I. Đại Cương
Chúng ta sống trong không gian vô cùng và thời gian vô tận tất phải có nhận thức về thế gian. Thế gian là một thế giới hiện tượng lưu chuyển mãi không ngừng nghỉ từng sát-na sanh diệtbất thường như vậy. Không gian luôn biến đổi. Chúng ta cũng chứng kiến được ruộng dâu biến thành bể cả và ngược lại. Thời gian huyễn hóa làm cho sự vật trở thành sanh trụ hoại diệt; con người thì sanh già bịnh chết. Chúng ta nhận thức đúng đắn và chơn thật rằng thế gian quả là vô thường. Thế giới hiện tượng vô thường mà sự vật hiện hữu do nhân duyên kết hợp, do đó chúng không có lúc nào tự mình độc lập tồn tại (sanh diệt). Tâm con người cũng vậy. Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận, “Sinh diệt của Tâm là do Như lai tạng mà có tâm sinh diệt. Tâm sinh diệt ấy hóa hợp bất diệt và sinh diệt một cách không phải đồng nhất cũng không phải biệt lập, và gọi là a lại da thức. A lại da thức có hai mặt, bao gồm và phát sinh tất cả các pháp; hai mặt ấy là tuệ giác và bất giác” Từ đó chúng ta biết được có sanh có diệt là hiện tượng vô thường đổi thay, và không sanh không diệt là sự thường hằng bất biến. Cho nên trong cái lưu chuyển biến đổi có cái thường hằng bất biến. Do đó, Phật đã dạy pháp từ nhân sanh diệt trở về cái bất sanh bất tử, như Kinh Bất Tử sau đây.
II. Nội Dung Kinh
26. KINH BẤT TỬ
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.
Bấy giờ Đức Thế Tôn nói rằng:
“Này A-nan, người giữ giới không nên nghĩrằng: ‘Mong sao tôi không có sự hối hận’. Này A-nan, bởi vì pháp tánhvốn vậy ai giữ giới, người ấy được sự không hối hận.
“Này A-nan, người đã được sự không hối hận, không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được hânhoan. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, ai không hối hận người ấy được hân hoan.
“Này A-nan, người đã được sự hân hoan không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được hỷ’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy, ai có hân hoan, người ấy được hỷ.
“Này A-nan, người đã có hỷ không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được tĩnh chỉ’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, ai có hỷ, người ấy được tĩnh chỉ.
“Này A-nan, người đã được tĩnh chỉ không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi có lạc’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy, ai đã có tĩnh chỉ, người ấy được cảm thọ lạc.
“Này A-nan, người đã có lạc không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi có định’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy, ai có lạc, người ấy có định.
“Này A-nan, người đã có định không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi thấy như thật, biết như chân’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy, ai có định, người ấy thấy như thật, biết như chân.
“Này A-nan, người thấy như thật, biết như chân không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi có sự yếm ly’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, ai thấy như thật, biết như chân, người ấy có sự yếm ly.
“Này A-nan, người đã có sự yếm ly không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được vô dục’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, ai có sự yếm lyngười ấy được vô dục.
“Này A-nan, người đã vô dục không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được giải thoát’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, ai đã vôdục người ấy được giải thoáthết thảy dâm, nộ, si.
“Này A-nan, đấy là nhân trì giới mà được không hối hận, nhân không hối hận mà được hân hoan, nhân hân hoan mà được hỷ, nhân hỷ mà được chỉ, nhân chỉ mà được lạc, nhân lạc mà được định.
“Này A-nan, Đa văn Thánh đệ tử nhân định mà có tri kiến như thật, nhân có tri kiến như thật mà có yếm ly, nhân có yếm ly mà được vô dục, nhân vô dục mà được giải thoát, nhân giải thoát mà có giải thoát tri kiến, biết đúng như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.
“Này A-nan, đó chính là các pháp hỗ trợ lẫn nhau, làm nhân cho nhau. Như vậy, giới này đưa đến chỗ cao tột, tức là đưa từ bờ này đến tận bờ kia.
Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.
Lý giải kinh:
Pháp tánh là gì? Theo TĐPHVA, “Pháp Tánh: Tathagata-garbha or Dharmata (skt)—Chơn tánh tuyệt đối của vạn hữu là bất biến, bất chuyển và vượt ra ngoài mọi khái niệm phân biệt.” Pháp tánh có thể nói là tự tính không của sự vật. Nó là hư không hay pháp không chấp thủ, có đặc điểm không sanh không diệt, không tăng không giảm và không sạch không nhơ. Khi ai giữ giới không nên nghĩ “Mong sao tôi không có sự hối hận” thì cảm giác trong tôi không có ghi lại trong tâm, vì lẻ sự không hối hận không dính mắc thì tâm trống rỗng như hư không, phù hợp với pháp tánh. Từ nguyên nhân đầu tiên muốn không hối hận mà sanh khởi. Thật ra khi không nghĩ “Mong sao tôi không có sự hối hận” là đã có cảm giác không hối hận, là sự phủ định hay đối nghịch sự hối hận là được hân hoan trong lòng. Không suy nghĩ đến sự hân hoan, vì sự hân hoan là có sự hỷ. Không nghĩ đến hỷ thì phù hợp với pháp tánh, vì ai có hỷ thì được tĩnh chỉ. Khi không nghĩ có tĩnh chỉ, đó là pháp tánh, vì có tĩnh chỉ là được thọ lạc. Khi không có lạc là pháp không, vì có lạc là được định. Có định, đừng nghĩ tôi mong thấy như chân biết như thật, vì ai được thấy biết như chân như thật thì được sự yếm ly. Ai có sự yểm ly, thì được vô dục. Có sự vô dục, đừng nghĩ mong có giải thoát, vì đã vô dục là được giải thoát hết thảy dâm, nộ, si. Khi có nhân trì giới mà được không hối hận và từ đó nhân pháp trước có quả pháp sau và quả pháp sau tiếp làm nhân pháp sau nữa, và cứ thế liên tiếp mãi theo các pháp như hân hoan, hỷ, lạc, định, thấy biết như chân như thật, yểm ly, vô dục, giải thoát, giải thoát tri kiến. Như vậybiết đúng như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Không sanh thì không diệt đó là sự bất tử. Sự bất tửdo nhân bất sanh, được tu tập từ tướng không của sự vật sanh diệt trở về tánh không của pháp tánh không sanh không tử..
III. Luận Giải
Bất tử là trạng thái bất sanh bất diệt, đó là một thực tướng trong dòng lưu chuyển của trạng thái sanh diệt hay thay đổi ở thế giới hiện tượng vô thường. Cái bất sanh bất tử, bất biến có thể gọi là chân trí hay chân như pháp tính. Pháp tánh là chơn tánh tuyệt đối của vạn hữu. Theo Chân Như Quan của Phật Giáo, sự thực hiện giáo điều này sẽ trở thành tiêu chuẩn của chân tri kiến của Phật Giáo. Tuy Phật nói là chân trí, nhưng thật ra nó chỉ là sự phù hợp với Chân-như Pháp-tính. Do đó, cái Chân-như quan cố hữu của Phật Giáo Nguyên thủy tuy nói lấy chân tướng của các pháp làm mục tiêu, nhưng tóm lại thì chỉ đứng trên cơ sở mê, ngộ của nhân sinh quan tôn giáo để thấu suốt chân tướng của mê, ngộ mà thôi.
Phật nói: "Này các Tỷ Khưu! Tứ Đế này là Chân-như (tathani), là tính không hư vọng (avitathani), tính không biến dị (anannathani)". Xem câu này ta đủ rõ cái chủ ý chân như pháp tính ở trên. Lại tiến thêm một bậc nữa mà khảo sát, cái nhân sinh quan lấy mê, ngộ làm tiêu chuẩn này vẫn coi sự thật là sự thật mà quan sát vũ trụ nhân sinh; có nắm được cái chân tướng của sự thật đó mới có thể kiến lập một cách xác thực.. (Kimura Taiken)
Khi dòng tâm thức từng sát-na sanh diệt theo thời gian làm cho tâm chứa nhiều tri kiến hỗn tạp, tạo lớp màn vô minh, vốn gốc sanh tử luân hồi. Giải thoát những tri kiến tâm trở nên trong sáng phù hợp với chân như pháp tánh. Phương pháp mà Phật dạy từ mê vọng (bất giác) trở lại (giác) pháp tánh trong sáng như hư không. Giải thoát là xa lìa mọi sai lầm của các pháp của tâm thức, không bị xúc thọ ái ràng buộc."trong sự giải thoát là sự hiểu biết." Thật vậy, sự hiểu biết sáng suốt, là tuệ tri, là cái biết vô thời không, trong sát na hiện tiền. Khi hành giả tuệ tri (biết của Trí) về lục căn, lục trần, hay lục thức, tâm thức và không có thời gian, thì xúc, thọ, ái không có kẻ hở để khởi sanh. Như hành giả quán, "tuệ tri ' Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa" thì dòng tâm thức ngừng chảy (vô thời không), tức là đoạn diệt các nhân sanh diệt, không suy nghĩ thêm quan niệm , hay tư tưởng gì về tâm thức đó. Khi xúc, thọ, ái không khởi sanh trong tâm, thì đoạn được thân kiến cũng như chúng không ràng buộc và gây ba độc, thì lúc ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ.
Suy nghĩtức tưởng trilà biết do tưởng thức hoặc suy nghĩ lại những ý tưởng so đo của tự ngã, tưởng tượng những đối tượng không thật có do tiền ngũ căn trực tiếp nhận thức, nên sự nhận thức chấp trước, lệch lạc và không chơn thật của tri kiến phàm phu, chúng sanh thường tình do sở tri và tự ngã. Trong kinh Sáu Xứ, Phật thuyết giảng:
Những vị hữu học và bậc giác ngộ dùng chánh tríhay chơn tri để tuệ tritri kiến thể nhập pháp tánh. Không nên nghĩtức tuệ trihay biết rõ ràng (Thấy biết như chơn lục căn, chơn lục trần, chơn lục thức). Cho nên biếtmong mỏi không hối hận, mong hỷ,tĩnh chỉ, lạc, định,thấy biết như chơn như thật, yễm ly, vô dục, giải thoát dâm, nộ, si thí tất cả tri kiến đó đã thể nhập vào pháp tánhrồi, tâm thức không còn vẩn đục, không còn sanh khởi nữa, tức trạng thái bất sanh bất diệt hay sự bất tử hiển hiện.
IV. Thực Hành
Dùng chân trí hay chánh trí (tuệ giác) để quán sát tức dùng tri thức nguyên thủy là tướng khôngcủa vạn hữu hòa nhập với pháp tánh hay tánh không như hư không vô tận. Phật dạy từ cái sanh diệt như hối hận, hỷ, tĩnh chỉ, thọ lạc, định, thấy biết như chân, yếm ly, vô dục, giải thoát tất cả dâm, nộ, si v.v.. xoay lại tướng không hay tự tính không của chúng để rồi hòa nhập tánh không của chân như pháp tánh. Như trong kinh Phật dạy phương pháp thực hành giải thoát tri kiến theo thời thiền theo ba cách như sau:
1. Định Niệm Xứ
- Tuệ tri (biết) Mong sao tôi không có sự hối hận;
- Tuệ tri mong sao tôi được hân hoan;
- Tuệ tri mong sao tôi được hỷ;
- Tuệ tri mong sao tôi được tĩnh chỉ;
- Tuệ tri mong sao tôi có lạc;
- Tuệ tri mong sao tôi có định;
- Tuệ tri mong sao tôi tthấy như thật biết như chân;
- Tuệ tri mong sao tôi được vô dục;
- Tuệ tri mong sao tôi được giải thoát tất cả dâm, nộ, si;
- Tuệ tri mong sao tôi được tận diệt các nhân sanh diệt;
- Tuệ tri sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.
2. Định Niệm hơi thở (còn dùng trí)
*1).Nhẩm biết niệm hay đọc hơi thở(ngôn hành): Định niệm bằng tướng hơi thở (có lời, có tiếng): Định niệm bằng thể tướnghơi thở.
Định Niệm Hơi Thở bằng lời. Biết Nhẫm Đọc hơi thở.
Khi thở vô, “Tôi biết tôi thở vô.”
Khi thở ra, “Tôi biết tôi thở ra”
*2) Thầm hội biết Thức Hơi Thở (Thức Hành).Định niệm bằng nhận thức luồng hơi thở (ý thức thầm hội hơi thở)
“Biết tôi thở vô
Biết tôi thở ra”
Chỉ dùng căn ý là chủ(lặng lẻ) để nhận thức (với ý tác động) hơi thở vô hơi thở ra là khách.
Đó là cách Tĩnh Thức.
*3). Ngộ nhập biết + ý trí Hơi Thở (Trí hay Tánh Hành). Định niệm bằng ý trí ngộ nhập hơi thở (tri nhận đối tượng trong trí: ngộ nhập luồng hơi thở vào cái biết). Biết tri nhận luống hơi thở. Định và chánh niệm hơi thở nên gọi là Trí Hành hay Tĩnh Giác.
“Biết tôi biếtthở vô
Biết tôi biếtthở ra.”
Biết rõ hơi thở vô hơi thở ra. Định và chánh niệm bằng ý trí (ý tác năng)
Đó là Tĩnh Giácvề hơi thở. Chỉ có thở vô thở ra được ý trí ý niệm hóa mà thôi.
3. Vô Niệm (không dùng trí)
Thể Nhập Cảm giác Vô Ra (Thân Hành: Vô Niệm: không niệm tướng niệm thức cả niệm trí): Pháp bổn như vô pháp: Như là không thở: Thể Nhậpchốn tịch tĩnh như nhiên, cảm nhận luồng hơi thầm lặng Vô Ra.
“Cảm giác vô,
“Cảm giác ra.”
Cảm giác Vô Ra, vì khi nhận dạng cảm giác (bóng dáng) của một đối tượng mà chưa được nhận thức (chưa được đặt tên hay đọc tên) tên đối tượng là chỉ thể nhập nơi tịch tĩnh y nhiên, tức là cảm giác chỗ đối tượng chưa thành hình, chưa có tên (giả danh), đó cũng gọi là tri thức nguyên thủy hay tuệ giác của chân trí. Cảm nhậnluồng hơi vô luồng hơi ra vô mà thôi. Khi không có mặt đối tượng thì năng sở song vong.
V. Kết Luận
Kinh bất tử là pháp học trì giới rèn luyện phạm hạnh, đồng thời Phật dạy tu tập giải thoát tri kiến để vượt dòng tâm thức luôn sanh diệt. Giải thoát tri kiến có nghĩa là khôi phục lại cái thực tính của tri kiến, tức là sự hiểu biết chân thật trở về chân như pháp tánh.. Vượt thoát khỏi đối tượng và biết tìm đến tự tính của nó là đường về chân nguyên. Lột xác tri kiến giả lập để thể hiện tri thức thực sự tức là Tri thức đúng hay hiểu biết chân thật tức là đoạn tận các nhân sanh diệt. Quán sát tướng không của vạn hữu hay tự ngã không của tâm hòa nhập tánh không của chân như pháp tánh, cõi thường hằng bất biến, đó là sự bất sanh bất tử
Từ đó chúng ta mới có thể mở ra tuệ giác vượt khỏi thời gian và không gian đến bờ Giác Ngộ Giải Thoát để Sống Đời Tự DoTự Tại, trong cõi vô cùng hằng hữu của trạng thái bất tử.
Tham khảo
Chân Như Quan của Phật Giáo. Tác giả:Kimura Taiken Việt dịch: Thích Quảng Độ, trích trong website Quảng Đức:: http://www.quangduc.com.
43. Kinh Bất Tử. Số 26-Kinh Trung A-Hàm. Do Thích Tuệ Sỹ Việt dịch từ Hán văn, trích trong website Quảng Đức..
146. Kinh Sáu Xứ. Kinh Trung Bộ. HT. Thích Minh Châu Việt dịch, đăng trên website Quảng Đức.
TĐPGVA. (Tự Điển Phật Giáo Việt Anh). Thiện Phúc trong website Quảng Đức.