NHẬT KÝ DHARAMSALA
Tác giả: Không Quán
(Hình như là tôi có nghiệp thu hút tiếng ngáy! Lần tôi về chùa Trúc Lâm của thầy Thanh Từ tu tập năm 1998, nhân chuyến đi công tác tại Việt Nam, tôi cũng bị tình trạng như thế, bên cạnh giường của tôi là phái đoàn nha sĩ từ Sài Gòn về chữa răng cho chư tăng, có một vị nam nha sĩ mập mạp to lớn và ngáy rất là to, làm tôi phải xin đổi phòng xuống nhà bếp ngủ mới được yên.)
Nguyên ngày hôm nay trên xe lửa có biết làm gì đâu! Trừ những lúc nhân viên phát phần ăn cho các bữa ăn, tôi thường hay ngồi khoanh chân thiền định, cho nên trong ngày mấy lần thầy viện trưởng ghé qua chỉ thấy tôi nhắm mắt xếp bằng. Còn các vị hành khách Ấn Độ kia thì chuyện trò vui vẻ (sau này thầy kể lại với tôi là ghé qua thăm, thì chỉ thấy như thế). Người Ấn Độ di chuyển rất nhiều bằng xe lửa, và họ có một thói quen khá hay, là khi chia chung phòng, họ làm thân với nhau và coi nhau như người trong một gia đình, truyện trò đùa giỡn cho qua hai ngày dài trên xe lửa.
Sau này, khi không khí quen thuộc với nhau, vào những bữa cơm, các vị Ấn Độ chung phòng đó hỏi tôi đi về Ấn làm gì, tại sao không chịu ăn gì cả, và họ cũng bắt đầu dạy tôi vài ba chữ tiếng Ấn, vâng dạ, không, có v.v... Họ còn hỏi tôi theo đạo gì mà cả ngày ngồi nhắm mắt hoặc tụng lẩm bẩm trong miệng. Tối hôm sau đó, tôi ngủ được yên ổn vì anh chàng thanh niên ở giường đối diện ôm cả chồng sách qua học với bạn và ngủ luôn ở bên kia. Tôi ngủ được và thấy khoẻ khoắn hơn nhiều.
Tác giả: Không Quán
Phần 2: Cuộc hành trình về Dharamsala
7. Ngày 18 tháng 2, 2008
Sáng sớm tinh mơ tôi đã thức dậy đánh răng rửa mặt sạch sẽ và hành trì. Dù sao, tôi cũng không thể ngủ được vì đêm qua, anh chàng thanh niên đối diện tầng giường của tôi ngáy to quá, cộng thêm hai vợ chồng Ấn ở từng dưới và anh chàng ở giường bên hành lang cũng ngáy, làm thành bản hòa tấu suốt đêm dài. Tôi cố gắng cả đêm trì chú nên khi mệt quá cũng thiếp đi vài tiếng.(Hình như là tôi có nghiệp thu hút tiếng ngáy! Lần tôi về chùa Trúc Lâm của thầy Thanh Từ tu tập năm 1998, nhân chuyến đi công tác tại Việt Nam, tôi cũng bị tình trạng như thế, bên cạnh giường của tôi là phái đoàn nha sĩ từ Sài Gòn về chữa răng cho chư tăng, có một vị nam nha sĩ mập mạp to lớn và ngáy rất là to, làm tôi phải xin đổi phòng xuống nhà bếp ngủ mới được yên.)
Nguyên ngày hôm nay trên xe lửa có biết làm gì đâu! Trừ những lúc nhân viên phát phần ăn cho các bữa ăn, tôi thường hay ngồi khoanh chân thiền định, cho nên trong ngày mấy lần thầy viện trưởng ghé qua chỉ thấy tôi nhắm mắt xếp bằng. Còn các vị hành khách Ấn Độ kia thì chuyện trò vui vẻ (sau này thầy kể lại với tôi là ghé qua thăm, thì chỉ thấy như thế). Người Ấn Độ di chuyển rất nhiều bằng xe lửa, và họ có một thói quen khá hay, là khi chia chung phòng, họ làm thân với nhau và coi nhau như người trong một gia đình, truyện trò đùa giỡn cho qua hai ngày dài trên xe lửa.
Sau này, khi không khí quen thuộc với nhau, vào những bữa cơm, các vị Ấn Độ chung phòng đó hỏi tôi đi về Ấn làm gì, tại sao không chịu ăn gì cả, và họ cũng bắt đầu dạy tôi vài ba chữ tiếng Ấn, vâng dạ, không, có v.v... Họ còn hỏi tôi theo đạo gì mà cả ngày ngồi nhắm mắt hoặc tụng lẩm bẩm trong miệng. Tối hôm sau đó, tôi ngủ được yên ổn vì anh chàng thanh niên ở giường đối diện ôm cả chồng sách qua học với bạn và ngủ luôn ở bên kia. Tôi ngủ được và thấy khoẻ khoắn hơn nhiều.
Gửi ý kiến của bạn