- Tựa
- Tự tình cùng Sơn Thắng
- Vài suy nghĩ về giáo dục Phật giáo hiện nay
- Giới luật là nguồn sinh lực của Tăng-già
- Quý sư Tây Tạng tạo đồ hình Mạn-đà-la bằng cát
- Ứng phú đạo tràng
- Bài kệ trong kinh Kim Cang
- Đôi nét về Ngọc Xá-lợi
- Hương tháng tư
- Đi qua tháng bảy
- Rằm tháng Bảy - Lễ hội tình người
- Kể chuyện chiêm bao
- Chuyện ngài Tăng Hộ cháu
- Ồ! Vậy hả?
- Bóng trúc bên thềm
- Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
- Gửi một mùa đông xa
- Quay quắt tình quê
- Viết cho bạn
- Miền nhớ
- Chùa Phật Đà trên đất Hà Tiên
- Angkor Wat – Chút ấn tượng riêng
- Hành hương Trung Quốc
- Hành hương đất nước chùa vàng
BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn
Mà lạ! Mỗi khi gặp tình cảnh như thế là tôi nhớ ngay tới câu nói ấy. Dường như nó phục kích sẵn ở đâu đó đợi chờ thời cơ thuận lợi nhảy ra chộp liền. Như chiều này vậy, bỗng dưng mà nhớ! Cho nên, dù cũ kỹ rồi, tôi cũng muốn được nhắc lại giai thoại của câu đối trên để miên man cùng bạn. Coi như nhen chút lửa hồng sưởi ấm giữa trời mưa gió vậy!
Chuyện là thế này, Nguyễn Giản Thanh, người làng Ông Mặc (làng Me), huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), Bắc Ninh. Ông sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI, sinh năm 1482, mất năm nào không rõ. Lúc nhỏ ông rất thông minh, mới 16 tuổi đã thông hiểu rất nhiều sách vở, sau đỗ Trạng Nguyên, nên tục gọi là Trạng Me.
Một hôm đang đi học ở trường, thầy học là Thượng thư Đàm Thận Huy vừa giảng bài xong thì trời sập mưa, học trò đều phải ngồi lại. Thầy Huy nhân thấy vậy, bèn ra một câu đối để học trò cùng đối cho vui:
Vũ vô kiềm toả năng lưu khách.
(雨無鈐鎖能留客)
Nghĩa là: Mưa không có then khoá mà giữ được khách.
Nguyễn Giản Thanh đối ngay rằng:
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.
(色不波濤易溺人)
Nghĩa là: Sắc đẹp chẳng phải sóng gió mà làm đắm đuối người ta.
Thầy Huy xem xong khen rằng: “Câu đối này hay lắm, giọng văn này có thể đỗ Trạng được, nhưng sau tất mê đắm vào vòng sắc dục làm hại đến sự nghiệp!”
Tiếp đó, một người học trò tên là Nguyễn Chiêu Huấn lại đối:
Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân.
(月有彎弓不射人)
Nghĩa là: Mặt trăng giống cái cung mà chẳng bắn ai.
Thầy Huy phê: “Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn!”
Sau đó, lại có một người học trò khác đối rằng:
Phấn bất uy quyền dị sử nhân.
(糞不威權易使人)
Nghĩa là: Phân cứt chẳng uy quyền gì mà dễ sai khiến người.
Thầy Huy phê: “Sau giàu sang nhưng là hạng bỉ lậu!”
Quả nhiên, mấy năm sau, Nguyễn Giản Thanh thi đỗ thủ khoa, rồi đỗ Trạng Nguyên đời Vua Lê Uy Mục (1508), làm quan lễ bộ Thượng thư, nhưng vì say đắm một cô gái đẹp ở kinh thành mà đến ô danh bại giá. Còn Chiêu Huấn chỉ đỗ Bảng Nhãn nhưng làm quan và sống yên ổn, không xảy ra chuyện gì cả. Riêng người học trò kia sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê là hạng thô lỗ, bỉ ổi.
•••
Thật vậy! Gốc rễ của khổ đau hay con đường đưa tới an vui, hạnh phúc đa phần đều có mầm mống từ sự vọng khởi của tâm ý. Mà trong tâm ý của mỗi con người đều có sẵn những hạt giống tốt lẫn hạt giống xấu. Đến khi gặp duyên thích hợp thì nó đâm chồi nảy lộc, phát triển xanh tươi. Do đó, nếu chúng ta không thực tập quán chiếu, nhìn sâu để chuyển hóa, gột rửa những tâm niệm xấu ác thì cứ y như rằng vào một ngày không xa chúng ta sẽ gặt hái hậu quả theo cái nhân ban đầu mà người đời thường cho là số phận hay định mệnh. Như một triết gia cũng đã nói: “Tư tưởng của ta ra sao thì đời ta như vậy. Tư tưởng của ta xếp đặt cuộc đời và quyết định tương lai ta.”
Vâng! Đến đây, tôi cũng xin được nhắc lại lời dạy của đức Phật trong kinh Pháp Cú:
“Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm
Nói lên hay hành động
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.”
“Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau
Như bóng, không rời hình.”
(Kinh Pháp cú, kệ số 1 và 2, bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu)
Như vậy, mọi hành động đều do tâm ý tạo nên. Chính tâm ý sẽ điều khiển và tạo tác các nghiệp thiện ác thông qua thân khẩu ý. Thân khẩu ý thiện sẽ tạo nghiệp thiện và đưa đến kết quả thiện lành, hạnh phúc. Ngược lại, thân khẩu ý bất thiện sẽ kết thành nghiệp dữ và đưa đến quả báo xấu, khổ đau. Cho nên, để có một đời sống an lạc, một tương lai tốt đẹp, chúng ta phải tu tập chuyển hóa ngay nơi tâm ý của mình.
Nói chung, chính tâm ý đã dẫn dắt con người theo hai lối rẽ tích cực và tiêu cực. Để rồi chính tự thân con người phải chịu trách nhiệm về tất cả những hậu quả tốt xấu do hành vi của mình tạo ra. Và chỉ chính con người là tự ban thưởng hay tự trừng phạt mình bằng những hành động của chính mình mà thôi.
“Tự mình, điều ác làm,
Tự mình, làm nhiễm ô.
Tự mình, ác không làm,
Tự mình, làm thanh tịnh.
Tịnh, không tịnh tự mình,
Không ai thanh tịnh ai!”
(Kinh Pháp cú, kệ số 165, bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu)
Tâm Chơn
Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
Đang định ra về thì trời đổ mưa. Mưa ào ào như trút nước. Thành ra, không cần bạn phải lên tiếng mời nán lại, tôi cũng ngoan ngoãn ngồi chờ tạnh mưa. Thế mới hay “vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách” - mưa không có then chốt mà có thể lưu giữ chân người khách!Mà lạ! Mỗi khi gặp tình cảnh như thế là tôi nhớ ngay tới câu nói ấy. Dường như nó phục kích sẵn ở đâu đó đợi chờ thời cơ thuận lợi nhảy ra chộp liền. Như chiều này vậy, bỗng dưng mà nhớ! Cho nên, dù cũ kỹ rồi, tôi cũng muốn được nhắc lại giai thoại của câu đối trên để miên man cùng bạn. Coi như nhen chút lửa hồng sưởi ấm giữa trời mưa gió vậy!
Chuyện là thế này, Nguyễn Giản Thanh, người làng Ông Mặc (làng Me), huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), Bắc Ninh. Ông sống vào khoảng đầu thế kỷ XVI, sinh năm 1482, mất năm nào không rõ. Lúc nhỏ ông rất thông minh, mới 16 tuổi đã thông hiểu rất nhiều sách vở, sau đỗ Trạng Nguyên, nên tục gọi là Trạng Me.
Một hôm đang đi học ở trường, thầy học là Thượng thư Đàm Thận Huy vừa giảng bài xong thì trời sập mưa, học trò đều phải ngồi lại. Thầy Huy nhân thấy vậy, bèn ra một câu đối để học trò cùng đối cho vui:
Vũ vô kiềm toả năng lưu khách.
(雨無鈐鎖能留客)
Nghĩa là: Mưa không có then khoá mà giữ được khách.
Nguyễn Giản Thanh đối ngay rằng:
Sắc bất ba đào dị nịch nhân.
(色不波濤易溺人)
Nghĩa là: Sắc đẹp chẳng phải sóng gió mà làm đắm đuối người ta.
Thầy Huy xem xong khen rằng: “Câu đối này hay lắm, giọng văn này có thể đỗ Trạng được, nhưng sau tất mê đắm vào vòng sắc dục làm hại đến sự nghiệp!”
Tiếp đó, một người học trò tên là Nguyễn Chiêu Huấn lại đối:
Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân.
(月有彎弓不射人)
Nghĩa là: Mặt trăng giống cái cung mà chẳng bắn ai.
Thầy Huy phê: “Câu này kém sắc sảo, không hay bằng câu kia, nhưng tỏ ra khí chất hiền hoà, sau này sẽ làm nên, cuộc sống sẽ chu toàn!”
Sau đó, lại có một người học trò khác đối rằng:
Phấn bất uy quyền dị sử nhân.
(糞不威權易使人)
Nghĩa là: Phân cứt chẳng uy quyền gì mà dễ sai khiến người.
Thầy Huy phê: “Sau giàu sang nhưng là hạng bỉ lậu!”
Quả nhiên, mấy năm sau, Nguyễn Giản Thanh thi đỗ thủ khoa, rồi đỗ Trạng Nguyên đời Vua Lê Uy Mục (1508), làm quan lễ bộ Thượng thư, nhưng vì say đắm một cô gái đẹp ở kinh thành mà đến ô danh bại giá. Còn Chiêu Huấn chỉ đỗ Bảng Nhãn nhưng làm quan và sống yên ổn, không xảy ra chuyện gì cả. Riêng người học trò kia sau cũng vào bậc hào phú trong vùng, nhưng ai cũng chê là hạng thô lỗ, bỉ ổi.
•••
Thật vậy! Gốc rễ của khổ đau hay con đường đưa tới an vui, hạnh phúc đa phần đều có mầm mống từ sự vọng khởi của tâm ý. Mà trong tâm ý của mỗi con người đều có sẵn những hạt giống tốt lẫn hạt giống xấu. Đến khi gặp duyên thích hợp thì nó đâm chồi nảy lộc, phát triển xanh tươi. Do đó, nếu chúng ta không thực tập quán chiếu, nhìn sâu để chuyển hóa, gột rửa những tâm niệm xấu ác thì cứ y như rằng vào một ngày không xa chúng ta sẽ gặt hái hậu quả theo cái nhân ban đầu mà người đời thường cho là số phận hay định mệnh. Như một triết gia cũng đã nói: “Tư tưởng của ta ra sao thì đời ta như vậy. Tư tưởng của ta xếp đặt cuộc đời và quyết định tương lai ta.”
Vâng! Đến đây, tôi cũng xin được nhắc lại lời dạy của đức Phật trong kinh Pháp Cú:
“Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm
Nói lên hay hành động
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.”
“Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau
Như bóng, không rời hình.”
(Kinh Pháp cú, kệ số 1 và 2, bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu)
Như vậy, mọi hành động đều do tâm ý tạo nên. Chính tâm ý sẽ điều khiển và tạo tác các nghiệp thiện ác thông qua thân khẩu ý. Thân khẩu ý thiện sẽ tạo nghiệp thiện và đưa đến kết quả thiện lành, hạnh phúc. Ngược lại, thân khẩu ý bất thiện sẽ kết thành nghiệp dữ và đưa đến quả báo xấu, khổ đau. Cho nên, để có một đời sống an lạc, một tương lai tốt đẹp, chúng ta phải tu tập chuyển hóa ngay nơi tâm ý của mình.
Nói chung, chính tâm ý đã dẫn dắt con người theo hai lối rẽ tích cực và tiêu cực. Để rồi chính tự thân con người phải chịu trách nhiệm về tất cả những hậu quả tốt xấu do hành vi của mình tạo ra. Và chỉ chính con người là tự ban thưởng hay tự trừng phạt mình bằng những hành động của chính mình mà thôi.
“Tự mình, điều ác làm,
Tự mình, làm nhiễm ô.
Tự mình, ác không làm,
Tự mình, làm thanh tịnh.
Tịnh, không tịnh tự mình,
Không ai thanh tịnh ai!”
(Kinh Pháp cú, kệ số 165, bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu)
Gửi ý kiến của bạn