CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE?
Lời Ban Biên Tập:
Hiện có hai nguồn tin đối nghịch về Bột Nêm. Một bên cho rằng Bột Nêm KHÔNG AN TOÀN vì có chứa hai chất "sodium 5 va guanylate" (I&G). Bên khác cho rằng AN TOÀN. Chúng tôi xin giới thiệu hai bài dưới đây: Một bài của BS Trần văn Ký, Chuyên Gia Văn Phòng Phía Nam Hội Khoa Học Kỹ Thuật An Toàn Thực Phẩm Việt Nam đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị và một bài phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đăng trên tập san Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, chúng tôi trích một phần bài kết quả nghiên cứu của Dr K. Ekelman and Dr K. C. Raffaele, Ban Đánh Gía Các Chất Phụ Gia, Sở Lượng Giá Ảnh Hưởng Sức Khỏe, Trung Tâm An Toàn Thực Phẩm thuộc cơ quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA). Ủy ban kết luận là không có bằng chứng gây ung thư, gây quái thai, hoặc ảnh hưởng xấu đến sinh sản đã được quan sát … và ủy ban không tìm thấy lý do để đề nghị rằng những thức ăn mà các chất này đã được thêm vào phải được dán nhãn trên cơ sở an toàn, và rút lại khuyến nghị trước đó về ghi nhãn.
BỘT NÊM BS. Trần Văn Ký SGTT- Ngại bột ngọt chứa nhiều hoá chất gây cứng cổ, nhức đầu…nhiều người đã chuyển sang dùng các loại bột nêm từ thịt, cá, một số loại nấm… để tốt hơn cho sức khoẻ. Cách lựa chọn này liệu có thật sự an toàn cho người tiêu dùng? Trong bữa ăn hàng ngày, cần hạn chế việc sử dụng bột nêm. Trên thị trường hiện xuất hiện nhan nhản hàng chục loại gia vị bột nêm với đủ nhãn hiệu khác nhau và những lời quảng cáo thoạt nghe dễ có cảm giác ngon, tiện lợi và an toàn tuyệt đối. Mà quả thật, các loại bột nêm này có thể thay thế cho tất cả các loại thịt, cá, tôm, cua… cần thiết cho một món xúp, hay một món xào. Chỉ cần một thìa bột nêm, bạn sẽ có ngay một nồi canh rau ngon ngọt như đã được hầm từ xương. Rất ít người biết rằng, chính sự thay cá, thịt bằng bột nêm đó tạo ra nguy cơ sức khoẻ của họ ngày càng hao mòn, xuống dốc. Bột nêm không thể thay thế thịt, cá… Cần nói ngay rằng, bột nêm chính là chất phụ gia siêu bột ngọt. Tính ngọt của loại gia vị này gấp 200 lần các loại bột ngọt khác. Đặc biệt, trong bột nêm chứa chủ yếu một loại chất tên gọi I & G, kết hợp từ hai chất Disodium 5’ – Guanylate và Disodium 5’ – Inosinate. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thuộc cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, hai chất trên nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một số độc chất,mà nếu tích trữ chúng trong cơ thể người quá nhiều, có thể gây quái thai và rối loạn chuyển hoá. (Tác giả bài viết không đưa ra nguồn nghiên cứu - ghi chú của BBT)Hơn nữa, khi đã cho các loại bột nêm này vào nồi lẩu hoặc món xào, chúng sẽ tạo cho người ăn cảm giác như nếm được món xúp ngon lành từ thịt hầm. Nguy hiểm hơn, chất I & G còn khiến người ăn luôn cảm thấy ngon miệng, ăn rồi lại muốn ăn nữa. Chính sự ngon miệng này đã đánh lừa cảm giác mọi người và giúp các loại gia vị bột nêm ngày càng được nhiều người tin dùng. Ngoại trừ những nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, ít người tiêu dùng biết rằng bột nêm chỉ là một chất phụ gia. Chúng hoàn toàn không thể thay thế các nguyên liệu thực phẩm thịt, cá. Vì vậy, nếu bạn lạm dụng quá nhiều bột nêm trong nấu ăn, thì có nghĩa bạn đang đưa nhiều hoá chất vào cơ thể mình và những người thân trong gia đình. Mà đã là hóa chất, thì ít nhất chúng cũng gây nhiều tác hại về tim mạch, gan, thận, hoặc gây dị ứng, tê môi, tê lưỡi, mệt mỏi cho người sử dụng. Không nên lạm dụng bột nêm Xử trí khi ngộ độc bột nêm Một số trường hợp dùng quá nhiều chất phụ gia như bột nêm có thể đưa đến các biểu hiện bị ngộ độc hoá chất như cứng cổ, nhức đầu, xây xẩm mặt mày hay dị ứng, ngứa ngáy cơ thể…Nếu gặp tình huống đó, hãy cho nạn nhân uống thật nhiều nước, hoặc các loại nước chanh, nước chè đường sẽ giúp tuần hoàn máu, giải độc cơ thể. Một số quốc gia phương Tây, các nước phát triển… hiện không cho phép sử dụng các chất phụ gia như bột nêm trong nấu ăn. Ngay ở Việt Nam, loại chất I & G chứa trong bột nêm cũng không có mặt trong danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng của bộ Y tế. Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao ngất ngưởng, một số nhà sản xuất vẫn ngang nhiên sử dụng chất này trong sản phẩm, phủ lấp chúng bằng những lời quảng cáo thái quá. Người tiêu dùng thì lại cứ vô tư tin vào những hình ảnh đẹp, những lời ngọt ngào trên quảng cáo mà mua đem về sử dụng. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định liều lượng bột nêm dùng trong ngày bao nhiêu là hợp lý. Việc chọn hay không chọn bột nêm cho bữa ăn hàng ngày chỉ có thể phụ thuộc vào một người tiêu dùng thông minh, tỉnh táo. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn cần hạn chế việc sử dụng bột nêm. Thay vì phải dùng chất phụ gia, các bà nội trợ hãy làm siêng chạy ra chợ mua cá, thịt tươi để đủ chất cho gia đình. Một nồi canh có đầy đủ thịt, rau… thì bạn không cần phải thêm bất cứ gia vị bột ngọt, bột nêm nào khác. BS TRẦN VĂN KÝ Nguồn: Báo Sài Gòn Tiếp Thị |
DÙNG BỘT NÊM CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE? I+G hay chất điều vị disodium 5’- Ribonucleotides, mã số quốc tế là 635 (thường thấy trên vỏ bao bì của một số sản phẩm gia vị thông dụng trên thị trường) thực chất có phải là chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng hay không? Thời gian gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng có đề cập thông tin về việc thành phần của bột nêm có 2 chất I + G gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Điều này đã gây nên sự hoang mang, lo lắng cho các bà nội trợ vì bột nêm hiện đang được sử dụng phổ biến trong bếp ăn mỗi gia đình. Nhiều người nội trợ đã do dự sử dụng bột nêm trước những thông tin trên. Chị Mỹ Hà ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết chị hay sử dụng bột nêm trong nấu ăn gia đình nhưng nghe thông tin là ăn bột nêm có chứa I + G có hại nên nghi ngờ, không biết có chính xác hay không? Đem những thắc mắc trên của chị Hà, trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, PGS.TS Lâm cho biết: Thực chất I + G có tên khoa học là Disodium 5` - Inosinate (I) và Disodium 5` - Guanylate (G). Bản thân Inosinate tồn tại tự nhiên nhiều trong cá, thịt bò, thịt heo,… còn Guanylate thì được tìm thấy nhiều trong nấm khô. Khi 2 chất này kết hợp với nhau sẽ trở thành chất Disodium 5` - Ribonucleotides có tác dụng điều vị với mã số quốc tế là 635 theo danh mục của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex.PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm cho biết thêm, các tài liệu khoa học cập nhật mới nhất về I + G của các tổ chức y tế uy tín hàng đầu trên thế giới như Báo cáo của Hội đồng Khoa học về thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu năm 1991; Báo cáo của Hội đồng Chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông (FAO) của Liên hợp quốc năm 1993; Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA),… nghiên cứu và đưa ra kết luận:bản thân từng chất I, G cũng như khi kết hợp lại với nhau thành hỗn hợp Disodium 5` - Ribonucleotides là an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Một số thông tin không chính xác về I + G có thể bắt nguồn từ các giả thiết trong quá trình nghiên cứu, nhưng tất cả các kết luận cuối cùng đều khẳng định I + G là an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Về việc I + G có trong hầu hết các loại gia vị nhưng không có trong danh mục phụ gia thực phẩm của Việt Nam, ông Trần Quang Trung, Chánh Thanh tra Bộ Y tế cho biết: theo Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm” tại Điều 3, Khoản 2, Điểm 2.4, Tiết a, nêu rõ: Phụ gia thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng của Việt Nam nhưng được phép sử dụng ở nước sản xuất hoặc có trong danh mục của Codex, Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) sẽ xem xét trong trường hợp cụ thể để cho phép công bố tiêu chuẩn sản phẩm hoặc chỉ được nhập khẩu chuyến… Hai chất I + G có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex nên được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu cho doanh nghiệp đạt các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng các điều kiện theo quy định, là đúng với thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam. Như vậy, người tiêu dùng cần biết rằng bột nêm chỉ có vai trò là một loại gia vị, được làm từ nhiều nguyên liệu cân đối nhằm tăng sự tiện lợi cho người nội trợ và mang đến sự ngon miệng. Người nội trợ không nên hiểu nhầm bột nêm là chất dinh dưỡng nhằm thay thế cho thịt, cá, trứng,… để cân bằng dinh dưỡng cho gia đình mình. Nguyễn An Dương Theo Sức khỏe & Đời sống http://suckhoedoisong.vn/201121710727973p0c44/su-dung-bot-nem-co-anh-huong-den-suc-khoe.htm |
KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG DI-SODIUM 5’-INOSINATE Nguyễn Đức Thịnh*, Phan Nguyễn Thị Trung Hương*, Hòang Thị Nga*, Trần Thị Ánh Nguyệt* Hiện nay nhiều sản phẩm thực phẩm, nhất là lọai bột nêm có sử dụng phụ gia là di sodium 5’-inosinate (E.631) và di sodium 5’-guanylate (E.627) để thay thế bột ngọt. Khi cho thêm hai chất tạo ngọt tổng hợp di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate vào bột ngọt nó sẽ làm tăng thêm vị của bột ngọt. Tỷ lệ sử dụng thông thường của di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate với bột ngọt là 1:10(1,2). Từ năm 1964, công ty Ajinomoto bắt đầu bán các phụ gia tạo ngọt này ra thị trường. Hàng năm, ba công ty Ajinomoto, Cheil Jedang và Daesang bán ra thị trường khoảng 20 tỷ euro các sản phẩm này(3).Người ta đã nghiên cứu những tác động của hai acid inosinic và guanylic cũng như các muối của nó trên súc vật thí nghiệm và trên người trong thời gian ngắn hạn và dài hạn nhưng chưa thấy tính chất độc hại của nó(2,0). Hiện nay chưa có những qui định về giới hạn hàm lượng cũng như liều dùng hàng ngày(ADI) của hai chất này trong các gia vị. Nhưng cộng đồng châu Âu và Ủy ban Các chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm- JECFA (Joint FAO/WHO Expert Committee on Food Additives) đã có một số tiêu chuẩn về giới hạn hàm lượng của hai chất này trong các loại thực phẩm đã được chế biến là không được quá 500 mg/kg cho từng chất hay cà hai chất (theo qui định tiêu chuẩn 95/2-EC) trong thực phẩm vào năm 1995(0). Hiện nay trên thị trường Việt nam có nhiều loại bột nêm sử dụng chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate, nhưng chưa có một nghiên cứu nào về chúng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát hàm lượng của chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate trong các lọai bột nêm hiện đang lưu hành trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. TÓM TẮTĐặt vấn đề:Hiện nay trên thị trường Việt nam, nhiều loại bột nêm có sử dụng chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát hàm lượng chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate của các lọai bột nêm hiện đang lưu hành trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Mục tiêu nghiên cứu:Xác định hàm lượng chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate trong các sản phẩm bột nêm trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang. Lấy mẫu ngẫu nhiên tại các chợ, siêu thị trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh (22 mẫu). Xác định hàm lượng di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp. Kết quả:100% mẫu kiểm tra có chứa chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate. Hàm lượng di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate từ 23,86 đến 9450,86 mg/kg Kết luận: Kết quả cho thấy 100% mẫu kiểm tra có chứa chất điều vị di-sodium 5’-inosinate và di-sodium 5’-guanylate.Nguồn: Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 303 – 306 |
DISODIUM 5'-GUANYLATE AND DISODIUM 5'-INOSINATE First draft prepared by Dr K. Ekelman and Dr K. C. Raffaele, Additives Evaluation Branch Division of Health Effects Evaluation Center for ..../.... 3. COMMENTS
Disodium 5'-guanylate and disodium 5'-inosinate are widely
distributed in all animal and plant tissues. Their role in purine
metabolism as well as their breakdown to uric acid and to allantoin
(in most mammals, but not humans) is well documented. Data
presented at the 18thmeeting as well as new data on the
metabolism, reproductive effects, genotoxicity, and short-term and
long-term toxicity of guanylate and inosinate were evaluated at the
present meeting. No evidence of carcinogenicity, teratogenicity, or
adverse effects on reproduction has been observed.Changes in dietary purine intake over the past decade resulting
from the use of guanylate and inosinate as flavour enhancers are no
greater than those due to variability in the consumption of the
major dietary contributors of purines. Naturally occurring
nucleotides in the diet (calculated to be up to 2 g/person/day)
greatly exceeds their intake resulting from use as flavour enhancers
(approximately 4 mg/person/day).
4. EVALUATION
The Committee concluded that, on the basis of the available
data,the combined total daily intake of disodium 5'-guanylate and
disodium 5'-inosinate is not of toxicological significance, and
re-confirmed the ADI "not specified" that was previously
established.Because exposure to these substances from their use as
flavour enhancers is low compared with daily intake of naturally
occurring nucleotides in the diet, the Committee found no reason to
recommend that foods to which these substances have been added
should be labelled on the basis of safety, and withdrew its previous
recommendation for labelling. Source: http://www.inchem.org/documents/jecfa/jecmono/v32je06.htm Source: thuvienhoasen |