Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dư Hương Một Bát Tất Niên

22/01/201111:08(Xem: 1396)
Dư Hương Một Bát Tất Niên

 

DƯ HƯƠNG MỘT BÁT TẤT NIÊN

Khánh Chi

 

Buổi chiều đó, gương mặt thời gian như hiển hiện thật lâu, khắc khảm một năm những buồn vui được mất cho những ưu phiền tan đi như làn gió và chỉ để còn giữ lại cõi lòng thơm thảo vô ưu...

Tôi không còn nhớ đã bao nhiêu mùa Tết, mẹ mình lụi cụi dậy sớm đi những phiên chợ cuối năm.

Những ngày xa xưa ấy, không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để mua sắm các thứ đồ cùng một lượt như bây giờ, vì vậy mẹ phải chuẩn bị mọi thứ từ đầu tháng chạp, tháng củ mật nao nao phấp phỏng đợi chờ.

Mỗi buổi chợ về, khi thì trong chiếc làn của người có chục cân nếp trắng, lúc lại bó hành kiệu trắng tinh và một chút quà nho nhỏ dành cho mấy anh em háo hức đợi tết. Cứ thế, qua ngày ông Táo về trời, mẹ đã chuẩn bị gần như đầy đủ thực phẩm để cả nhà vui đón xuân sang.

Tới ngày hai sáu Tết, nhà nhà đã có sẵn lá dong, lạt trắng để gói những chiếc bánh chưng xanh vuông tròn ao ước. Đó đây vang tiếng í ới gọi nhau đụng chung một con lợn giữa mấy gia đình. Người đun nước sôi, người chia phần thịt để kịp nhà ai làm giò, gói bánh… Những ngày cuối năm ấy tưng bừng như một lễ hội của tháng giêng lộc mới. Ngọn gió mùa đông dường như chỉ còn dám se se đủ dành cho những tiếng xuýt xoa nhè nhẹ, dư âm xanh vô tận suốt những phố phường về đến tận ngõ nhỏ quen thân.

Nhà cửa nhộn nhịp trang hoàng và treo lên đôi câu đối cung chúc tân xuân, nguyện ước một năm mới an hòa hạnh phúc. Cho đến sáng ngày tất niên, những người đi xa kịp trở về đã nghe ấm hương đoàn tụ. Người hẹn hò trên tay hân hoan cành mai vàng biếc nụ. Người nồng nàn sắc đào thắm Nhật Tân. Không khí nguyên khôi của mùa xuân cứ thế nhẹ nhàng về qua cửa, như những đứa con xa kịp trở về ấm áp bên bữa cơm gia đình ngày cuối cùng của năm.

Thường là vào buổi chiều ba mươi, sau khi mẹ nấu nồi nước lá mùi già cho cả nhà tắm gội cuối năm, mấy chị gái vào bếp phụ mẹ một tay làm bữa cơm đoàn viên quây quần thương nhớ. Mâm cơm giản dị đĩa nem rán, bát dưa hành, thịt nấu đông, tô miến nấu măng ngậy hương mà sao chiều nay đậm đà đến lạ. Vẫn là những món ăn quen thuộc ấy thôi, nhưng chiều cuối năm chúng có dư vị khác.

Ở cõi cao xanh kia, tôi cảm nhận như ông bà mình đang về ăn Tết với cháu con. Căn nhà nhỏ như bừng ấm hơn bởi cành đào phai nở sớm, mâm ngũ quả mướt mát lòng thành dâng cúng tiền nhân. Buổi chiều đó, gương mặt thời gian như hiển hiện thật lâu, khắc khảm một năm những buồn vui được mất cho những ưu phiền tan đi như làn gió và chỉ để còn giữ lại cõi lòng thơm thảo vô ưu. Bên mâm cơm, cha hiền từ nhấp môi chén rượu kể chuyện cháu con ngày tháng xa nhà, ánh mắt mẹ rạng ngời phúc hậu. Mấy đứa cháu nhỏ lon ton như lộc biếc xuân thì cho tôi có cảm giác mình đang được thưởng thức một bữa tiệc tinh thần cuối năm ngon nhất đời người…

Những mùa xanh lá qua đi, tôi lớn lên đi làm ăn xa và nhớ ngày trở về ăn Tết với những người thân trong ngôi nhà của mình. Hăm bảy tháng chạp, ông bạn già vong niên đưa tôi ra bến xe trở lại cố hương, bùi ngùi tiễn nhau năm cũ và hẹn nhau mùng năm, mùng sáu Tết năm sau mùa xuân tái ngộ. Cả đời ông ngoài sáu mươi tuổi thì dễ hơn năm chục năm trọ phố một mình, chẳng còn nhớ quê nhà đâu để ước vọng khấn thầm ông bà tổ tiên mâm cơm chiều ba mươi Tết. Cả đời ông là cuộc di hành trong tâm tưởng để tìm lại đời mình trong nỗi nhớ xa quê, để khát khao bình yên bữa cơm nhà hạnh ngộ. Còn tôi, đầu xanh, thừa sức trẻ, lại chỉ nhong nhóng trên đường xa xứ, tìm cho mình hướng tiến thân, biết bao giờ mới hiểu nổi ánh mắt vời vợi xa của người mình trót đặt tạm cái tên: bạn già.

Ở phố, các món đồ biếu tặng, đồ ăn uống của cả ba ngày tết được chuẩn bị nhoáng nhoàng, có khi chỉ mất một ngày chợ là đầy đủ cả. Rượu Tây, bánh mứt, miến, măng… trong siêu thị. Giò chả, gà, cá, cao lương mĩ vị đã làm sẵn, đóng gói an toàn thực phẩm chật kín những quầy đông lạnh. Bánh chưng xanh ngắt, vuông vức bày thành chồng ngay đầu các chợ, dưa hành, cà pháo, dưa kiệu trắng muốt gọn gàng đẹp mắt trong các lọ thuỷ tinh. Vẫn là bữa cỗ tất niên với những thức ăn ngon lành, nóng hổi, nhưng đám cháu con uể oải cầm đũa ăn cho qua bữa, uống hết lon bia rồi sửa sang xống áo ra đường chơi tới sáng. Còn lại trong căn nhà thênh thang, hai ông bà già ngồi đợi tiếng chuông giao thừa, leo mấy nhịp cầu thang để đặt xấp phong bao vào giường lũ trẻ…

Những dư ảnh quê hương nơi một hội làng mớ ba mớ bảy, một giếng nước trong veo bên hàng tre ngút ngát tâm hồn đã thuộc về một nơi nào xa lắm. Chỉ một quê hương ở trong tim mỗi phút nhớ nhà. Nên chi buổi chiều hôm ấy, người lên xe chẳng dám vẫy tay chào lâu để người đứng dưới đường phải tủi lòng ngoảnh mặt giấu vào xa xăm một nỗi nhớ giao thừa.

Mải ngắm nhìn thiên hạ cuối mùa bận rộn nghiêng chút vàng nắng hanh hao mê mải, tôi cứ run rủi cầu mong ông sẽ ấm lòng với góc bánh chưng xanh, với trời đất quê hương bên chén rượu xuân mừng tuổi hải hà. Để bên bữa cơm nhà êm ả chiều nay, tôi được thêm lần ngộ cố tri hương ngay tại chốn nắm nhau mình đã lặng yên thì thầm trong lòng đất buổi hoa quả khai sinh trái tim người!



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/07/2021(Xem: 4202)
Một chàng cưới được vợ xinh Nàng tuy rất đẹp, tính tình lại hoang Chàng thương vợ thật nồng nàn Nhưng nàng trái lại phũ phàng chẳng yêu
01/10/2020(Xem: 4604)
Người đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi hãy đến xứ Nam truyền giáo của chúa Nguyễn là linh mục Buzomi, người Ý, có thể xem Buzomi là người chính thức đặt nền móng cho công cuộc rao giảng phúc âm ở xứ Đàng Trong.
18/03/2020(Xem: 4802)
Phần này bàn về cách dùng tiền gián, bẻ tiền bẻ đũa thời LM de Rhodes trong tự điển Việt Bồ La. Đây là tục lệ rất ít tài liệu nào ghi nhận. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .
18/01/2012(Xem: 6721)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
18/01/2012(Xem: 3421)
Nắm được yếu điểm của người đi xem bói, các thầy cân nhắc bằng cách hỏi một số câu thăm dò. Rồi tùy theo câu trả lời của khách mà thầy đoán mò, lần vách để nói thêm.
16/01/2012(Xem: 6353)
Con rồng gắn liền với huyền thoại Âu Cơ - Lạc Long Quân, thành ra Tổ-tiên giống Lạc-Việt. Người con trưởng ở lại Phong-châu, làm vua đất Văn-lang tức là Hùng-Vương.
15/01/2012(Xem: 7897)
Đa Văn Thiên Vươnglà một vị thần trong thần thoại của Ấn Độ cổ. Theo truyền thuyết, ngài là thầnDạ xoa có tên Kuvera hay Kubera. Ngoài ra, ngài cũng được gọi là Vaiśravanahoặc Vessavana, phiên âm Hán Việt là Tỳ Sa Môn. Còn xung quanh việc xuất thâncủa ngài, cho đến nay vẫn còn nhiều truyền thuyết khác nhau... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
15/01/2012(Xem: 6262)
Sự khai bút của những câu đối trên là một dạng sángtạo văn hoá và đã trở thành phương tiện biểu đạt cho thời điểm hội tụ của ngườicon Việt trong ngày Tết. Tuy có tính cách tượng trưng không liên quan đến cácđiển tích, nhưng nó đã diễn đạt được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiêntrong bối cảnh mới, không gian mới, bằng những sự mong mỏi đón nhận được mọi sựtốt lành đến cho mình cũng như cho người. “Trời thêm tuổi trăng, người thêm thọ. Xuân đến muôn nơi phúc khắp nhà."
13/01/2012(Xem: 2731)
Là người Việt Nam, không ai không nhớ về cộinguồn con Rồng cháu Tiên của mình, nhất là khi thoang thoảng hương trầm của cáiTết năm Con Rồng đang đến. Năm Nhâm Thìn thuộc vị trí thứ 29 trong chu kỳ GiápTý. Nếu phép tính Âm lịch bắt đầu từ năm Chu Bình Vương nguyên niên (năm 770trước Tây lịch) thì trong lịch sử gần 3.000 năm mới có 46 năm Nhâm Thìn. TếtNhâm Thìn năm 2012 là Tết Nhâm Thìn thứ 46... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
13/01/2012(Xem: 11074)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]