KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Ở đây, tôi không cố gắng để đem lại một câu trả lời xác định nào, nhưng tôi nghĩ cũng có ích để biết rằng, đôi khi trong thiền quán, ta có thể cảm nhận một cách mãnh liệt rằng tâm thức được phát toả ra từ nơi trung tâm bộ tim của mình - không phải trái tim vật lý, mà là vùng năng lực tâm linh nằm ngay ở giữa ngực. Có thể là năng lực tâm linh ấy phát xuất từ bộ óc và ta cảm nhận nó ở trái tim, hay cũng có thể là nó bắt đầu nơi vùng trung tâm bộ tim và được chuyển đến bộ óc!
Trong ngôn ngữ của một số quốc gia Á châu, chữ tâm có thể dùng để chỉ trái tim hoặc bộ óc. Vấn đề đã được giải quyết hết sức thật giản dị! Bạn nên nhớ rằng khi chúng ta sử dụng danh từ tâm theo ngôn ngữ của Phật giáo, thì ta không chỉ nói riêng về bộ óc hay phần trí tuệ mà thôi. Tâm ở đây có nghĩa là thức: một quan năng cua tri giác giúp ta nhận biết được một đối tượng cùng với mọi cảm thọ, mọi cảm tưởng có liên hệ đến cái biết ấy, chúng có thể sinh khởi bằng nhiều cách phối hợp khác nhau, trong bất cứ giây phút nào. Với tuệ giác thiền quán ấy thì trái tim và bộ óc thật ra chỉ là một!
Nếu vậy thì sự tu tâm hay chuyển hóa ý thức là để làm gì? Thức, nói một cách đơn giản là cái biết. Nhưng trong mỗi giây phút của cái biết ấy có nhiều trạng thái tam thức khác biệt liên hệ với nó phát sinh theo. Giáo lý của Đức Phật có đề cập nhiều đến những trạng thái tâm thức này - những tâm bất thiện như là tham, sân, si, sợ hãi và những tâm thiện như là niệm, từ, bi và trí tuệ.
Chúng ta có thể hiểu sự tu tâm này qua pháp môn Tứ chánh cần mà Đức Phật đã chỉ dạy: Trong sự tu tập, ta cố làm sao để diệt trừ những tâm bất thiện đã sinh khởi; đối với những tâm bất thiện chưa sinh thì giữ cho chúng đừng sinh. Và cũng thế, ta cố gắng nuôi dưỡng, củng cố những tâm thiện đã có mặt, và tu tập, phát triển thêm những tâm thiện nào chưa sinh!
Đó cũng chính là công thức của sự chuyển hóa. Trước hết, ta cần quán chiếu kỹ cái tâm này của mình, xem nó thực sự là gì! Từ công phu quán chiếu ấy, ta sẽ phát triển được một trí tuệ phân biệt, nhận thức được những tâm nào là bất thiện, đưa ta đến khổ đau; và những tâm nào là thiện, đem lại cho ta hạnh phúc. Dựa trên chính nhận thức và kinh nghiệm của bản thân mình mà ta sẽ thực hành theo bốn phương pháp ấy. Và đó cũng chính là con đường rèn luyện tâm mà ta đang tu tập.
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
II. Phương pháp tu tập
Tu tâm
Có một cuộc tranh luận đã kéo dài từ hơn 2.500 năm nay về vấn đề tâm ta nằm ở nơi nào. Tâm nằm ở bộ óc chăng? Hay tâm ta nằm ở trái tim của mình?Ở đây, tôi không cố gắng để đem lại một câu trả lời xác định nào, nhưng tôi nghĩ cũng có ích để biết rằng, đôi khi trong thiền quán, ta có thể cảm nhận một cách mãnh liệt rằng tâm thức được phát toả ra từ nơi trung tâm bộ tim của mình - không phải trái tim vật lý, mà là vùng năng lực tâm linh nằm ngay ở giữa ngực. Có thể là năng lực tâm linh ấy phát xuất từ bộ óc và ta cảm nhận nó ở trái tim, hay cũng có thể là nó bắt đầu nơi vùng trung tâm bộ tim và được chuyển đến bộ óc!
Trong ngôn ngữ của một số quốc gia Á châu, chữ tâm có thể dùng để chỉ trái tim hoặc bộ óc. Vấn đề đã được giải quyết hết sức thật giản dị! Bạn nên nhớ rằng khi chúng ta sử dụng danh từ tâm theo ngôn ngữ của Phật giáo, thì ta không chỉ nói riêng về bộ óc hay phần trí tuệ mà thôi. Tâm ở đây có nghĩa là thức: một quan năng cua tri giác giúp ta nhận biết được một đối tượng cùng với mọi cảm thọ, mọi cảm tưởng có liên hệ đến cái biết ấy, chúng có thể sinh khởi bằng nhiều cách phối hợp khác nhau, trong bất cứ giây phút nào. Với tuệ giác thiền quán ấy thì trái tim và bộ óc thật ra chỉ là một!
Nếu vậy thì sự tu tâm hay chuyển hóa ý thức là để làm gì? Thức, nói một cách đơn giản là cái biết. Nhưng trong mỗi giây phút của cái biết ấy có nhiều trạng thái tam thức khác biệt liên hệ với nó phát sinh theo. Giáo lý của Đức Phật có đề cập nhiều đến những trạng thái tâm thức này - những tâm bất thiện như là tham, sân, si, sợ hãi và những tâm thiện như là niệm, từ, bi và trí tuệ.
Chúng ta có thể hiểu sự tu tâm này qua pháp môn Tứ chánh cần mà Đức Phật đã chỉ dạy: Trong sự tu tập, ta cố làm sao để diệt trừ những tâm bất thiện đã sinh khởi; đối với những tâm bất thiện chưa sinh thì giữ cho chúng đừng sinh. Và cũng thế, ta cố gắng nuôi dưỡng, củng cố những tâm thiện đã có mặt, và tu tập, phát triển thêm những tâm thiện nào chưa sinh!
Đó cũng chính là công thức của sự chuyển hóa. Trước hết, ta cần quán chiếu kỹ cái tâm này của mình, xem nó thực sự là gì! Từ công phu quán chiếu ấy, ta sẽ phát triển được một trí tuệ phân biệt, nhận thức được những tâm nào là bất thiện, đưa ta đến khổ đau; và những tâm nào là thiện, đem lại cho ta hạnh phúc. Dựa trên chính nhận thức và kinh nghiệm của bản thân mình mà ta sẽ thực hành theo bốn phương pháp ấy. Và đó cũng chính là con đường rèn luyện tâm mà ta đang tu tập.
Gửi ý kiến của bạn