Thái độ khiêm nhường của Phật Thích Ca còn thể hiện trong câu nói nổi tiếng “tất cả chúng sinh đều có Phật tính, ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Nếu chúng ta siêng năng, tinh tấn tu hành đúng như lời Ngài dạy thì sẽ thành chánh quả như Ngài, cũng nói được như Ngài. Một ý thức bình đẳng trên cả tuyệt vời, thử hỏi có vị giáo chủ nào dám tự đặt mình ngang bằng với chúng sinh như thế không?.
Rằm tháng tư, tôi đi chùa tham dự lễ mừng Phật đản. Trong bất cứ ngôi chùa nào, vào ngày này hay ngày thường đều có tranh hoặc tượng của Phật Thích Ca đản sinh. Theo kinh sách ghi lại thì sau khi sinh ra, thái tử Tất Đạt Đa bước bảy bước có bảy hoa sen đỡ chân, đến bước thứ bảy, ngài đưa một tay chỉ trời một tay chỉ đất, nói “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” (trên trời dưới trời chỉ mình ta là tôn quý).Có người bảo câu chuyện rất hoang đường và câu nói rất…ngạo mạn! Nhân mùa Phật đản thử tìm hiểu xem câu ấy có nghĩa gì nhưng sẽ không bàn về câu chuyện.
Theo ngành khoa học thiên văn thì vũ trụ hình thành từ vụ nổ Big Bang trên mười ba tỉ năm trước. Nó gồm có hằng hà sa số vật thể, luôn luôn vận động, tác động lẫn nhau tạo nên sự vận hành và biến dịch theo những nguyên lý tự nhiên. Trong hằng sa vật thể đó có trái đất của chúng ta, được hình thành gần năm tỉ năm trước, gồm có đất nước, núi sông, cây cỏ, thú vật…Con người xuất hiện muộn nhất, cách nay khoảng vài chục ngàn năm trở lại đây.
Vào thời mông muội, cuộc sống của người nguyên thủy khá thụ động, lệ thuộc vào tự nhiên và những hiện tượng biến cố của nó, coi nó là chúa tể muôn loài, có quyền ban phát mọi thứ, kể cả họa phước, sự sống và cái chết cho con người. Sau khi trở thành người thông minh, con người dần dần hiểu về tự nhiên và những biến cố, hiện tượng của nó rồi bắt đầu khám phá, khai thác, chinh phục và cuối cùng thống trị nó, làm chúa tể lại nó mà trên trời dưới trời không có loài nào sánh bằng, theo kịp. Có thể nói hiện nay vũ trụ không còn khép kín, bí hiểm nữa mà đã mở toang đến mọi ngóc ngách trong khoảng không gian rộng…93 tỉ năm ánh sáng, trước mắt con người! Đó là chưa nói đến những phát minh vĩ đại, những thành tựu rực rỡ trên các lãnh vực khác do con nguời tạo ra từ trước đến giờ..
Trong cuộc sống, người tiền sử đã biết tập họp thành bầy đàn, liên kết với nhau để nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau từ vật chất đến tinh thần. Ý thức đó ngày càng được cải thiện, nâng cao cho đến tận ngày nay. Không tập hợp, liên kết, hỗ trợ cho nhau thì xã hội không thể phát triển, con người không thể tiến bộ. Một người sống cô độc không thể làm được bất cứ việc gì như ca dao tục ngữ từng nói “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “ Một con én không làm nên mùa xuân”. Ngược lại, trong đời sống tinh thần mà nhất là đời sống tâm linh có một việc chỉ mình ta và chỉ một mà thôi cũng vẫn làm được, đạt được kết quả mong muốn. Đó là tu hành và Giác ngộ.
Giác ngộ là gì? Đơn giản cho dễ hiểu là biết rõ ràng, thấy thông suốt một vấn đề nào đó bằng suy luận và trực giác. Nhà Phật gọi cái biết và thấy bằng suy luận là tri kiến tương đối hay tục đế và cái biết và thấy bằng trực giác là tri kiến tuyệt đối hay chân đế. Đại khái, tri kiến tương đối là biết và thấy vấn đề bằng phân tích, tổng hợp, so sánh, đo lường…Tri kiến tuyệt đối là biết và thấy vấn đề trực tiếp, không dựa vào lý luận trừu tượng, tư duy khái niệm. Là cái biết và thấy thường hằng trong ta, không có sự tham gia của lục thức hay còn gọi là thực chứng tâm linh.
Thí dụ, thấy một hình ảnh ngộ nghĩnh, nghe một mẫu chuyện tiếu lâm chúng ta bật cười liền mà không cần suy nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân. Nhờ tắm trong bồn, nhờ thấy trái táo rơi, Archimedes và Newton mới phát hiện ra sức đẩy của nước và lực hấp dẫn. Giác ngộ là phạm trù của tri kiến tuyệt đối. Sau bốn mươi chín ngày đêm tham thiền nhập định, thái tử Tất Đạt Đa thấy được Phật tánh của mình; sau khi nghe câu kinh “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, cư sĩ Huệ Năng hoát nhiên ngộ đạo. Đó là hai trong nhiều hình ảnh sống động, bằng chứng cụ thể của sự Giác ngộ, tự mình nhận được thành quả chứ không ai đem lại, mang tới cho mình.
Từ những phân tích trên cho thấy mọi thành tựu vật chất, tinh thần và tâm linh đều do năng lực vô biên của con người tạo ra và chỉ có con người mới chiến thắng được chính mình mà thôi. Không có con người sẽ không có tất cả, Giác ngộ cũng trở thành vô nghĩa. Phật Thích Ca là một trong những nhà hiền triết lỗi lạc thời cổ đại, có tầm nhìn xuyên suốt, khoa học, từ vũ trụ bao la đến tận cùng tầng sâu tâm thức con người. Chính Ngài đã phát hiện ra năng lực nội tại của con người mới khẳng định “duy ngã độc tôn”.
Trở lại việc có người bảo câu nói nầy rất ngạo mạn! Tôi cho là không! Phật Thích Ca không ngạo mạn mà rất khiêm nhường. Bởi vì, Ngã ở đây là danh từ chung chỉ người ta chứ không phải chỉ riêng cá nhân nào. Ở nước ta cũng như trên thế giới có nhiều câu tương tự như “ta về ta tắm ao ta…” (Ca dao), “tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư” của Khổng Tử hoặc “tôi tư duy nên tôi tồn tại” của Descartes. Do đó, hễ là người ta thì ai cũng có thể nói được câu đó, kể cả tôi, anh và chúng ta. Phật Thích Ca cũng là người ta chứ không phải thần thánh. Đó còn là niềm tự hào khi chúng ta được sanh làm người trong lục đạo ở cả ba kiếp quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thái độ khiêm nhường của Phật Thích Ca còn thể hiện trong câu nói nổi tiếng “tất cả chúng sinh đều có Phật tính, ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Nếu chúng ta siêng năng, tinh tấn tu hành đúng như lời Ngài dạy thì sẽ thành chánh quả như Ngài, cũng nói được như Ngài. Một ý thức bình đẳng trên cả tuyệt vời, thử hỏi có vị giáo chủ nào dám tự đặt mình ngang bằng với chúng sinh như thế không?.
Tóm lại, ý nghĩa sâu xa của “duy ngã độc tôn” là đề cao vị trí vai trò tôn quí số một của con người trong vũ trụ, trong tự nhiên nhiều thành phần, nhiều chủng loài chứ không có nghĩa gì khác. Thực tế đã chứng minh điều đó, từ ngày xuất hiện đến giờ, con người đã cuốn phăng bức màn vô minh bao trùm vũ trụ và con người đem ánh sáng rực rỡ, huy hoàng cho nhân loai từ vật chất đến tinh thần.
Từ những phân tích trên cho thấy mọi thành tựu vật chất, tinh thần và tâm linh đều do năng lực vô biên của con người tạo ra và chỉ có con người mới chiến thắng được chính mình mà thôi. Không có con người sẽ không có tất cả, Giác ngộ cũng trở thành vô nghĩa. Phật Thích Ca là một trong những nhà hiền triết lỗi lạc thời cổ đại, có tầm nhìn xuyên suốt, khoa học, từ vũ trụ bao la đến tận cùng tầng sâu tâm thức con người. Chính Ngài đã phát hiện ra năng lực nội tại của con người mới khẳng định “duy ngã độc tôn”.
Trở lại việc có người bảo câu nói nầy rất ngạo mạn! Tôi cho là không! Phật Thích Ca không ngạo mạn mà rất khiêm nhường. Bởi vì, Ngã ở đây là danh từ chung chỉ người ta chứ không phải chỉ riêng cá nhân nào. Ở nước ta cũng như trên thế giới có nhiều câu tương tự như “ta về ta tắm ao ta…” (Ca dao), “tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư” của Khổng Tử hoặc “tôi tư duy nên tôi tồn tại” của Descartes. Do đó, hễ là người ta thì ai cũng có thể nói được câu đó, kể cả tôi, anh và chúng ta. Phật Thích Ca cũng là người ta chứ không phải thần thánh. Đó còn là niềm tự hào khi chúng ta được sanh làm người trong lục đạo ở cả ba kiếp quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thái độ khiêm nhường của Phật Thích Ca còn thể hiện trong câu nói nổi tiếng “tất cả chúng sinh đều có Phật tính, ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”. Nếu chúng ta siêng năng, tinh tấn tu hành đúng như lời Ngài dạy thì sẽ thành chánh quả như Ngài, cũng nói được như Ngài. Một ý thức bình đẳng trên cả tuyệt vời, thử hỏi có vị giáo chủ nào dám tự đặt mình ngang bằng với chúng sinh như thế không?.
Tóm lại, ý nghĩa sâu xa của “duy ngã độc tôn” là đề cao vị trí vai trò tôn quí số một của con người trong vũ trụ, trong tự nhiên nhiều thành phần, nhiều chủng loài chứ không có nghĩa gì khác. Thực tế đã chứng minh điều đó, từ ngày xuất hiện đến giờ, con người đã cuốn phăng bức màn vô minh bao trùm vũ trụ và con người đem ánh sáng rực rỡ, huy hoàng cho nhân loai từ vật chất đến tinh thần.
Giả sử thế giới nầy không có con người thì liệu các thành phần, chủng loài khác, kể cả…thánh thần có làm được như thế hay không? Người khác lại hỏi câu nầy mâu thuẩn với thuyết vô ngã (không thật tướng, giả tướng) không?. Có, bởi vì, vị trí vai trò của con người thuộc về tướng chứ không phải tánh, có lẽ sợ chúng sanh ngộ nhận, hiểu lầm rồi chấp tướng bỏ tánh nên sau khi thành đạo, Phật Thích Ca mới nói thêm thuyết vô ngã cho chúng sinh phá chấp./
Gửi ý kiến của bạn