- Tựa
- Tự tình cùng Sơn Thắng
- Vài suy nghĩ về giáo dục Phật giáo hiện nay
- Giới luật là nguồn sinh lực của Tăng-già
- Quý sư Tây Tạng tạo đồ hình Mạn-đà-la bằng cát
- Ứng phú đạo tràng
- Bài kệ trong kinh Kim Cang
- Đôi nét về Ngọc Xá-lợi
- Hương tháng tư
- Đi qua tháng bảy
- Rằm tháng Bảy - Lễ hội tình người
- Kể chuyện chiêm bao
- Chuyện ngài Tăng Hộ cháu
- Ồ! Vậy hả?
- Bóng trúc bên thềm
- Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
- Gửi một mùa đông xa
- Quay quắt tình quê
- Viết cho bạn
- Miền nhớ
- Chùa Phật Đà trên đất Hà Tiên
- Angkor Wat – Chút ấn tượng riêng
- Hành hương Trung Quốc
- Hành hương đất nước chùa vàng
BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn
Chuyện là vầy. Hồi nhỏ, tôi được thằng bạn thân cùng xóm kể cho nghe những câu chuyện linh thiêng nơi đất nước Chùa Tháp. Nó thuật lại bằng cái nghe, cái thấy trẻ con của ngày còn nhỏ xíu mà nó đã từng đến đó. Hiện tại thì có mấy cô, dì, chú, bác… của nó đang mần ăn sinh sống trên vùng đất ấy. Má nó cũng đi đi về về giữa hai nước Việt Nam - Campuchia hoài hà!
Thành ra nó và tôi thường rủ rê nhau, bàn tính dịp nào, hè, tết gì đó sẽ đi qua xứ Miên một chuyến cho biết. Nó còn dạy cho tôi dăm ba câu tiếng Khơme để phòng khi bất trắc, lỡ gặp “Miên đỏ” giả dạng dân lành, chặn đường hỏi han thì biết mà trả lời trả vốn để thoát nạn bị giết chết oan uổng chỉ vì nói tiếng Việt (?) Chao ôi, nghe nó dặn dò mà tôi dựng tóc gáy!
Mà thật ra, dù nó rất siêng nhắc đi nhắc lại cái sự linh thiêng mầu nhiệm của đền Đế Thiên Đế Thích, về sự chói ngời lộng lẫy của Hoàng cung hay vùng tâm linh ngọc ngà giàu có Chùa vàng Chùa bạc… thì cũng chỉ như cơn gió thổi vèo qua ký ức tôi thôi. Cái lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới lúc ấy có hiểu biết gì mà nao núng!
Đến tuổi trưởng thành, nhân duyên đưa đẩy tôi “di cư” mình ên ra vùng biên giới. Mấy bận tới sát ranh giới, tôi cũng chỉ dám đứng bên này cửa khẩu nhìn chúng bạn sang đó chơi thôi. Nhiều lần muốn đi thử lắm nhưng chân bước không qua được cái cửa “gan”!
Cho tới một buổi chiều hè êm ả, lòng cũng thật bình yên, tôi ngoan ngoãn vâng theo tánh hiếu kỳ, mạnh dạn rảo bước quẩn quanh xóm vắng trên đất bạn để coi thế nào! Ồ! Có gì lạ đâu. Cũng đìu hiu rơm rạ, cũng bảng lảng khói đồng y chang vùng quê miền Tây Nam nước Việt. Té ra, sau này tôi mới biết, chốn biên thùy bao giờ cũng thế: hoang dã, buồn tênh!
Ngặt nỗi, hạt giống buồn bên trong cứ động đậy gọi mời, khiến tôi khá thích mon men ra cạnh biên ải đìu hiu lặng nhìn qua đất bạn mênh mang, quạnh quẽ. Cũng có khi đối cảnh được chút chút “vô tâm”, bước thong dong nhìn ngó đồi núi mây trời phía bên bạn mà chẳng nghĩ ngợi gì.
Ngày tháng dần qua…
Không lâu sau, cũng trong khoảng thời gian sống ở vùng biên giới Hà Tiên này, tôi được người quen dẫn qua tỉnh Campot kế bên rong chơi 2 ngày. Thì cũng ngao du kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” một vài nơi ưa thích như đồi núi, biển hồ và chùa chiền xung quanh cho biết!...
Thời gian loáng thoáng qua…
Rồi chút kỷ niệm rời rạc về nước láng giềng ấy cũng im ru, say sưa ngủ. Tôi quên bẵng luôn những điều thằng bạn nói cho nghe hồi còn để chỏm.
Ít năm sau, tức mùa hè năm ngoái, lúc đang học ở thành phố, tôi đã tháp tùng với mấy người bạn làm một “tour” du lịch Campuchia 4 ngày. Điểm chính của chuyến tham quan này là quần thể Angkor huyền bí, tôn nghiêm …
Ồ! Thì ra hai địa danh Đế Thiên, Đế Thích lừng lẫy muôn đời mà thằng bạn nói tới hồi năm nẳm chính là khu đền Angkor Wat và Angkor Thom nằm trong quần thể Angkor này đây! Quả là một kỳ quan tuyệt mỹ, hoành tráng, một cụm di tích kiến trúc vĩ đại bậc nhất của Campuchia, một biểu tượng văn minh huy hoàng của vương triều Khơme cổ đại, một kinh đô phồn hoa thuộc hàng những thành phố lớn nhất nhì thế giới thời đó, vượt xa các kinh đô Châu Âu cùng thời trên mọi lĩnh vực.
Quần thể Angkor khổng lồ gồm có hàng trăm lâu đài, cung điện, đền chùa bằng đá do các vị vua trị vì vương quốc Khơme cổ xây dựng, từ thế kỷ IX – XIV, nằm rải rác trong các khu rừng già rậm rạp, có đường kính 12 km, diện tích khoảng 100 km vuông, gần Siêm Riệp. Nơi có những bức phù điêu chạm trổ tinh xảo, mang tính nghệ thuật thuộc hạng “siêu đẳng”, với vô số họa tiết khác nhau thể hiện ý tưởng sáng tạo độc đáo và vô biên của người xưa, như còn ẩn chứa quanh đây sự linh thiêng huyền bí sau hơn 300 năm bị bỏ quên trong rừng già rợp bóng.
Dường như có sự chủ ý sắp đặt từ một kiếp xa xưa nào đó, nhà thám hiểm người Pháp là Henri Mouhot đã phát hiện lại Angkor vào năm 1860, khiến cả thế giới phải giựt mình, sửng sốt, ngưỡng mộ trước một nền văn minh và tôn giáo, sự tài trí và phi thường, sự bí ẩn và hưng thịnh thời cổ đại của đất nước Campuchia.
Thế nhưng, thời gian, chiến tranh, mưa nắng và ngay cả sự thờ ơ của con người đã vô tình vùi dập, tàn phá biết bao đền đài thành quách của Angkor. Để giờ đây Angkor chỉ còn là những phế tích hoang tàn u tịch.
Định luật ngàn đời ai cũng biết, tất cả muôn sự muôn vật trên thế gian này đều phải chịu chung sự biến hoại vô thường. Có đất nước nào, dân tộc nào mà chẳng trải qua những bước thăng trầm biến đổi thịnh suy? Mà không hiểu sao, khi đối diện với Angkor, lòng du khách dường như lắng lại, xót xa, ngậm ngùi theo cái nghiệt ngã, phủ phàng ruộng dâu hóa biển của vòng quay thế cuộc?
Rất lạ! Sức hấp dẫn của Angkor vẫn siêu phàm, rực rỡ, vẫn bàng bạc, lung linh để cuốn hút hàng triệu triệu người đổ xô về đây khám phá, trầm trồ và hối tiếc. Đặc biệt là Angkor Wat và Angkor Thom, hai ngôi đền nổi tiếng và lớn nhất mà mọi du khách đến đây đều dành thời gian cho chúng đầu tiên.
Angkor Wat nghĩa là kinh đô chùa. Đây là một công trình độc nhất vô nhị, biểu tượng của sự trường tồn về lòng sùng kính của con người, được coi là tòa kiến trúc tôn giáo lớn nhất thế giới, có chu vi gần 6 km, diện tích khoảng 200 ha, với 5 tháp khổng lồ, tháp chính cao 65 m, được xây dựng dưới thời vua Suryavarman II (1113-1150). Lúc đầu Angkor Wat chỉ để làm mộ thờ của vua và thần Visnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khơme theo Phật giáo thì ngôi đền trở thành nơi thờ Phật.
Đường vào đền Angkor Wat là đoạn cầu đá dài bắc qua hồ nước bao quanh đền. Đền Angkor Wat hình chữ nhật, dài 1.500 m, rộng 1.300 m. Đây cũng là ngôi đền kỳ vĩ nhất, gây ấn tượng nhất, được bảo quản gần như nguyên vẹn trong quần thể Angkor. Và cũng là ngôi đền duy nhất ở Campuchia có lối vào xoay mặt về hướng Tây, hướng mặt trời lặn. Có lẽ vì thế mà Angkor rất đẹp khi hoàng hôn buông xuống, ánh tà dương chiếu rực rỡ cả khu đền.
Angkor Thom nghĩa là thành phố vĩ đại, một khu vực hoàng thành, trái tim của kinh thành Angkor, được Vua Jayavarman VII xây dựng sau Angkor Wat gần 100 năm. Nơi đây được coi là thành phố cổ của Campuchia, có chu vi 12 km, diện tích 10 km vuông, có tường thành bao quanh, với 5 cổng thành. Trong hoàng thành có cả ngàn công trình kiến trúc khác nhau như Cung điện Hoàng gia, Sân voi, Sân vua cùi, Baphuon, Preah Palilay… Và là nơi tập hợp các tượng thần Bayon.
Có thể nói, công trình gây chú ý đầu tiên cho du khách khi đến tham quan Angkor Thom chính là sự bề thế của cổng thành, với dọc hai bên đường vào là đôi hàng tượng đá to lớn ôm thân rắn thần Naga 7 đầu, một bên là các ông Thiện, một bên là các ông Ác, trong tư thế kéo co, dài khoảng vài trăm thước.
Bước vào bên trong, giữa những điêu tàn hoang phế, ngôi đền lớn nhất là Bayon, tượng trưng cho núi thần Meru ở ngay trung tâm Angkor Thom, nổi bậc lên với 4 cửa nhìn ra 4 hướng, có 54 tháp, mỗi tháp tạc bốn mặt người khổng lồ nhìn ra bốn hướng, phỏng theo hình tượng Vua - Phật Jayavarman VII với nụ cười huyền bí muôn đời.
Cũng như Angkor Wat, Bayon có những bức phù điêu tuyệt đẹp, dài tới 1200 m, được chạm khắc công phu dọc các bức tường đá, miêu tả cuộc sống xã hội ở thế kỷ 12 của vương quốc. Là hình ảnh ghi dấu một đế chế hùng mạnh của Khơme cổ đại với các sự tích, tôn giáo, lễ hội, chiến tranh, nếp sinh hoạt hằng ngày…
Đại khái của việc nghe, đọc, ngó nhìn về Angkor thì chỉ có vậy!
Chợt! Một cảm giác mơ hồ thoáng hiện, như là tất cả còn đọng lại một nỗi buồn thời thế, xa vắng, mênh mông!
Cũng như ở một vài nơi trên đất nước này mà tôi đã đến trước đây và cùng dịp này với bao cảnh vật mặc nhiên buồn rười rượi.
Than ôi! Một Biển Hồ mênh mông không vòng tay ôm hết những mảnh đời nghèo khổ; một Chùa vàng Chùa bạc làm chói chang đến lạc mất tâm thành kính lễ bái thiết tha; một Hoàng cung tráng lệ hào nhoáng không gợi nổi nét huy hoàng; một cây cầu Naga được làm bằng đá ong đã 1000 năm tuổi nay vẫn còn nguyên đó cũng chưa dám chắc là vĩnh cửu; một đền Ta Prohm u tịch, hoang sơ quấn quít cùng các rễ cây cổ thụ tạo nên nét cổ kính, độc đáo, lạ kỳ mà nhiều người tò mò tìm đến chỉ vì bộ phim nổi tiếng “Bí mật ngôi mộ cổ” đã được quay ở đây; và có một dòng sông Mê Kông lững lờ theo năm tháng… đâu ngờ rằng như thế mà hay!
Tôi còn nhớ, sau mấy ngày lang thang và trầm ngâm cùng di tích Angkor, tôi đã cảm tác bài thơ nho nhỏ Trầm mặc Angkor ngay trên đất bạn:
“Như vẫn còn đây một nỗi niềm
Kinh kỳ hoài vọng mảnh hồn thiêng
Angkor trầm mặc nhìn thế sự
Bên cõi nhân gian lắm lụy phiền!”
Tuy nhiên, hình ảnh dễ gợi nhớ trong tôi lại là cảnh leo lên ngôi tháp cao nhất khu đền Angkor Wat.
Hôm đó, sức mạnh của lòng tự tin thôi thúc đứa yếu tim như tôi thong thả leo từng bậc tam cấp bề bản hẹp, chỉ bước được nửa bàn chân, thẳng đứng, trơn lùi, lên được tới trên tháp để rồi run lập cập hai cái giò không dám trở xuống. Nhìn qua nhìn lại, ồ, cũng có khối người hồi hộp như tôi. Chừng xuống được rồi lại ngỡ ngàng tưởng ai leo chứ không phải là mình!
Đã hơn một lần tôi ví von cảnh tượng leo tháp này là trò chơi “cảm giác mạnh” của người xưa. Không cần bảo vệ bên ngoài, an toàn tự đến từ bên trong tâm thức mỗi người. Cái giá đắt đỏ mà người đời sau có tài giỏi cỡ nào cũng khó theo kịp.
Người ta nói, để thể hiện sự tôn kính chư thần, tiền nhân đã xây tháp với các bậc thang dốc đứng để khi lên bắt buộc người leo phải cúi đầu quy ngưỡng. Ai không tuân thủ, tự khắc “rơi đài” liền! Điều này bạn dư sức hiểu. Nếu bạn đang làm một việc gì đó mà không có sự tập trung thì việc khó thành, kết quả không như mong muốn. Đương nhiên vậy! Huống chi leo lên ngôi tháp cực kỳ khó khăn, nguy hiểm (theo tôi thấy) như ở Angkor Wat này mà không chú tâm để ý thì bật ngửa té nhào, tiêu mạng là cái chắc!
Nói vậy thôi, tại nhóm tụi tui mạo hiểm, chứ người ta có làm sẵn một cầu thang sắt có tay vịn cho khách hành hương lên tháp chiêm bái và phóng tầm nhìn bao quát xung quanh.
Nhưng cũng chẳng hề hấn gì, thiên hạ vẫn lên xuống tháp bình yên vô sự xưa giờ mà! Cảm giác run run chút đỉnh có thể có ít nhiều khi đã lên tới nơi, còn lúc đang leo thì hồn ai nấy giữ.
Ái chà! Khúc này thì tôi liên tưởng đến phương pháp thực tập làm chủ thân tâm vô cùng thiết yếu đối với một hành giả tu Phật, đó là chánh niệm tỉnh giác. Vâng! Nếu không có chánh niệm thì dẫu có đi trên con đường phẳng phiu thẳng tắp cũng dễ loạng choạng đôi chân. Đi mà không ý thức được mình đang đi thì thật là đáng ngại!
Hẳn người xưa tỏ ngộ lời Phật nên đã khéo kiến tạo ngôi đền như vậy để giúp thế nhân thực tập chánh niệm từng bước chân, sống ngay trong hiện tại! Ai lên tháp mà không có chánh niệm thì sẽ không bao giờ tới được với các thần. Người xưa khéo răn dạy, người sau ngầm nhận ra nên ai ai cũng chuẩn bị tâm tư chuyên chú để khởi hành. Bằng chứng là ngày nay, đoàn lữ khách nào lên tới được đỉnh tháp cũng nhờ vào mỗi việc biết mình đang leo lên từng bậc tam cấp của tháp. Leo chỉ biết leo, chứ đừng móng khởi một ý niệm gì hết. Thế thôi!
Riêng tôi, cũng xin thành thật thú nhận rằng, chỉ vì quá “chết nhát” nên không dám khởi vọng niệm chứ hay ho gì đâu. Bởi vậy tới bây giờ vẫn còn chao đảo mỗi khi nhớ lại cảnh tượng cũ rích đó. Thiệt là hổ thẹn!
Mà hình như, cái gì đá động tới tấm thân yêu quý của mình là mình bảo vệ đến cùng. Bất chấp phải quấy, đúng sai, tốt xấu, hễ xúc phạm tới cái Ta là coi chừng… ta quyết ăn thua đủ! Như chuyện của tôi, vì chung thủy cái sự ái ngã (yêu chính ta) mà ấn tượng với Angkor Wat đến lạ lùng. Một ấn tượng “đau tim”, sượng sùng quá đỗi nên buộc phải viết ra đây để gọi là chút kỷ niệm với Campuchia, mặc dù thời gian ngao du đã đi qua hơn một năm rồi.
Ủa! Vậy chớ tại sao cái sự sống chết quan trọng nhất đời người mà không ấn tượng giùm để chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho ngày trở về quê cũ, ở đó mở mắt chiêm bao hoài có được gì đâu?...
Thôi thì xin mượn lời của vua Trần Thái Tông trong Khóa Hư Lục để tự thức tỉnh mình vậy!
“Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách
Nhật viễn gia hương vạn lý trình.”
(Lang thang làm khách phong trần mãi,
Ngày một xa quê, vạn dặm đường.)
Tâm Chơn
Angkor Wat – Chút ấn tượng riêng
Tự dưng, tôi có lối liên tưởng kỳ khôi. Không phải một lần, mà hầu như lần nào cũng vậy, hễ nghe ai đó nói tới các trò chơi “cảm giác mạnh” trong các khu giải trí, bất cứ nơi đâu, tức khắc tôi nhớ ngay tới cảnh leo lên ngọn tháp cao nhất khu đền Angkor Wat ở Campuchia hồi mùa hè năm ngoái. Còn biết bao điều lạ lẫm, hay ho khác về đất bạn thì tôi lại quên lửng, quên ngang xương. Chỉ khi nào đoạn phim leo tháp Angkor Wat trong tôi được nhấn nút thì một thuở chưa xa đó mới hối hả chạy về. Nhưng cũng lơ tơ mơ lắm!Chuyện là vầy. Hồi nhỏ, tôi được thằng bạn thân cùng xóm kể cho nghe những câu chuyện linh thiêng nơi đất nước Chùa Tháp. Nó thuật lại bằng cái nghe, cái thấy trẻ con của ngày còn nhỏ xíu mà nó đã từng đến đó. Hiện tại thì có mấy cô, dì, chú, bác… của nó đang mần ăn sinh sống trên vùng đất ấy. Má nó cũng đi đi về về giữa hai nước Việt Nam - Campuchia hoài hà!
Thành ra nó và tôi thường rủ rê nhau, bàn tính dịp nào, hè, tết gì đó sẽ đi qua xứ Miên một chuyến cho biết. Nó còn dạy cho tôi dăm ba câu tiếng Khơme để phòng khi bất trắc, lỡ gặp “Miên đỏ” giả dạng dân lành, chặn đường hỏi han thì biết mà trả lời trả vốn để thoát nạn bị giết chết oan uổng chỉ vì nói tiếng Việt (?) Chao ôi, nghe nó dặn dò mà tôi dựng tóc gáy!
Mà thật ra, dù nó rất siêng nhắc đi nhắc lại cái sự linh thiêng mầu nhiệm của đền Đế Thiên Đế Thích, về sự chói ngời lộng lẫy của Hoàng cung hay vùng tâm linh ngọc ngà giàu có Chùa vàng Chùa bạc… thì cũng chỉ như cơn gió thổi vèo qua ký ức tôi thôi. Cái lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới lúc ấy có hiểu biết gì mà nao núng!
Đến tuổi trưởng thành, nhân duyên đưa đẩy tôi “di cư” mình ên ra vùng biên giới. Mấy bận tới sát ranh giới, tôi cũng chỉ dám đứng bên này cửa khẩu nhìn chúng bạn sang đó chơi thôi. Nhiều lần muốn đi thử lắm nhưng chân bước không qua được cái cửa “gan”!
Cho tới một buổi chiều hè êm ả, lòng cũng thật bình yên, tôi ngoan ngoãn vâng theo tánh hiếu kỳ, mạnh dạn rảo bước quẩn quanh xóm vắng trên đất bạn để coi thế nào! Ồ! Có gì lạ đâu. Cũng đìu hiu rơm rạ, cũng bảng lảng khói đồng y chang vùng quê miền Tây Nam nước Việt. Té ra, sau này tôi mới biết, chốn biên thùy bao giờ cũng thế: hoang dã, buồn tênh!
Ngặt nỗi, hạt giống buồn bên trong cứ động đậy gọi mời, khiến tôi khá thích mon men ra cạnh biên ải đìu hiu lặng nhìn qua đất bạn mênh mang, quạnh quẽ. Cũng có khi đối cảnh được chút chút “vô tâm”, bước thong dong nhìn ngó đồi núi mây trời phía bên bạn mà chẳng nghĩ ngợi gì.
Ngày tháng dần qua…
Không lâu sau, cũng trong khoảng thời gian sống ở vùng biên giới Hà Tiên này, tôi được người quen dẫn qua tỉnh Campot kế bên rong chơi 2 ngày. Thì cũng ngao du kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” một vài nơi ưa thích như đồi núi, biển hồ và chùa chiền xung quanh cho biết!...
Thời gian loáng thoáng qua…
Rồi chút kỷ niệm rời rạc về nước láng giềng ấy cũng im ru, say sưa ngủ. Tôi quên bẵng luôn những điều thằng bạn nói cho nghe hồi còn để chỏm.
Ít năm sau, tức mùa hè năm ngoái, lúc đang học ở thành phố, tôi đã tháp tùng với mấy người bạn làm một “tour” du lịch Campuchia 4 ngày. Điểm chính của chuyến tham quan này là quần thể Angkor huyền bí, tôn nghiêm …
Ồ! Thì ra hai địa danh Đế Thiên, Đế Thích lừng lẫy muôn đời mà thằng bạn nói tới hồi năm nẳm chính là khu đền Angkor Wat và Angkor Thom nằm trong quần thể Angkor này đây! Quả là một kỳ quan tuyệt mỹ, hoành tráng, một cụm di tích kiến trúc vĩ đại bậc nhất của Campuchia, một biểu tượng văn minh huy hoàng của vương triều Khơme cổ đại, một kinh đô phồn hoa thuộc hàng những thành phố lớn nhất nhì thế giới thời đó, vượt xa các kinh đô Châu Âu cùng thời trên mọi lĩnh vực.
Quần thể Angkor khổng lồ gồm có hàng trăm lâu đài, cung điện, đền chùa bằng đá do các vị vua trị vì vương quốc Khơme cổ xây dựng, từ thế kỷ IX – XIV, nằm rải rác trong các khu rừng già rậm rạp, có đường kính 12 km, diện tích khoảng 100 km vuông, gần Siêm Riệp. Nơi có những bức phù điêu chạm trổ tinh xảo, mang tính nghệ thuật thuộc hạng “siêu đẳng”, với vô số họa tiết khác nhau thể hiện ý tưởng sáng tạo độc đáo và vô biên của người xưa, như còn ẩn chứa quanh đây sự linh thiêng huyền bí sau hơn 300 năm bị bỏ quên trong rừng già rợp bóng.
Dường như có sự chủ ý sắp đặt từ một kiếp xa xưa nào đó, nhà thám hiểm người Pháp là Henri Mouhot đã phát hiện lại Angkor vào năm 1860, khiến cả thế giới phải giựt mình, sửng sốt, ngưỡng mộ trước một nền văn minh và tôn giáo, sự tài trí và phi thường, sự bí ẩn và hưng thịnh thời cổ đại của đất nước Campuchia.
Thế nhưng, thời gian, chiến tranh, mưa nắng và ngay cả sự thờ ơ của con người đã vô tình vùi dập, tàn phá biết bao đền đài thành quách của Angkor. Để giờ đây Angkor chỉ còn là những phế tích hoang tàn u tịch.
Định luật ngàn đời ai cũng biết, tất cả muôn sự muôn vật trên thế gian này đều phải chịu chung sự biến hoại vô thường. Có đất nước nào, dân tộc nào mà chẳng trải qua những bước thăng trầm biến đổi thịnh suy? Mà không hiểu sao, khi đối diện với Angkor, lòng du khách dường như lắng lại, xót xa, ngậm ngùi theo cái nghiệt ngã, phủ phàng ruộng dâu hóa biển của vòng quay thế cuộc?
Rất lạ! Sức hấp dẫn của Angkor vẫn siêu phàm, rực rỡ, vẫn bàng bạc, lung linh để cuốn hút hàng triệu triệu người đổ xô về đây khám phá, trầm trồ và hối tiếc. Đặc biệt là Angkor Wat và Angkor Thom, hai ngôi đền nổi tiếng và lớn nhất mà mọi du khách đến đây đều dành thời gian cho chúng đầu tiên.
Angkor Wat nghĩa là kinh đô chùa. Đây là một công trình độc nhất vô nhị, biểu tượng của sự trường tồn về lòng sùng kính của con người, được coi là tòa kiến trúc tôn giáo lớn nhất thế giới, có chu vi gần 6 km, diện tích khoảng 200 ha, với 5 tháp khổng lồ, tháp chính cao 65 m, được xây dựng dưới thời vua Suryavarman II (1113-1150). Lúc đầu Angkor Wat chỉ để làm mộ thờ của vua và thần Visnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khơme theo Phật giáo thì ngôi đền trở thành nơi thờ Phật.
Đường vào đền Angkor Wat là đoạn cầu đá dài bắc qua hồ nước bao quanh đền. Đền Angkor Wat hình chữ nhật, dài 1.500 m, rộng 1.300 m. Đây cũng là ngôi đền kỳ vĩ nhất, gây ấn tượng nhất, được bảo quản gần như nguyên vẹn trong quần thể Angkor. Và cũng là ngôi đền duy nhất ở Campuchia có lối vào xoay mặt về hướng Tây, hướng mặt trời lặn. Có lẽ vì thế mà Angkor rất đẹp khi hoàng hôn buông xuống, ánh tà dương chiếu rực rỡ cả khu đền.
Angkor Thom nghĩa là thành phố vĩ đại, một khu vực hoàng thành, trái tim của kinh thành Angkor, được Vua Jayavarman VII xây dựng sau Angkor Wat gần 100 năm. Nơi đây được coi là thành phố cổ của Campuchia, có chu vi 12 km, diện tích 10 km vuông, có tường thành bao quanh, với 5 cổng thành. Trong hoàng thành có cả ngàn công trình kiến trúc khác nhau như Cung điện Hoàng gia, Sân voi, Sân vua cùi, Baphuon, Preah Palilay… Và là nơi tập hợp các tượng thần Bayon.
Có thể nói, công trình gây chú ý đầu tiên cho du khách khi đến tham quan Angkor Thom chính là sự bề thế của cổng thành, với dọc hai bên đường vào là đôi hàng tượng đá to lớn ôm thân rắn thần Naga 7 đầu, một bên là các ông Thiện, một bên là các ông Ác, trong tư thế kéo co, dài khoảng vài trăm thước.
Bước vào bên trong, giữa những điêu tàn hoang phế, ngôi đền lớn nhất là Bayon, tượng trưng cho núi thần Meru ở ngay trung tâm Angkor Thom, nổi bậc lên với 4 cửa nhìn ra 4 hướng, có 54 tháp, mỗi tháp tạc bốn mặt người khổng lồ nhìn ra bốn hướng, phỏng theo hình tượng Vua - Phật Jayavarman VII với nụ cười huyền bí muôn đời.
Cũng như Angkor Wat, Bayon có những bức phù điêu tuyệt đẹp, dài tới 1200 m, được chạm khắc công phu dọc các bức tường đá, miêu tả cuộc sống xã hội ở thế kỷ 12 của vương quốc. Là hình ảnh ghi dấu một đế chế hùng mạnh của Khơme cổ đại với các sự tích, tôn giáo, lễ hội, chiến tranh, nếp sinh hoạt hằng ngày…
Đại khái của việc nghe, đọc, ngó nhìn về Angkor thì chỉ có vậy!
Chợt! Một cảm giác mơ hồ thoáng hiện, như là tất cả còn đọng lại một nỗi buồn thời thế, xa vắng, mênh mông!
Cũng như ở một vài nơi trên đất nước này mà tôi đã đến trước đây và cùng dịp này với bao cảnh vật mặc nhiên buồn rười rượi.
Than ôi! Một Biển Hồ mênh mông không vòng tay ôm hết những mảnh đời nghèo khổ; một Chùa vàng Chùa bạc làm chói chang đến lạc mất tâm thành kính lễ bái thiết tha; một Hoàng cung tráng lệ hào nhoáng không gợi nổi nét huy hoàng; một cây cầu Naga được làm bằng đá ong đã 1000 năm tuổi nay vẫn còn nguyên đó cũng chưa dám chắc là vĩnh cửu; một đền Ta Prohm u tịch, hoang sơ quấn quít cùng các rễ cây cổ thụ tạo nên nét cổ kính, độc đáo, lạ kỳ mà nhiều người tò mò tìm đến chỉ vì bộ phim nổi tiếng “Bí mật ngôi mộ cổ” đã được quay ở đây; và có một dòng sông Mê Kông lững lờ theo năm tháng… đâu ngờ rằng như thế mà hay!
Tôi còn nhớ, sau mấy ngày lang thang và trầm ngâm cùng di tích Angkor, tôi đã cảm tác bài thơ nho nhỏ Trầm mặc Angkor ngay trên đất bạn:
“Như vẫn còn đây một nỗi niềm
Kinh kỳ hoài vọng mảnh hồn thiêng
Angkor trầm mặc nhìn thế sự
Bên cõi nhân gian lắm lụy phiền!”
Tuy nhiên, hình ảnh dễ gợi nhớ trong tôi lại là cảnh leo lên ngôi tháp cao nhất khu đền Angkor Wat.
Hôm đó, sức mạnh của lòng tự tin thôi thúc đứa yếu tim như tôi thong thả leo từng bậc tam cấp bề bản hẹp, chỉ bước được nửa bàn chân, thẳng đứng, trơn lùi, lên được tới trên tháp để rồi run lập cập hai cái giò không dám trở xuống. Nhìn qua nhìn lại, ồ, cũng có khối người hồi hộp như tôi. Chừng xuống được rồi lại ngỡ ngàng tưởng ai leo chứ không phải là mình!
Đã hơn một lần tôi ví von cảnh tượng leo tháp này là trò chơi “cảm giác mạnh” của người xưa. Không cần bảo vệ bên ngoài, an toàn tự đến từ bên trong tâm thức mỗi người. Cái giá đắt đỏ mà người đời sau có tài giỏi cỡ nào cũng khó theo kịp.
Người ta nói, để thể hiện sự tôn kính chư thần, tiền nhân đã xây tháp với các bậc thang dốc đứng để khi lên bắt buộc người leo phải cúi đầu quy ngưỡng. Ai không tuân thủ, tự khắc “rơi đài” liền! Điều này bạn dư sức hiểu. Nếu bạn đang làm một việc gì đó mà không có sự tập trung thì việc khó thành, kết quả không như mong muốn. Đương nhiên vậy! Huống chi leo lên ngôi tháp cực kỳ khó khăn, nguy hiểm (theo tôi thấy) như ở Angkor Wat này mà không chú tâm để ý thì bật ngửa té nhào, tiêu mạng là cái chắc!
Nói vậy thôi, tại nhóm tụi tui mạo hiểm, chứ người ta có làm sẵn một cầu thang sắt có tay vịn cho khách hành hương lên tháp chiêm bái và phóng tầm nhìn bao quát xung quanh.
Nhưng cũng chẳng hề hấn gì, thiên hạ vẫn lên xuống tháp bình yên vô sự xưa giờ mà! Cảm giác run run chút đỉnh có thể có ít nhiều khi đã lên tới nơi, còn lúc đang leo thì hồn ai nấy giữ.
Ái chà! Khúc này thì tôi liên tưởng đến phương pháp thực tập làm chủ thân tâm vô cùng thiết yếu đối với một hành giả tu Phật, đó là chánh niệm tỉnh giác. Vâng! Nếu không có chánh niệm thì dẫu có đi trên con đường phẳng phiu thẳng tắp cũng dễ loạng choạng đôi chân. Đi mà không ý thức được mình đang đi thì thật là đáng ngại!
Hẳn người xưa tỏ ngộ lời Phật nên đã khéo kiến tạo ngôi đền như vậy để giúp thế nhân thực tập chánh niệm từng bước chân, sống ngay trong hiện tại! Ai lên tháp mà không có chánh niệm thì sẽ không bao giờ tới được với các thần. Người xưa khéo răn dạy, người sau ngầm nhận ra nên ai ai cũng chuẩn bị tâm tư chuyên chú để khởi hành. Bằng chứng là ngày nay, đoàn lữ khách nào lên tới được đỉnh tháp cũng nhờ vào mỗi việc biết mình đang leo lên từng bậc tam cấp của tháp. Leo chỉ biết leo, chứ đừng móng khởi một ý niệm gì hết. Thế thôi!
Riêng tôi, cũng xin thành thật thú nhận rằng, chỉ vì quá “chết nhát” nên không dám khởi vọng niệm chứ hay ho gì đâu. Bởi vậy tới bây giờ vẫn còn chao đảo mỗi khi nhớ lại cảnh tượng cũ rích đó. Thiệt là hổ thẹn!
Mà hình như, cái gì đá động tới tấm thân yêu quý của mình là mình bảo vệ đến cùng. Bất chấp phải quấy, đúng sai, tốt xấu, hễ xúc phạm tới cái Ta là coi chừng… ta quyết ăn thua đủ! Như chuyện của tôi, vì chung thủy cái sự ái ngã (yêu chính ta) mà ấn tượng với Angkor Wat đến lạ lùng. Một ấn tượng “đau tim”, sượng sùng quá đỗi nên buộc phải viết ra đây để gọi là chút kỷ niệm với Campuchia, mặc dù thời gian ngao du đã đi qua hơn một năm rồi.
Ủa! Vậy chớ tại sao cái sự sống chết quan trọng nhất đời người mà không ấn tượng giùm để chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho ngày trở về quê cũ, ở đó mở mắt chiêm bao hoài có được gì đâu?...
Thôi thì xin mượn lời của vua Trần Thái Tông trong Khóa Hư Lục để tự thức tỉnh mình vậy!
“Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách
Nhật viễn gia hương vạn lý trình.”
(Lang thang làm khách phong trần mãi,
Ngày một xa quê, vạn dặm đường.)
Gửi ý kiến của bạn