhờ nhữngsự tướng như vừa nêu trên để làm chỗ nương tựa cho đến khithấu suốt được chân lý giải thoát. Do đó, việc cúng bái, cầuan, nhương sao... không trái với giáo lý của đạo Phật mà còn làmột việc làm cần thiết ở buổi đầu đáng khuyến khích, duy trì.Phật giáo không chấp vào sự mà bỏ lý, cũng như tùy thuận theochúng sanh để đem ánh sáng đạo gần với quần chúng. Ngược lại,chúng ta chỉ chấp lý mà bỏ sự thì đạo Phật phải đi xa rời dầnvới quần chúng. Nhận xét nầy có được chỉ có người Phật tửchân chánh mới hiểu được lý đạo nhiệm mầu mà thôi. Ngườiduy vật chỉ dựa theo sự tướng trong Phật giáo để đưa ra kết luậncho rằng tôn giáo, trong đó có ám chỉ Phật giáo, là thuốc phiệnlàm mê hoặc lòng người thì thật là điều nhận xét phiến diện,mơ hồ.
Việc làm củangười tín đồ đạo Phật theo mọi hình thức cúng bái có là mêtín, dị đoan hay không đều do thái độ của mỗi cá nhân, còn ýnghĩa và kết quả của hành động mới là điều quan trọng.
17.- AnVị Phật Xảy Ra Lúc Nào ?
Một ngôi chùamới, niệm Phật đường, thiền thất mới đều có một pho tượngđược thỉnh về thờ. Ngay cả người Phật tử tại gia muốn thờPhật cũng đều phải tổ chức lễ an vị.
An vị Phật cónghĩa là tôn trí đức Phật vào một nơi cố định để ngày ngàychúng ta đến trước đốt nhang đọc kinh kỳ nguyện. Lễ an vị lớnnhỏ tùy theo khả năng của mình. Trong các lễ an vị tốt nhất nênthỉnh được chư Tăng đến chú nguyện, tụng kinh để được thêmcông đức lành. Về hình thức lễ an vị gồm có : Sau khi lễ Phật,khai chuông mõ, khai kinh, tới lúc tụng chú đại bi, người chủ lễ(Tăng) cầm một cành hoa và ly nước đi chung quanh tượng Phật vừađọc chú, vừa rảy nước. Việc làm nầy có nghĩa là tẩy rửa,tiêu trừ mọi phiền não, nghiệp chướng để cầu an lạc cho tất cảmọi người. Người Phật tử tin tưởng rằng, từ khi có tôntượng đức Phật, như là một biểu tượng gần gũi với các sinhhoạt hằng ngày của chúng ta lúc vui buồn, khi mừng giận, chán nản,khổ tâm ... ta cũng mong đức Phật chứng minh cho với nụ cười hỹxã, đức tánh từ bi mà tha thứ cho việc làm do vô minh của mìnhgây ra. Do sự tin ấy, có một số người đi tới chỗ mù quáng nhưviệc thần thánh hóa tượng Phật và kiêng cử những việc vô íchnhư không cho đàn bà, trẻ con đi qua trước tượng Phật, hoặc dùngvải che khuất mặt bức tượng lại.
Thờ Phật là dolòng thành kính. Người Phật tử tin Phật không đặt ở sự cứurỗi tuyệt đối thì ý nghĩa của việc làm mới hợp tình hợplý.
18.-Bình Bát Xử Dụng Vào Việc Gì ?
Bình bát tiếngPhạn là Bát-đa-la, tàu dịch là Ứng-lượng-khí, là cái bát đểđựng vừa lượng. Thức ăn của chư Tăng và ngay chính đức PhậtThích-Ca cũng đã dùng bình bát mỗi khi đi khất thực.
Cái bát ăn cơmcủa nhà sư hình tròn có nắp đậy hẳn hoi, lớn bằng cái tôđựng canh đủ chứa chừng 2 - 3 lon sữa bò gạo. Về phẩm chất,bình bát có thể bằng đất sét nung, bằng gỗ, thau, chì, và có thểbằng đồng. Tuy nhiên, chất đồng thau, nhôm, thiếc dễ nóng khi cho cơmvào thành khó bưng lên tay lâu được, nhất là trước khi ăn cơmchư Tăng phải bưng bát cơm lên ngang tới chân lông mày trướctrán để cúng dường. Loại bình bát phổ thông hơn cả là thứbằng đất sét nung.
Giới tăng sĩkhất thực thường dùng cái bình bát có kích thước lớn hơn đểthu nhận đồ cúng nhiều chỗ đều dồn vào đó. Sau khi thức ăn đãđầy bình các vị ấy trở về chùa, chia ra cho các bạn đồng liêucùng nhau thọ dụng của cúng dường để cầu cho người cúng đượcphước đức, kẻ nhận vì muốn làm nên được việc đạo.
Bình bát có thểđược lưu truyền lại đời đời cho các thế hệ kế tiếp để nốidòng Phật Pháp gọi là truyền y bát. Người đệ tử nào đượcBổn-Sư truyền cho y bát thay thầy duy trì tông phái là mang cả sứmạng lớn lao trong công cuộc truyền pháp độ sanh. Người nhận y bátphải có đủ nhân duyên, đã được thầy tín cẩn mới giao phó chotrọng trách. Tổ Huệ-Năng nhận lãnh y bát từ tổ Hoằng-Nhẫn (tổthứ 5) để truyền bá phái thiền Lâm-Tế tại Trung-Quốc. NgàiCa-Diếp mĩm cười khi thấy Phật đưa hoa sen lên giữa đại chúng tạihội Linh-Sơn, do đó được đắc truyền tâm pháp. Y bát hay tâm pháphẳn cũng chỉ là một, nhưng vì căn cơ và trình độ ngộ đạo cókhác, cho nên chúng ta phân biệt như thế cho người căn trí thấpthấu hiểu rõ chỗ rốt ráo của Phật Pháp.
Ngày nay, chư Tăngít dùng tới bình bát để ăn cơm, chỉ còn một vài nơi giữđược hình thức cổ truyền nầy vào mùa an-cư kiết-hạ. Việc duytrì và bảo vệ cái cổ là điều cần thiết, các vị tăng sĩ trẻkhông thể không nghĩ tới điều nầy.
19.-Chuông Trống Bát Nhã Có Công Dụng Gì Trong Chùa ?
Tại mỗi chùa khicử hành lễ, trước giờ khởi sự và sau khi chấm dứt cuộc lễđều có thỉnh chuông trống bát nhã.
Chuông trống bátnhã dùng để thỉnh Phật tổ và thỉnh chư Tăng cùng nhau hướng vềđiện Phật để chứng minh cho buổi lễ sắp diễn ra được thanh tịnhtrang nghiêm.
Bài kệ thỉnhchuông trống bát nhã như sau :
Thỉnh Phật thượngđường
Đại chúng đồngvăn
Bát nhã âm
Nhập bát nhã ba lamật đa (đọc 3 lần)
Nghĩa là :
Thỉnh chư Phật vàochánh điện,
Xin tất cả quý vịhiện diện lưu ý
Âm vang của chuôngtrống bát nhã sẽ hòa nhập theo cùng với trí tuệ sáng suốt củachư Phật thành một thể tánh duy nhất.
Thường thườngchuông trống bát nhã được cử lên ba hồi lúc bắt đầu cuộclễ, nhưng khi chấm dứt có thể chỉ thỉnh một hồi và cũng đọc bàikệ như trên. Ngoài việc đón rước và đưa chư Tăng, chư Phật, HộPháp.., việc đánh chuông trống bát nhã còn tượng trưng cho ýnghĩa tinh thần rất lớn là nhân tiếng chuông trống để mọi ngườicó mặt trong giờ sắp hành lễ đều chú tâm vào việc nhiếp tâmcầu nguyện.
Thật vậy, khi nghetiếng chuông trống bát nhã gióng lên ai nấy trong chánh điện đềuđứng dậy chấp tay cầu nguyện, đồng thời tâm hồn người nghecũng cảm thấy như lắng lặng thanh thoát. Về lịch sử, chuông trốngbát nhã không do ai bày ra, nhưng Phật giáo các nước thuộc vùngĐông-Nam-Á châu đều xử dụng trống cùng một mục đích và vớimột ý nghĩa về tinh thần rất lớn lao vậy.
Muốn cho cuộc lễđược tươn tất và thành kính, chuông trống bát nhã không thểthiếu được lúc bắt đầu và khi chấm dứt lễ.
20.- Mõ Hình Thức Và Ý Nghĩa Như Thế Nào ?
Mõ là Phật cụdùng trong việc tụng kinh để dẫn tiếng tụng đọc của nhiều ngườihòa âm lên xuống cho được nhịp nhàng.
Trong lúc tụng kinhcó người phụ trách việc gõ mõ gọi là duyệt chúng. Duyệt chúngcó nghĩa là làm cho mọi người có mặt đều được vui vẽ. Vềhình thức, mõ hình tròn đục phổng trong ruột, chỉ chừa mộtđường kẻ hở độ 1 - 2 cm, làm bằng gỗ, mít, dâu ... phía trênmặt có chạm nổi hình con cá mở to đôi mắt, khi gõ mõ, dùi mõchạm ngay vào hình con cá ấy. Tại sao lại chạm hình con cá vào trongmõ ? Loài cá lúc ngũ cũng như khi thức đều mở mắt cả, tứclà lúc nào cũng như vậy, cũng như người tu hành phải luôn luôntỉnh táo, không mê muội, u ám để chú tâm vào việc nhiếp tâm anđịnh trong tinh thần tỉnh thức.
Tiếng mõ lúcđánh lên còn làm lấn át mọi sự xen tạp ngoài đời vào tâmtrí người đọc kinh trong giờ phút yên tỉnh trang nghiêm trước bànthờ Phật. Ngoài ra, người phụ trách thủ mõ còn phải rành đểđưa được âm điệu lên xuống điều hòa theo nhịp đọc kinh làm chomọi người thơ thới tâm tư nên gọi là "duyệt chúng"vậy.
Mõ có hình thứclớn nhỏ tùy theo vị trí của mỗi chùa. Tại tư gia cũng sử dụngmõ vào việc tụng kinh, bái sám. Tiếng vang của mõ phải thanh thản,nhẹ nhàng. Ở các ngôi chùa lớn phải chọn cái mõ cho cân xứngvới chuông để vừa với tầm nhìn cho được đẹp mắt.
Chùa không thểthiếu mõ được, vì đó là một vật cần thiết trong các buổi lễtrong Phật giáo. Ngoài công dụng dẫn tiếng tụng kinh ra, mõ còn đểnhắc nhở người tu hành luôn luôn phải định tỉnh tâm thức.
21.-Người Phật Tử Nào Được Gọi Là Bổn Đạo Trong Phật Giáo ?
Bổn đạo khácvới đạo hữu, vì chỉ dùng giới hạn trong phạm vi của một ngôichùa nào đó, như bổn đạo chùa A, chùa B chẳng hạn, là người tinPhật - Pháp - Tăng và hướng về với ánh sáng Phật-đà.
Nghĩa nguyên thỉcủa danh từ thì không có gì để người khác ganh ghét, đố kỵcả, nhưng trong thực tế đã có một số Phật tử do thành kiến, cốchấp, lòng nhỏ mọn đã đưa tới một vấn đề tranh chấp trầmtrọng với nhau giữa chùa nầy với chùa kia hay giữa thầy nầy vớicác thầy khác. Tất cả đều do óc địa phương, bè phái và sự kỳthị vô ích là nguyên nhân chính làm cho đôi bên không phân biệtđược phải trái, chánh tà, do đó mới nảy sinh ra nhiều cuộc xungđột trầm trọng đáng tiếc. Ở Việt-Nam năm 1964, có 2Viện-Hóa-Đạo Ấn- Quang và Việt-Nam Quốc-Tự cũng do mối bất bìnhvì sự hẹp hòi gây nên. Việc chia rẽ trên không do người Phậttử bổn đạo thuần túy mà do chư Tăng tạo ra. Trên danh nghĩa thìngười bổn đạo nên lấy lòng từ bi đối xử với tất cả mọingười, nhưng trong thực tế, những việc quá đáng gây ra ngoài ýmuốn như sự kình chống của người đệ tử 2 chùa và 2 thầy khácnhau, đều khó mong tránh được.
Chỉ khi nào chúngta biết cố gắng khắc phục mọi khó khăn để cùng ngồi lại vớinhau chung lo công việc Phật sự và mỗi người đều tâm niệm rằngđó là việc chung thì mới tạo được niềm hòa khí, để vui vẻbắt tay thực hiện trong tinh thần hoan hỷ hầu xây dựng ngôi nhàPhật giáo.
Trong nội bộ cósự chia rẽ cũng chứng tỏ rằng tác phong đạo đức và tư cáchcủa người học đạo từ bi và con đường giải thoát khó mong đạttới đích.
22.-Cúng Dường Để Cầu Nguyện Việc Gì ?
Cúng dường làdâng lễ vật cúng để tỏ lòng biết ơn chư Phật, chư Tăng, do lòngthành của mình, mong rằng sự chí thành nầy sẽ đạt được nhưlời cầu nguyện.
Cúng dường gồmcó vật chất, cộng với thái độ của ta, tức là yếu tố tinhthần. Đồ dâng cúng không cao quý bằng lòng thành thực hiến dâng.Những người phát tâm cúng dường là hàng Phật tử có đạotâm muốn gieo trồng phước đức cho đời hiện tại và trong tươnglai. Người nhận của cúng là hàng tăng chúng đã sống trong tăngđoàn với tinh thần hòa hợp. Việc cúng nầy thường được tổchức vào dịp lễ Vu-Lan, rằm tháng 7. Vì chư Tăng sau 3 tháng tịnh tugiới đức tinh nghiêm, nhờ đó khiến cho người phát tâm cúngdường tăng thêm phước đức và lợi ích. Thể thức cúng dườnggồm 4 món đồ thường dùng gọi là tứ sự cúng dường như : Yphục, ẩm thực, ngọa cụ, y dược (quần áo, thức ăn, đồ ngủ,thuốc men) để hồi hướng công đức lành về cho cha mẹ hiện tiềnđược sống lâu và mạnh khỏe, cha mẹ trong nhiều đời được siêusanh vào cảnh giới an lành.
Tăng sĩ nhận vậtcúng phải nhiếp tâm cầu nguyện và người đem của cúng tới dângkhông cầu mong gì hơn là mong cho cả đôi bên đều được phướclành, lợi lạc.
23.-Nói Qua Hình Tướng Của Việc Bố Thí Như Thế Nào ?
Bố thí là banphát cho những gì mà ta nghĩ là có lợi cho kẻ khác. Trong nghĩa củachữ cho nầy theo Phật giáo có hai khía cạnh : cho pháp và đồvật.
Bố thí là mộtpáp tu thuộc hạnh Bồ-Tát trong 6 độ như : Bố-thí, Trì-giới,Nhẫn-nhục, Tinh-tấn, Thiền-định, và Trí-tuệ. Đem pháp lành hay đồvật ban cho kẻ khác để trừ được lòng tham. Một khi lòng tham đãdứt thì mọi tánh tốt đều thể hiện. Việc bố thí có rất nhiềuhình thức khác nhau : Bố thí vật chất như tiền bạc, thuốc men, cơmáo cho người nghèo khổ ; còn bố thí tinh thần là dùng lời êmnhẹ đẹp đẽ khuyên răn mọi người tu theo pháp lành để giúp họcùng nhau thực hành pháp giải thoát sự khổ để được an vui. Vínhư nhà tu là kẻ đem pháp giải thoát ra bố thí cho mọi người, cònngười Phật tử là người bố thí vật như áo quần, thức ăn,thức uống ... Bố thí có hai ý nghĩa : Bố thí bất vụ lợi và bốthí vụ lợi. Bố thí mà không mong kẻ nhận đền ơn trả nghĩa, nhưngtự nghĩ rằng đó là bổn phận phải làm ; còn bố thí mà chỉ mongcó lợi cho mình và muốn được đền ơn xứng đáng, nhưng một khisự mong mỏi không thành lại đâm ra chán nản, kém vui, như thế gọilà việc đem cho có hàm ý còn vụ lợi.
Phần nhiều ởđời mọi người muốn giúp ai một việc từ nhỏ tới lớn đềucó ý tưởng mong cho họ giúp trở lại, đó là người làm việcchỉ mới thực hiện trong sự tướng của việc bố thí mà thôi.
Khi nào ta thựchành theo hạnh Bồ-Tát thì việc ban cho kẻ khác mới không còn trụvào hình thức, là đã thể hiện cách cho đúng theo pháp không vụlợi.
24.-Trong Phật Giáo Có Chẩn Tế Cô Hồn Và Thí Thực Cô Hồn Sự KhácBiệt Nhau Như Thế Nào ?
Chẩn tế cô hồnlà lập đàn cúng chay thật trọng thể để cầu nguyện những vonghồn chết oan được siêu độ. Thời gian lập đàn chay một tuầnhoặc 3 ngày, thường thường vào dịp rằm tháng 7, lễ Vu Lan, nêncũng gọi mùa chay hội.
Lễ chẩn tế cóít nhất ba tăng sĩ giới đức ngồi đàn. Người chủ đàn phảilớn tuổi, có tu hành đạo hạnh nghiêm chỉnh mới lãnh trọng tráchđược. Cô hồn thường hay hung dữ, phá phách, nếu người thiếuđạo đức đứng vai chủ lễ, chẳng những không thuyết phục đượcnhững hồn bị sa đọa, trái lại còn bị cô hồn làm hại nữa làkhác. Ở trong thôn xóm có những bóng ma hay quỉ dữ thường hiệnvề ban đêm để khuấy phá dân làng, do đó dân chúng hay lập đàncúng cầu siêu độ. Tại Việt-Nam có tục lệ chẩn tế cô hồn vàotiết Trung-Nguyên, mà Phật giáo gọi là ngày xá tội vong nhân. Địađiểm thường ở những nơi có nhiều người bị chết oan như tainạn, do tự tử hoặc tại các nhà thương. Lễ chẩn tế vì thế rấttốn kém, trong khi đó thì thí thực cô hồn không cần tổ chức linhđình. Chẩn tế xảy ra bất thường và thí thực cô hồn là việclàm hàng ngày của mỗi chùa, chỉ cần cháo lỏng và nước trong làđủ.
Tuy cả hai việclàm đều cùng chung mục đích để cầu siêu thoát các oan hồn, nhưngchẩn tế có hàm ý nói rằng nhiều người chết tập thể, linh hồncó tầm hoạt động mãnh liệt hơn, khiến cho dân chúng phải losợ.
Trong bài : Chiêuhồn thập loại chúng sinh của Nguyễn-Du có đoạn tả như sau :
"Trong trườngdạ tối tăm trời đất,
Có khôn thiêngphảng phất u minh.
Thương thay thậploại chúng sinh,
Hồn đơn, pháchchiếc lênh đênh quê người.
Hương khói đãkhông nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lầnlửa đêm đen.
Còn đâu ai khá,ai hèn,
Còn chi mà nói aihiền, ai ngu..."
Vào dịp các lễchẩn tế cô hồn tổ chức lớn lao, thường có lễ rước vong hồn.Hình thức nầy có lẽ đã pha trộn với đạo phù thủy, và trởthành tập tục trong Phật giáo. Cuộc rước diễn ra như : Có một haihay ba chiếc ghe và một thiền sư đứng tụng các bài thần chú, taybắt ấn để phá 10 cửa ngục cho các oan hồn ra khỏi.
Việc làm có đạtđược kết quả hay không chưa ai chứng minh được cả, và nó chỉcó trong thời buổi chiến tranh, dân chúng lầm than, khổ sở.
Phần nhiều ởnhững ngôi chùa lớn đều có tài sản như đất ruộng, nhà cửa,trường trại ... Những của cải vật chất ấy một phần đều do củatrí tự mà ra. Trí tự nghĩa là gì ?
Trí tự là để(cúng hiến) vào cho chùa những tài vật, cầu phước đức cho concháu mai sau. Người giàu có thường phát nguyện cúng cho chùanhững bất động sản để chùa thu lợi chi cấp vào việc nuôidưỡng tăng chúng. Có những trường hợp người sắp chết nhómhọp con cháu lại dặn dò lời cuối cùng như để mẫu đất A hayngôi vườn B cúng cho chùa mà lúc còn sanh tiền người ấy thườnglui tới. Tài sản đã cúng vào chùa rồi, con cháu không có quyềnlấy lại, dù dưới bất cứ hình thức nào. Việc trí tự trướcđây rất được nhiều tín đồ Phật giáo áp dụng tại Việt-Nam,nhưng ngày nay đã trở thành xa lại đối với lớp người trẻ, cólẽ chúng ta đang sống trong xã hội đầy đủ văn minh vật chất, aicũng phải ra sức làm việc mới có sống, hình như ít người nghĩtới việc tạo phước đức nầy. Ngoài ra, ở những ngôi chùamới hiện tại, việc lui tới lễ bái của hàng Phật tử cũng khôngđông đảo lắm, vì một phần bị ảnh hưởng bởi cuộc sống vậtlộn bon chen ở ngoài xã hội gây nên. Người Phật tử khi đãbiết việc phước thiện là thế nào rồi thì nên chú tâm làmphước và tu huệ.
Ở những ngôichùa tại Việt-Nam xưa như Quán-Sứ (Hà-Nội), chùa Linh-Mụ (Huế),Non-Nước (Đà-Nẵng), Chúc-Thánh (Hội-An), Thập-Tháp (Bình-Định),Hải-Đức (Nha-Trang), Giác-Lâm (Gia-Định), Vĩnh-Tràng (Mỹ-Tho) v.v...đều là những nơi có đất ruộng để cho người canh tác. Khi đếnmùa thu hoạch chùa thu về được một số lợi tức khá lớn. Sốruộng đất đó một phần lớn đều do của trí tự và một phần dochùa bỏ tiền ra mua làm kinh tế tự túc.
Trí tự là mộthình thức tu phước đối với người Phật tử biết đầu tư củacải cho các thế hệ con cháu mai sau, bằng cách hy sinh một phần tàisản hiện tại đem hiến vào chùa, và của ấy khó lấy ra nhưng rấtchắc chắn, an toàn.
26.-Trụ Trì, Tọa Chủ, Viện Chủ Khác Nhau Thế Nào ?
Một số các danhtừ trong Phật giáo có nghĩa gần giống nhau như dưới đây :
Trụ-trì là mộttăng sĩ coi sóc, điều hành một ngôi chùa với một số tín đồđể duy trì và phát triển Phật giáo. Tọa-chủ là người là chủchốt của một ngôi chùa. Viện-chủ là vị trông coi tổng quát mộtcơ sở Phật giáo. Nói chung cả 3 cách gọi đều chỉ chung cho vị lãnhđạo tinh thần nắm quyền đầu não của một trung tâm Phật giáo. Tuynhiên chữ Trụ-trì và Tọa-chủ đã được sử dụng lâu và thànhthói quen để chỉ các vị sư lớn tuổi chủ của ngôi tự viện, còntrường hợp chữ Viện-chủ mới có sau nầy, nhằm chỉ cho hàng tăngsĩ trẻ tuổi lãnh trách nhiệm duy trì phát triển trung tâm Phật giáonơi vị ấy cư trụ. Chữ Viện còn hàm cái nghĩa lớn hơn chùa vàcó lối kiến trúc hiện đại, không theo lối cổ điển. Trụ có nghĩalà trụ Như-Lai sứ, và trì là trì Như-Lai sự, tức là ngườilãnh trọng trách thay đức Phật để giữ gìn và phát huy đạopháp. Danh từ Như-Lai sứ giả (sứ giả của đức Như-Lai) cũng cùngtrong ý nghĩa nầy vậy. Viện-chủ, ngoài việc trông coi ngôi chùa ra,vị ấy còn có khả năng lập thêm các cô ký-nhi-viện hay trườngtiểu-học Bồ-Đề ở trong phạm vi của mình đảm trách. Chính vịViện-chủ đồng thời cũng là giám đốc của các cơ sở phụ thuộcnầy. Trong một vài trường hợp chùa không có đủ những điềukiện như trên, nhưng thầy cả là người hoạt động đắc lực, đãđược nhiều người biết qua tên tuổi, vị ấy cũng được tôn xưnglà Viện-chủ.
Nói khác hơn,người giữ vai trò lãnh đạo tinh thần, duy trì và phát triển nguồnmạch của đạo Phật một cách đắc lực, được tôn kính là sứgiả của đức Phật mang lại tinh thần hòa bình nhập thế cho nhânquần xã hội.
27.-Cúng Ngọ Và Ngọ Trai Khác Nhau Thế Nào ?
Các tự viện cóđông tăng chúng ở tu học, mỗi ngày có bốn khóa lễ, mà cúngngọ là một trong các thời tụng kể trên.
Tại sao phải cúngngọ ?
Cúng để tưởngnhớ tới Phật, vì khi còn tại thế Phật chỉ thọ mỗi ngày có mộtbửa trưa vào đúng giờ ngọ. Trong khi đó giờ ăn của chư Thiênvào buổi sáng và giờ ăn của loài quỷ đói và buổi tối.
Cúng ngọ là dângcơm lên bàn cúng Phật vào đúng 12 giờ trưa, còn ngọ trai là bửaăn của chư Tăng cũng vào giờ ngọ, nhưng sau khi khóa lễ cúng Phậtxong. Trước giờ ngọ trai chư Tăng tập họp ở Tổ đường với yáo chỉnh tề và bắt đầu bằng một nghi thức ngắn trước khi dùngcơm. Vào bàn ăn, mỗi người cùng đọc bài "cúng dường thanhtịnh pháp thân". Mọi người tay mặt bắt ấn Cam-Lồ, tay trái bưngchén cơm đưa lên ngang trán, vừa với tầm chân lông mày. Sau khiđọc kinh xong độ 15 phút, ai nấy bắt đều ăn trong sự chí tâm cầunguyện bằng 3 "miếng và" nhỏ gọi là tam đề (3 muổng), sauđó nâng chén trong lòng 2 tay để tưởng tới 5 phép quán (*) đểmong cho nơi nơi chốn chốn an lạc, thái bình và tự nghĩ rằng hột cơmcó ra là do mồ hôi nước mắt của nhiều người phải lao động vấtvả.
Cúng ngọ và thọtrai là 2 công việc khác nhau nhưng cùng diễn ra trong giờ ngọ. Hìnhthức nầy chỉ có ở các chùa có tăng chúng đang tu học màthôi.
28.-Mỗi Ngày Có Mấy Thời Công Phu Ở Chùa ?
Công phu hay nói chođủ là công phu bái sám là một hình thức tu hành theo pháp mônTịnh-độ bằng cách tụng kinh, lạy Phật mỗi ngày trong các tự việnPhật giáo.
Có 2 thời côngphu căn bản cho các chùa là công phu buổi sáng và công phu buổichiều. Thời công phu hay tụng kinh buổi sáng vào lúc 5 giờ, gồmcác bài kinh : 5 đệ Lăng-Nghiêm, 1 bài chúc tán Phật Thích-Ca, 10bài thần chú như : Đại-Bi, Như-Ý Bảo-Luân- Vương, Tiêu-TaiCát-Tường, Công-Đức Bảo-Sơn Thần-Chú, Chuẩn-Đề, Dược-SưQuán-Đãnh Chân-Ngôn, Quán-Âm Linh-Cảm, Thất-Phật Diệt-TộiChơn-Ngôn, Vãng-Sanh Tịnh-Độ, Đại-Cát-Tường Thiên-Nữ. Sau đótới bài kinh Bát-Nhã, đảnh lễ Chư Phật, 1 bài sám như : "Quymạng thập phương" hoặc,"Thập Nguyện Phổ-Hiền" và tụngTự-Quy-Y, Hồi-Hướng. Thời khóa tụng buổi chiều gồm các kinh nhưA-Di-Đà Kinh, thần chú Vãng-Sanh Tịnh-Độ, 108 danh hiệu chư Phật,Thí-thực Cô-hồn, Tâm Kinh Bát-Nhã, niệm Phật, Hồi-Hướng và saucùng đọc ba quy y. Hai buổi công phu còn gọi là nhị thời khóa tụng.Đây là một sự tổng hợp giữa Thiền-tông, Tịnh-độ-tông vàChơn-ngôn Mật-giáo. Có nhiều chùa tăng chúng phải lễ sám 6 lầntrong một ngày gọi là lục thời nghi. Theo sách "Tam Tổ ThựcLục" thì tự viện của Thiền-sư Pháp-Loa áp dụng nghi thức 6thời khóa tụng một ngày. Tuy nhiên, 2 thời khóa lễ mỗi ngày đãđược hầu hết các chùa ở Việt-Nam hành trì. Do đâu có sựtổng hợp giữa 3 tông phái để trở thành nghi thức tụng niệm ?Sau các thời kỳ thịnh đạt vào các đời Đinh - Lê - Lý và đếnđời nhà Trần, Phật giáo dần dần mất thế đứng. Vào cuối đờinhà Trần, Phật giáo phái Thiền được đồng hóa với Mật-giáovà Tịnh-độ-tông. Do đó, việc trì tụng thần chú thuộc Mật-giáo,niệm Phật là của tông Tịnh-độ và chí tâm chuyên nhất thuộc vềThiền-tông.
Tụng niệm là mộtcông tác thường nhật tại mỗi chùa để chúng tăng chuyên tâmvào việc tu tập, nhờ đó phát chiếu được trí tuệ.
29.-Cho Biết Mộc Dục Là Gì ? Việc Nầy Có Ảnh Hưởng Ra Sao ?
Mộc dục là tắmgội hay rửa sạch những bụi bặm bám víu vào để vật trở nêntrong sáng, sạch sẽ.
Trong Phật giáo lễmộc dục rất quan trọng. Đây là nghi thức tắm Phật trước ngàylễ Phật-Đản-Sanh hay vào các lễ vía quan trọng khác. Lễ tắm Phậtthường bằng một thứ nước bông hoa thơm sạch. Chữ mộc dục còncó nghĩa là gội nhuần hay thấm cho ướt. Theo như truyền thuyết chorằng có người tin tưởng vào sự thiêng liêng nhiệm mầu đãdùng nước tắm Phật uống để trị bịnh nan y. Việc làm nầy, ngày nayta thấy trái với khoa học, vì mất tính cách vệ sinh và thiếu tínhcách tự nhiên. Một thứ nước dơ do bụi bặm bám víu vào lâungày đã đóng thành hạt mà lại có được công năng diệu kỳđến như thế ?
Nhưng ở đời,việc gì xưa tin thì nay cũng cho là đúng với sự thật. Còn hiệuquả có ra sao thì lại là một việc khác. Đó là một việc làm sailệch và tin tưởng một cách mù quáng thật tai hại vô cùng.
Về khía cạnh tinhthần thật khó giải thích thỏa mãn mọi người được, vì hẳn cóđôi trường hợp đã có sự linh diệu nào chăng ? Có một điềuchúng ta nhận thấy là lễ tắm Phật vẫn còn được các chùa duytrì vào các dịp lễ vía Phật trong năm.
Tắm Phật cũngcòn có nghĩa là chúng ta tự tay rửa phiền não tự thân tâm vàmong cho hình tượng Phật cũng sạch như lòng để tìm thấy bản tâmthanh tịnh của mình.
30.-Thí Thực Cô Hồn Là Thế Nào ?
Thí thực cô hồnlà cúng cháo lỏng cho các hồn ma đã chết không có ai săn sóchương khói, chưa đi đầu thai được, nên còn vất vưởng ở lạithế gian để quấy phá người sống, nếu không ai cúng.
Thí thực cô hồndiễn ra ở các ngôi chùa vào buổi chùa sau thời công phu. Thườngtrước cửa chùa có thờ bàn cô hồn để cúng kẻ chết oan nhờvào nơi hương khói và thức cúng mà được ấm lòng. Cúng thíthực cô hồn không cần gì nhiều, ngoài một chén cháo lõng và lynước trong là đủ.
Sau đây là mộtđoạn trích trong bài văn tế thập giới cô hồn của tác giả khuyếtdanh mà có người cho là của Lê-Thánh-Tôn, qua các câu :
"Riêng xétvậy : Ngựa cửa sổ, kiến đầu cành,
Xem ngày tháng dễqua thoăn thoắt,
Bọt ghềnh sôngvờ mặt nước,
Tựa thân thờikíp biến mờ mờ,
Cổ tới nhẫn kim,sinh thời có hóa.
Ấy vậy, hồn làthần, phách là quỷ,
No nên Bụt, đóinên ma.
Khó miễn song mặchá khác nhau,
Đói cùng ráchlòng thời cũng vậy..."
và bài văn tếThập-Loại Chúng-Sanh của Nguyễn-Du trong phần mở đầu như sau :
"Tiết thángbảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi mây lạnhbuốt xương khô.
Não người thấybuổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốnbạc, lá ngô rụng vàng.
Đường bạchdương bóng chiều man mác,
Díp đường lêlác đác sương sa.
Lòng nào lòngchẳng thiết tha,
Cõi dương cònthế, nữa là cõi âm..."
Đó là nhữngbài văn tế cô hồn rất nổi tiếng từ trước đến nay. Trong thờichiến tranh cơ khí, ta ít thấy bóng dáng cô hồn, nhưng việc cúng báivẫn còn được duy trì liên tục.
Lãnh chúng là coisóc chúng tăng đang tu học ở trong một tu viện hay tại mộtPhật-học-viện về mọi sinh hoạt hàng ngày như công tác tu học.
Việc lãnh tráchnhiệm đôn đốc chư tăng nầy ngoài ban giám đốc ra, còn có một banlãnh chúng mà thành phần như sau : Một liên chúng trưởng, trông coitổng quát toàn viện nơi chúng tăng ở tu học. Một phó liên chúngtrưởng, phụ giúp liên chúng trưởng trông việc sắp xếp côngviệc, phân công trong chùa cho hợp lý. Một tổng thư ký phụ tráchviệc sổ sách và các chúng trưởng. Mỗi chúng độ 10 tăng sinh vàbầu ra một chúng trưởng. Đây là việc phân công hợp lý đểcùng nhau nhắc nhở việc tu học cho chư tăng trong viện Phật học cóđông người. Những việc mà các trưởng chúng phải làm như phâncông tác về gánh nước bửa củi, đi chợ, nấu ăn, tiếp khách,làm vườn, tưới hoa, trồng cây, hương đèn bàn Phật, và việc chithu của chùa. Về phần tu học, ban lãnh chúng đôn đốc việc tuthiền, việc tụng niệm công phu, giờ học. Ngoài ra, ban nầy còn thayban giám đốc giải quyết mọi việc tranh chấp nhỏ trong chúng. Nhưvậy, vai trò của ban lãnh chúng không nhỏ cho việc điều hành đềuđặn việc chư tăng trong viện.
Trong chúng đượcyên vui hòa nhã để tu hành cũng làm cho ban giám đốc rãnh thìgiờ lo nhiều việc khác. Những người xuất gia từ các nơi đỗ vềtu viện, họ vốn không bà con thân thiện gì với nhau, nhưng từ khibước vào ngôi chùa, lại trở nên thương yêu nhau hơn tình anh emtrong cùng một nhà.
Tinh thần hòa nhãcó được ở các chùa là nhờ chúng tăng biết giữ đúng theo 6pháp hòa kính trong Phật giáo.
32.-Vận Thủy Có Phải Là Bộ Thủy Cục Không ? Dùng Trong Trường HợpNào Và Ở Đâu ?
Ngày xưa trongnhững ngôi chùa phần nhiều đều không có hệ thống dẫn nước nhưbây giờ. Mỗi ngày chư tăng phân phiên nhau đi lấy nước về đểdùng trong việc ăn uống. Phụ trách việc nầy là vai trò của ban vậnthủy.
Vận thủy làchuyên chở nước hay mang, gánh nước từ xa lại cung cấp cho chùa.Ở các ngôi chùa trên núi, nước là một vấn đề khó giảiquyết, tăng sinh phải xuống tận dưới đất liền lấy nước đem vềchùa xài trong giờ công tác vào buổi sáng. Việc chuyên chởnước vì thế, chỉ có trong phạm vi của một tự viện, trong khi đóthủy cục là chỉ chung cho cả một hệ thống chuyên chở nước củacơ quan nhà nước cung cấp cho mọi gia đình. Tuy cả hai danh từ đềucó liên hệ tới việc chuyển nước, nhưng ý nghĩa hoàn toàn khácnhau. Chùa có đông tăng chúng thường chia ra thành nhiều ban để lomọi việc như nấu nướng, củi than, nước uống ... Mỗi ban phải lotròn bổn phận của mình trong một ngày để phục vụ đại chúng.
Ban lấy nước quantrọng hơn cả. Đây là một việc nặng nề, cần đòi hỏi nơi nhữngngười có sức lực khỏe mạnh mới đủ khả năng đem nước lạiđủ cho toàn viện dùng suốt trong ngày. Việc xây hồ lộ thiên(Xitặc) trên núi để chứa nước mưa là điều hiển nhiên như tathường thấy nới các ngôi chùa cổ tại miền Trung và một vài nơiở miền Nam.
Khi nào hệ thốngdẫn nước đầy đủ, mới tránh được nạn chuyên chở khó khăndo sức người, như đã từng xảy ra trong các chùa ở xa thành phốvà ở trên núi đồi hẽo lánh.
Nước là một nhucầu cần thiết không thể thiếu được, cũng như thức ăn, nênchùa tìm ra nhiều cách để ngăn chặn không cho nạn khan hiếm nướcxảy ra, nhất là chùa có đông tăng chúng.
Ban sài, tiếngmới nghe qua ta lấy làm khó hiểu, vì ngày nay hầu như không ai còndùng tới nữa.
Ở các ngôi chùalớn ngày xưa, nhứt là chùa trên núi hay ở miền quê làm gì cóhệ thống bếp gas, lò điện như ngày nay. Do đó, chùa thường đunbếp bằng củi và chư Tăng phải lặn lội vào trong núi sâu đểđẵn cây, cưa ra từng đoạn ngắn phơi khô, rồi chở về chất lạithành đống để dùng vào việc nấu nướng. Ban sài chính là ngườigiữ vai trò bửa củi vậy. Bửa củi, đốn cây làm chất đốt trongviệc cơm nước chỉ có tại các chùa thuộc về xã hội nông nghiệpkém mở mang. Hầu hết các chùa hoặc nhà xa thành phố đều phảivất vả trong vấn đề nhiên liệu bằng chân tay nầy. Việc bửa củivì thế cần người có sức khỏe cho thật lực lưỡng mới kham nổiđược việc.
Ban phụ trách việccủi than cho chùa tối thiểu phải từ 3 người trở lên mới lo chutoàn được công việc.
Ở trong các xãhội văn minh, khi nghe nói tới việc bửa củi, gánh nước người talấy làm khó hiểu, nhưng đó lại là một công việc thật. Chính tácgiả khi còn là một chú tiểu cũng đã từng giữ các vai trò nhưgánh nước, bửa củi, đi chợ, nấu ăn khi xưa tu ở chùa trên núiNon-Nước. Sau nầy vào Nam, việc làm quen thuộc nầy vẫn còn đượctái diễn như ăn cơm bửa.
Đây là cái thúvui mà các thiền sư thường lấy đó làm đề tài trong việc khaitâm cho người đệ tử.
Theo thiển nghĩ,ngày nay ngôi chùa còn giữ cho tăng chúng làm việc bửa củi làthể hiện đúng theo tinh thần của Phật giáo cổ truyền vậy.
34.-Có Thể Giải Thích Rõ Trị Nhật Hay Trực Nhựt Là Gì ?
Ở một tự việnquá đông chư Tăng cư trú, việc cơm nước không thể giao cho mộtvài người lo liệu được, do đó chư Tăng phải cắt đặt ngườiphụ lực vào việc nấu ăn, là vai trò của trị nhật.
Trị có nghĩa làđiều khiển, trông coi chu đáo, nhật là ngày, tức là trong mộtngày, những viên có bổn phận làm việc bếp nước phải làm chođầy đủ để phục vụ cho đại chúng. Còn chữ trực có nghĩa làthường xuyên có mặt suốt trong một ngày để lo việc cơm cháo chochư Tăng trong tự viện. Ban-trị-nhật, ngoài việc làm phận sự hỏađầu quân ra, còn phải đi chợ mua sắm các thứ cần thiết để cungcấp đủ cho một ngày. Trường hợp gặp phải những ngày bận học,ban phụ trách cơm nước trong ngày phải lo sắp đặt trước như nhờngười khác phụ giúp thế vai trò cho họ. Trị nhật có bổn phậnphải lo đầy đủ các bửa ăn cơm trong ngày như việc đúng giờ vàkhéo tay cũng là điều kiện cần thiết để làm đẹp lòng đạichúng. Sau khi nấu nướng các thức ăn xong, đồ ăn phải được chovào bát đĩa, sắp ra ngay hàng và chờ cho đúng giờ, ban-trị-nhậtcó phận sự báo hiệu bằng 3 tiếng bảng để cho ban hành đường(dọn cơm) đến bưng sắp đồ ăn ra bàn. Ngoài việc nấu nướng ra,ban-trị-nhật còn phải dọn dẹp, rửa ráy sạch sẽ nồi chảo chénbát sau bửa ăn. Khi đâu vào đó xong, ban-trị-nhật mới xử dụngthì giờ còn lại trong ngày cho sinh hoạt cá nhân. Đây là một việclàm luân phiên có tính cách công bằng và hợp lý.
Những tăng sinhxuất gia buổi đầu phải nhờ những người đi trước có kinh nghiệmhướng dẫn cho công việc trị nhật. Tăng sinh nào ở trong các tựviện đông người ra mà không biết nấu ăn, cũng chứng tỏ chưathấm nhuần được tương chao của tu viện.
Nhờ được huấnluyện như kiểu quân sự, các tăng sĩ trẻ phần nhiều không còncảm thấy ngỡ ngàng hay vụng về trong việc bếp núc nữa.
Những ngôi chùacó đất rộng, nhất là sân vườn chùa dùng vào việc trồng câykiểng để làm tăng thêm vẽ đẹp cho cảnh trí chốn thiền môn.
Tri-viên làngười coi sóc vườn cây và hoa cảnh của chùa. Ở các ngôi chùacổ hay tại các thiền viện, thường trước sân có trồng nhiềuloại hoa đủ mầu sắc hay các loại cây cảnh như cau, dừa, trúc,ngọc lan ... Việc săn sóc cây như nhổ cỏ, bón phân, bắt sâu, tỉalá cho hoa kiểng xanh tươi là nhiệm vụ của người trông coi vườnchùa vậy. Người được cắt đặt phụ trách việc nầy phải biếtrành về lối sinh trưởng của từng loại cây, cũng như phải khéotay trong việc cắt tỉa, tưới bón để cho cây đâm chồi, kết hoađúng theo thời tiết trong năm.
Khách viếng chùa,đầu tiên là ngắm cảnh trí toàn diện mà vườn hoa lại đập vàonhãn quang trước nhất. Ngôi chùa có vườn hoa đẹp, cũng có nghĩalà nếp sống đạo hạnh của tăng chúng nơi tự viện cũng đượcđàng hoàng. Vì thế, khách chỉ cần nhìn thoáng qua cách chơi hoa kiểnglà có thể đoán được phần nào cách tổ chức bên trong của mộtngôi chùa. Vườn hoa còn là trợ duyên cho các thiền sinh trong việctu tập thiền định. Ngoài giờ tham thiền ra, hành giả có thể đi dạoquanh vườn để vừa niệm Phật, vừa quán tưởng lý vô thườngnhư những cành hoa rơi trước cơn gió thoảng và cuộc đời cũngchỉ tồn tại trong mấy chốc rồi tàn dần theo tuổi tác với thờigian.
Tri-viên là mộtcông việc tuy đơn giản, nhưng phải cần đòi hỏi người có đầuóc biết tổ chức, nhiều thiện chí và khéo tay mới đảm tráchđược công việc có tính cách nghệ thuật hòa hợp giữa lý - tình- cảnh nầy.
36.-Tri Liêu Phụ Trách Công Việc Gì ?
Mỗi một ngôichùa có một số những công việc được chia ra cho mỗi người phụtrách một phần. Tri-liêu cũng cùng trong ý nghĩa đó. Vậy Tri-liêulà gì ?
Tri-liêu làngười phụ trách việc chi thu hàng ngày như việc chợ, gạo thóccủa chùa. Chữ liêu vốn có nghĩa là nhà chứa đồ lặt vặt đặtở kế bếp. Như vậy tri liêu là người lo về thủ quỷ, nhất làviệc hết còn cho ngân khoản của chùa để báo cáo cho thầy trụ trìhay thầy giám đốc biết. Nhiều ngôi chùa lớn, người giữ việcbiên chép sổ sách tài chánh, làm việc do thầy tri sự chỉ định(người coi sóc tổng quát việc chùa). Người tính toán với kếhoạch khéo làm cho tăng chúng trong chùa hoan hỷ, nhất là trong cácbửa cơm hàng ngày, phải được thay đổi do người phụ việc bếpnúc một phần, nhưng còn phải tùy thuộc vào vật liệu nữa, đểđược đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, liêu cũng còn có nghĩa làcái phòng nhỏ dùng cho một người ở, gồm có sách vở và vậtdụng cần thiết khác. Danh từ tri liêu không mấy thông dụng. Ngàynay ta có thể gọi bằng mấy tiếng đồng nghĩa như quản lý, thủ quỷ,tài chánh ... đều chỉ người lo việc chi, thu. Còn một số mấy từngữ thường dùng khác như đồng liêu, để chỉ người cùng làmmột nơi hay học chung trường, trà liêu chỉ nơi các bạn bè, thânhữu hay lui tới để uống trà và mạn đàm, khách liêu là phòngdùng để tiếp đó khách.
Những tên gọithuộc về sự tướng mà chùa xưa thường hay dùng, nếu không phảilà người đã từng kinh nghiệm trong thiền môn thì ít có ngườibiết rành được.
Sách vở Phậtgiáo cũng không ghi chép về các sinh hoạt chùa rành mạch, ngườitín đồ nhiều lúc tới chùa như đi vào trong khu rừng mờ mịt quamột lô danh từ tiếng Hán.
Ở những ngôichùa lớn hay tại các Phật-học-đường có đông chư Tăng cư trúmới có sự luân phiên trong việc hành đường.
Hành đường làlàm việc dọn cơm, pha nước trong bửa ăn cho chư tăng, từ lúc bắtđầu cho tới lúc mãn giờ ăn. Khi tới giờ cơm ban hành đườngvào ngay trong nhà bếp bưng cơm canh ra sắp đặt trên bàn ăn tại traiđường, đâu đó xong xuôi rồi mới cử một hồi và cử ba tiếngkiểng để tập trung chúng tăng lại. Trong tự viện, trừ vịThượng-Tọa và các vị Tỳ-kheo lớn tuổi ra, tăng chúng ai cũngphải làm việc phân công đều đặn liên tục và kéo dài. Trongtrường hợp của một tu viện có 50 tăng sinh đang tu học thì việchành đường chia thành bốn hoặc năm ban. Mỗi ban ba hay bốn ngườitùy theo sự sắp xếp trong chư Tăng. Ban hành đường làm việc trongsuốt một ngày trong các bửa cơm. Công việc nầy được tiếp tụcluân phiên mãi như thế. Sau khi nghe kiểng báo hiệu, tăng chúng y áochỉnh tề hướng về phía nhà tổ, nơi có trai đường, để dùng cơm.Trong lúc chư Tăng ăn cơm, ban hành đường có bổn phận phải coi xemviệc thiếu đủ ra sao để tiếp tế thêm thức ăn tới hay mang bớtchỗ thừa tới bàn đang cần cơm, canh, tương, rau ... Sau khi mọingười đã dùng bửa xong, ban hành đường phải đến từng ngườiđể pha nước. Tiếp đó lo dọn dẹp chén bát, trong lúc chư Tăngtụng kinh hồi hướng. Hành đường cũng còn có nghĩa là đi chungquanh phòng ăn của chúng tăng để coi sóc và dọn dẹp cho gọn gàngvà chu đáo. Ban hành đường luôn luôn phải ăn sau giờ ăn củađại chúng.
Việc luân phiênnhau dọn cơm cho chư Tăng trong tự viện ngoài tinh thần bình đẳng ra,còn giữ gìn các oai nghi trong bửa ăn được thanh tịnh trangnghiêm.
Chùa có đấtruộng nên tới mùa lại thâu hoa lợi về chứa vào kho, nhất là khodùng để dựng lúa, bắp, đậu v.v... Người chịu trách nhiệm trôngcoi việc xuất nhập nầy gọi là Tri-khố.
Những ngôi chùalớn có từ 5 đến 10 mẫu ruộng thường cho người khác canh tác,tới mùa thu hoạch hoa mầu về chứa vào kho để chi dụng hàng ngàytrong tự viện. Muốn cho việc hết còn được phân minh chùa phảicắt đặt sẵn một người trông coi về việc nầy. Người ấy cóbổn phận báo cáo cho thầy trụ trì biết rõ sổ sách việc xuất kho,tồn kho để dự tính ngân sách sắp tới. Người biết tính toán sổsách và rành về tiền bạc có thể phụ trách việc nầy. Ngoài ra,Tri-khố còn là người giữ tài chánh cho chùa nữa. Như mỗi ngàyphải chi bao nhiêu và trong một tháng số tiền chi, thu phải được ghivào sổ sách rành mạch để dễ dàng quyết định được khả năngkinh tế cho chùa. Trong trường hợp, có những việc bất thường trongtự viện như việc tu bổ phòng xá, đám tiệc cũng do viên Tri-khốbiết tính toán khéo là mọi việc có thể chạy đều.
Tri-khố ngoài việcgiữ sổ sách và chi, thu ra, còn có bổn phận phát triển cho ngânquỷ của chùa để có được một vị thế kinh tế quân bình và hợplý cho tự viện. Trong một tu viện có từ 10 tăng sĩ trở lên làvai trò của Tri-khố phải có để lo về việc tiền bạc. Theo danh từphổ thông ngày nay, Tri-khố chính là thủ quỷ, tức là người giữtài chánh trong việc thu, xuất mỗi ngày của chùa. Chùa có tổ chứckinh tế tự túc, tức là vai trò của người trông coi về tàichánh rất nặng nề và quan trọng. Tuy nhiên, cho tới nay chúng ta vẫnchưa có được một nền kinh tế tự lập hoàn toàn cho chùa màphải còn nhờ vào sự hão tâm đóng góp của người tín đồ đểnuôi dưỡng tăng chúng, là một hình thức không tiến bộ cần phảiđược cải đổi. Tại Nhật-Bản, các ngôi chùa có nền kinh tế tựtúc thật dồi dào và việc chi thu ở các ngôi chùa trung bình cóthầy trụ trì quyết định, còn ở các trung tâm Phật giáo lớn hơncó thủ quỷ phụ trách việc tài chánh.
Phật giáo Việt-Namcho đến khi nào có ngân quỷ tự trị hoàn toàn về phương diện tàichánh mới mong phát triển tổ chức giáo hội đúng mứcđược.
Để cung ứng chonhu cầu tri thức, tại các chùa lớn thường có thiết lập một hệthống thư viện, nơi tàng trữ những kinh sách giá trị.
Tri-tạng làngười trông coi về thư viện. Chữ Tạng có nghĩa là kho tàng dùngđể chỉ cho kinh, luật, luận của Phật giáo. Như thế, chùa có nhiềukinh điển giá trị cần phải có người coi sóc. Người được đềcử trông coi việc nầy gọi là Tri-tạng, nếu gọi theo danh từ ngàynay là viên quản thủ thư viện. Kinh sách phải xếp đặt theo thứtự để dễ tìm mỗi khi có người muốn tìm đọc tới loại nào,cũng như để xem chừng sâu mọt nhấm gậm tới các quyển kinh sáchquí, phải có người chịu trách nhiệm trông coi tủ sách của tựviện.
Tri-tạng hay ngườiquản thủ thư viện có nhiệm trao đổi sách quí, thay đổi vị trí sáchtrong tủ vào làm dồi dào tủ sách cho độc giả có sách mới đểđọc là việc làm rất cần thiết và hữu ích vậy. Tri-tạng ngoàiviệc trao đổi bằng kinh nghiệm để duy trì và phát triển tủ sáchcủa chùa ra, còn phải nghiên cứu xem loại kinh điển, sách báo nàophù hợp với trình độ tri thức của chư Tăng trong tự viện, bằngmọi cách phải vận động mua thêm sách mới về làm phong phú chokiến thức của đại chúng là điều thật lợi ích vô cùng.
Trong mỗi một ngôichùa đều cần phải có một tủ sách để làm món ăn tinh thần làđiều cần thiết. Kinh sách càng nhiều, vai trò của người coi sóccàng lớn, nhất là việc sắp xếp thứ loại theo mục lục đểđược dễ dàng trong việc tra cứu.
Việc phụ tráchmột thư viện như vậy, không cần đòi hỏi người có kiến thức caomà cần nơi khả năng chuyên môn cũng như người nhiều thiện chíđảm trách.
40.- Vai Trò Của TriKhách Trong Tự Viện Như Thế Nào ? (^)
Vai trò củaTri-khách rất quan trọng đối với một ngôi chùa, đó là bộ mặtđối ngoại, cũng như trong một quốc gia là bộ Ngoại giao vậy.
Tri-khách làngười đại diện cho chùa tiếp đãi, hướng dẫn, giải thích cácnghi vấn trong mọi trường hợp, mỗi khi khách cần. Ở trong các tổngbổn sơn (tổ đình) của chùa Nhật thường có ít nhất là hai ngườiTri-khách, ngoài ra còn có một ban tiếp tân phụ lực, cũng giốngnhư các tổ chức đám tiệc quan trọng khác. Viên Tri-khách có thểgiải thích, tường trình rõ ràng mọi sinh hoạt của tự viện, đểkhách nhờ đó có một khái niệm chính xác về cách tổ chức làviệc cần thiết.
Người phụ tráchviệc tiếp đãi khách của chùa phải cho thật khéo léo và niềm nỡtừ lời nói cho tới thái độ tiếp đón mời mọc khách, nếukhông tế nhị trong việc nầy khó mà gây được cảm mến củangười viếng thăm. Tại các ngôi chùa nhỏ, việc tiếp kháchthường do vị trụ trì đảm trách luôn.
Một ngôi chùa cóphát triển lớn mạnh hay không, một phần đều do thái độ ngoại giaokhéo của người tri khách, nhất là việc giao tế cần thiết. Ngôichùa chỉ có một hay hai vị tăng sĩ và do một ban quản trị điều hànhmọi việc thì vai trò của tri khách không còn cần thiết nữa, trongtrường hợp nầy do một ủy viên giao tế hoặc ban ngoại giao trôngcoi. Viên tri khách của chùa phải biết qua lịch sử tạo lập chùa,các vị Tổ sư kế thừa tông phái, các di tích lịch sử có liên hệv.v.., cũng như những bút tích, thi kệ của các vị Tổ để lại (nếucó) phải tìm hiểu cho thật tường tận để khỏi phải lúng túng khibị chất vấn.
Theo một tinh thầnmới, chúng ta lần lần phải tìm cách thoát xác khỏi những danh từchữ Hán, nhưng vẫn giữ nguyên được ý nghĩa của tiếng khó hiểutrong phạm vi của Phật giáo như tri khách có nhiều người biết, cònnhư thư trạng, tri tạng v.v... cần phải thay đổi cho được thích hợpvà dễ hiểu.
Muốn được nhiềungười biết đến ngôi chùa cho được chính xác cần cắt đặtngười tiếp đãi khách thật nồng hậu, vì đó là bộ mặt nổi củatự viện.
41.-Thị Giả Có Phải Là Dùng Một Người Hầu Như Nô Lệ Cho Mấy Nhà?Tu ?
Ở trong các chùangày nay hầu như danh từ thị giả không còn dùng nữa. Đây làtiếng Hán cổ cho nên chúng ta cần phỉ biết qua ý nghĩa.
Các Hòa-Thượng,Thượng-Tọa, Đại-Đức lớn tuổi thường tu nhập thất có khi 10ngày, 2 tuần lễ. Mọi việc tiếp xúc với bên ngoài đều cắtđứt, do đó phải có người giúp đưa cơm nước, giặt giũ quầnáo và mỗi khi các thầy cần điều gì. Người phụ trách, lo côngviệc nầy gọi là thị giả. Người hầu thầy thường là một chútiểu lanh lẹ và đàng hoàng, để giúp các Thượng-Tọa đang cầnnhiều thì giờ cho việc viết sách, trì kinh, tọa thiền v.v... trong cácviệc lặt vặt, nhờ đó người đệ tử tạo thêm phướcđức.
Ngay ở nhữngngôi chùa trong phố mà không phải tọa lạc trên núi non xa xôi hẽolánh, các thầy lớn tuổi đều phải có người giúp đỡ. Hìnhthức hầu thầy không có nghĩa kẻ được sai nhờ là nô lệ màlà kẻ mong làm việc thiện để giúp cho đạo hạnh tròn đầy, vìngười mới xuất gia lúc nào cũng phải nương theo thầy để họchỏi. Việc đi sát gần thầy để săn sóc, người đệ tử có cơhội tốt học được nhiều điều bổ ích cho mình.
Việc hầu thầy làbổn phận của người đệ tử mới tập sự xuất gia, để nhờ đóhọc được những kinh nghiệm trong việc tu hành rất có lợi.
42.-Cho Biết Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Hương Đăng Là Gì ?
Hương-đăng làngười được đề cử để lo việc hương đèn, hoa quả nơi chánhđiện thờ Phật cho được tươm tất, trang nghiêm.
Thường mỗi ngàyvào buổi sáng và buổi chiều, người phụ trách đèn nhang lo việcquét dọn chánh điện thờ Phật, thay đổi, sắp xếp, trang hoàng bànthờ Phật, bàn thờ tổ, bàn kinh có ngăn nắp gọn gàng. Người loviệc hương đèn phải coi sóc, báo cáo để người giữ tài chánhmua sắm những thứ cần dùng cho chùa. Nhiệm vụ hay vai trò củaHương-đăng vì thế không có gì nặng nhọc cả. Tuy nhiên, về mặthình thức của ngôi chánh điện rất quan trọng cho việc bài trí,người phụ trách hương đèn ít nhất có cặp mắt thẩm mỹ hay nghệthuật là điều rất cần thiết. Ở trong các ngôi chùa nhỏ, nhiệmvụ nầy là của thầy trụ trì, hay chùa ít người thì việc cắt đặtriêng một người giữ việc hương đèn không cần thiết. Việc sắpxếp bàn thờ Phật cho đẹp cũng làm tăng thêm giá trị tinh thầnđể mọi người trong chánh điện phấn khởi, tinh tấn tu hành.
43.-Hãy Nói Rõ Danh Từ Thư Trạng Và Cách Xử Dụng Ra Sao ?
Thư-trạng làngười lo việc giấy tờ hay sổ sách ở trong một ngôi chùa. Danhtừ nầy đồng nghĩa với thư ký ngày nay.
Trước đây trêncác công văn, sớ giấy của chùa chỉ có ấn dấu, không ký tên.Đây là một hình thức khác hẳn với bây giờ. Nói khác hơn,Thư-trạng là người chuyên giữ việc hành chánh cho công việcđiều hành của chùa. Người lãnh nhiệm vụ nầy cần có khả năngvề nhiều mặt, nhất là có khả năng biết tổ chức. Trước đây,trong thời kỳ các chùa còn xử dụng chữ Hán, Thư-trạng làngười phải cần được chọn lựa kỹ lưỡng mới làm việcđược. Viên thư ký làm việc dưới sự điều hành của thầy trụtrì. Tuy nhiên, thư ký có quyền thay thầy điều hành mọi giấy tờcần thiết khi thầy vắng mặt. Thư ký của chùa hay của bất cứ mộttổ chức nào cũng đều quan trọng cả, nhất là về mặt điều hànhtổ chức, một phần lớn công việc làm đều có ảnh hưởng sâurộng tới quần chúng. Thường các chùa lớn có đông tín đồ nênviệc cúng kiến như cầu an, cầu siêu, cưới xin ... rất bận rộn, dođó một người lo việc giấy tờ không kịp nên phải có thêm mộtngười phụ tá để giúp việc.
Những danh từkhó hiểu trong các kinh sách của Phật giáo dần dần được dịch sangtiếng Việt. Đây là một điều mà mọi Phật tử đều mongmuốn.
44.-Duy Na Là Người Phụ Trách Việc Gì ?
Duy-na là ngườithủ chuông trong thời khóa tụng ở chùa hay nơi nào có thờ Phật.
Ở hai bên tảhữu của chánh điện thờ Phật có hai người, một bên chuông vàmột bên mõ ngay trước bàn kinh. Khi nào có người chủ lễ đứnggiữa thì người thủ chuông khỏi phải xướng lễ. Trong trườnghợp thiếu chủ lễ, bên thủ chuông kiêm luôn chủ lễ. Việc gõchuông cũng phải đúng với nhịp dứt của mỗi đoạn kinh. Duy-na chỉđiểm tiếng chuông khi nào biết là ý của đoạn trên dứt và sangmột đoạn khác, nhờ đó mọi người theo đúng nhịp mõ đễ tụng.Lời kinh, tiếng kệ khi lên bỗng lúc xuống trầm theo tiếng ngân cũngdo người thủ chuông một phần. Chúng ta cần phải luyện tập chonhiều mới gõ chuông rành được. Một người có nhiều kinh nghiệmtrong việc tụng kinh khi điểm tiếng chuông khiến người nghe thanh thoátnhẹ nhàng, ngược lại, chúng ta sẽ cảm nghe như âm thanh làm cháttai, mệt óc lúc tụng kinh.
Một sự tướngtuy rất nhỏ trong chùa như việc thỉnh chuông cũng rất tế nhị nhưvậy, vì mọi người lúc vào chánh điện hay nơi thờ Phật đềulắng lòng chăm chú vào bài kinh đang đọc.
Âm thanh của tiếngchuông nhẹ lâng đưa lời hòa âm của người tụng vào trong khônggian tĩnh lặng như lời cầu nguyện cho chúng sanh đều được gộinhuần công đức.
Người đứng phụtrách việc gõ mõ cho mọi người tụng kinh theo một nhịp điều hòagọi là Duyệt-chúng, tức làm mọi người hòa vui.
Thường bên mõở về phía tay trái của chánh điện, phía ngoài ngó vào. Tiếng mõphải hòa theo lời kinh của mọi người, có nghĩa là lúc giọnglớn, phải nâng tiếng mõ lên cao, còn khi giọng của mọi ngườixuống thấp, tiếng mõ cũng nhỏ lại. Việc gõ mõ tuy không khó,nhưng có người cầm tới dùi mõ là khiến mọi người đọc muốnđứt hơi, mệt mỏi. Duyệt-chúng có nghĩa là làm cho tâm lý mọingười phơi phới vui vẽ. Như vậy, một người thủ mõ giỏi làbiết giữ thật điều hòa hơi lên xuống của mọi người với tiếngmõ để có sự hòa nhịp từ tâm cho tới cảnh bên ngoài. Tiếngchuông lúc thỉnh lên, ta còn nhận ra được tâm của người gõ, thìnhịp mõ lại là thước đo đúng nhất về người giữ việc làmphấn khởi tâm lý mọi người trong giờ phút trang nghiêm của buổilễ.
Ngày xưa các chùaquan niệm rằng, chùa nào giữ tiếng mõ cho thường xuyên, cũng cónghĩa là vấn đề tài chánh khỏi phải lo lắng, có ý nói rằng,tăng chúng của chùa biết lo tinh tấn tu hành.
Mỗi tôn giáo cómột hình thức riêng về các nghi thức. Giữ nhịp mõ cho khoan thaitrong nghi lễ Phật giáo, cũng là một cách cảm hóa người nghe nhưtiếng pháp âm vi diệu ...
46.-Tọa Cụ : Hình Thức Và Công Dụng Ra Sao ?
Tọa-cụ là tấmvải dùng để ngồi thiền hay lạy Phật của tăng sĩ Phật giáo, nhấtlà Phật giáo phái thiền. Mỗi khi trải tấm vải để ngồi thiền,phải đọc bài kệ như sau :
Tọa cụ ni sưđàn
Trưởng dưỡngtâm miêu tánh
Triển khai đăngthánh địa
Phụng trì Như-Laimạng
Án đàn ba, đànba tóa ha.
Dịch nghĩa : Tấmtọa cụ bằng một thứ vải bền chắc nuôi dưỡng tâm niệm thiện,ngõ hầu bước lên thềm thang của bậc Thánh, nhờ đó vâng giữgiáo pháp của Phật.
Khi thọ giớiTỳ-kheo, người thọ giới phải sắm đủ các pháp cụ cần thiết như: Y hậu, bình bát, một tấm tọa cụ và một đảy lọc nước. Nếuthiếu một trong các thứ cần dùng nêu trên, thầy Sa-di không thểthọ được giới Tỳ-kheo.
Tấm vải nầythường vuông vức bằng 1m x 1m, xếp gọn lại và bỏ trong xách tay haycặp táp. Thầy Tỳ-kheo khi đi đâu cũng không rời y hậu và tọacụ, vì lúc lễ Phật đều phải cần tới các thứ ấy.
Ngày nay, chúng taít thấy tăng sĩ Việt dùng tới miếng vải lót trải khi ngồi thiềnhay vào chánh điện lạy Phật tụng kinh, phải chăng họ đã đi xarời với hình thức của Phật giáo cổ truyền ? Tấm vải nầy vềmầu sắc thường là mầu đà hay vàng lợt da cam.
Duy trì nếp sốngvà hình thức cố hữu trong Phật giáo, cũng có nghĩa là giữ gìnđược mạng mạch của Phật pháp, vì cái gì hễ "phi cổ bấtthành kim" vậy.
47.-Kiết Già Và Bán Già Khác Nhau Thế Nào ?
Người tu thiềntrong tư thế ngồi có hai cách : Ngồi kiết già hay bán già.
Thế nào là kiếtgià và thế nào là bán già ?
Những ai có thểngồi thiền theo lối kiết già và những người nào ngồi theo lốibán già hay cả hai đều thực hành được ?
Thế ngồi bán giàtức là ngồi vắt bàn chân trái để lên trên đùi bên chânphải. Thế ngồi nầy dễ đối với người mới tập sự tu Thiền, vìít mỏi hơn so với thế ngồi kiết già. Người mới bắt đầu họctheo phép tu Thiền định có thể ngồi theo lối bán già, rồi dần dầnđể cho việc ngồi được thục luyện, sau đó mới tập ngồi theo lốikiết già được. Kiết già là thế ngồi vắt bàn chân trái đểlên trên đùi của chân bên phải và bàn chân phải để lên đùicủa chân trái, ngồi hướng thẳng người đúng 90 độ, rồi bắtđầu tập trung tư tưởng.
Người nào chưatừng tập luyện bao giờ mà bắt đầu bằng thế ngồi nầy đều cảmthấy nhức mỏi khó chịu và chỉ cố gắng chịu đựng được trongvòng 10 hay 15 phút. Sau đó chân bị tê cóng và bước đi khập khểnhloáng choáng, vấp ngã. Những Thiền-sư chuyên tâm vào việc tọathiền thường chú tâm ngồi thiền định suốt trong 5 đến 10 tiếngđồng hồ vẫn không biết mỏi. Một người trung bình có thể ngồitheo thế kiết già trong vòng một hoặc hai tiếng đồng hồ cũng khôngthấy có gì thay đổi cả.
Chúng ta có thểngồi thiền theo lối kiết già và bán già cùng một thời gian thiềnđịnh đều được cả, nghĩa là lúc đầu ta ngồi theo cách kiết già,sau đó độ 20 phút hoặc nữa tiếng, tự cảm thấy mỏi và khó chịuthì đổi sang cách bán già cũng không có gì trở ngại cả.
Việc ngồi kiếtgià hay bán già không quan trọng mà điều cần thiết hơn cả là tronglúc ngồi như vậy, ta có tập trung được tư tưởng hay không mớiđáng đề cập tới mà thôi.
48.- DuTăng Khất Thực Và Hành Khất Khác Nhau Ở Điểm Nào ?
Du tăng khất thựclà người tăng sĩ sống đúng theo hạnh của Phật, ngày ăn mộtbửa, tối ngủ dưới gốc cây, không nhà cửa, chùa, thất mà cứđi ta bà như thế suốt quanh năm để xin ăn và truyền bá PhậtPháp.
Chữ du trong dutăng có nghĩa là đi chu du hay vòng quanh tới nhiều nơi chốn khác nhauđể xin của cúng. Do đó, bài thơ diễn tả ý nầy, có đoạn như sau:
Gót đạo sĩ bốnphương trời rải bước,
Cõi Ta-bà đâuchẳng phải nhà ta.
Một mình đi vớibình bát, cà sa,
Đói xin ăn, nơigốc cây nằm ngủ.
Mùi phú quí mặcai người hưởng thú,
Bả vinh hoa ta nàocó sá gì.
Chỉ một lòng tuniệm đạo từ bi,
Diệt phiền nãocõi lòng thường thanh tịnh...
Đó cũng là hạnhnguyện của người tăng sĩ khất thực, thực hành đúng theo nhưPhật lúc còn tại thế. Phái Phật giáo quấn y vàng không chủtrương lập chùa, thiền viện, cơ sở ... mà chỉ có một tấm lònghiến dâng cho đạo trong hạnh đi du phương cầu thực và lấy việclợi sanh làm sự nghiệp. Họ biết bỏ cái "ngã" làm kẻ ănxin, khiến cho người phát tâm đem lòng kính phục. Nếu có dịp chứngkiến thái độ kiên nhẫn của các sư khất thực nơi các khu phố,chợ có đông người để xin đồ, chúng ta mới thấy được làmột việc rất khó thực hành đối với kẻ tầm thường.
Tuy nhiên, việc tuhành và truyền bá đạo Phật như thế, không thể nào gây đượcảnh hưởng lớn được, vì thiếu cơ sở, thiếu tổ chức cũng nhưít người hậu thuẩn, thì việc phát triển đạo Phật cũng bị thu hẹpvà chậm chạp.
Chữ khất thựccó nghĩa là khất cầu Phật Pháp để đổi lại thức ăn nuôi lấypháp thân huệ mạng, do nơi phát tâm cao thượng của người thựchành mà có, trong khi đó, hành khất có nghĩa là xin ăn theo một ýnghĩa xấu hoàn toàn, nhằm gán cho kẻ tồi trong xã hội.
Trong hiện tại, taít thấy các nhà sư tu theo hạnh khất thực, có lẽ một phần vì tậpquán các nơi có khác, một phần vì người tu theo hạnh du phương đãít, và một số các nước theo truyền thống nguyên thủy Phật giáolại nằm trong vùng kiểm soát của Cộng-sản.
49.-Tham Thiền, Thiền Định Và Tọa Thiền Khác Nhau Thế Nào ?
Phật giáo pháiThiền-tông chủ trương tu thiền hay thiền quán, tức là ngồi địnhtâm để tập trung tư tưởng vào một điểm cố định theo ý muốncủa hành giả.
Việc tu thiền cónhiều căn cơ và trình độ khác nhau, tùy theo công phu tu tập củangười thực hành nhiều hay ít mà có chỗ đạt ngộ cao thấp khôngđồng nhau. Những danh từ tham thiền, thiền định và tọa thiền đềucó nghĩa là tu theo phép quán tưởng để tập trung tư tưởng cả, tuynhiên ý nghĩa có sự khác nhau, ta cần phân biệt :
Tọa thiền màPhật giáo phái thiền Nhật-Bản gọi là Zazen, dùng để chỉ chung chomọi trình độ cao thấp khác nhau về việc thực hành, kể cả ngườimới bắt đầu tu cũng đều gọi là tọa thiền được vậy.
Thiền định chỉ chomột người có trình độ tu tập cao và đã đạt được đến giaiđoạn thuần thục, trong việc tập trung tư tưởng rất dễ dàng, nhưđức Phật Thích-Ca ngồi thiền định (nhập định) suốt 49 ngày dướicây Bồ-đề cho tới khi giác ngộ tức là chứng quả thànhPhật.
Tham thiền hàmchứa 2 ý nghĩa khác nhau :
1.- Đại tham làmột cuộc tập họp đại chúng rộng rãi do vị Thượng- Tọa Thiền-sưchủ xướng để mọi thiền sinh có cơ hội tham cứu về lý thuyếtlẫn thực hành việc tu thiền. Tuy nhiên, trong trường hợp có mặtđông đảo các thiền sinh nầy, những người nào có căn cơ khávững chắc về thiền mới dám đặt câu hỏi. Vì vị thiền sưthường hay lật ngược các câu hỏi để khám phá ra trình độ tuchứng của người hỏi.
2.- Tiểu tham làviệc tham cứu về thiền một cách bán chính thức. Trong những giờrãnh rỗi, vài ba người gặp vị Thượng-Tọa Thiền-sư nơi sân cỏhoặc ngoài vườn hoa đều có thể lợi dụng cơ hội tốt để hỏithêm về những cách thức tu tập. Những người mới bắt đầu họctu thiền nên theo lối tham cứu nầy rất lợi ích vậy.
Môn thiền ngày nayrất thịnh hành ở Âu Mỹ, vì con người sống trong các xã hội vănminh cơ khí nên đầu óc luôn luôn bận rộn, họ cần có thì giờđể tập trung tư tưởng mà thiền Phật giáo là pháp môn hữu hiệunhất.
50.-Tự Viện Có Khác Với Chùa Không ?
Tự viện làtiếng gọi chung cho ngôi chùa, nơi ấy tăng chúng tu học và sống trongtinh thần lục hòa (xem bài 6 phép lục hòa) của Phật giáo.
Tự viện nói chođủ là chùa và Phật-học-viện hay Phật-học-đường gồm có mộtsố đông tăng sĩ cùng nhau chung sống để học hỏi và thực hànhPhật giáo dưới sự chăm sóc và điều hành của một Giám-việnhay Ban-giám-đốc. Danh từ tự viện còn được dùng theo lối kínhngữ, như trong trường hợp người đối diện với ta là trụ trìcủa một ngôi chùa. Khi muốn hỏi thăm về cách sinh hoạt của ngôichùa ấy chẳng hạn, ta dùng tiếng "quý tự" hay "quýviện" rất đẹp vô cùng.
Cũng cần phânbiệt giữa "tự" và "viện". Tự thường nhỏ hơnviện, trừ những ngôi cổ tự (chùa cổ) còn hầu hết các ngôichùa kiến trúc theo lối tân đều có cả trường học, có sânrộng, vườn hoa ... Như vậy, nơi nào có đông tăng chúng ở tu học,với một ban giảng huấn điều hành việc giảng dạy được gọi làPhật-học-viện, còn ngược lại, thiếu hai yếu tố trên gọi làchùa hay tự.
Hiện tại ở hảingoại, chùa và viện Phật học lần lượt được thiết lập tạinhiều nơi như Hoa-Kỳ, Pháp, Đức,Canada, Úc-Đại-Lợi. Đây là côngtác Phật sự quan trọng của cộng đồng người Việt từ sau năm1975, vì ở trong nước các ngôi chùa, các Phật-học-viện đã bịđóng cửa vĩnh viễn, tăng sĩ phải hoàn tục hay đi vùng kinh tếmới. Hiện tại các Phật-học-viện cho mở lại dưới kế hoạch củanhà nước.
Nhiều chùa vàPhật-học-viện càng được xây thêm, càng chứng tỏ rằng tiếngpháp âm của Phật giáo còn được tiếp tục duy trì và phát triểnở nhiều nơi trên thế giới.