Tổng thống Barack Obama đã chuẩn bị đi thăm Miến Điện trong tháng này, một chặng trong chuyến công du 4 ngày tới thăm vùng Đông Nam Á. Theo tường thuật của thông tín viên đài VOA Kent Klein từ Tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Obama cũng sẽ dừng chân tại Thái Lan và Campuchia.
Tổng Thống Obama sẽ trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Miến Điện. Chuyến đi này đã được ấn định cho thời gian từ ngày 17 tới ngày 20 tháng 11.
Các giới chức chính phủ nói rằng trong thời gian lưu lại Rangoon, Tổng Thống Obama sẽ gặp tổng thống Miến Điện Thein Sein, và lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi.
Bà Priscilla Clapp, cựu đại biện ngoại giao Hoa Kỳ tại Rangoon, nói với ban Miến ngữ đài VOA rằng chuyến viếng thăm của Tổng Thống Obama sẽ giúp đẩy mạnh các nỗ lực tiến tới dân chủ tại Miến Điện. Bà nói:
“Chuyến viếng thăm của Tổng Thống Mỹ sẽ củng cố thêm các quan hệ song phương, và sẽ có lợi bởi vì Tổng thống Obama sẽ có kinh nghiệm cá nhân ở Myanmar và sẽ tận mắt chứng kiến sự củng cố của chính sách hiện hành của Hoa Kỳ”.
Thông báo của Tòa Bạch Ốc nói Tổng Thống Obama hy vọng “có thể khuyến khích tiến trình chuyển tiếp sang dân chủ đang tiếp tục diễn ra tại Miến Điện” trong chuyến đi thăm của ông.
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Miến Điện đã cải thiện đáng kể từ khi một chính phủ dân sự trên danh nghĩa - lên nắm quyền hồi năm ngoái, chấm dứt chế độ quân nhân đã cai trị Miến điện trong sutố 5 thập niên, và hệ thống hóa một số cải cách dân chủ, đồng thời trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị.
Nhưng tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Washington có tên là “Chiến dịch vận động Hoa Kỳ cho Miến Điện”, đã yêu cầu Tổng Thống Obama đừng đi Rangoon. Bà Jennifer Quigley nói rằng những cải cách tại Miến Điện cho tới nay chỉ có tính cách hời hợt bề ngoài. Bà phát biểu:
“Hiện còn vô số những vấn đề nhân quyền nghiêm trọng chưa được giải quyết, đủ để Tổng Thống Obama phải xem xét kỹ lưỡng hơn về cách để chỉnh sửa các vấn đề đó và tìm những giải pháp cho các vấn đề ấy trước khi ông lên đường, và ra dấu hiệu ủng hộ Tổng thống Thein Sein của Miến điện.”
Tổ chức “Chiến dịch vận động Hoa Kỳ cho Miến Điện” muốn nhà lãnh đạo Mỹ tới thăm những khu vực tại Miến Điện, nơi mà các nhóm thiểu số tôn giáo và sắc tộc vẫn bị đàn áp.
Quân đội Miến Điện vẫn tiếp tục một chiến dịch quân sự, tấn công các nhóm sắc tộc thiểu số Kachin ở miền bắc, và chống tình trạng xáo trộn ở bang Rakhine đã giết chết nhiều người Hồi Giáo Rohingya.
Một số tổ chức nhân quyền khác thì ủng hộ chuyến đi thăm Miến điện của tổng thống Obama, họ nói họ hy vọng rằng chuyến đi của nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tiếp tục đặt nặng và nêu bật vấn đề nhân quyền tại Miến Điện.
Tổng Thống Obama cũng sẽ trở thành vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên tới thăm Phnom Penh. Tại đây, ông sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và tiếp xúc với lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, (tức ASEAN).
Tại Bangkok, Tổng Thống Obama sẽ hội kiến cùng Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Hai nhà lãnh đạo sẽ đánh dấu kỷ niệm 180 năm quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Thái Lan.
Tổng Thống Obama hy vọng sẽ có dịp thảo luận với các nhà lãnh đạo Châu Á về các vấn đề kinh tế và thương mại, hợp tác về năng lượng và an ninh, cũng như các vấn đề nhân quyền, bên cạnh các vấn đề khu vực và toàn cầu khác tại Hội nghị Thượng đỉnh của khối ASEAN.
Tổng Thống Obama sẽ trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Miến Điện. Chuyến đi này đã được ấn định cho thời gian từ ngày 17 tới ngày 20 tháng 11.
Các giới chức chính phủ nói rằng trong thời gian lưu lại Rangoon, Tổng Thống Obama sẽ gặp tổng thống Miến Điện Thein Sein, và lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi.
Bà Priscilla Clapp, cựu đại biện ngoại giao Hoa Kỳ tại Rangoon, nói với ban Miến ngữ đài VOA rằng chuyến viếng thăm của Tổng Thống Obama sẽ giúp đẩy mạnh các nỗ lực tiến tới dân chủ tại Miến Điện. Bà nói:
“Chuyến viếng thăm của Tổng Thống Mỹ sẽ củng cố thêm các quan hệ song phương, và sẽ có lợi bởi vì Tổng thống Obama sẽ có kinh nghiệm cá nhân ở Myanmar và sẽ tận mắt chứng kiến sự củng cố của chính sách hiện hành của Hoa Kỳ”.
Thông báo của Tòa Bạch Ốc nói Tổng Thống Obama hy vọng “có thể khuyến khích tiến trình chuyển tiếp sang dân chủ đang tiếp tục diễn ra tại Miến Điện” trong chuyến đi thăm của ông.
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Miến Điện đã cải thiện đáng kể từ khi một chính phủ dân sự trên danh nghĩa - lên nắm quyền hồi năm ngoái, chấm dứt chế độ quân nhân đã cai trị Miến điện trong sutố 5 thập niên, và hệ thống hóa một số cải cách dân chủ, đồng thời trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị.
Nhưng tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Washington có tên là “Chiến dịch vận động Hoa Kỳ cho Miến Điện”, đã yêu cầu Tổng Thống Obama đừng đi Rangoon. Bà Jennifer Quigley nói rằng những cải cách tại Miến Điện cho tới nay chỉ có tính cách hời hợt bề ngoài. Bà phát biểu:
“Hiện còn vô số những vấn đề nhân quyền nghiêm trọng chưa được giải quyết, đủ để Tổng Thống Obama phải xem xét kỹ lưỡng hơn về cách để chỉnh sửa các vấn đề đó và tìm những giải pháp cho các vấn đề ấy trước khi ông lên đường, và ra dấu hiệu ủng hộ Tổng thống Thein Sein của Miến điện.”
Tổ chức “Chiến dịch vận động Hoa Kỳ cho Miến Điện” muốn nhà lãnh đạo Mỹ tới thăm những khu vực tại Miến Điện, nơi mà các nhóm thiểu số tôn giáo và sắc tộc vẫn bị đàn áp.
Quân đội Miến Điện vẫn tiếp tục một chiến dịch quân sự, tấn công các nhóm sắc tộc thiểu số Kachin ở miền bắc, và chống tình trạng xáo trộn ở bang Rakhine đã giết chết nhiều người Hồi Giáo Rohingya.
Một số tổ chức nhân quyền khác thì ủng hộ chuyến đi thăm Miến điện của tổng thống Obama, họ nói họ hy vọng rằng chuyến đi của nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tiếp tục đặt nặng và nêu bật vấn đề nhân quyền tại Miến Điện.
Tổng Thống Obama cũng sẽ trở thành vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên tới thăm Phnom Penh. Tại đây, ông sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và tiếp xúc với lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, (tức ASEAN).
Tại Bangkok, Tổng Thống Obama sẽ hội kiến cùng Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Hai nhà lãnh đạo sẽ đánh dấu kỷ niệm 180 năm quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Thái Lan.
Tổng Thống Obama hy vọng sẽ có dịp thảo luận với các nhà lãnh đạo Châu Á về các vấn đề kinh tế và thương mại, hợp tác về năng lượng và an ninh, cũng như các vấn đề nhân quyền, bên cạnh các vấn đề khu vực và toàn cầu khác tại Hội nghị Thượng đỉnh của khối ASEAN.
Gửi ý kiến của bạn