Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32 Tướng Tốt Của Bậc Đại Nhân

17/09/201016:08(Xem: 2379)
32 Tướng Tốt Của Bậc Đại Nhân

Sau khi Thái tử Tất-Đạt-Đa đản sinh, vua cha Tịnh-Phạn triệu tập các vị tinh thông tướng số đến tiên đoán vận mệnh cho Thái tử. Các vị xem tướng xong, đồng tâu lên rằng: “Thái tử có đủ 32 tướng tốt của một Bậc Đại nhân, thật hiếm có trên đời.Đây là những dấu hiệu báo trước Ngài sẽ là Bậc vĩ nhân đệ nhất trong thiên hạ. Nếu Ngài làm vua, sẽ là vị Chuyển luân Thánh vương; nếu xuất gia tu hành, Ngài sẽ là Bậc Đại Giác Ngộ”.
Trong mùa ancư cuối cùng, Đức Phật báo trước sẽ lên cung trời Đao-Lợi thuyết pháp cho chư Thiên và Thánh mẫu Ma-Gia. Vua xứ Kosala là Pasennadi, do lòng kính ngưỡng Đức Phật, xin phép được họa chân dung Ngài trước khi Ngài tạm rời nhân gian. Được Đức Phật chấp thuận, nhà vua thỉnh Ngài thọ traitại hoàng cung; ở đây có 12 vị họa sư nổi tiếng cùng tề tựu để quan sátvà vẽ lại chân dung Đức Phật.
Tuy nhiên, sau đó tất cả các họa sư đều quỳ xuống xin nhà vua tha tội, vì “Hình tướng Đức Thế Tôn đẹp lạ lùng, chúng thần sững sờ chỉ ngắm nhìn suốt buổi mà không vẽ được nét nào cả”. Đức Phật nghe nói thương tình, cho inbóng mình lên nền nhà để các họa sư đồ họa lại. Đây là bức vẽ chân dungđầu tiên của Đức Phật.
Về sau, nhà vua lại truyền lệnh cho các thợ điêu khắc tài giỏi trong nước tạc tượng Đức Phật theo mẫu vẽ ấy. Nhưng không người thợ nào dám nhận nhiệm vụ, vì“Sắc tướng Đức Thế Tôn vạn lần cao quý, siêu tuyệt trần gian; nếu khôngchuyển tải được những đức tướng ấy trên tượng thì e đắc tội với Ngài”.
Có một vị Thiên nhân chuyên về kiến trúc tên Tỳ-Thủ Yết-Ma hóa thân làm thợ mộc, yết kiến nhà vua xin nhận việc. Chỉ sau một ngày, vị Trời ấy đã tạc xongpho tượng Đức Phật bằng gỗ trầm hương, cao 7 thước mộc, mặt và tay chânđều màu vàng tía. Nhà vua vừa trông thấy bức tượng, phát sinh đức tin thanh tịnh, chứng Nhu thuận nhẫn, bao nhiêu nghiệp chướng phiền não đều được tiêu trừ (kinh Đại thừa công đức tạc tượng Phật - Đại chính Tân tu Đại tạng kinh).
Các tài liệu Phật học mô tả 32 tướng tốt của Đức Phật có đôi chỗ khác nhau, nhưng tựu trung có thể kể ra như sau:
1- Đỉnh đầu có nhục kế.
2- Tóc màu xanh đậm, xoăn thành vòng theo chiều bên phải.
3- Trán rộng và bằng phẳng.
4- Khoảng giữa hai chân mày có một sợi lông trắng mịn.
5-Mắt xanh biếc, mi dài như mi ngưu vương.
6- Có đủ 40 răng.
7- Răng nhỏ và đều khít.
8- Răng trơn láng, trắng trong như ngọc.
9- Chân răng rất sâu, không khuyết hở.
10- Lưỡi rộng và dài, có thể chạm đến chân tóc trên trán.
11- Nước trong cổ họng có vị ngọt thơm.
12- Quai hàm như hàm sư tử
13- Giọng nói trong ấm và vang xa như tiếng Phạm vương.
14- Thân hình thon cao.
15- Da mịn màng, màu như vàng ròng, bụi không thể bám vào.
16- Lông trên mình màu xanh và mềm mại, đều xoay tròn theo chiều bên phải.
17- Mỗi lỗ chân lông chỉ có một sợi lông mọc.
18- Bảy chỗ bằng phẳng và đều đặn.
19- Nửa thân trên như thân sư tử.
20- Không có khuyết lõm giữa hai vai.
21- Hai tay buông thỏng dài đến đầu gối.
22- Đầu cánh tay trắng tròn.
23- Ngón tay thon dài.
24- Tay chân mềm mại.
25- Lòng bàn chân có đủ 1.000 xoáy trôn ốc.
26- Kẻ ngón chân có màng da lưới.
27- Âm tàng như mã vương.
28- Đùi như lộc vương.
29- Gót chân thon, tròn đẹp.
30- Mắt cá chân tròn, không lộ ra.
31- Mu bàn chân cao và đều đặn.
32- Lòng bàn chân bằng phẳng, có hình bánh xe.
Điểm qua 32 tướng tốt để chúng ta có thể nhận diện nhân dáng toàn mỹ của Đức Phật. Thật ra, có một vài chi tiết khó hình dung nơi một con người thời nay, như tướng lưỡi rộng dài quá mức hay màng da lưới ở kẻ ngón; hoặc một số tướng tốt chỉ xuất hiện khi Đức Phật đã trưởng thành chứ không phải đượcmô tả lúc Ngài đang ở tuổi sơ sinh, như tướng răng, giọng nói, thân hình…
Tuy nhiên, chúng ta không nên dùng ý thức phàm tình để xét đoán về một Bậc Thánh nhân, vì đôi khi những chi tiết mô tả về Ngài có thể ẩn tàng một ý nghĩasâu xa nào đó. Ví dụ, tướng lưỡi rộng dài là kết quả bao nhiêu đời kiếpNgài không một lời nói hư dối; khối thịt vun trên đỉnh đầu (nhục kế) làtướng của một người có trí tuệ tột đỉnh; lông trắng giữa hai chân mày (bạch hào tướng quang) tượng trưng cho Trung đạo, lìa sự cố chấp hai bên; lòng bàn chân có hình bánh xe biểu hiện một sứ mạng cao cả là lưu truyền chánh pháp… Những tướng tốt hy hữu ấy đã minh chứng bao nhiêu công đức tích lũy được trong vô lượng kiếp tu hành của một Bồ tát Nhất sanh bổ xứ, chỉ còn một đời ở cõi Ta-bà là thành tựu Phật quả.
Thân tướng tốt đẹp cũng là sự thị hiện của Ngài, do chìu theo sự ưa thích cái đẹp của chúng sinh. Khi mới tiếp xúc lần đầu, chúng ta thường chú ý đến vẻ ngoài của người đối diện, sau đó mới tìm hiểu về tính tình và đời sống nội tâm. Đức Bổn Sư của chúng ta, với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp thật toàn mỹ và phi phàm, đã khiến cho bất cứ ai, khi vừa gặp Ngài đều sinh lòng quý kính. Đây là điều kiện thuận lợi để tiếp cận với người khác, sau đó Ngài mới tùy duyên mà giáo hóa. Trong pháp hội của Đức Phật, đượcnhìn dung mạo Ngài, nghe giọng nói Ngài trầm hùng như tiếng sóng biển, tiếng chim Ca-lăng-tần-già, toàn thể đại chúng đều sinh lòng kính tín, tâm hoan hỷ thanh tịnh lạ thường. Nhiều người đắc quả vị Hiền Thánh chỉ sau một lần được diện kiến Đức Phật hoặc nghe Ngài thuyết pháp.
Nhưng thân tướng đẹp đẽ vô song ấy, có phải không bao giờ đổi thay hoại diệt? Trongkinh kể lại, một hôm Đức Phật ngồi sưởi ấm dưới nắng, Ngài A-Nan đến gần, buồn rầu thưa rằng “Bạch Đức Thế Tôn, làn da ánh như vàng ròng của Người nay còn đâu, chỉ có màu xám xịt nhăn nheo của tuổi già”. Đức Phật dạy: “Này A-Nan, đây là sanh thân của Như-Lai, hữu hình ắt hữu hoại”.
Thân xác do tứ đại hợp thành, đủ duyên thì hiện hữu, hết duyên lại trở về cát bụi. Vô thường có tha ai bao giờ? Vô thường là quy luật tất yếu của cuộc sống, nhưng cũng là điều kiện cần thiết cho sự tiến hóa của vũ trụ vạn loại. Hoa nở rồi tàn, rụng xuống thành rác, từ rác có cây khác mọc lên, và hoa lại nở, tạo thành vòng biến chuyển không dừng trụ. Sanh thân của Đức Phật, dù đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp cũng do tứ đại duyên hợp tạm có, tồn tại trên thế gian trong 80 năm và cũng chịu sự chi phối của luật vô thường, cũng ở trong vòng biến chuyển của luân hồi sinh tử. Thế thì, ý nghĩa cao cả của sự tu hành là Giác Ngộ - Giải Thoát phải được hiểu như thế nào?
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt. Khi thân Như-Lai còn tồn tại, thì chư Thiên và loài người có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung, thì chư Thiên và loài người không thể thấy được”. Động lực khiến tái sanh vào kiếp khác là phiền nãotham sân si đã bị chặt đứt thì dù sanh thân còn tồn tại nhưng đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa của luân hồi.
Chư Thiên vàloài người chỉ có thể thấy được sanh thân của Đức Phật, tức thân có 80 vẻ đẹp và 32 tướng tốt, thân có sinh ra, có bệnh tật, có già nua và có hoại diệt. Nhưng khi sanh thân không còn nữa, thì mắt của Trời người không thể thấy Như-Lai. Bởi vì Như-Lai chính là Pháp Thân vô tướng, là Thật tướng thường trụ. Pháp thân vô tướng nên không bao giờ sinh diệt, vì không có chỗ trụ nên thường hiện hữu khắp cõi Tam thiên, vắng lặng màchiếu soi, không thể dùng ý thức suy lường mà sẵn đủ nơi tất cả chúng sanh.
Đức Bổn Sư đã nhận ra và hằng sống với tánh giác sẵn đủ ấy nên Ngài là Phật; còn chúng sanh do quên tánh giác, mãi đuổi theo trần cảnh, tạo nghiệp, nên vẫn còn lang thang trong sáu nẻo luân hồi. Chư Phật thị hiện nơi đời cũng chỉ có một mục đích duy nhất là chỉ cho chúng ta thấy và trực nhận tánh giác nơi mình, từ đó gột rửa dần tập khí phiền não, cuối cùng thể nhập Pháp thân. Đó là ý nghĩa của sự tu hành, cũng là bản hoài của chư Phật, Chư Bồ tát.
Cuộc đời củaĐức Bổn Sư, từ lúc còn trên ngôi vị Thái tử đã không màng đến danh lợi hạnh phúc thế gian, đến khi thành đạo vẫn vì chúng sanh giáo hóa suốt 45năm ròng, là một cuộc đời vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Ngài cũng là người, nhưng là một người phi thường từ thể chất đến tinh thần, từ hình tướng đến tâm linh, từ trí tuệ đến lòng từ bi ban rải bình đẳng đến chúng sanh vạn loại.
Chỉ phác thảo về những đặc điểm bên ngoài của Đức Phật, cũng đủ cho chúng ta phátkhởi lòng tôn kính đối với Ngài - Bậc giáo chủ vĩ đại, Bậc Tôn sư của Trời người, như kinh Nikaya viết: “Một chúng sinh duy nhất, một con người phi thường xuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc cho Chư Thiên và loài người!” Những người con Phật chúng ta, muốn làm tròn chữ hiếu đối với Đức Bổn Sư, phải nguyện đời đời tinh tấn tu hành theo lời Ngài chỉ dạy để cuối cùng, thành tựu quả vị Phật như Ngài!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2025(Xem: 447)
Kính lạy bậc kỳ vĩ xuất hiện, từ ngàn năm trong thế giới (1) Gây âm vang chấn động, mở ra một kỷ nguyên Mang ánh sáng đi vào đời, với phương pháp tịnh Thiền Giúp người người tìm về Chánh Pháp mầu nhiệm
14/08/2024(Xem: 941)
Tính Cách Vĩ Đại Của Đức Phật- Thích Đạo Thông giảng lễ Phật Đản Chùa Hưng Long ngày 2/6/2024. Hy vọng mọi người hiểu rõ ràng Tính cách vĩ đại của Đức Phật gồm 3 phương diện cao quý của Đức Phật là: Bản thân- Tư Tưởng - Xã Hội. Nhằm tạo sự tín tâm của người con Phật với Tam Bảo.
07/08/2024(Xem: 6790)
Ở Hoa Kỳ, có ngày Father's Day và Mother's Day, là những ngày mà người con tỏ lòng biết ơn cha mẹ. Vào những ngày này, họ có thể mang một bình hoa đến mộ, mua một món quà, và đặc biệt là tổ chức một bữa ăn mời cha mẹ. Nhưng câu nói mà người Mỹ không quên trong ngày đó là "con thương cha, con thương mẹ" khi họ ôm cha mẹ vào lòng. Ngày Lễ Vu Lan của Phật giáo Việt Nam cũng là ngày mà con cái biểu tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, dù họ còn sống hay đã ra đi.
30/07/2024(Xem: 998)
Lang thang, nơi đây có nghĩa là đi lang thang. Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang. Có phải đây chỉ là một ẩn dụ, không hoàn toàn có nghĩa là rời chùa để bước xuống phố, rồi đi từ làng này tới xóm nọ, từ tỉnh này tới tỉnh kia? Bất chợt, có một vài Phật tử ngộ nhận rằng phải đi lang thang mới là nhà sư chơn chánh. Bài viết này sẽ ghi lời Đức Phật dạy về cách lang thang chơn chánh của các nhà sư, không phải là một hành trình “đường bộ” mà phải là một hành trình về tâm.
26/07/2024(Xem: 1132)
佛 號 彌 陀 法 界 藏 身 隨 淨 處 現 國 名 極 樂 寂 光 真 境 在 玄 心 開 Phật hiệu Di Đà Pháp giới tàng thân tùy xứ hiện Quốc danh Cực Lạc tịch quang chơn cảnh cá trung huyền
22/06/2024(Xem: 1937)
Bộ hành là bước đi của chân. Nơi đây, trong bài này, chỉ có ý nói rằng xin mời gọi bước đi của tâm: khuyến tấn cả nước cùng nhau bộ hành theo dòng Kinh Phật, cùng tập thói quen đọc kinh, suy nghĩ về kinh, để tâm hướng theo lời kinh dạy, và hàng ngày hãy làm như thế trong những điều kiện có thể của từng Phật tử, từng ngôi chùa. Nói theo chữ cổ, hàng ngày hãy tự xem hành động đọc, nghĩ, và làm theo lời Phật dạy cũng là một hạnh đầu đà. Nếu chúng ta đi bộ bằng chân, độ dài chỉ có thể đo bằng kilômét trong lãnh thổ Việt Nam. Trong khi, nếu chúng ta bước đi bằng tâm, hàng ngày mở trang kinh ra, để đọc, để nghĩ và để làm – thì độ dài của kinh và luận sẽ là nhiều ngàn năm, trải rộng cả Ấn Độ, Tích Lan, Trung Hoa, Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc châu… Và sẽ không làm cản trở giao thông của bất cứ ai, bất cứ nơi nào.
19/06/2024(Xem: 2756)
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
24/03/2024(Xem: 2836)
Thành Kính Tưởng Niệm…. “Ngày Đức Phật nhập Đại Niết Bàn lúc 80 tuổi” Toàn bộ lời thuyết pháp lần cuối được ghi lại trong kinh Vừa căn dặn đệ tử tự là hòn đảo và tự thắp sáng chính mình, Vừa cô đọng, những điểm căn bản chính yếu trong giáo lý ! Phải luôn đi theo Chánh Đạo với BI, DŨNG, TRÍ !
16/01/2024(Xem: 3509)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ (mỗi bài có 20 chữ); trong đó có 5 bài tụng (100 chữ), thuộc phần Duy Thức Hạnh đã nêu rõ về 5 giai vị tu tập trong Phật Đạo. Đó là 5 giai vị với tên gọi là: Tư Lương vị, Gia Hạnh vị, Thông Đạt vị, Tu Tập vị, và Cứu Cánh vị. Năm giai vị này bao quát con đường tu tập đưa đến quả vị giải thoát cứu cánh trong đạo Phật. Bài viết sau đây chỉ là sự tổng hợp, góp nhặt, cảm nhận, suy luận có khi mang tính chủ quan từ những điều đã thu thập được nơi một số kinh luận, các bài giảng thuyết; các giai đoạn tu tập cũng chỉ được nêu ra một cách rất khái quát …nên chỉ có tính cách dùng để tham khảo.
19/06/2023(Xem: 8504)
Thời gian gần đây, dư luận nổi lên những ý kiến xoay quanh phát biểu của Thượng tọa Thích Chân Quang về việc đề nghị tổ chức UNESCO công nhận “sự giác ngộ của đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]