HẠNH PHÚC KHẮP QUANH TA
Nguyên Minh
Nếu có ai đó hoàn toàn mất đi lòng ham muốn trong cuộc sống bình thường này, người ấy sẽ không còn động lực để vui sống. Dường như ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống, mỗi người đều có một điều gì đó đang theo đuổi, một cái gì đó mong muốn nhưng chưa có được. Trong từng trường hợp cụ thể, điều mong muốn đó có thể là một căn nhà lớn hơn, một công việc làm khá hơn, hay thậm chí chỉ là một bộ y phục tốt hơn...
Khi lòng ham muốn giữ vai trò như một chất kích thích, một động lực để giúp ta vươn lên hoàn thiện những điều kiện hiện tại, nó có ý nghĩa tích cực cho cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có lúc lòng ham muốn trở thành một ngọn lửa thiêu đốt trong lòng chúng ta, thúc giục ta làm bất cứ điều gì, kể cả những điều phi lý để có thể đạt được một tham vọng nào đó. Lúc ấy, nó trở thành một chất độc giết chết sự an vui thanh thản trong tâm hồn chúng ta. Và khi chưa hóa giải được thứ chất độc ấy thì mọi nỗ lực khác nhằm hoàn thiện tâm hồn đều sẽ là vô ích.
Để nhắc nhở về việc phải giới hạn đúng mức lòng ham muốn, Lão tử cũng đã từng đưa ra lời khuyên “Ít ham muốn, biết đủ.” (Thiểu dục, tri túc.)
Điều quan trọng cần nói ở đây là, lòng ham muốn như một hố sâu không đáy. Nếu bạn nghĩ rằng việc thỏa mãn những ham muốn hiện có sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng, bạn đã lầm. Ngay khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn, một nhu cầu khác sẽ xuất hiện, và thường là lớn hơn nhu cầu trước đó. Giả sử bạn đang phải trả tiền thuê nhà mỗi tháng, điều bạn mong muốn có thể là mua được một căn nhà ở bất cứ nơi nào trong thành phố. Nhưng một khi bạn thực sự mua được, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy không hài lòng về vị trí căn nhà. Có thể bạn cho rằng nó quá xa nơi làm việc, không thuận tiện cho việc học hành của con cái... Và như thế, một mục tiêu theo đuổi mới sẽ hình thành. Bạn có thể tin chắc rằng, nếu bạn lại thực sự may mắn mua được một căn nhà khác ở trung tâm thành phố, cũng sẽ có hàng chục lý do khác nảy sinh để bạn cảm thấy mong muốn một căn nhà khác...
Vì thế, cái vòng luẩn quẩn xoay quanh sự ham muốn và thỏa mãn chỉ có thể được giải quyết bằng vào sự sáng suốt nhận ra và giới hạn trong một phạm vi hợp lý, duy trì được mức độ vừa phải để lòng ham muốn thực sự là chất kích thích cho những nỗ lực vươn lên của bạn. Trong chừng mực này, bạn đang hướng đến sự hoàn thiện. Dù đó là sự hoàn thiện về các điều kiện vật chất hay tinh thần, cũng đều có thể xem là xứng đáng với những nỗ lực của bạn. Khi vượt quá mức độ hợp lý, lòng ham muốn sẽ bắt đầu vắt kiệt dần năng lực của bạn để thỏa mãn nó, và bạn có thể gọi đó là sự tham lam. Cho dù sự tham lam đó đang nhắm đến bất cứ mục tiêu nào, nó cũng đều là là độc hại đối với cuộc sống của bạn.
Khó khăn của vấn đề nằm ở chỗ cần phải biết thế nào là mức độ hợp lý. Đây chính là yếu tố mà Lão tử gọi là “biết đủ” (tri túc). Vì nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi người không ai giống ai, nên mỗi người phải tự biết được mức độ giới hạn thích hợp của chính mình.
Khi bạn không “biết đủ”, bạn sẽ bị cuốn hút vào một cuộc chạy đua vô vọng. Bởi vì sự tham lam đòi hỏi phải được thỏa mãn, nhưng chính sự thỏa mãn cho một nhu cầu lại là điều kiện để sản sinh một nhu cầu khác lớn hơn. Sự leo thang này tất yếu phải dẫn đến một mức độ mà năng lực của bạn không thể vượt qua, bất chấp mọi nỗ lực. Khi đó, bạn sẽ phải sống trong tâm trạng thất vọng, không thỏa mãn. Nói một cách khác, việc thỏa mãn sự tham lam là một yêu cầu không thể làm được, bất kể là bạn có năng lực đến đâu và nỗ lực đến mức nào.
Vì thế, phương thức hợp lý và khôn ngoan để đạt được tâm trạng hài lòng, thỏa mãn không phải là đáp ứng tất cả những đòi hỏi của lòng ham muốn mà là tỉnh táo nhận biết và giới hạn chúng ở mức độ hợp lý. Bạn có thể đạt được điều này bằng vào việc biết đánh giá đúng và trân trọng giá trị của những gì hiện có.
Cuộc sống tự nó đã là một món quà quý giá cho bất cứ ai đang hiện hữu trong cuộc đời này. Chỉ cần nhận ra điều đó, bạn sẽ không phí công theo đuổi những gì chưa có mà luôn biết cách hài lòng với những gì hiện có.
Nguyên Minh
CUỘC SỐNG QUANH TA
LÒNG HAM MUỐN VÀ SỰ HOÀN THIỆN
Lòng ham muốn là một trong những động lực chính trong cuộc sống bình thường của mỗi chúng ta. Nhưng cũng giống như bất cứ loại năng lượng nào khác trong đời sống, nó cần phải được kiểm soát và định hướng. Khi bạn điều khiển một chiếc xe, sức mạnh của động cơ là một ưu điểm. Nhưng hãy thử tưởng tượng vì một lý do nào đó chiếc xe bạn đang lái đột nhiên bị chệch hướng lao ra khỏi lề đường. Khi ấy, điều tất nhiên là động cơ càng mạnh thì tai nạn sẽ càng thảm khốc hơn. Cũng vậy, lòng ham muốn một khi không còn nằm trong sự kiểm soát của lý trí và đi chệch hướng, nó cũng sẽ gây ra những kết quả tai hại cho cuộc sống của bạn.Nếu có ai đó hoàn toàn mất đi lòng ham muốn trong cuộc sống bình thường này, người ấy sẽ không còn động lực để vui sống. Dường như ở bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống, mỗi người đều có một điều gì đó đang theo đuổi, một cái gì đó mong muốn nhưng chưa có được. Trong từng trường hợp cụ thể, điều mong muốn đó có thể là một căn nhà lớn hơn, một công việc làm khá hơn, hay thậm chí chỉ là một bộ y phục tốt hơn...
Khi lòng ham muốn giữ vai trò như một chất kích thích, một động lực để giúp ta vươn lên hoàn thiện những điều kiện hiện tại, nó có ý nghĩa tích cực cho cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có lúc lòng ham muốn trở thành một ngọn lửa thiêu đốt trong lòng chúng ta, thúc giục ta làm bất cứ điều gì, kể cả những điều phi lý để có thể đạt được một tham vọng nào đó. Lúc ấy, nó trở thành một chất độc giết chết sự an vui thanh thản trong tâm hồn chúng ta. Và khi chưa hóa giải được thứ chất độc ấy thì mọi nỗ lực khác nhằm hoàn thiện tâm hồn đều sẽ là vô ích.
Để nhắc nhở về việc phải giới hạn đúng mức lòng ham muốn, Lão tử cũng đã từng đưa ra lời khuyên “Ít ham muốn, biết đủ.” (Thiểu dục, tri túc.)
Điều quan trọng cần nói ở đây là, lòng ham muốn như một hố sâu không đáy. Nếu bạn nghĩ rằng việc thỏa mãn những ham muốn hiện có sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng, bạn đã lầm. Ngay khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn, một nhu cầu khác sẽ xuất hiện, và thường là lớn hơn nhu cầu trước đó. Giả sử bạn đang phải trả tiền thuê nhà mỗi tháng, điều bạn mong muốn có thể là mua được một căn nhà ở bất cứ nơi nào trong thành phố. Nhưng một khi bạn thực sự mua được, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy không hài lòng về vị trí căn nhà. Có thể bạn cho rằng nó quá xa nơi làm việc, không thuận tiện cho việc học hành của con cái... Và như thế, một mục tiêu theo đuổi mới sẽ hình thành. Bạn có thể tin chắc rằng, nếu bạn lại thực sự may mắn mua được một căn nhà khác ở trung tâm thành phố, cũng sẽ có hàng chục lý do khác nảy sinh để bạn cảm thấy mong muốn một căn nhà khác...
Vì thế, cái vòng luẩn quẩn xoay quanh sự ham muốn và thỏa mãn chỉ có thể được giải quyết bằng vào sự sáng suốt nhận ra và giới hạn trong một phạm vi hợp lý, duy trì được mức độ vừa phải để lòng ham muốn thực sự là chất kích thích cho những nỗ lực vươn lên của bạn. Trong chừng mực này, bạn đang hướng đến sự hoàn thiện. Dù đó là sự hoàn thiện về các điều kiện vật chất hay tinh thần, cũng đều có thể xem là xứng đáng với những nỗ lực của bạn. Khi vượt quá mức độ hợp lý, lòng ham muốn sẽ bắt đầu vắt kiệt dần năng lực của bạn để thỏa mãn nó, và bạn có thể gọi đó là sự tham lam. Cho dù sự tham lam đó đang nhắm đến bất cứ mục tiêu nào, nó cũng đều là là độc hại đối với cuộc sống của bạn.
Khó khăn của vấn đề nằm ở chỗ cần phải biết thế nào là mức độ hợp lý. Đây chính là yếu tố mà Lão tử gọi là “biết đủ” (tri túc). Vì nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi người không ai giống ai, nên mỗi người phải tự biết được mức độ giới hạn thích hợp của chính mình.
Khi bạn không “biết đủ”, bạn sẽ bị cuốn hút vào một cuộc chạy đua vô vọng. Bởi vì sự tham lam đòi hỏi phải được thỏa mãn, nhưng chính sự thỏa mãn cho một nhu cầu lại là điều kiện để sản sinh một nhu cầu khác lớn hơn. Sự leo thang này tất yếu phải dẫn đến một mức độ mà năng lực của bạn không thể vượt qua, bất chấp mọi nỗ lực. Khi đó, bạn sẽ phải sống trong tâm trạng thất vọng, không thỏa mãn. Nói một cách khác, việc thỏa mãn sự tham lam là một yêu cầu không thể làm được, bất kể là bạn có năng lực đến đâu và nỗ lực đến mức nào.
Vì thế, phương thức hợp lý và khôn ngoan để đạt được tâm trạng hài lòng, thỏa mãn không phải là đáp ứng tất cả những đòi hỏi của lòng ham muốn mà là tỉnh táo nhận biết và giới hạn chúng ở mức độ hợp lý. Bạn có thể đạt được điều này bằng vào việc biết đánh giá đúng và trân trọng giá trị của những gì hiện có.
Cuộc sống tự nó đã là một món quà quý giá cho bất cứ ai đang hiện hữu trong cuộc đời này. Chỉ cần nhận ra điều đó, bạn sẽ không phí công theo đuổi những gì chưa có mà luôn biết cách hài lòng với những gì hiện có.
Gửi ý kiến của bạn