Chùa Khánh Anh Sau 30 Năm
Hồi ký đặc biệt của HT Thích Minh Tâm
Phật tử Quảng An diễn đọc
Vài lời mở đầu: Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay ?
30 năm qua được coi là quá đủ cho một thế hệ tiếp nối. Nếu không được ghi lại, kể lại thì lớp người sau chắc chắn sẽ đi vào quên lãng hay hiểu một cách lờ mờ hoặc qua trung gian một người khác kể, trong khi lớp người trực tiếp sinh hoạt khi trước cứ từ từ ra đi. Kiểm điểm thì thấy đã vắng bóng một phần lớn, từ quý Thầy cho đến Phật tử và bà con đồng hương lúc ban đầu. Do đó chúng tôi muốn có dịp để tường thuật lại cho bà con xa gần được nghe, được biết đầu đuôi gốc ngọn của ngôi chùa Khánh Anh, nhất là cho thế hệ mới trưởng thành. Dĩ nhiên, tự mình kể lại chắc không tránh khỏi phần chủ quan, nhìn từ một phía. Mong có người thấy chỗ thiếu sót bổ túc cho, để được có cái nhìn khách quan, quân bình hơn.
Khi vừa tròn 30 năm (2004) chúng tôi đã có ý muốn thực hiện điều đó. Nhưng rồi công việc bề bộn, lại thêm công tác kiến thiết ngôi chùa mới ở Evry còn dở dang. Nên cứ thế cho trôi qua, hứa và tự hứa rồi đâu vẫn còn đấy!
Bỗng nhiên, năm nay (năm Dậu - 2005) một cơn bệnh bất ngờ ập tới, báo hiệu cho thấy việc xả bỏ thân tứ đại này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không thể đoán trước được. Chính đây là nguyên nhân gần nhứt thúc đẩy cần phải kể lại ngay. "Nhớ đâu nói đó" không nên chần chờ nữa. Biết đâu chẳng còn cơ hội để kể lại được một tý nào!
Như vậy, chắc chắn đây không phải là một thiên hồi ký đúng nghĩa. Cũng không phải là một quyển tự truyện hay một lối tiểu thuyết lâm ly ướt át, có đầu đuôi, nhân quả.
Chúng tôi tự nghĩ hơn 30 năm qua, sinh hoạt của chùa Khánh Anh giữa tập thể người Việt hải ngoại, nhất là tại Âu Châu và tại vùng Paris - Pháp Quốc, không phải đơn thuần chỉ có việc chùa, việc đạo mà còn có nhiều việc liên quan đến sinh hoạt cộng đồng, nhất là lúc đầu trải qua những giai đoạn của người vượt biển, vượt biên, boat people "bỏ phiếu bằng chân" cho chế độ Cộng Sản Việt
Tiếp đến là pháp nạn của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt tại quê nhà, âm ỉ sau biến cố 1975 rồi bộc phát vào khoảng 1981, 1982 và sau này. Nhân quyền, dân chủ, tự do tư tưởng, nhất là tự do tôn giáo cho đến bây giờ vẫn còn là những điều cấm kỵ trên đất nước Việt
Có những việc được coi như sôi nổi một thời, bây giờ đã lắng dịu, giảm thiểu dần dần đến chỗ gần như chấm dứt (như vấn đề tỵ nạn). Nhưng những vấn đề khác vẫn ù lì nằm đó chưa có lối ra, dầu có ma giáo chuyển đổi dưới nhiều hình thức. Không phải chỉ có Giáo Hội PGVNTN mà nhiều tôn giáo khác cũng đều là nạn nhân của một chế độ khắc nghiệt, dai dẳng còn sót lại trên quả địa cầu.
Rồi từ một ngôi chùa sinh hoạt ở Pháp dần dần lan tỏa ra khắp các nước Âu Châu, khi người tỵ nạn Việt Nam đến định cư ở các xứ này, chấp nhận xây dựng lại cuộc đời, trong đó có sinh hoạt tôn giáo. Chẳng bao lâu sau đó, các hội Phật tử, các hội Phật giáo Việt
Trong sinh hoạt của chùa Khánh Anh 30 năm qua, tuy không phải trực tiếp xây dựng và điều hành tất cả các chùa ở Âu châu, nhưng ít ra, cũng đã có ít nhiều nhân duyên hoạt động liên hệ, để rồi 10 năm sau (1980-1990) kết hợp hình thành một tổ chức chính thức. Đó là GHPGVNTN Âu châu...
Bây giờ, lớp người cũ lần lượt nằm xuống (và sắp nằm xuống). Rồi công việc tiếp nối sẽ ra sao? Có đúng như ước muốn của những người xây dựng lúc ban đầu hay không? Hay là và... hay là, nhiều thứ "hay là" lắm. Thế thì kể lại chuyện sau 30 năm ở đây, làm sao tránh khỏi những ưu tư, những lo lắng cho ngày mai, cho thời gian sắp tới...
Cụ thể là cố gắng xây một ngôi chùa Việt trên đất Pháp cho có bề thế một chút (để lưu niệm về sau), mà đã thiên nan, vạn nan. Hơn 10 năm rồi, vẫn chưa hoàn tất. Nhưng thế nào rồi cũng phải xong. Vấn đề còn lại là duy trì và phát triển sẽ ra sao đây, theo chiều hướng nào, theo phương pháp nào để khỏi phụ lòng các bậc tiền bối đã hướng dẫn và góp phần, lao tâm nhọc sức xây dựng ra. Ôi thôi bao nhiêu thứ suy nghĩ vẩn vơ, mông lung mờ mờ ảo ảo. Tuy không hoàn toàn bi quan bỏ cuộc, nhưng cũng không thể nào lạc quan phấn khởi mỗi khi nghĩ tới.
Việc trước mắt là phải xây dựng cho xong ngôi chùa, trả hết nợ nần vay mượn và nhất là cầu nguyện Chư Phật, Bồ Tát, Long Thiên, Hộ pháp phò trì gia hộ cho có một lớp kế thừa "như luật, như pháp" để tiếp nối cho lớp già cỗi lẩm cẩm này. Chỉ có chút công khai phá mà không biết làm sao để duy trì, chưa biết làm sao tìm ra cho được con đường để tiếp nối hữu hiệu.
Lại lẩn thẩn nữa rồi! Lẫn lộn giữa thực và mơ. "Thực" là những khó khăn trước mặt, những nợ nần phải nhớ, những bệnh tật phải lướt qua. Còn "mơ" là chuyện tương lai, là thế hệ kế thừa "như pháp, như luật". Đó là do phước báu của toàn thể chớ đâu phải riêng một mình lo là được. Tức còn phải tùy thuộc vào cộng nghiệp của tất cả.
Mỗi người chỉ có một trách nhiệm phải hoàn thành. Nhưng không phải là quyết định cho tất cả. Biết như vậy nhưng rồi vẫn cứ lo...
Tóm lại: Chúng tôi sẽ cố gắng viết lại. Tại sao và bao giờ sinh ra chùa Khánh Anh trên đất Pháp? Và mục đích để làm gì? Tùy theo tình trạng sức khỏe và công việc cho phép, chúng tôi sẽ đề cập đến những sự việc có liên hệ xa gần với ngôi chùa vừa bước qua khỏi tuổi 30:
1/. Giai đoạn thành lập (1969-1975).
2/. Bước đầu sinh hoạt khi có phong trào người tỵ nạn Việt
3/. Sinh hoạt mở rộng ra các nước Âu châu đi đến hình thành GHPGVNTN Âu châu (1980-1990).
4/. Sinh hoạt trong lòng Giáo Hội Âu châu sau khi thành lập (1990-2005).
5/. Những dự phóng về sinh hoạt tương lai của Giáo Hội ở Âu châu (2005 trở đi).
Thật quả là một tham vọng (chưa dứt hết lòng tham, dù là tham viết). Nhưng xin nhắc cho "người viết" hãy tự biết rằng: Tình trạng hiện tại (của sức khỏe) chỉ là giai đoạn xin "gia hạn (prolongation)" mà chưa có con dấu chuẩn y. Nói thế để chư Tôn Đức và bà con Phật tử xa gần thông cảm mà hoan hỉ cho, nếu có điều gì nói quá đà, quá đáng, trật đường rầy (xe lửa) xin điều chỉnh lại giùm. Hoặc là nửa chừng đứt bóng, gãy gánh tan hàng cũng không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm. Vậy xin chân thành sám hối, đa tạ trước.
Vì không có sức viết nhanh, viết nhiều cùng một lúc, cứ mỗi kỳ có bản tin Khánh Anh (3 tháng 1 lần) chúng tôi xin phép dành 2,3 trang để kể chuyện cà kê. Và, nếu còn được "gia hạn" dài dài sẽ kể thêm nhiều kỳ, rồi "góp gió thành... tập" cho bà con xem chơi, đỡ buồn.
Và bây giờ chúng tôi xin bắt đầu, nhưng lại cũng bằng câu chuyện "ngoài lề" chứ chưa chịu đi vào bố cục chính thức. (lại lẩn thẩn nữa)
Thứ nhứt là nói về Bản tin Khánh Anh. Kỳ này quý vị nhìn thấy có cái gì lạ lạ. Đó là Bản tin Khánh Anh tháng 1/2006 (3 tháng 1 lần). Vẫn là chuyện cũ. Lạ là ở chỗ có thêm "số 66" trên đầu. Tại sao lại là "số 66", tính từ đâu ra? Mà từ đầu đến đây không thấy ghi 1,2,3 gì ráo. Bỗng nhiên có "số 66" nghĩa là sao? Đó là đầu mối của những câu chuyện rắc rối sẽ được lần lượt kể hầu quý vị am tường sau đây.
Số là trong những ngày vừa qua, khi cơn bệnh báo hiệu còn lơ lửng như 1 "bản án treo", chúng tôi cố gắng ngồi gom góp lại tất cả báo chí, bản tin do chùa Khánh Anh in ra từ khi bắt đầu sinh hoạt (1974) đến nay (đầu năm 2006) mới thấy rằng trong các số báo và bản tin đó có ghi lại khá đầy đủ nhiều sự việc xảy ra từ chuyện trong đạo ra việc ngoài đời, từ trong chùa ra ngoài xã hội hơn 30 năm qua, tức gần 1/3 thế kỷ. Nếu không đánh số thứ tự và xếp loại rõ ràng thì người sau rất khó mà theo dõi. Bởi vậy chúng tôi xin phép bắt đầu đánh lại số thứ tự và sắp xếp theo thời gian. Xin cố gắng tóm lược tổng quát như thế này cho quý vị dễ nhớ:
Khi ngôi Niệm Phật Đường Khánh Anh được biểu quyết thành lập, qua một phiên họp thu hẹp trong vùng
Và bắt đầu từ tháng 5/1974, cho ra đời 1 tờ báo lấy tên là "Pháp Luân". Nói là báo "cho oai", chứ thực ra chỉ có 8 trang khổ A4 in lối Ronéo "lưu hành nội bộ" vào khoảng 200 số mỗi kỳ. Mỗi kỳ là 1 tháng. Báo "Pháp Luân" dưới tiêu đề có câu "Cơ quan phổ biến giáo lý và hướng dẫn tu học của Phân bộ hải ngoại GHPGVNTN".
Thế là rõ ràng: Niệm Phật Đường Khánh Anh thuộc về cơ sở hoằng pháp của GHPGVNTN - Phân bộ hải ngoại. Phân bộ này gồm có những ai, thành lập từ lúc nào với mục đích gì... sẽ được nói đến ở những bài kế tiếp.
Kỳ này xin được nói đến phần báo chí và Bản tin. Nó là cái xương sống chạy xuyên suốt từ đầu đến bây giờ như một cuốn phim thời sự. Nhưng chúng ta có quyền thắc mắc: Tại sao cho tới ngày hôm nay (đầu năm 2006) trong 30 năm mà chỉ có 66 số báo và Bản tin hay sao ?
Xin thưa: Như trên đã nói, Báo "Pháp Luân" số 1 ra ngày 26/5/1974 (sau lễ An vị Phật 5/5/74) trong đó có phổ biến một bản thông bạch gởi đến bà con Phật tử xa gần tại Pháp và trong vùng Paris được biết rằng có một ngôi Niệm Phật Đường lấy tên Khánh Anh vừa được thành lập tại thị xã Arcueil ngoại ô Paris (ga RER: La Place), đã bắt đầu sinh hoạt do Đại Đức Thích Minh Tâm làm trụ trì. Thông bạch này do Phân Bộ Hải Ngoại GHPGVNTN phổ biến đề ngày 16/5/1974.
Nhưng Báo "Pháp Luân" đến số 8 (nghĩa là sau 8 tháng) thì chấm dứt, chuyển thành Báo Khánh Anh số 1 ra ngày 27/2/1975 với câu phụ đề ở dưới, hơi ngắn một chút là: "Cơ quan hoằng pháp GHPGVNTN Hải Ngoại".
Báo Khánh Anh cũng ra hàng tháng khổ A4, in lối Ronéo nhưng số trang nhiều hơn: 16 trang. Tại sao có sự thay đổi này? Dĩ nhiên cũng có nhiều lý do nội bộ sẽ có dịp đề cập đến trong những bài kế tiếp.
Nhưng sau khi ra đến số 28 (ngày 25/9/1977) Báo Khánh Anh chuyển thành Khánh Anh bộ mới khổ lớn 44x29, bắt đầu ghi trở lại số 1 ngày 21/4/1978. Báo Khánh Anh bộ mới này cũng ra mỗi tháng 1 kỳ, 8 trang. Vào các dịp lễ lớn như Phật Đản thì cho ra Đặc san đóng thành tập. Có 2 Đặc san số 18 cho Phật Đản 2526-1982 và Đặc san số 21 cho Phật Đản 2527-1983.
Rồi báo Khánh Anh khổ lớn này qua khỏi số 24 (ra ngày 3/6/84) lại phải "lột xác" 1 lần nữa chuyển thành Tập san Khánh Anh khổ A4 đóng tập, 40 trang. Không hiểu vì sao, kỳ này, Tập san Khánh Anh không bắt đầu trở lại số 1 (như trước) mà tiếp tục đánh số thứ tự tiếp theo Khánh Anh khổ lớn trước đây. Khánh Anh khổ lớn chấm dứt ở số 24 thì Tập san Khánh Anh (40 trang khổ A4) tiếp theo bằng số 25. Hiện nay sưu tầm trở lại chúng tôi thấy còn thiếu số 23 và 25 trong bản lưu. (số 23 ra ngày 5/3/84 và số 25 ra ngày 9/9/84. Nếu vị nào còn giữ, cho chúng tôi xin lại hay xin copy lại 1 bản để lưu trữ cho đủ toàn bộ. Xin cảm ơn trước)
Trở lại chuyện Tập san Khánh Anh, tưởng là "oai" lắm, mỗi tháng ra 1 kỳ, 40 trang. Nhưng dần dần tài chánh thâm thủng, phải gồng lên, chịu đựng. Riết rồi, chịu hết nổi, phải ra bất định kỳ, nghĩa là 2,3 tháng ra 1 kỳ, có khi gần cả một năm sau mới thấy bóng dáng báo Khánh Anh xuất hiện. Quý Thầy và bà con Phật tử quở trách quá. Vừa thiếu tiền, lại thiếu người chuyên lo báo chí, trong khi chùa Khánh Anh lại phải mở rộng các hoạt động ra toàn vùng Âu châu (khoảng thập niên 80).
Nhu cầu cấp thiết để thông báo cho nhanh chóng kịp thời đến các chùa và bà con phật tử xa gần nên phải ra Bản tin bổ túc vừa ngắn gọn, vừa ít tốn kém về tiền bạc lẫn công sức. Đó là lý do chánh đáng để hình thức Bản tin ra đời. Lúc đầu gọi là Bản tin bổ túc ra số 1 (4 trang) vào tháng 1/1989. Bên cạnh đó, tờ Tập san Khánh Anh vẫn tiếp tục ra lai rai, cầm cự. Cho đến Khánh Anh số 41 (ra đầu năm 1992) Tập san Khánh Anh chịu hết nổi, đành chấm dứt hẳn, nhường chỗ cho Bản tin Khánh Anh đi một mình.
Mỗi năm 4 kỳ, tức 3 tháng 1 lần Bản tin Khánh Anh ra trước các ngày Đại lễ Phật Đản, Vu Lan, Trung Thu và Tết Nguyên Đán. Và Bản tin Khánh Anh ra tháng 5/1992, (trước lễ Phật Đản năm này), chính thức thay thế cho tờ báo Khánh Anh và cứ tiếp tục đều đặn như vậy cho đến ngày nay.
Có điều là bản tin cứ ra đều đặn 3 tháng 1 lần, mà không có đánh số thứ tự, chỉ ghi ra tháng nào. Chẳng hạn Bản tin Khánh Anh đầu năm trước ghi là ra tháng 1/2004 cho đến số đầu năm sau lại ghi là Bản tin Khánh Anh ra tháng 1/2005. Bây giờ ngồi gom trở lại, xếp theo thời gian để dễ bề tham khảo, mới thấy số thứ tự là rất ư cần thiết. Nếu tính từ Bản tin Khánh Anh bổ túc số 1 ra tháng 1/1989 đến nay là Bản tin Khánh Anh ra tháng 1/2006 mà quý vị đang cầm trên tay, có tất cả là 66 số. Vậy xin phép quý vị được đánh số thứ tự kể từ số này là số 66. Đó là nguyên nhân tại sao có thêm "số 66" ghi trên đầu Bản tin Khánh Anh kỳ này.
Tổng kết lại chúng ta có:
1/- 8 số báo Pháp Luân (từ tháng 5/1974 đến tháng 1/1975).
2/- 69 số báo Khánh Anh (từ 27/2/75 đến đầu năm 1992).
trong này gồm có:
- 28 số báo Khánh Anh khổ A4, Ronéo (từ 27/2/75 cho đến 25/9/77).
- 24 số báo Khánh Anh bộ mới khổ 44x29 - 8 trang (từ 21/4/78 cho đến 3/6/84).
- 17 số báo Khánh Anh Tập san khổ A4 - 40 trang (từ 2/9/84 cho đến đầu năm 1992).
3/- 66 Bản tin Khánh Anh (3 tháng 1 kỳ - từ 4 đến 32 trang) (từ tháng 1/1989 cho đến ngày nay, tháng 1/2006).
Và kể từ Bản tin ra tháng 7/2001 (nếu tính theo thứ tự là Bản tin số 48) cho đến bây giờ được in 4 màu, 32 trang. Số in ra mỗi kỳ tăng lên đến 12.000 số (riêng số ra tháng 10/05 vừa qua in 13.000 số). Phân nửa gởi trong nước Pháp, và phân nửa gởi đi các nước ở Âu châu và các châu khác.
Nhìn lại trong phút chốc, chúng ta cũng được một chút tự hào là đã có cả một sự nghiệp "khổng lồ". Đó là 143 số báo và bản tin (đối với người khác và nơi khác thì chẳng có gì đáng kể). Trong đó chuyên tải không biết bao nhiêu thông tin về Phật sự và thời sự cũng như bao nhiêu kỷ niệm vui buồn lẫn lộn trải qua hơn 30 năm trên đất Pháp cũng như ở Âu châu.
Thỉnh thoảng đọc lại một vài số, một vài đoạn, không khỏi xao xuyến, động tâm. Có bài gợi lại không biết bao nhiêu chuyện cũ mà ngôi chùa đã phải trải qua. Có bài đọc xong, không cầm được nước mắt vì nó gắn liền với những "biến cố lịch sử" của Giáo hội và của ngôi chùa không thể nào quên được. (Và cũng không thể nào diễn tả cho hết để người khác biết được)
Có số báo phải hoàn thành bản maquette ngay trong bệnh viện (khoảng cuối năm 74), có số phải đem in nhờ ở một nhà thờ thiên chúa (khoảng đầu năm 1975), vì chưa có đủ phương tiện để in riêng, dù chỉ có 10 trang Ronéo khổ A4 và in ra 500 số!
Trong Khánh Anh số 1 khi vừa đổi tên, bài mở đầu, có đoạn nhắc lại lời Tổ Khánh Anh như sau :
"...Hoằng pháp lợi sanh là sự nghiệp của hàng Tăng sĩ. Hộ trì Chánh Pháp là bổn phận của người Phật tử tại gia. Chúng ta hãy xem đó như việc nhà. Chúng ta hãy cố gắng tiếp dẫn đoàn hậu lai duy trì Chánh pháp. Chúng ta hãy luôn luôn tâm niệm rằng: Xây dựng Phật giáo bằng chính sự thực hành tu học và bằng những hoạt động xã hội phù hợp với Chánh pháp".
Đó là lời dạy của Cố Hòa Thượng Thượng Thủ Khánh Anh khi Ngài được suy tôn vào ngôi vị Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc (1959-1961).
Thích thú nhất là câu chuyện của 4 thầy trò Đường Tăng Tam Tạng, trích từ Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân (1500-1582) đời nhà Minh, bên Trung quốc. Đoạn này kể rằng 4 thầy trò Tam Tạng trên đường đi thỉnh Kinh, gặp phải 1 ngọn núi lửa chận đường.
Sa Tăng la lớn: Lửa cháy đón đường đi không đặng, biết làm sao đây?
Bát Giới vốn tính lười nhác, xen vào ngay: Xem ngõ nào không có lửa thì đi!
Tam Tạng hỏi các đệ tử: Ngõ nào không có lửa?
Bát Giới trả lời liền: Thiếu gì! Phía
Tam Tạng: Kinh ở phía nào?
Bát Giới: Kinh ở phía Tây.
Tam Tạng quyết định: Ta chỉ đi về phía có Kinh mà thôi. (Tây Du Ký, hồi thứ 60)
Nếu đem đối chiếu với bộ Đại Đường Tây Vực Ký do chính Ngài Huyền Trang (600-664) kể lại sau 17 năm du hành sang Ấn Độ học đạo và thỉnh Kinh đem về Trung quốc phiên dịch, thì sẽ thấy rằng giữa truyện chính và truyện viết phỏng theo (Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân, sống cách 900 năm sau) phần cốt lõi về sự thật lịch sử và triết lý không có gì thay đổi. Nhưng phải nói một cách thẳng thắn rằng về mặt hấp dẫn, lôi cuốn người đọc say sưa theo dõi từ đầu đến cuối, từ bình dân đến trí thức, vẫn thích đọc Tây Du Ký nhiều hơn là Đại Đường Tây Vực Ký (Đại Chánh Đại Tạng Kinh, quyển 51 số 2087).
"...Theo truyện Tây Du, sau 17 năm trải qua các thứ gian lao khổ ách do đủ loại yêu quái gây ra như Ngưu ma vương, Thiết Phiến Công chúa, Hồng Hài Nhi, Quốc trưởng nước Tỳ khưu.., bốn thầy trò Ngài Tam Tạng mới đến được chùa Lôi Âm, lạy Phật thỉnh kinh. Nhưng nào đã hết nạn. Nỗi mừng chưa trọn, giở ra thấy toàn là kinh giấy trắng, không có một chữ. Thế là thầy trò phải quày quả trở lại chùa Lôi Âm một lần nữa. Rồi trên đường đưa kinh về Đông Độ, bốn thầy trò còn bị con rùa yêu quái cho "chìm xuồng" giữa sông khiến tất cả kinh đều bị ướt và một số bị trôi mất. Thế là thầy trò lại lục tục phơi kinh và thêm một phen đánh ma trừ quỷ...
Đủ mọi thứ gian lao vất vả nhưng sự quyết tâm của Đường Tam Tạng trước sau như một. Và như thế, ngọn đèn tinh tấn đã được chính Ngài Huyền Trang đốt sáng tỏ rạng bằng dầu của các thứ hoạn nạn chông gai!
TINH TẤN là một trong 6 hạnh của Bồ Tát (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ). Thiếu tinh tấn tức thiếu sự quyết tâm, thì một việc dù nhỏ đến đâu cũng dễ dàng bị bỏ dở.
Việc hoằng dương Chánh pháp cũng như hộ trì Tam Bảo mà chúng ta đang cố gắng thực hiện tại hải ngoại lúc này (đầu năm 1975) quả còn là một việc làm rất nhỏ. Chính vì thế mà rất cần đến hạnh tinh tấn.
Tinh tấn như những giọt nước, cứ liên tục nhỏ mãi thì thế nào cũng đầy những thùng lớn. Không hấp tấp vụt chạc, không tùy hứng bốc đồng, người phật tử sau khi suy xét cẩn thận, rồi định lấy hướng đi và cất bước lên đường. Bước từng bước vững chắc, đều đặn và liên tục, không thối thoát, không trốn tránh. Đó là tinh tấn..."
(Trích bài Ngọn đèn Tinh Tấn - Báo Khánh Anh số 2 ra ngày 27/3/1975).
Ngày nay 30 năm sau, đọc lại bài báo kể trên, rồi kiểm điểm những Phật sự đã làm tại Pháp và Âu châu trong phạm vi hạn hẹp của ngôi chùa Khánh Anh, vẫn thấy còn bao nhiêu thứ khó khăn, hoạn nạn, tai ương, chờ đón khắp nơi. Mặc dù hướng đi còn nhìn thấy rõ ràng trước mắt nhưng bước tiến thì rất chậm, rất chậm, nhiều khi còn muốn đứng lại là đằng khác. Lực bất tùng tâm. Chắc chắn phải là do nghiệp chướng còn nhiều và phước báu chưa đủ. Nếu không có một quyết tâm kiên cố, không có một sức tinh tấn liên tục thì sẽ dễ dàng bỏ cuộc, buông tay.
Nhưng đó lại là công việc của nhiều thế hệ tiếp nối, chứ không phải một đời người. Một đời người chỉ có giới hạn trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi.
Tuy nhiên, nếu là đời của một người có đầy đủ khả năng và đức độ cũng có thể mở mang khai phá ra nhiều con đường sáng giá cho thế hệ tương lai. Nhưng ngẫm nghĩ lại, cá nhân chúng tôi phước mỏng nghiệp dày, chưa phải là những người có tầm cỡ như thế, cho nên cứ theo kiểu ông bà ta thường nói: "Đại phú do thiên, tiểu phú do cần". Mình thuộc loại muốn đủ ăn đủ mặc là phải ra sức siêng năng cần kiệm cho đến phút cuối cùng. Còn những gì to lớn hơn nữa, tốt đẹp hơn nữa, hoành tráng hơn nữa, xin trông chờ ở thế hệ đến sau.
Cầu nguyện Tam Bảo chứng minh, Bồ Tát, Long Thiên phò trì "bổ xứ" cho một lớp kế thừa vững vàng hơn, tiến bước dõng mãnh hơn để không làm tủi lòng những người đi trước, đã "khai sơn phá thạch" (hay còn nói theo lối văn chương bóng bẩy: Trồng sen trên tuyết) trong một hoàn cảnh bất đắc dĩ phải làm ra một lối đi, không có gì rộng rãi cho lắm lại còn đủ thứ sạn sỏi gai góc, mặc dầu lúc đầu bao giờ cũng có nhiều tham vọng, ôi thôi, đủ thứ! (nói ra mà mắc cỡ !)
Nói thế không có nghĩa đổ trút hết trách nhiệm cho lớp người sau. Mà như tục ngữ Việt Nam thường nói "còn nước, còn tát", có nghĩa là còn được "gia hạn" đến đâu, chúng tôi xin hết tâm hết sức đến đó, nhưng phải luôn luôn tự nhắc nhở rằng: đã gọi là "gia hạn" thì không thể nào lâu dài vĩnh viễn cho được.
Kỳ tới: Chùa Khánh Anh: Giai đoạn thành lập (1969-1975).
Chùa Khánh Anh sau 30 năm (bài số 2)
Giai đoạn thành lập 1969-1976 (phần 1 = 1969-1974)
Theo thông báo chánh thức của Phân bộ Hải ngoại Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhứt đề ngày 16/5/74 thì Niệm Phật Đường Khánh Anh được thành lập và bắt đầu sinh hoạt từ Đại Lễ Phật Đản ngày 5/5/74, Phật lịch 2518. Nhưng tại sao giai đoạn thành lập chùa Khánh Anh (mà bắt đầu là Niệm Phật Đường) lại kéo dài tới những 5 năm từ 1969 đến 74?
Đây mới là đầu mối của nhiều câu chuyện. Xin được phép bà con cho nói dông dài một chút cho... có đầu có đuôi.
Số là vào đầu năm 1969, tôi còn đang học năm thứ 2 của chương trình MA về Phật học và Triết Đông tại Nhựt Bổn và chuẩn bị cho một luận án tốt nghiệp vào cuối năm thì nhận được một thơ mời qua Pháp từ phái đoàn của GHPGVNTN tại Paris. Lý do: Vân tập chư Tăng Ni Việt
Tại Việt
Bởi vậy, khi nhận được thơ mời qua
Cuối cùng, chúng tôi đánh bạo lên tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Tokyo làm đơn xin đi Pháp nghiên cứu trong vòng 3 tháng với lý do tìm kiếm tài liệu cho luận án tốt nghiệp chương trình MA. Cũng có thêm một điều trùng hợp lý thú vì đề tài của luận án là so sánh giữa 2 bản dịch Pháp văn và Hán văn của bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bản dịch Pháp văn do học giả Eugène Burnouf dịch từ bản chữ Phạn ra tiếng Pháp vào năm 1840 với tiêu đề: Le Lotus de la Bonne loi. Còn bản thứ 2 do Pháp sư Cưu Ma La Thập (344-413) cũng dịch từ bản Phạn nhưng ra chữ Hán vào đời Dao Tần (Trung quốc), TK thứ 5. Bản này hiện đang lưu hành phổ cập trong các xứ Phật giáo Bắc tông mà hầu hết người Phật tử Việt
Tôi trình bày ý kiến nầy lên giáo sư Viện Trưởng Sakamoto và giáo sư hướng dẫn luận án Nakamura. Hai ông hết sức hoan hỉ khuyến khích và viết thơ giới thiệu. Tôi kèm thơ này trong đơn xin đi Pháp 3 tháng nộp về Bộ giáo dục qua ngõ Sứ quán Việt Nam tại Nhựt. Nhưng hy vọng trong lòng không có bao nhiêu, bởi lẽ liên hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ không lấy gì làm nồng ấm, lại thêm thái độ của Chánh phủ VN đối với GHPGVNTN lúc đó cũng gần như cảm mạo thương hàn lúc nóng lúc lạnh...
Tính ra đã ba tháng nạp đơn trôi qua mà vẫn chưa thấy tăm hơi trả lời từ Bộ Giáo dục Việt
Đầu tháng 6/1969, tôi và một Thầy nữa đến
Không làm sao nói lên hết được cảm tưởng hồi hộp thích thú vì lần đầu tiên đến một nước tự do ở phương Tây, cứ tưởng như là trong một giấc mơ. Nhất là nước Pháp, được biết qua sách vở thời còn là học sinh ở nhà, không ngờ bây giờ lại là sự thật, đến tận nơi, thấy tận mắt...
Nhưng qua mấy ngày đầu tiên đầy thích thú ấy, còn lại là những bỡ ngỡ và lo lắng. Bỡ ngỡ vì từ một lối sống, một lối làm việc sinh hoạt trong một xã hội như Nhựt, bỗng nhiên rơi vào một hoàn cảnh sinh hoạt của Pháp thì gần như đảo lộn tất cả. Hai xã hội, hai cách sống gần như hai thái cực. Còn lo lắng vì không biết rồi đây mình có làm được gì hay không, khi nhìn ra trước mặt, thấy không biết bao nhiêu vấn đề khó khăn chồng chất, ngoài tầm tay của mình.
Qua những giờ phút mừng lo lẫn lộn ấy, rồi những gì dự định thực hiện cũng phải diễn ra. Đó là buổi lễ cầu nguyện trong chương trình, tổ chức tại một địa điểm ở Trung tâm thành phố Paris, với sự hiện diện của khoảng 10 vị tu sĩ Phật giáo Việt Nam (Nam tông + Bắc tông) du học rải rác khắp nơi trên thế giới: Hoa Kỳ, Nhựt bổn, Ấn Độ và Pháp. Cộng thêm vào đó là những bạn hữu ngoại quốc có quan tâm đến tình trạng đau thương của Việt
Sau buổi lễ chúng tôi được đưa lên xe ca chạy về
Thì ra, sau buổi lễ cầu nguyện, còn có 1 "Hội nghị quốc tế" có tên là Đại hội Phật tử Việt Nam hải ngoại gồm có chư Tăng Việt Nam du học các nước trên thế giới (như trên đã nói), cùng với 1 số phật tử Việt Nam tại Pháp và một vài nước Âu châu. Trong giờ lễ khai mạc hội nghị vào ngày 9/6/1969, tôi thấy có nhiều bạn bè ngoại quốc đến từ Hoa Kỳ, Hòa Lan, Bỉ... và Pháp. Về phía báo chí truyền thông thì thiếu vắng. Hỏi ra, thì được biết, vì nhằm vào thời điểm vòng 2 cuộc bầu cử Tổng Thống của Pháp (dường như giữa 2 Ông Pompidou và Ô. Mitterand). Và lúc đó rơi vào những ngày chót trước khi bỏ phiếu nên tất cả các cuộc vận động đều phải chấm dứt và truyền thông gần như im lặng để dân chúng được tự do lựa chọn. Không biết lối giải thích này có "ổn" hay không? Vì thật tình chân ướt chân ráo như chú cuội cung trăng vừa rớt xuống nào có biết luật lệ sinh hoạt của một xứ gọi là "dân chủ văn minh" này ra làm sao đâu!
Thế rồi, hội nghị cũng yên lặng tiếp diễn trong 2 ngày.
Cảm động nhất là khi nghe Thông điệp của Đức đệ nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết gởi cho hội nghị, trong đó có đoạn:
"...Quý vị hãy nhân danh dân tộc Việt Nam đau khổ, nói lên với thế giới, thức tỉnh lương tâm con người, nhất là những người đang trực tiếp hay gián tiếp có ảnh hưởng tới cuộc chiến tranh hiện nay, xin hãy lắng nghe tiếng nói khát vọng hòa bình của dân chúng VN mà ngưng ngay cuộc bắn giết này lại.
Dân chúng Việt
Trong phần thảo luận, cũng có nhiều bàn cãi sôi nổi về sinh hoạt Giáo hội ở trong nước, ở ngoài nước, phạm vi giáo dục, phạm vi tín ngưỡng, Nam tông, Bắc tông, hoạt động xã hội... ôi thôi đủ thứ! Rồi cuối cùng anh em xúm lại bầu tôi làm.. Chủ tịch hội Phật tử Việt
Nhân chỗ này, xin được phép cho lang bang ra ngoài lề một chút về hoàn cảnh tại đây. Tại đây là xứ Pháp. Theo chỗ tôi biết lúc đó, đã có nhiều hội Phật giáo Việt
Bây giờ nghe thêm có Hội Phật tử VN hải ngoại thuộc GHPGVNTN, rồi có người "ưu ái" móc thêm cái đuôi "phái Ấn Quang" mà giữa chính phủ Sài gòn và Giáo hội này không mấy gì thân mật gắn bó cho lắm nên nhiều người công chức hay sinh viên Việt Nam tại Paris muốn tới gần nhưng cũng vẫn còn e ngại. Chỉ những người không còn sợ nạn "bắt bí" của Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa (như có quốc tịch Pháp rồi chẳng hạn) và cũng không mấy gì ưa phía tả thì mới ung dung đến gần chúng tôi, tiếp tay, học hỏi, sinh hoạt Phật sự. Nhưng con số này thì còn quá ít... mà hầu hết là người lớn tuổi, đã rời Việt
Trong một hoàn cảnh phức tạp và phân hóa trầm trọng như vậy, thì phải hoạt động làm sao đây? Đó là chưa kể đa số quý Thầy chúng tôi đều mới đến Pháp chưa quá 3 tháng chưa quen biết nhiều, nhân sự còn lạ, tài chánh không có thì lấy gì để hoạt động. Tôi nhìn vào quý Thầy, quý Thầy nhìn vào tôi. Tất cả đều như là khách trọ qua đường. Nhưng bây giờ bỗng dưng phải gánh vào công việc thì phải làm sao, chớ chẳng lẽ ngồi không!
Chúng tôi họp lại bàn với nhau: Công việc quan trọng khó khăn rắc rối đòi hỏi nhiều phương sách ngoại giao tế nhị về vấn đề vận động hòa bình, thì đã có phái đoàn hòa bình (Délégation de Paix) của Giáo hội lo rồi. Một số trong chúng tôi cũng là thành viên của phái đoàn, nhưng chỉ là cho có số đông thôi. Còn công việc chính yếu thì đã có một số vị chuyên môn lo lắng. Phần còn lại, chúng tôi thấy thiếu vắng, đó là một cơ sở cho tín ngưỡng. Nói rõ hơn, 1 ngôi chùa Việt
Cuối cùng, chúng tôi đi tới một quyết định là vận động xây một ngôi chùa Việt
Mặt khác chúng tôi làm thư trình về Giáo hội Trung Ương báo cáo rõ ràng sinh hoạt Phật sự tại
Thế là Đại lễ Vu Lan năm 1969 diễn ra trong không khí vui mừng phấn khởi, bằng những hình thức thô sơ, thiếu thốn trong một ngôi nhà nhỏ thuộc vùng Maisons Alfort, ngoại ô Đông Nam Paris. Gọi là chùa Pháp Hải hiểu ngầm như vậy nhưng chưa được phép trưng bảng ra. Bà con phật tử người Việt đến dự lễ không được đông lắm, vì lẽ chưa quen biết nhiều và chưa được thông tin đầy đủ nên vẫn còn e ngại.
Sau lễ Vu Lan, chúng tôi họp lại xem xét thành quả rồi đưa ra kết luận. Rõ ràng là sinh hoạt Phật sự muốn phát triển tại đây không phải đơn giản mà phải "trường kỳ kháng chiến" chấp nhận mọi thứ khó khăn, chịu đựng đủ loại chỉ trích, chụp mũ và nghi kỵ... Nhưng những thứ đó chưa phải là khó nhất. Khó nhất là nội bộ lủng củng phân hóa, và thiếu thốn nặng nề trong lúc này là về mặt tài chánh.
Cụ thể, ngôi nhà bé nhỏ thuê tạm làm chùa đây, nếu không đủ để trả tiền thuê 1 tháng thôi, thì lấy đâu ra chỗ để sinh hoạt tiếp tục. Đó là chưa kể tập trung đến sáu bảy Thầy ở đây, thì sinh hoạt phí lấy đâu trang trải, trong khi chưa quen biết nhiều, chưa có sinh hoạt gì nhiều. Và một khi tài chánh không "độc lập" được thì mọi hoạt động Phật sự của chùa làm sao "độc lập". Nếu cứ dựa mãi vào một vài người hay cơ quan tổ chức "mạnh thường quân", dẫu rằng những người này hay cơ quan tổ chức nọ vẫn thuộc về Phật giáo, vẫn là Phật tử.
Cho nên kết luận cuối cùng được đưa ra: Phải tìm cách giảm bớt gánh nặng mới có thể bảo đảm sinh hoạt lâu dài. Một số quý Thầy chọn ở lại Pháp đưa đề nghị vừa đi làm vừa hoạt động Phật sự tại đây. Một số khác, còn lỡ dở chương trình học tại quốc gia mình học trước đây, có thể trở về xứ đó, hoàn tất chương trình học và đồng thời cũng có thể phát triển hoạt động Phật sự tại đó trở thành 1 Chi bộ của Giáo hội sau này.
Kết luận này đối với tôi là một nỗi mừng to lớn, vì vừa được "thoát nạn" trách nhiệm lại vừa có thể hoàn tất chương trình học còn bị bỏ dở. Chúng tôi họp nhau lại lần chót, sắp xếp chương trình hoạt động cho quý Thầy ở lại Pháp. Và chỉ có 3 vị trở về Ấn Độ và Nhật Bổn trong đó có tôi. Rồi hẹn nhau liên lạc thường xuyên và sẽ có ngày gặp lại, chưa biết lúc nào và ở đâu nhưng chắc chắn với mục tiêu phục vụ Giáo hội và hoằng dương chánh pháp.
Từ đó trở đi, tôi siêng đi thư viện nhiều hơn. Ngoài Thư viện Quốc gia Pháp, tôi còn tìm ra thêm một vài thư viện và bảo tàng viện Đông phương khác để tham khảo thêm tài liệu. Tiếp theo là sắp đặt chương trình trở về Nhựt Bổn vì đã quá thời hạn xin đi cũng như khóa học đã bắt đầu trở lại cả tháng hơn rồi.
Tôi viết thơ về nhà trường xin được phép trễ hạn ít lâu vì có "chương trình phải nghiên cứu thêm". Nhưng nói dễ mà không phải dễ. Cũng năm lần, bảy lượt đi ra phi trường mà lần nào cũng phải hoãn lại vào phút chót. Và cuối cùng Bồ tát Long thiên cũng độ cho mọi việc đều được êm xuôi trót lọt. Bà con vui vẻ, quý Thầy hoan hỉ tiễn đưa đàng hoàng ra sân bay
Ngày 20/10/1969 tôi trở lại phi trường Haneda (Nhựt) bằng 1 visa "tái nhập quốc" với một lộ trình cũng dài dòng giống như lúc ra đi. Chỉ có tâm trạng lúc về là khác lúc đi một chút. Không còn hồ hởi phấn khởi nữa, mà lúc này có vẻ an phận, quyết tâm cho cái chương trình còn bỏ dở. Mặc dầu cái học không phải là mục tiêu chính yếu. Nhưng lúc này, không tìm thấy con đường nào khác hơn, thì cố co cụm vào con đường học để chờ nhân duyên thích hợp. Còn con đường trở lại Pháp gần như không còn thấy hấp dẫn như xưa nữa!
Tháng 5/1970, tốt nghiệp chương trình MA, tôi xin ghi tên ngay vào chương trình Ph D, mà tiếng Nhật gọi là "Bác sĩ khóa trình" với thời gian bắt buộc phải có mặt để lấy đủ các đơn vị (Unit) tối thiểu là 3 năm. Sở dĩ tôi phải "ghi tên ngay" lên khóa trên, vì tự cảm thấy sẽ có vấn đề xảy ra mà mình dẫu có muốn yên thân cũng khó mà yên được.
Vui mừng nhất có lẽ là giáo sư Nakamura, người hướng dẫn luận án cho tôi. Ông đề nghị lập tức một đề tài khác cho luận án tiến sĩ. Ông còn ưu ái lục lạo cho nhiều sách vở, tài liệu để tham khảo ngay. Ông còn thêm: Nên đệ trình sớm sớm trước 10 năm, vì sau 10 năm là hết hiệu lực thời gian và ông cũng sẽ về hưu, không còn giúp đỡ gì được nữa.
Thật là biết ơn ông. Nhưng phần tôi, thì chắc không còn tâm trí đâu để mà theo đuổi con đường này tới cùng. Sau này, ông lên làm Khoa trưởng rồi về hưu và bây giờ có tin ông đã qua đời. Tôi viết vào đây vài hàng để xin tạ lỗi và không bao giờ quên lòng ưu ái đặc biệt của ông.
Khi niên học thứ nhứt bắt đầu ít lâu thì sổ thông hành (passeport) của tôi hết hạn và đồng thời thẻ cư trú tại Nhật cũng hết hạn luôn. Tôi đến Tòa Đại Sứ Việt
Tôi không ngạc nhiên mấy về sự việc này, vì cũng dự đoán một phần nào rồi, như trên đã nói. Tôi nhìn qua nội dung quyết định của Bộ Giáo Dục. Chỉ ngắn gọn, đơn giản có mấy chữ: "Bác, lớn tuổi, tốt nghiệp".
Tôi nói với vị phụ trách phòng lãnh sự: Tôi không có gì ngạc nhiên về quyết định này. Có điều, những lý lẽ mà Bộ đưa ra nghe nghịch cái lỗ tai quá. Nói rằng "tốt nghiệp" thì tôi có "tốt nghiệp" cấp thấp (MA) và bây giờ tôi đang học lên cấp cao hơn (có giấy chứng nhận của trường tôi mang theo) tối thiểu là 3 năm và có thể còn lâu hơn nữa mới "tốt nghiệp" nổi cấp Ph D, theo chế độ Đại học của Nhựt. Chẳng lẽ việc này Tòa Đại sứ Việt Nam ở đây và Bộ Giáo Dục ở nhà không biết. Còn nói "lớn tuổi" thì bao nhiêu gọi là lớn tuổi. Tôi gặp nhiều nhà ngoại giao lớn hơn tôi nhiều vẫn còn xách cặp đến trường Đại học hay trường Nhật ngữ để bổ túc thêm sau những giờ làm việc ở Sứ quán. Có luật nào cấm người lớn tuổi không được đi học? Còn các vị có đùa dai không, hơn 4 tháng nay, quý vị đã cắt chuyển ngân sinh viên của tôi rồi, tôi phải đi làm "arubaito" (làm thêm kiểu sinh viên) để sống qua ngày. Lấy đâu ra tiền mà mua vé máy bay về Sàigòn?
Tôi cầm thẻ cư trú đến sở nhập quốc (Immigration) của Nhựt ở Shinagawa để làm gia hạn theo thường lệ hàng năm. Khi thấy không có sổ thông hành kèm theo, họ từ chối liền, vì không đúng thủ tục. Thế là tôi sống "bất hợp pháp". Trong người chỉ có một thẻ sinh viên là còn hiệu lực, vì đang học giữa niên khóa.
Một hôm tôi đánh bạo đi vào Bộ Ngoại giao Nhựt. Tôi tìm đến phòng Nam Á Sự Vụ. Không ngờ tại đây tôi gặp nhiều nhà ngoại giao biết rõ vấn đề Việt Nam và hoạt động của GHPGVNTN. Có vị còn nói rất rành tiếng Việt và cả tiếng Pháp nữa. Họ hứa sẽ nghiên cứu hồ sơ và giúp đỡ tôi.
Thế là yên tâm ra về. Cuối tuần hoặc xách gói đi làm thuê kiếm sống, hoặc hoạt động lai rai với các tổ chức Phật giáo Nhựt hay với các tổ chức sinh viên trong trường. Trong các thứ làm mướn, tôi lại thích làm lao động công trường xây cất hơn, vì công việc tuy có nặng nhọc về thể xác nhưng được nhẹ nhàng cái đầu.
Tưởng rằng thời gian, cứ êm ả như thế mà trôi đi. Nhưng không, vào một ngày đẹp trời không lâu sau đó, có tin "Thượng Tọa Thích Thiện Minh được chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cấp chiếu khán sang Nhựt chữa bệnh".
Hiện nay, Cố Thượng Tọa Thích Thiện Minh đã được truy phong lên phẩm vị Hòa Thượng sau khi bị Cộng sản Việt Nam sát hại trong nhà tù VN vào năm 1978. Sinh thời, Ngài là một trong những vị lãnh đạo cao cấp của GHPGVNTN được xem như một bộ phận đầu não về kế hoạch và ngoại giao sâu sắc nhất của Giáo hội. Do đó mà thế lực nào cũng muốn hại Ngài, vì Ngài không chịu tuân thủ theo đường lối áp đặt của họ. Vào thời Cộng Hòa, Ngài bị mưu sát bằng lựu đạn tại Trung tâm Quảng Đức (đường Công Lý cũ) vào năm 1966 nhưng chỉ bị thương nặng mà không chết. Bị tù dưới chế độ Ô. Diệm rồi dưới chế độ Ô. Thiệu. Bỗng nhiên, bây giờ được phóng thích ra và được phép sang Nhựt "chữa bệnh". Nhưng gần nhất, Ngài còn là vị Ân Sư hướng dẫn dạy dỗ chúng tôi từ ngày còn là chú tiểu tại Phật học đường Nha Trang và sau là Phật học viện Trung Phần. Khi tôi ra làm việc cho 1 tỉnh Giáo hội tại miền Trung, Ngài được đề cử giữ chức vụ Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên Phật tử, rồi Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.
Bởi vậy khi tin này đưa ra, quý Thầy du học sinh tại Nhật có họp lại đề cử tôi và một Thầy nữa, vì có thời gian rỗi rảnh hơn (học lớp trên, giờ học ở trường ít hơn) đứng ra lo liệu mọi việc cho Thượng Tọa trong thời gian Ngài "chữa bệnh" tại Nhựt.
Từ đó trở đi, tôi đóng vai vừa thị giả vừa phụ tá cho Thượng Tọa trong các buổi tiếp xúc xã giao thăm viếng từ cơ quan tôn giáo cho đến các cơ quan Quốc hội, Ngoại giao, kể cả tòa Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Nhựt Bổn. Rồi chẳng bao lâu, vào khoảng giữa tháng 10/70, một Hội nghị quốc tế về tôn giáo và hòa bình (World Conference of Religions For Peace) diễn ra tại Kyoto, cố đô Nhựt Bổn mà Việt Nam là một đề tài nóng bỏng nhất được hội nghị đề cập tới.
Trước ngày khai mạc, thêm một vị Thượng Tọa nữa cũng được phép chánh phủ VN Cộng Hòa cho xuất ngoại sang Nhựt dự Hội Nghị. Đó là Thượng Tọa Tổng Thơ Ký Thích Huyền Quang (hiện nay là Đức Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN). Ngài cũng là vị Ân Sư của tôi khi còn dưới mái Phật học Đường Nha Trang (1955-1960). Do đó công việc của tôi được tăng lên. May thay lúc ấy có thêm một Thầy nữa chia đôi công tác. Sau đó còn có "Phái đoàn hòa bình" của Giáo Hội từ Pháp sang phó hội nữa.
Bởi vậy, chúng tôi có bận, là bận rộn chuyện bên lề hội nghị nhiều hơn là nội dung hội nghị. Tôi chỉ sơ lược hội nghị mà không đi sâu vào nội dung vì chưa phải là mục tiêu chính của loạt bài này. Và những điều tôi đề cập tới đây chỉ là những gì có liên quan đến giai đoạn thành lập chùa Khánh Anh mà thôi.
Sau những ngày hội nghị, quý Ngài có dịp ngồi lại, nghe qua phúc trình sinh hoạt của chư Tăng Việt
Số chạy trời cũng không khỏi... nắng. Bao nhiêu chức vụ chồng chéo lung tung. Nhưng đáng buồn nhứt là được tin quý Thầy ở lại Paris không còn sinh hoạt được nữa, vì thiếu tài chánh nên đã trả nhà (thuê làm chùa) đem Phật đi gởi, và mỗi người đi làm mướn mỗi nơi để kiếm sống!
Bước sang những năm 1971, 1972, cuộc sống của quý Thầy du học Tăng Việt
Có một điều đặc biệt khó quên được, đó là theo lời thỉnh cầu của Chi bộ GHPGVNTN tại Nhật, Cố Hòa Thượng Thiện Hòa, Viện Chủ Tổ Đình Ấn Quang, cũng như lần trước đối với Phật tử Việt Nam ở Pháp, Ngài gởi cho liền 1 pho tượng Bổn Sư bằng đường thủy đến Tokyo (Pho tượng này về sau được rước qua thờ ở chùa Viên Giác - Đức quốc).
Cũng trong hai năm về sau này, tình hình chiến cuộc ở Việt
Nhiều tổ chức Phật giáo Nhựt Bổn kêu gọi cứu trợ nạn nhân chiến tranh Việt
Trong khi đó cuộc hòa đàm tại
Ngày 27/01/1973, Hiệp định
Dĩ nhiên, buồn vui lẫn lộn, có kẻ cười, có người khóc. Phần tôi, vừa mừng vừa lo. Mừng là chiến tranh chấm dứt. Nhưng lo cho ngày mai, sẽ kéo theo đen tối cho đất nước Việt
Bởi vậy con đường dự định trở về VN sau khi hoàn tất 3 năm (70-73) "Bác sĩ khoá trình" không còn tươi sáng gì mấy đối với tôi nữa. Ở lại Nhựt thì không có lý do hợp lệ, mà đi xứ khác thì biết đi đâu bây giờ ?
Trong lúc còn đang phân vân lưỡng lự giữa ngã ba đường thì vào khoảng cuối tháng 2/1973, nhận được văn thơ của Viện Hóa Đạo trong nước gởi ra đề cử tôi sang Pháp đảm trách văn phòng của Giáo Hội ở Paris để cho vị Trưởng phái đoàn sẽ trở về nước trực tiếp điều khiển chương trình tái thiết (hậu chiến) của Giáo Hội tại Việt Nam.
Kỳ tới: Chùa Khánh Anh giai đoạn thành lập (phần 2).
Hộp thơ "Chùa Khánh Anh sau 30 năm": Mme Dương (Thăng Long) và nhiều đạo hữu khác. Chúng tôi chân thành cảm ơn lòng tốt của quý vị đã gởi tặng những số báo Khánh Anh còn thiếu trong tập lưu trữ, như chúng tôi đã kêu gọi trong bản tin số 66, tháng 1/2006. Một lần nữa xin chân thành đa tạ.
Chùa Khánh Anh sau 30 năm (bài số 3)
Giai đoạn thành lập 1969-1976 (phần 2 = 1973-1976)
Thế là tôi trở lại Pháp vào ngày 18/4/1973 trong một chuyến đi không chờ đợi và cũng không mấy gì thích thú như kỳ trước. Đi để mà đi, vì không biết phải đi đâu trong lúc này. Trong đầu cũng có loé lên một vài ý tưởng an ủi. Nếu trường hợp đến Pháp lần này không có gì thích hợp thì biết đâu chừng đây chỉ là trạm dừng chân đầu tiên để tìm qua một xứ khác.
Nhưng rồi tính đến nay (2006) đã hơn 33 năm qua tôi vẫn còn ở lại xứ Pháp. Chẳng những ở Pháp mà còn nhập quốc tịch, rồi còn lập hội, xây chùa tại Pháp, mặc dầu không thích gì mấy đời sống ở Pháp.
Thế có lạ lùng chưa? Có phải do cái nghiệp nào đưa đẩy bắt buộc chăng? Có người đã đặt câu hỏi như vậy. 30 năm lập chùa Khánh Anh mà tôi đã sống ở Pháp trên 33 năm rồi thì quả là có nhiều điều để nói, để kể lại. Đủ thứ buồn vui chất chứa trên trời dưới đất, trong nhà ngoài ngõ. Làm sao mà kể cho hết bây giờ. Tạm thời, xin phép chia ra nhiều đoạn nhỏ và chỉ kể những gì có liên hệ xa gần đến sinh hoạt của chùa Khánh Anh thôi, không có ý bàn sâu tán rộng chuyện bên ngoài. Họa hoằn lắm, tránh né không được, thì chỉ nói qua sơ lược theo cái nhìn cá nhân không phải là quan điểm của tập thể. Lại càng không phải quan điểm của Giáo Hội. Mong quý vị và bà con thông cảm mà hoan hỉ cho.
Phần 2 của giai đoạn thành lập chùa Khánh Anh từ 1973 đến 1976, xin được chia ra nhiều đoạn nhỏ dựa trên những sự kiện: Quyết định lập chùa, tìm nơi làm chùa, ra mắt Niệm Phật Đường Khánh Anh và sau cùng là lập hội chùa Khánh Anh vào đầu năm 1976.
Nghe đến đây có người hỏi liền: Thế thì từ trước đến năm 1976, chùa Khánh Anh sinh hoạt trong khuôn khổ nào? Như có đề cập ở bài trước và cũng sẽ kể thêm một vài chi tiết sau đây để thấy rằng chùa Khánh Anh từ lúc khởi đầu nằm trong khuôn khổ của Phân bộ Hải Ngoại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt. Cho đến tháng 3/1976 mới chánh thức thành lập Hội Phật giáo (chùa) Khánh Anh. Coi như từ dấu mốc thời gian này không còn liên hệ gì với Phân bộ hải ngoại nữa. (Và dường như Phân bộ này từ lúc đó trở về sau không thấy sinh hoạt gì nữa).
a/. Quyết định lập Chùa tại Pháp.
Sau khi đến Pháp lần thứ 2 (vào giữa tháng 4/73) với một tâm trạng như trên đã nói, chẳng có gì là phấn khởi. Nhưng theo tinh thần văn thơ của Viện Hóa Đạo "thuyên chuyển" đến, thì cũng phải bắt tay vào việc, nghĩa là hằng ngày tôi phải có mặt tại văn phòng "phái đoàn" để sắp đặt lại hồ sơ và học hỏi kinh nghiệm để chuẩn bị "tiếp quản".
Nhưng một thời gian không lâu sau đó, có tin chính thức cho biết vị trưởng phái đoàn không được chiếu khán (visa) trở về nước, nên từ đó, tôi không còn tiếp tục công việc "chuẩn bị tiếp quản" nữa mà có thì giờ đi lang thang vào các thư viện Pháp rồi ghi danh vào trường Ecole des Hautes Etudes (thuộc Collège de France) vào cuối cùng làm thêm một chức vụ mới nữa là...cúng đám.
Nói là "mới" thực ra không có gì mới, mà chỉ vì bỏ lâu quá bây giờ "mới" trở lại. Số là ngày còn nhỏ, xuất gia trong ngôi chùa làng, hàng ngày ngoài các thời khóa tụng niệm tại chùa, còn được phép theo hầu Thầy...cúng đám.
Lớn lên, đi học trường này, trường nọ, từ làng ra tỉnh, từ tỉnh vào thủ đô Sàigòn lúc đó, rồi trở về Trung làm thầy giáo, làm việc Giáo Hội cho đến ngày nhảy lên tàu bay ra ngoại quốc (1967), ít khi trở lại làm nghiệp vụ... cúng đám. Bởi một điều cũng dễ hiểu là các chùa Việt
Bởi vậy, khi từ giã ngôi chùa làng, tôi bị cuốn theo cơn lốc trên đây đi qua khắp cả các trường lớn, trường nhỏ, quốc nội, hải ngoại, rồi quên hẳn mình cũng xuất thân từ chỗ...cúng đám như ai. Bây giờ qua Tây, đi lang thang, gặp các đồng hương mời đi đưa đám mới nhớ lại gần 20 năm về trước, mình cũng đã từng làm nghiệp vụ này một cách... say mê rồi.
Thế là, thỉnh thoảng trong tuần, tôi xách gói đi cúng đám. Trước ít sau nhiều. Trước lạ sau quen. Nhưng chỉ là thuộc lòng, nhớ đâu làm đó. Bởi lẽ không có đem theo một quyển nghi thức thiền môn nào để tham khảo hay đối chiếu.
Bí lối, tôi đành phải viết thơ về Việt
Nhân đây, cũng xin phép chư Tôn Đức và bà con xa gần để nói lên một quan niệm hết sức sai lầm (tôi nghĩ có nhiều vị cũng giống như tôi) đó là quan niệm xem thường pháp môn "ứng phú đàn tràng", nói nôm na là cúng đám, độ vong... Bây giờ, sau 30 năm ở hải ngoại, tôi mới dám nói một cách cả quyết rằng đây là một pháp môn phương tiện nhiệm mầu mà chư vị Tổ sư đã dày công nghiên cứu để ứng cơ hóa đạo, nhất là trong thời đại chúng ta ngày nay.
Nhiều người đến với đạo Phật sau một thời gian học hỏi nghiên cứu tìm tòi qua các kho kinh sách, sử liệu lâu đời. Đây là trường hợp của các học giả, trí thức. Có những vị đến với đạo Phật nhờ nghe những bài giảng thâm thúy như rót vào lòng những lời giải thích cặn kẽ đánh tan những thắc mắc ưu tư, cởi mở những hiểu lầm xưa nay về Phật Pháp. Đó là trường hợp những phật tử có nhân duyên gần gũi các bậc thiện hữu tri thức.
Còn đại đa số dân chúng đâu có ở vào những trường hợp nêu trên, nhất là ở nước ngoài. Lâu lâu lắm (hay rủi ro lắm) mới xảy ra một trường hợp có người thân qua đời. Trong hoàn cảnh mất mát ở đất khách quê người, hết sức lúng túng. Cho nên sự nương tựa tinh thần trong lúc này rất ư là cần thiết. Họ mong bất cứ giá nào, để rước cho được một Thầy về tụng kinh siêu độ, và tiếp dẫn người thân rồi đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng. Chính đây là cơ duyên thích hợp để họ mở tâm tỉnh trí nhớ nghĩ đến Phật pháp, thâm thía về lẽ vô thường với kiếp nhân sinh tạm bợ khổ đau chồng chất. Họ bắt đầu lắng nghe vài câu đạo lý và bắt đầu làm quen với một ít công tác Phật sự. Rồi dần dần trở thành những người phật tử thuần thành lúc nào không hay. Đây là trường hợp của phần đông phật tử hiện nay ở hải ngoại mà cụ thể trước mắt là tại chùa Khánh Anh hơn 30 năm qua. Chính vì thế mà bây giờ tôi rất trân quý phương pháp "ứng phú đàn tràng" coi như là một trong những phương tiện hoằng pháp hữu hiệu nhất ở hải ngoại, không dám xem thường...
Trở lại câu chuyện mở đầu chùa Khánh Anh. Đó là giai đoạn tôi đi lang thang...cúng đám. Trước lạ sau quen. Trước ít sau nhiều như trên đã nói. Người này truyền cho người khác rằng: Hiện nay ở
Cũng xin nói thêm một tí cho rõ: Không phải ở
Tôi đi tiếp dẫn ra nghĩa địa, vào lò thiêu hay đến nhà thương, nhà xác. Có khi xuống tận các tỉnh như
Cho nên, sau nhiều lần đi đám xong rồi về lại tư gia làm lễ an sàng, nhiều tang quyến tỏ ý muốn kêu gọi xây dựng một ngôi chùa để có chỗ an toàn thờ cúng hương linh và sớm hôm tụng niệm siêu độ cho người mất. Đây chính là nguyên nhân gần nhất thúc đẩy việc xây dựng một ngôi chùa (thứ 2) tại Pháp. Tôi đem ý này bàn với một vài vị trong Phân bộ. Và nói thêm, nếu Phân bộ quyết định thành lập một ngôi chùa trong vùng
Đề nghị này trở thành đề tài chánh trong một phiên họp của Phân bộ hải ngoại vào giữa tháng 10/1973. Và kết quả, hội nghị biểu quyết thông qua gần như đa số tuyệt đối.
b/. Tìm nơi làm chùa.
Thế là tôi được giao nhiệm vụ tìm một nơi để làm chùa. Theo tinh thần buổi họp hôm đó, tôi được phép tìm mua 1 ngôi nhà nhỏ, giá cao nhất là 200.000 quan Pháp (khoảng 40.000 đô la Mỹ) với điều kiện thuận đường giao thông cho bà con người Việt, nhất là các vị cao niên thường sử dụng phương tiện công cộng như xe điện ngầm (Métro) hay xe buýt.
Hằng ngày tôi cố gắng tìm xem trong các nhật báo nơi mục "bán đất, bán nhà", cố tìm cho ra "ngôi nhà lý tưởng" như mọi người mong ước. Nhưng từ tháng 10/73 đến tháng 3/74, gần 6 tháng, vẫn chưa tìm thấy đâu cả. Thứ nhất, có thể do mình thiếu tu thiếu phước, nên không gặp được thuận duyên. Thứ hai, những điều kiện khách quan cho thấy không dễ dàng tìm ra một ngôi nhà, hội đủ những điều kiện như trên. Xin kể lại sơ sơ một hai trường hợp.
Lâu lâu mới "thăm" được một ngôi nhà tương đối "vừa mắt", khấp khởi trong lòng. nhưng đâu dám quyết định ngay, vì đây là "ngôi nhà chung dùng làm chùa", ắt phải có sự đồng ý của nhiều người trong hội. Mà ai ai cũng đi làm suốt tuần (đâu phải rảnh rang lang thang như tôi). Cho nên cứ hẹn đến cuối tuần để mọi người đi xem lại lần chót trước khi lấy quyết định. Nhưng khi đến nơi mới biết chủ nhà, gặp mối khá hơn, đã bán mất rồi. Thế là trở lại từ đầu. Có khi gặp nơi khác, khá hơn, mọi người đi xem đều đồng ý nhưng chưa đủ tiền đặt cọc 10% như thủ tục. Lại hẹn kỳ tới. Phần tôi trở về, chạy tất tả ngược xuôi, thúc hối những người đã hứa cúng, xin đóng tiền ngay. Còn thiếu chút đỉnh thì lo vay mượn thêm cho đủ số 10%. Xong đâu đấy trở lại chỗ cũ thì hay tin chủ nhà không chờ được, gặp mối khác họ lại bán rồi. Thế là uổng công toi cả tháng đi tìm. Và còn nhiều trường hợp khác, chẳng hạn hàng xóm xung quanh không đồng ý có một ngôi chùa bên cạnh hoặc là địa điểm rất tốt nhưng là vùng đất sắp sửa bị giải tỏa v.v... Rốt cuộc gần 6 tháng trôi qua, vẫn chưa có một nơi nào khả dĩ lọt vào vòng...chung kết.
Từ đó, bà con trong hội mới nảy ra một ý kiến khác, có thể nhanh chóng vào thực tế hơn. Họ chủ trương rằng, một mặt cứ cố gắng tìm xem nơi nào hợp ý, vừa túi tiền, sẽ từ từ tính sau, còn mặt khác, phải gấp rút thuê ngay một nơi làm Niệm Phật Đường để có chỗ lễ bái, quy tụ bà con Phật tử, nhất là Đại lễ Phật Đản sắp tới nơi, chỉ còn 2 tháng nữa thôi.
Do đó mới có một phiên họp "khẩn" của Phân bộ tại quán ăn của một thành viên trong ban chấp hành. Nếu trí nhớ tôi chưa đến nỗi lú lẫn thì đó là Quán Nghệ Sĩ - Restaurant des Artistes ở
c/. Niệm Phật Đường Khánh Anh ra đời.
Kế hoạch "mướn chùa" đưa ra chỉ trong vòng một tháng là có kết quả. Đó là phần trên của một ngôi nhà riêng ở số 27ter av Paul Doumer 94110 Arcueil, ngoại ô Nam Paris, có tàu điện RER, ga La Place. Đúng ra người chủ nhà này muốn xây cất dành cho một người con khi trưởng thành, có gia đình và có thể "sống riêng bên cạnh cha mẹ". Nhưng vào lúc bấy giờ (1973) người con chưa lập gia đình nên chủ nhà dùng tầng trên cho thuê kiếm chút lợi tức. Bởi vậy mà lối xây cất căn nhà này có phần đặc biệt gồm có một phòng khách tương đối khá rộng (double-séjour chừng 20m2) có thể dùng làm Chánh điện tạm thời. Bên cạnh là 1 phòng ngủ, khi có lễ biến thành phòng ăn tập thể (khoảng 20 người). Phía bên kia là phòng bếp. Tất cả biệt lập không dính liền với nhà nào. Chỉ có điều là ở bên trên chủ nhà, nên sau này, vào những ngày lễ bái đông đảo, bà con ta, lên xuống cầu thang rầm rập, tha hồ tâm sự, cãi vã thoải mái... khiến chủ nhà chịu hết nổi phải tìm mọi cách... "mời" mình đi nơi khác. Nhưng đó là những chuyện về sau này vào những năm 76-77.
Tôi xin kể lại những nỗi vui mừng khôn tả của bà con Phật tử (và kể cả tôi) khi vừa thuê được nơi đây làm Niệm Phật Đường rồi "thỉnh" pháp hiệu của Tổ Khánh Anh làm tên gọi. Niệm Phật Đường Khánh Anh ra mắt vào dịp Đại lễ Phật Đản 2518 -1974. Tiền thuê hàng tháng là 1.000 quan Pháp, không kể điện, nước, gaz, tính theo đồng hồ riêng. Sau khi ra mắt, liền sau đó, chúng tôi họp lại, lập ngay Ban Hộ Trì Tam Bảo. Ban này có mục đích cụ thể là kêu gọi đóng góp (nhiều hay ít, tùy tâm) để trả tiền "thuê chùa" mỗi tháng. Tôi nghĩ rằng có lẽ đây là Ban Hộ Trì Tam Bảo đầu tiên trên thế giới có mục đích "lạ đời" như vậy. Nói vắn tắt Niệm Phật Đường có "thọ" hay không, không phải là do giảng sư hoằng pháp hay đối tượng hoằng pháp mà chính là do "hầu bao thoi thóp" của Ban Hộ trì Tam Bảo này...
Như trên đã nói, nguyên nhân gần nhất thúc đẩy tôi thành lập chùa chính là nhu cầu cần có chỗ để thờ phụng hương linh người quá cố cũng như có chỗ để kinh kệ sớm hôm cầu nguyện. Cho nên khi có "chùa" rồi, nhiệm vụ thiêng liêng của tôi dĩ nhiên là tiếp tục một cách có quy cũ hơn. Có ban hộ niệm, có lễ cầu siêu từ sơ thất đến chung thất, đến bách nhựt (100 ngày). Rồi Tiểu tường (1 năm), Đại tường (2 năm, xả tang...). Đó là những điều mà từ trước đến nay học qua đủ thứ chương trình từ Đại học này đến Đại học khác từ trong nước ra hải ngoại, chưa bao giờ tôi nghĩ tới các mục này.
Rồi tiếp theo, còn có cúng giỗ tại chùa, có ban trai soạn lo liệu. Và sau này còn thêm "hương linh có hậu" tức là thờ vĩnh viễn tại chùa. Con cháu về chùa cúng giỗ hàng năm như về ngôi từ đường của giòng họ ở quê nhà...
Những gia đình xưa nay chưa biết đạo Phật là gì, hay biết một cách qua loa, vì sinh ra ở ngoại quốc hoặc rời Việt
Mặt khác, về phía chúng tôi, cũng nhờ cơ hội này mà hiểu rõ hơn đời sống tâm linh của người Việt ở nước ngoài, nhất là ở Pháp. Rồi từ đó rút ra những bài học quý giá về phương pháp truyền bá Phật pháp ở hải ngoại, có phần không giống với phương pháp thực hiện trong nước.
Nhìn về đất nước VN vào quãng cuối năm 74 đầu 75, tình hình rất ư là đen tối. Hằng ngày báo chí truyền thông loan tải những tin tức những hình ảnh chiến tranh bùng phát khốc liệt nhiều nơi, mặc dầu ai ai cũng nghe nói đến "Hiệp định Paris" chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình. Rõ là quá ư mâu thuẫn. Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhứt trong nước cũng chẳng có gì tươi sáng, mà ngược lại còn rối rắm thêm, sau khi Đức Đệ Nhứt Tăng Thống Thích Tịnh Khiết và Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Thích Thiện Hoa lần lượt viên tịch (71-72).
Phần tôi vào những ngày tháng cuối năm 74 lại lâm vào một trận bệnh khá nặng phải đưa vào nhà thương giải phẫu. Đó là chứng "ulcès bao tử" (loét bao tử, nếu để lâu có thể thành ung thư), tích lũy nhiều năm, kể từ ngày còn nhỏ ở các Phật học đường, Phật học viện trong nước. Giờ đây đến giai đoạn cuối cùng, phải nhập viện gấp, cắt bỏ 2/3 bao tử, mới có thể cứu sống, đó là theo lời bác sĩ. Mà thực vậy, qua cơn giải phẫu lúc đó cho đến bây giờ, cơn bệnh nan y không còn tái diễn, hoành hành hung tợn như trước nữa.
Tuy nhiên, không có cái may mắn nào mà không hàm chứa những rủi ro. Chính trong thời gian tôi vắng mặt vì phải nhập viện, giải phẫu rồi đi dưỡng bệnh (convalescence) mất gần 3 tháng, thì tại Niệm Phật Đường Khánh Anh lại xảy ra nhiều cơn biến động tưởng chừng có thể đưa "ngôi chùa bé nhỏ sơ khai" đến chỗ tan thành mây khói.
Hôm nay, ngồi viết những dòng này để nhớ lại những "biến cố lịch sử" của ngôi chùa Khánh Anh lúc khởi đầu, tôi không bao giờ quên công đức của những vị lúc đó giúp tôi nhiều ý kiến tích cực và hỗ trợ hết mình để cho ngôi chùa vượt qua những cơn sóng gió và còn đứng vững cho đến ngày nay. Thật tình mà nói, khi từ bệnh viện trở về "chùa" trong những ngày cuối năm 74, sau cơn giải phẫu khá nguy hiểm, tinh thần tôi xuống rất thấp, chỉ muốn buông xuôi theo cơn lốc cho rồi.
Nhưng được bà con vực dậy, dắt đi chập chững với những bước khó khăn. Thế rồi 30 năm trôi qua với bao nhiêu thăng trầm để tiến lên và tồn tại. Đó là do đâu? Trước tiên, tôi nghĩ đến sự nhiệm mầu linh diệu của chư Phật, chư Bồ tát và Long thiên Thánh chúng thể hiện qua những bàn tay hộ trì đắc lực của chư Tôn Đức và bà con Phật tử xa gần.
Tôi nghĩ đến chư Thánh tử đạo và Lịch đại Tổ sư Việt
Bởi vậy, tôi mạo muội tâm niệm rằng: Lịch đại Tổ sư Việt Nam và chư Thánh tử đạo luôn luôn hiện diện trên đầu trên cổ chúng ta để soi xét rồi gia tâm, hỗ trợ cho đàn con cháu, hậu duệ của quý Ngài đang cố gắng thể hiện phần nào sứ mệnh mà quý Ngài đã truyền trao trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt không mấy gì thuận lợi cho lắm, ở hải ngoại này. "Trồng sen trên tuyết" là hình ảnh được tượng trưng cho công việc hoằng pháp khó khăn hiện nay ở các xứ Âu Mỹ. Nhưng với các Ngài, còn cho một hình ảnh siêu đẳng hơn: Đoá sen hồng nở trong lửa đỏ (hoả diệm hóa hồng liên). Với một hình ảnh sống động, vô úy như thế cho phép chúng ta có thể tin rằng: Không một nơi nào, không một lúc nào mà các Ngài không hiển hiện bên cạnh đàn con cháu để che chở, và dìu dắt cho chúng tiến lên.
Mặt khác, tôi cũng nhớ đến những bà con trước đây không lâu, sau khi đến nước ngoài, có cuộc sống tương đối ổn định, đã nghĩ tới những sinh hoạt tâm linh, tiếp tay với quý Thầy gây dựng những ngôi chùa trong buổi sơ khai thiếu thốn từng viên gạch, từng miếng ngói, chấp nhận mọi chướng duyên trở lực, xem thường những lời dèm pha phỉ báng. Có thể lúc ở quê nhà, quý vị chưa biết gì nhiều về đạo Phật, chưa thiết tha gì mấy về con đường phát triển tâm linh, văn hóa dân tộc. Bỗng phút chốc, nổi trôi đến xứ lạ quê người, tự cảm thấy có bổn phận tìm về nguồn cội, gìn giữ gia phong. Đấy là điểm khởi đầu rất tốt của quý vị quyết tâm hỗ trợ xây dựng cho được một ngôi chùa Việt
Tôi có cảm tưởng quý vị vẫn còn ẩn khuất đâu đây vì ý nguyện chưa hoàn tất. Công đức của quý vị rất nhiều, tuy chưa được giải thoát ra ngoài ba cõi nhưng với phước báo đó có thể sinh vào hàng Chư thiên (lục dục thiên), hoặc có công đức mà còn nhiều nóng nảy, có thể trở thành A-tu-la hay làm nhiều việc thiện đời này mà nghiệp ác đời trước chưa dứt hẳn, nên thác sinh vào hàng Dược xoa. Tuy bề ngoài có vẻ hung tợn, cục mịch, thô động, nhưng tất cả đều mang nhiều thiện ý cố tâm xây dựng và bảo vệ ngôi Tam Bảo mà khi sinh tiền quý vị hằng lo lắng.
Thiên, A-tu-la, Dược xoa đẳng
lai thính pháp giả ưng chí tâm
ủng hộ Phật pháp sử trường tồn..
Khi tụng bài kệ này trong thời kinh khuya, tôi cảm thấy như quý vị ẩn hiện đâu đây trong ngôi chùa để hỗ trợ, để bảo vệ, để khích lệ con cháu quý vị nối gót theo cũng như để tống khứ những kẻ ác tâm có ý đồ gây lũng đoạn trong sinh hoạt của ngôi chùa...
Tôi viết những dòng này để một lần tri ân tất cả với ý nghĩ 30 năm qua, ngôi chùa còn tồn tại và phát triển, nếu không có nguồn yểm trợ linh thiêng mầu nhiệm này luôn luôn đi bên cạnh thì chắc chắn ngôi chùa khó mà đứng vững lâu dài.
Kỳ sau (bài số 4) Giai đoạn thành lập chùa Khánh Anh phần 2d: 1975-1976.
**********************
Lịch Khánh Anh Đinh Hợi - 2007
đã có phát hành tại chùa
Lịch tử vi 15 Âu kim
Lịch treo tường 9 Âu kim
Gởi đi Pháp và Âu châu (kể cả cước)
Lịch tử vi 20 Âu kim
Lịch treo tường 13 Âu kim
Gởi đi Mỹ - Á - Úc châu (kể cả cước)
Lịch tử vi 24 Âu kim
Lịch treo tường 17 Âu kim
Chùa Khánh Anh sau 30 năm (bài số 4)
Giai đoạn thành lập, phần 2d: 1975-1976
"... Tình hình chiến sự đã tăng tốc xuống miền duyên hải phía Nam. Các thành phố ven biển thuộc vùng Phan Rang, Phan Thiết dần dần rơi vào vòng kiểm soát của quân đội miền Bắc..."
Đó là tin tức từ chiếc radio nhỏ xíu nghe được lõm bõm qua bản tin tiếng Pháp vào buổi sáng tại nhà một người Việt, bên ngoài thành phố Grenoble (miền Đông Nam nước Pháp) mà tôi được "thỉnh" về đây để hộ niệm cho một tang lễ từ ngày hôm trước.
Tôi nhớ lại thời gian này vào khoảng mùng 6 hay mùng 7 tháng giêng âm lịch, sau Tết Ất Mão cỡ một tuần lễ tức vào giữa tháng 2 năm 1975.
Bản tin ngắn trên đây làm cho tôi và mọi người trong gia đình có tang (đang buồn khổ) đều phải sửng sốt ngưng lại mọi hoạt động trong giây lát để bộc lộ tình cảm riêng tư của mỗi người về biến cố vừa xảy ra trên quê hương xứ sở cách xa nửa vòng trái đất. Mỗi người có một cách riêng. Ai ai cũng còn lại bao nhiêu người thân ở trong nước. Có người thở dài, có người im lặng, có người xúc động quá không nói được hết câu. Dĩ nhiên trong thời gian gần đây ai ai cũng đều theo dõi tin tức hằng ngày, nhưng hôm nay là tin đột biến tăng tốc vừa xảy tới nên bắt buộc mọi người phải chú tâm nhiều hơn.
Sau tang lễ này, tôi trở lại
Lễ Phật Đản 1975
Mặt khác chúng tôi phải nghĩ đến lễ Phật Đản sắp tới của năm 1975, Phật lịch 2519. Năm nay là năm thứ hai tổ chức đại lễ này, nên bà con trong Ban Hộ Trì đều đồng ý đề nghị tổ chức rộng rãi hơn chút xíu. Vì lẽ năm trước chưa ai biết "chùa" do đó tổ chức tại Niệm Phật Đường để ra mắt công chúng. Bây giờ sau 1 năm hoạt động có được chút ảnh hưởng nên tìm một địa điểm khác cho có vẻ đại chúng hơn. Qua cuộc họp sơ bộ tại Niệm Phật Đường (NPĐ), một ban tổ chức được thành lập do Đại Đức Thích Trí Tịnh làm trưởng ban. Phần tôi, sức khỏe chưa bình phục hẳn, xin đảm trách phần tổng quát. Địa điểm nhắm đến là ngôi đình Việt
Các tiểu ban trong ban tổ chức vừa được bầu ra đều hăng hái hoạt động. Nhưng hầu hết đều là những người lớn tuổi, xa quê lâu năm cộng với một ít anh chị em sinh viên. Tôi nói "một ít" (dù lúc đó ở
Kể từ thập niên 50 trở đi, tại Việt Nam, tổ chức đại lễ Phật Đản thường hay vẽ hình Phật sơ sanh đi 7 bước trên 7 hoa sen trong vườn Lâm Tỳ Ni, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất... Một anh họa sĩ VN ở đây lâu năm muốn vẽ một bức tượng Phật sơ sinh cúng dường, nhưng khổ nỗi không có hình mẫu để nương theo. Cuối cùng anh đành vẽ Phật sơ sinh với nét mặt hao hao giống một cậu bé Âu Mỹ. Rồi một số người (sinh ra và lớn lên ở Pháp) chưa quen gì mấy về hình ảnh này nên khi vừa nhìn thấy, bèn la lên "Bouddha bébé" (Phật bé con). Còn các vị lớn tuổi cảm thấy không an tâm khi phải lễ "Phật bébé" này. Cho nên họ đề nghị thỉnh thêm pho tượng Bổn Sư từ chùa đem đến bổ sung để được tin tưởng nhiệm mầu hơn.
Các ban khác như Ban văn nghệ, Ban trai soạn cũng chuẩn bị "ráo riết". Nói là "ráo riết", chứ thực ra, như Ban văn nghệ đâu có nhiều người tham gia. Chẳng qua chỉ là một hai anh chị em sinh viên Việt Nam du học dám "gồng mình" đứng ra phụ trách, kêu gọi, luyện tập mà hầu hết trong ban chưa quen một bản nhạc nào của Phật giáo cũng như những bài hát cúng dường Phật Đản. Ban trai soạn cũng vất vả không kém, vì vật liệu nấu chay không phải dồi dào phong phú như ngày nay, nhất là món chay Việt Nam. Cho nên, nếu có vị nào hân hạnh đi dự lễ Phật Đản năm đó, và sau giờ lễ Phật đã thưởng thức những món chay trong sân đình Việt Nam ở Vincennes, ngày nay nhớ lại chắc chắn sẽ thấy nó... không giống món chay của bất cứ một nước nào, mà là một màn tạp lục. Nhưng mọi người lúc ấy đều xuýt xoa khen ngợi cho rằng ngon hơn tất cả... các nhà hàng chay chuyên môn trên thế giới! Còn ban thiếu nhi dâng hoa lại đặc biệt hơn nữa. Nhìn xem tấm ảnh lưu niệm trong album thì thấy các em được trang điểm trên đầu bằng một vòng hoa lá cành trắng tinh như các mũ triều thiên trên thượng giới. Nếu ngày hôm đó có chư thiên về dự, chắc là chư vị đó sẽ lấy hình ảnh này đem về... làm mẫu!
Bằng tất cả hình ảnh thông thường, chất liệu thô sơ đơn giản, nhưng ai nấy đều hết lòng hết sức chuẩn bị cho ngày Phật Đản, Phật lịch 2519.
Ngày 30/4
Song song với không khí hăng say vận động tổ chức ngày đại lễ Phật Đản năm này (1975) thì biến cố ngày 30/4 cũng từ từ tiến đến kề bên. Hàng ngày, nào báo chí, nào truyền hình làm rùm beng, cho chạy tin tức từng giờ, từng biến cố xảy ra trên đất nước Việt Nam, nhất là miền Nam. Nhiều khi tôi không dám nhìn xem cho hết chương trình, vì kết cuộc bi thương coi như đã đoán trước được phần nào rồi!
Một vài hình ảnh cho đến nay tôi vẫn nghĩ còn vương vấn trong ký ức những ai lúc đó có quan tâm theo dõi ít nhiều trên ti-vi. Đó là hình ảnh chiếc trực thắng cất cánh cuối cùng từ sân thượng tòa đại sứ Mỹ ở Sàigòn có nhiều người bám theo "tòn teng" như dây bầu dây bí... Đó là hình ảnh chiếc xe tăng sấn tới ủi sập cổng sắt trước dinh Độc Lập ở Sàigòn... Đó là hình ảnh kiều bào và sinh viên Việt
Tại NPĐ Khánh Anh vào những ngày đó, cũng đông đúc hẳn lên. Kẻ vào người ra, cầu nguyện thăm hỏi, khóc than, trách móc... ôi thôi đủ thứ tình cảm buồn lo lẫn lộn...
Về phía Giáo Hội tại quê nhà, lúc nầy gần như không còn liên lạc gì được nữa. Mãi cho đến ngày đại lễ Phật Đản tổ chức 25.05.1975 tại ngôi đền Việt Nam trong rừng Vincennes (Paris) như trên đã nói, chúng tôi mới nghe một nguồn tin trong giới Phật tử cho biết có 2 vị Thượng Tọa trong Hội Đồng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN ở Sàigòn đã chạy được qua đến đảo Guam giữa Thái Bình Dương thuộc Hoa Kỳ và đang nhờ các Phật tử tại Paris lo thủ tục để đưa các Ngài về Pháp. Đó là nhị vị Thượng Tọa (sau này là Hòa Thượng) Thích Huyền Vi, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp và Thượng Tọa Thích Thiền Định, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tài Chánh và Kiến Thiết của GHPGVNTN. Đó là tin tức về Giáo Hội hiếm hoi nhất trong lúc này ngoài những bản tin thời sự tràn ngập hình ảnh của một cuộc chạy loạn bi thảm nhất trong lịch sử chiến tranh mà nhân loại đã chứng kiến trong thế kỷ 20.
Rồi chừng hơn một tháng sau đó, vào một ngày quang đãng của mùa Hè, nhị vị Thượng Tọa đã đến Pháp và nhờ các Phật tử quen biết đưa đến thăm "chùa" Khánh Anh. Sau câu chuyện hàn huyên mừng mừng tủi tủi, quý Ngài cho biết cảm tưởng đầu tiên hơi thất vọng vì cứ nghĩ rằng chùa Khánh Anh là một nơi rộng rãi, ít ra cũng có chỗ để cư ngụ thêm hai Thầy. Nào ngờ đến nơi chỉ thấy có hai phòng chật hẹp mà đủ thứ công việc: Nào vừa thờ phụng, vừa nấu nướng, vừa in báo, vừa ngủ nghỉ cũng tại nơi đó luôn. Cho nên quý Ngài đành phải ra về, lưu trú tại nhà một người Phật tử quen biết có phòng ốc rộng rãi hơn thuộc vùng Bry sur Marne, ngoại ô phía Đông Paris. Nhưng qua câu chuyện cuối cùng quý Ngài hứa hẹn sẽ hoạt động hướng đến xây dựng một ngôi chùa chung để tiện bề hoằng dương đạo pháp.
Cũng xin nói thêm cho rõ là sau khi có Niệm Phật Đường Khánh Anh vào năm 1974, chúng tôi có tường trình đầy đủ về Giáo Hội Trung Ương ở quê nhà và xin mọi sự trợ giúp tinh thần cũng như vật chất. Và đồng thời xin kêu gọi Phật tử các nơi nhất là tại Pháp hỗ trợ cho việc xây dựng ngôi chùa chung. Chính nhị vị Thượng Tọa Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp đã gởi các thứ kinh sách, báo chí tặng Niệm Phật Đường Khánh Anh và Thượng Tọa Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tài Chánh và Kiến Thiết đã ra văn thư kêu gọi Phật tử hải ngoại, nhất là tại Pháp, hỗ trợ cho việc xây dựng ngôi chùa, cụ thể là chùa Khánh Anh hiện là cơ sở hoằng pháp của Giáo Hội ở hải ngoại. Văn thư này hiện còn lưu trữ trong hồ sơ của chùa Khánh Anh.
Nhân nói về nhị vị Thượng Tọa cao cấp của GHPGVNTN đến thăm "chùa" Khánh Anh, chúng tôi cũng xin mạn phép ghi lại một chi tiết nữa (đáng lẽ ghi ở bài trước) có liên quan đến nhị vị Thượng Tọa cao cấp khác cũng từ Giáo Hội Trung Ương tại quốc nội đã ghé thăm "chùa" Khánh Anh trong buổi sơ khai này. Đó là Thượng Tọa Thích Thiện Minh (Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên và GĐPTVN). Sau này Ngài bị sát hại trong nhà tù CSVN vào năm 1978 và được truy tiến tấn phong lên phẩm vị Hòa Thượng. Và vị thứ hai, đó là Thượng Tọa Thích Huyền Quang (Tổng Thư Ký, nay là Đại Lão Hòa Thượng, đệ tứ Tăng Thống GHPGVNTN). Hai Ngài đi dự hội nghị quốc tế về tôn giáo và Hòa Bình họp tại Bruxelles (Bỉ quốc). 4 năm về trước (1970) Hội nghị này họp tại
Ngày lễ Vu Lan "lịch sử"
Từ ngày ra mắt NPĐ Khánh Anh (1974) có lẽ năm nay lễ Vu Lan được xem là tổ chức trọng đại nhất. "Trọng đại" không phải vì số Phật tử về tham dự đông đảo hơn thường lệ. Bởi lẽ "chùa" rộng chỉ có 2 buồng, chứa nhiều nhất khoảng 30 người. Nếu kể số đứng ngoài ban-công hay dưới cầu thang trước ngõ ra vào thì thêm được tối đa khoảng 20 người nữa là hết cơ nhúc nhích! Mà "trọng đại" chính vì đại lễ Vu Lan năm nay có nhiều bậc Tôn túc quang lâm hướng dẫn.
Theo chương trình, buổi lễ Vu Lan chánh thức được phổ biến phân chia trách nhiệm như sau:
- Chủ lễ chánh thức khóa lễ Vu Lan buổi trưa: Thượng Tọa Thích Huyền Vi.
- Diễn giảng về Vu Lan buổi chiều 14 giờ: Thượng Tọa Thích Thiền Định.
- Thí thực cô hồn 16 giờ: Thượng Tọa Thích Chơn Thường.
Phần tôi đóng vai "gia chủ" quỳ phía sau và chạy lòng vòng sắp xếp mọi việc linh tinh.
Bà con Phật tử vui mừng ra mặt, vì là lần đầu tiên cảm thấy ngôi "chùa" bé nhỏ "của mình" được diễm phúc đón rước chư Tôn đức cao Tăng đến tham dự và chia sẻ mọi trách nhiệm ngày đại lễ được gọi là báo ân báo hiếu năm nay.
Nhưng còn một việc nữa, cũng "trọng đại" không kém mà cho đến ngày nay, bên ngoài ít ai được biết. Trước khi cử hành lễ Vu Lan chính thức vào buổi trưa hôm đó, ngày 17/08/1975, còn diễn ra một buổi họp đặc biệt giữa 4 vị Tăng. Đó là: 3 vị Thượng Tọa kể trên và cá nhân tôi. Nội dung buổi họp này là chính thức hóa quyết định chung của 4 người hứa hẹn sẽ đồng nhau hoạt động kiến tạo một ngôi chùa chung để hoằng dương chánh pháp tại thủ đô
Tôi còn nhớ một kỷ niệm hết sức xúc động qua buổi họp ngắn gọn này chỉ diễn ra khoảng 20 phút trong phòng ngủ bên cạnh Chánh Điện trước khi biến nó thành phòng ăn tập thể. Đó là một tấm bản đồ cho dự án ngôi chùa tương lai mà Sư Cụ Chơn Thường phác thảo ra trình bày trong buổi họp. Cụ không phải là kiến trúc sư chuyên nghiệp, nhưng với tấm lòng chân thành, Cụ đã vẽ ra 1 ngôi chùa với hình dáng kiểu cách mà tôi nghĩ rằng các kiến trúc sư chuyên nghiệp hiện đại nhất cũng phải xá 3 xá, chịu thua luôn. Nhưng tôi lấy làm lạ, đàng sau ngôi chùa Cụ vẽ ra, có 4 cái ụ tròn tròn nhọn nhọn. Tò mò tôi hỏi thăm Cụ: đấy là biểu tượng gì? Cụ trả lời một cách chân thành, tôi xin ghi lại nguyên văn: "Đấy là tháp của 4 anh em mình !". Trời đất thánh thần ơi, chư Tôn đức và bà con nghĩ xem có cảm động không? Chưa chi mà Cụ đã nghĩ đến hậu sự của 4 người trong buổi họp này.
Bây giờ sau 30 năm, 3 Cụ đã trở về cõi Phật. Mỗi Cụ có một tháp ở một ngôi chùa riêng. Còn lại một mình tôi, chưa biết lúc nào phải tới và tháp nằm ở đâu. Nhưng chắc chắn không phải là một trong 4 cái ụ tròn tròn nhọn nhọn trong bản đồ của Cụ Chơn Thường... Nếu Cụ linh thiêng, hồi đáo Ta bà, nghĩ lại chuyện này, Cụ có tức cười không? Hay Cụ nói chỉ vì cộng nghiệp, chúng Tăng phải hoan hỷ chấp nhận mình muốn một đàng lại đi sang một nẻo khác!
Xin chư Tôn đức và bà con xa gần cho phép tôi đi lang bang ra ngoài một chút xíu nữa. Chứ nếu chấm dứt ngang xương ở chỗ này, chắc là quý vị sẽ bực dọc không hiểu lý do vì sao mà không thực hiện nổi ý nguyện tốt đẹp ban đầu của "4 anh em mình"? Dầu sao chăng nữa, sau 30 năm, câu chuyện đã thành lịch sử rồi và 3 Cụ cũng đã đi về cõi Tịnh rồi. Ngoài đời, sau 30 năm, thì việc "giải mã" cũng phải thực hiện để người đời sau có thể khách quan nhận định. Riêng trong sự việc giữa 4 vị Tăng đồng ý với nhau "bất thành văn" mà bây giờ, 3 vị đã đi rồi, còn lại một mình, nếu tôi không "giải mã" thì người sau sẽ không biết đâu là diễn tiến của sự việc. Dĩ nhiên tôi kể lại đây (mặc dầu là chứng nhân) chắc không tránh khỏi chủ quan, phiến diện.
Số là sau lễ Vu Lan 1975 như trên đã nói khoảng chừng một tháng, có tin nhị vị Thượng Tọa Thích Huyền Vi và Thích Thiền Định đã chánh thức nhận trách nhiệm lãnh đạo tinh thần Hội Phật Giáo Linh Sơn và Hội này cũng vừa thuê được một ngôi nhà tương đối khá rộng rãi ở đường Réservoir thuộc thành phố Joinville-Le-Pont (ngoại ô phía đông Paris) với danh hiệu chùa Linh Sơn (chỉ cách địa điểm hiện nay chừng 1 Km). Mọi sinh hoạt của Hội Linh Sơn dần dần tập trung về trụ sở này. Tất cả những buổi diễn giảng trước đây được đồng ý tổ chức luân phiên: Vào ngày Rằm hay mùng Một thì có lễ Phật và thuyết giảng tại hội quán hội Linh Sơn (trước ở quận 17, Paris) và mỗi hai Chủ nhật có buổi lễ Phật thuyết pháp tại NPĐ Khánh Anh. Bây giờ đổi lại: Hàng tuần, mỗi Chủ nhật, vào buổi chiều luôn luôn có thuyết pháp tại chùa Linh Sơn (địa điểm mới thuê). Địa điểm mới này rất thuận tiện cho đường giao thông, vì có đường tàu điện RER từ
Thế thì những gì cam kết "bất thành văn" giữa bốn vị, giờ đây, chỉ cần một sự việc như trên cũng đủ vô hiệu hóa tất cả. Đã vậy mà hội Linh Sơn còn cử phái đoàn đến xin thỉnh hai vị còn lại về "sum họp". Sư Cụ Chơn Thường là người bác bỏ trước tiên. Tuy không nói ra mạnh mẽ, nhưng âm thầm, Cụ đi lo tạo mãi một nơi khác. Cho đến cuối năm 1975 hay đầu 1976 gì đó, tôi không nhớ rõ, Cụ thông báo đã mua được một nhà kho cũ trong khu vườn nhỏ ở vùng Champigny sur Marne (địa điểm hiện nay) và kiến thiết lại thành chùa Quan Âm cho đến bây giờ. Cũng xin nói thêm: Đối với hội Phật giáo Linh Sơn, theo chỗ tôi biết, nếu Cụ (Chơn Thường) không phải là người sáng lập thì cũng là vị Thầy đầu tiên hướng dẫn hội này cho đến ngày có vấn đề lủng củng gì đó trong nội bộ, Cụ mới ra đi. Cụ đến ở một căn gác chật hẹp trên lầu thượng của một chung cư cũ kỹ thuộc quận 10 hay 11 ở Paris, trước khi tạo dựng chùa Quan Âm ở Champigny như đã nói.
Về phần tôi thì phái đoàn của hội Linh Sơn có đến thỉnh một hai lần. Tôi nhớ lại lần sau cùng rất đông, rất trang nghiêm và cũng rất cảm động. Vì một số phật tử trong phái đoàn không ai xa lạ, chính là những người từ những ngày đầu tiên cùng chung lo Phật sự với tôi tại NPĐ Khánh Anh, bây giờ chuyển sang Linh Sơn. Do đó họ hiểu rất rõ hoàn cảnh của NPĐ Khánh Anh cũng như tình trạng sức khỏe của tôi. Nhưng tôi vẫn dứt khoát, không thể thuận theo ý muốn của phái đoàn.
"...Như quý vị biết... Niệm Phật Đường Khánh Anh này tuy là tạm bợ, chật hẹp, nhỏ bé, thiếu thốn mọi bề nhưng nó là cơ sở sơ khai mà Giáo Hội đã chứng minh và tác thành cho. Chính nhị vị Thượng Tọa Tổng Vụ Trưởng (Thích Huyền Vi và Thích Thiền Định) khi còn ở quê nhà, quý Ngài cũng đã có văn thư khuyến khích kêu gọi. Tôi chỉ là người trách nhiệm thực hiện trong giai đoạn đầu. Cho đến ngày nào tôi cảm thấy không đủ sức gánh vác nữa, sẽ xin trình về Giáo Hội (mặc dù Giáo Hội hiện giờ nằm vào cảnh mờ mờ ảo ảo không biết còn hay mất) rồi dứt áo ra đi. Còn hiện nay trong hoàn cảnh bi thương như thế này (trong không thông, ngoài không biết) tôi không thể đành đoạn chấm dứt ngang đây, mặc dù biết rằng về đàng kia đầy đủ tiện nghi hơn, rộng rãi hơn và ít phải lo nghĩ về nợ nần, thiếu thốn... Và các Phật tử cũng dễ dàng chung lo một mối. Tôi cũng biết một số trong quý vị đây rất khổ tâm, nhưng về phần tôi, chắc khó có thể thay đổi. Mong quý vị Phật tử hoan hỷ cho..."...
Chùa Khánh Anh sau 30 năm (bài số 5)
Giai đoạn thành lập, phần 2d: 1976-1977
Lập Hội Phật Giáo Khánh Anh
Thông thường, sinh hoạt trong các chùa, sau lễ Vu Lan Rằm tháng Bảy ít lâu, là đã thấy không khí chuẩn bị cho ngày Tết sắp đến. Bởi lẽ, ở hải ngoại, gần như mỗi năm, chỉ có 3 dịp quy tụ đông đảo bà con Phật tử và đồng hương Việt
Nhưng đặc biệt, để chuẩn bị cho Tết Bính Thìn (1976) sắp tới tại Niệm Phật Đường (NPĐ) Khánh Anh ở Arcueil (ngoại ô Paris) vào năm này có phần khác hơn chút xíu. Có lẽ đây là cái Tết đầu tiên không còn liên hệ nhiều với ngày Tết trong nước như những năm cũ. Cho nên nhiều người cảm thấy hụt hẫng, bơ vơ, lạc lõng khi gần đến ngày Tết Bính Thìn. Năm nay có nhiều người từ trong nước mới sang (sau ngày 30/04/1975). Mỗi người có một hoàn cảnh riêng, một tâm sự riêng. Họ về chùa cầu nguyện là có dịp gặp gỡ bà con đồng hương để bộc lộ bao nhiêu câu chuyện còn ẩn khuất trong lòng trên đường bỏ xứ ra đi, hay vào những ngày cuối cùng còn kẹt lại quê nhà...
Về quý Thầy và anh em phật tử tại NPĐ cũng lu bu không kém. Họ lo hoàn tất số báo Khánh Anh đặc biệt "Xuân Bính Thìn" bằng lối tự túc quay Ronéo tại chùa, và kỳ này có in thêm một phụ bản "lịch 1976, 12 tờ" có đủ ngày âm dương đối chiếu để tặng cho bà con sử dụng. Bởi lẽ đoán chắc rằng: Năm tới này (1976) sẽ không còn nhận được lịch "Tam Tông Miếu" từ bên nhà gởi qua như những năm về trước.
Không khí Tết Bính Thìn cứ như vậy mà kéo dài đến Rằm tháng Giêng. Bà con thông tin cho nhau đi lễ chùa càng lúc càng đông. Số phật tử mới nhiều hơn số cũ. Cho nên mỗi lần gặp nhau, tay bắt mặt mừng, nói chuyện huyên thiên, nhiều khi bất đồng ý kiến, la lối cãi nhau kịch liệt ngay tại cầu thang lên chùa, khiến cho chủ nhà có lúc chịu hết nổi phải cầu cứu cảnh sát thành phố đến can thiệp.
Mãi cho đến một hôm, chủ nhà nhận được lá thư của một người vốn là thành viên của phân bộ hải ngoại (GHPGVNTN). Người này trước đây đã ký giấy bảo đảm cho việc thuê nhà (làm chùa). Thì giờ đây, trong thơ gởi đến chủ nhà, người ấy nói rằng không còn chịu trách nhiệm gì nữa... Thế là vấn đề chỉ còn đặt ra trực tiếp giữa NPĐ và chủ nhà. Nếu vui vẻ thuận thảo, thì yên ổn tiếp tục. Còn tình hình ngược lại, thì coi như sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào.
Bởi vậy, qua xong mấy ngày Tết Bính Thìn, anh em bà con trong NPĐ phải ngồi lại suy tính kỹ lưỡng thử xem có nên tiếp tục gìn giữ "ngôi chùa tạm bợ" này nữa không? Hay là đến đây có thể chấm dứt, đường ai nấy đi, không còn phải bận tâm lo nghĩ, đối phó gì nữa cả?
Nhưng rồi, sau mấy lần hội họp lớn, nhỏ, anh em bà con phật tử tuy không còn bao nhiêu nhưng không hiểu vì sao lại vẫn quyết tâm kiên trì để tiếp tục, chứ không ai chịu bỏ ngang đây, nhất là lúc này, có thêm nhiều Thầy từ các nước Á châu, chạy tỵ nạn đến tạm trú tại NPĐ.
Và từ đó đưa đến một buổi họp chánh thức triệu tập vào ngày 21.03.1976, bà con quyết định thành lập "Hội Phật Giáo Khánh Anh". Biên bản lập hội và danh sách Ban Chấp Hành lâm thời được đưa vào hồ sơ làm thủ tục khai báo tại tỉnh hạt Val de Marne (ngoại ô phía Đông
Thế là coi như từ đây sinh hoạt của NPĐ Khánh Anh hoàn toàn tự lập, không còn liên hệ, phụ thuộc gì đến Phân Bộ Hải Ngoại nữa.
Lễ Phật Đản 2520
Rồi chẳng bao lâu đến lễ Phật Đản 1976, Phật lịch 2520. Đây là lễ Phật Đản đầu tiên được tổ chức với Hội Phật Giáo Khánh Anh vừa mới thành lập.
Qua 1 phiên họp, quý Thầy và bà con quyết định chọn ngày Chủ Nhật 09.05.1976 (tức 11/04 Âm lịch). Địa điểm kỳ này ở ngay trung tâm thành phố
Nội dung ngày đại lễ, bao giờ cũng có phần nghi lễ Phật Đản trước tiên vào buổi trưa. Sau khi chấm dứt, đến giờ ngọ trai. Ban trai soạn kỳ này đã chuẩn bị sẵn cho mỗi người một phần ăn cầm tay. Tiếp đến là phần văn nghệ cúng dường kéo dài đến 1/2 buổi chiều. Mọi người hết sức hoan hỷ. Có người lần đầu tiên vừa ra ngoại quốc lại dự được một đại lễ Phật Đản như ở quê nhà năm nào, nên tỏ ra hết sức vui mừng, xúc động...
Lễ Truy Niệm 12 Vị Thánh Tử Đạo
Có lẽ đây là bước đầu tiên mà Niệm Phật Đường Khánh Anh dấn thân vào con đường tranh đấu cho tự do tín ngưỡng bị chà đạp tại quê nhà. Gần một năm nay, tình hình như lắng đọng, nặng nề, bưng bít tất cả. Nhất là về GHPGVNTN. Tất cả chỉ là những đồn đãi, truyền khẩu cho nhau qua những người có dịp thoát ra khỏi nước. Hầu hết tin tức nghe được đều lành ít, dữ nhiều, có khi lại mâu thuẫn nhau, chẳng biết đâu là chính xác.
Cho đến một ngày sau mùa Hè 1976 mới nhận được văn thư số 316 của Viện Hóa Đạo do Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Viện Trưởng, ấn ký. Và bản sao văn thơ này có chữ ký của TT Thích Quảng Độ, Tổng Thư Ký, gởi cho các Ban Đại Diện Giáo Hội các tỉnh, các địa phương, thông tư cho toàn thể Phật tử được biết. Văn thư số 316 này đề ngày 28.11.1975 gởi đến ông Chủ tịch Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt
Nhưng tính đến nay, gần giáp một năm, văn thư nói trên mới lọt được ra đến nước ngoài. Thế thì đủ biết tình hình quá căng thẳng, dồn nén, bưng bít đến độ nào! Mà thực vậy, văn thư số 316 này gần như một cáo trạng nói lên tình hình đàn áp Phật giáo đến một cao điểm không thể lặng thinh được nữa.
Văn thư số 316 của Viện Hóa Đạo chánh thức xác nhận sự việc Đại Đức Thích Huệ Hiền, trụ trì Dược Sư Thiền Viện ở xã Tân Bình, quận Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ cùng với 11 Tăng Ni trong Thiền Viện đã tự thiêu tập thể tại chùa này ngày 02.11.1975 để phản đối chánh quyền CS Việt Nam tại đây cấm đoán ngặt nghèo không cho tổ chức lễ cầu siêu cho các vị Ni Sư đã tự thiêu những năm về trước để cầu nguyện cho hòa bình. Chi tiết được kể ra như sau:
- Vào ngày 21/9 âm lịch năm Nhâm Tý (1972) Ni Sư Diệu Hậu đã tự thiêu (tại đây) để cầu nguyện cho hòa bình.
- Đến ngày 21/9 âm lịch năm Giáp Dần (1974, 2 năm sau) một vị Ni Sư nữa: Thích Nữ Diệu Nguyện cũng tự thiêu (nơi đây) để cầu nguyện hòa bình.
- Đến năm 1975 (đã có "hòa bình") để kỷ niệm sự hy sinh của 2 vị Ni Sư, Thiền Viện Dược Sư xin phép làm lễ cầu siêu tưởng niệm từ ngày 19 đến ngày 21/9 âm lịch năm Ất Mão tức từ 23 đến 25/10/1975.
Nhưng đến ngày 24/10/75 Ủy Ban Cách Mạng xã Tân Bình gọi ĐĐ trụ trì Thích Huệ Hiền đến văn phòng xã thông báo 6 điểm cấm đoán như sau (xin ghi theo nguyên văn):
1/ Cấm tuyệt đối không được treo cờ Phật giáo ngoài chùa.
2/ Cấm tuyệt đối không được để chung việc cầu nguyện các tôn giáo cho Bác và liệt sĩ vào chương trình hành lễ.
3/ Tăng Ni Thiền Viện không được nhập thất và tịnh khẩu mà phải ăn cơm và nói chuyện để học hỏi theo đường lối cách mạng.
4/ Ông trụ trì phải có trách nhiệm phát huy thắng lợi vẻ vang lịch sử vĩ đại của Cách mạng cho Tăng Ni Thiền Viện.
5/ Tăng Ni Thiền Viện phải hợp tác sinh hoạt chánh trị vào các tổ chức đoàn thể của Cách mạng.
6/ Cấm tuyệt đối không được thâu nhận đệ tử xuất gia và tại gia.
Chính vì nhận thấy những điều cấm đoán trên đây quá khắc nghiệt đối với người tu hành, nên toàn thể Tăng Ni Thiền Viện Dược Sư (12 người) đồng chọn cái chết tập thể (tự thiêu) đúng 24 giờ ngày 21/9 Ất Mão tức 02.11.1975 để lại lá thư thỉnh nguyện gồm 7 điểm trong đó nói về việc tự thiêu để bảo vệ tự do tín ngưỡng. Sau khi biến cố xảy ra, thi thể của chư Tăng Ni tự thiêu bị nhà chức trách địa phương đem đi mất tích và Thiền Viện Dược Sư hoàn toàn bị cô lập.
Sau khi biết rõ sự việc xảy ra, Viện Hóa Đạo GHPGVNTN đã gởi thư số 316 (đề ngày 28/11/1975) lên chánh phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam lúc đó để phản ảnh tình trạng tín ngưỡng bị đàn áp thô bạo tại Thiền Viện Dược Sư (Cần Thơ) và yêu cầu chánh phủ làm sáng tỏ sự việc cũng như có biện pháp giải quyết thỏa đáng. Nhưng gần 1 năm trôi qua, tình hình đã không sáng tỏ chút nào mà còn ngột ngạt, nặng nề thêm nữa.
Khi văn thư số 316 lọt ra đến nước ngoài, lập tức quý Thầy tại Pháp đã hội họp lập ra Ủy Ban Liên Lạc Tăng Ni đặt văn phòng tại NPĐ Khánh Anh. Ủy Ban này có 2 nhiệm vụ cần kíp:
1/ Thông tin đến tất cả Tăng Ni và Phật tử VN ở hải ngoại về tình trạng tín ngưỡng bị đàn áp thô bạo qua sự kiện "12 vị Tăng Ni tự thiêu" tại Cần Thơ ngày 02/11/1975.
2/ Vận động tổ chức 1 buổi lể "Truy niệm 12 vị Thánh Tử Đạo" tại Paris vào ngày Chủ Nhật 17/10/76 (ngày này cũng gần ngày giỗ 1 năm: 02/11/1976).
Sau khi được thông tin, chư Tăng Ni và bà con Phật tử VN khắp nơi ở hải ngoại đều xúc động và hưởng ứng mãnh liệt. Chư Tăng Ni ở xa như
Ban Tổ Chức cho làm 1 biểu ngữ dài 15m treo trước cửa hội trường bằng 2 thứ tiếng Việt và Pháp "Lễ Truy Niệm 12 Vị Tăng Ni Đã Nguyện Tự Thiêu Để Bảo Vệ Chánh Pháp tại VN" (Commémoration de 12 moines et nonnes bouddhiques qui se sont immolés pour la protection du Dharma au VN).
Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức rước 12 linh vị Thánh Tử Đạo từ quảng trường bên ngoài vào lễ đài bên trong hội trường. Không khí rất thành kính, trang nghiêm đầy xúc động. Tiếp đến, chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử lần lượt đến trước bàn thờ đảnh lễ, thọ tang. Mỗi người lãnh một băng vàng cài lên trên áo. Sau đó là nghi lễ truy niệm theo nghi thức thiền môn dành cho chư vị Tăng Ni viên tịch. Tiếp đến đọc văn thơ, điện tín các nơi gởi về và sau cùng là phần văn nghệ cúng dường. Cảm động nhất là khi nghe diễn ngâm bài thơ "Lửa Từ Bi" của Vũ Hoàng Chương và một lớp vọng cổ "Quả Tim Bất Diệt" nói về Hòa Thượng Quảng Đức tự thiêu tại Sàigòn trong thời Pháp nạn 1963.
Báo chí Pháp và quốc tế đều có đăng tải phổ biến tin tức buổi lễ. Chỉ có báo chí theo Nhà Nước CS Việt
Thành lập GĐPT Quảng Đức
Bên cạnh những sinh hoạt tín ngưỡng, xã hội, Niệm Phật Đường Khánh Anh còn có một hoạt động thanh thiếu niên. Hầu hết những anh chị em trẻ quy tụ đông đảo tại NPĐ lúc này đều là những sinh viên du học tại các nước ngoại quốc trước đây. Qua biến cố 30/04/1975, họ kéo về tỵ nạn tại Pháp. Đa số là sinh viên Việt
Họ quây quần hoạt động dưới mái NPĐ Khánh Anh hơn 1 năm qua. Và giờ đây, nhu cầu cần thiết cần phải có, đó là một tổ chức sinh hoạt trẻ. Sau nhiều buổi hội họp thảo luận, anh chị em đi đến đồng thuận thành lập Gia Đình Phật Tử Quảng Đức, mặc dầu trước đây chưa một anh chị em nào đã sinh hoạt với tổ chức Gia Đình Phật Tử tại Việt Nam.
Và ngày làm lễ ra mắt Gia Đình Phật Tử Quảng Đức được anh em chọn lựa: Đó là một đêm văn nghệ tổ chức tại rạp SIEM ở trung tâm Paris quận 6 vào ngày 18/03/1977. Trong phần trình diễn, ngoài ca vũ nhạc, vở tuồng Quan Âm Thị Kính (do anh chị em dàn dựng) được bà con cảm động và tán thưởng nhiều nhất. (Bởi vậy năm nay 2007, GĐPT Quảng Đức làm lễ kỷ niệm tròn 30 năm).
Dời Chùa về Bagneux
Như doạn trên có nói: Kể từ khi nhận được lá thư "Không còn chịu trách nhiệm" nữa, thì gần như chủ nhà muốn gây khó dễ lúc nào cũng được, khi có một vài biến cố bất ngờ xảy ra như âm thanh tụng niệm quá lớn, trẻ con chạy giỡn trên cầu thang, hay người lớn cãi vã to tiếng... Bởi vậy, bên cạnh những giờ hoạt động trong chùa, quý Thầy và bà con phật tử phải gia tăng tốc độ đi tìm nhà, tìm đất để mua. Dĩ nhiên, còn phải lựa chỗ cho vừa "túi tiền" khiêm tốn của mình hiện có. Đó cũng là điều kiện tương đối khó để kiếm cho ra một nơi vừa ý và vừa... túi !
May mắn thay, vào cuối năm 1976, tìm ra một nơi ở thành phố Bagneux: Gồm một ngôi nhà nhỏ trên 1 khu vườn 450 m2 . Giá cả được "cò kè bớt một thêm hai" cuối cùng ngã ngũ: 350 ngàn quan Pháp vào lúc đó (khoảng 70 ngàn Mỹ kim). Chỉ chừng đó thôi mà phải chạy đi vay ngân hàng phân nửa tức 170 ngàn quan Pháp, trả góp trong vòng 15 năm.
Đây cũng là một khâu khó khăn không nhỏ. Vì theo luật lệ ở Pháp, các ngân hàng không có quyền phát mãi các cơ sở tôn giáo một khi họ không đủ tiền trả nợ nhà băng. Vì lẽ như vậy nên một hội tôn giáo không có lợi tức cố định (như hội chùa) thì không có gì đem thế chân để vay. Trong trường hợp này, chỉ có người trong hội cho phép cầm cố bất động sản hay lợi tức lương bổng của họ mới có thể được vay.
Đến đây thì có hai Phật tử phát tâm đứng ra làm theo yêu cầu. Nên cuối cùng một ngân hàng (Crédit du Nord) đã chấp nhận cho vay 170 ngàn quan Pháp trả góp trong vòng 15 năm. (bây giờ đã trả xong).
Sau khi ngân hàng bật đèn xanh tiến hành thủ tục, thì Niệm Phật Đường bắt đầu công tác di chuyển dần dần. Cho đến ngày 01/04/1977 thì được thông báo: Kể từ ngày này trở đi NPĐ Khánh Anh sẽ di chuyển về địa chỉ mới ở Bagneux và chánh thức có danh xưng từ đó là:
Chùa Khánh Anh
14, Avenue Henri Barbusse
92220 Bagneux (France)
Tél: 655-8444
(Hiện nay thay đổi, thêm vào mấy số đầu thành ra: 01.46.55.84.44) (Còn tiếp)
Chùa Khánh Anh sau 30 năm (bài số 6)
Thời kỳ hoạt động, giai đoạn 1: 1977-1982:
Hoạt động trong phạm vi nước Pháp.
Kính thưa quý vị, tiếp theo bài trước, bắt đầu từ ngày 1/4/1977 Niệm Phật Đường Khánh Anh dời về thành phố bên cạnh với địa chỉ chánh thức là Chùa Khánh Anh 14 Ave Henri Barbusse 92220 Bagneux (France) Tél: 655.84.44.
Kể từ đây, hoạt động của Chùa Khánh Anh, chúng tôi tạm gọi là bước vào thời kỳ hoạt động chánh thức. Nếu bắt đầu từ năm nay (2007) tính lùi về trước, thì coi như đã hoạt động qua 30 năm. Nếu kể lại một lần câu chuyện của 30 năm, ôi thôi đủ thứ giây nhợ chồng chéo. Cho nên, lại một lần nữa, xin phép Chư Tôn Đức và bà con xa gần chia ra làm ba đoạn nhỏ. Chắc chắn còn nhiều thiếu sót, gọi là "nhớ đâu nói đó", mong chư vị thương tình mà đại xá cho:
1977-1982: hoạt động trong phạm vi nước Pháp.
1982-1990: hoạt động hướng đến các nước Âu châu.
1990-2007: hoạt động trong khuôn khổ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhứt Âu châu.
Chia ra như vậy cũng chỉ miễn cưỡng, gượng ép cho có từng ô từng vùng mà nói. Chớ trên thực tế, chuyện này dính với chuyện kia đôi khi lằng nhằng hơn 30 năm chưa tới hồi kết thúc. Chẳng hạn chuyện dấn thân vào con đường tranh đấu bất bạo động cho tự do Tôn giáo và Nhân quyền ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1977 mà đến ngày nay vẫn chưa yên... mặc dầu không biết bao nhiêu người đã nằm xuống...
Bây giờ xin đi vào một giai đoạn nhỏ: 1977-1982 gọi là "hoạt động trong phạm vi nước Pháp". Điều dễ hiểu là vào năm 1977, bà con người Việt ở các nước Âu châu chưa có bao nhiêu. Phải từ năm 1978 trở đi, phong trào vượt biển "boatpeople" mới rộ lên và bà con ta mới được cứu vớt từ biển đông đưa về định cư ở các xứ này và dần dần vấn đề hoạt động trong phạm vi Âu châu mới đặt ra.
Mặt khác nữa là "ngôi chùa mới mua" phải bắt tay vào việc xây dựng chỉnh trang lại cho ra nề nếp quy củ theo nhu cầu. Nói cho ngon lành, chớ trên thực tế, chỉ là đám đất nhỏ có vườn cây xơ xác với một gian nhà chật hẹp xập xệ. Phải phá tường, ngăn vách, đào hầm mới có được một phòng khách nhỏ, chứa khoảng 20 người gọi tạm là "Chánh điện". Lại còn phải nhà bếp, phòng ăn...các thứ, làm sao cho đủ các tiện nghi vệ sinh hay sưởi ấm tối thiểu mỗi khi có lễ bái đông người. Chỉ chừng đó công việc chạy xoay quanh cũng đã...ngất ngư mệt nghỉ đi rồi!
Tuy nhiên, phải nói lúc đó có nhiều bà con công quả, nhiều thanh niên quay quần xung quanh, cho nên chỉ chừng 2 tháng sau, chương trình hoạt động bắt đầu đi xa một chút, nhích xa một tý. Tóm tắt trong thời gian này (1977-1982) hoạt động của chùa Khánh Anh có thể quy về những điểm sau đây:
- Tìm cách xây dựng một ngôi Chánh điện rộng lớn hơn trên khoảnh đất còn lại.
- Tiếp tục con đường tranh đấu bất bạo động cho tự do tôn giáo và nhân quyền bị đàn áp tại quê nhà.
- Phát triển hoạt động Gia đình Phật tử, tạo sinh hoạt cho giới trẻ Việt Nam tại Pháp.
- Bắt đầu chương trình hỗ trợ và tranh đấu cho người tỵ nạn (Cộng sản Việt Nam.
- Sau cùng là liên lạc để thành lập các chùa, các hội Phật tử Việt Nam ở các thành phố lớn trên nước Pháp như Marseille, Lyon, Toulouse, Bordeaux, Nantes và Strasbourg.
Trong phạm vi bản tin kỳ này (số 72) chúng tôi chỉ xin tóm lược hoạt động của chùa Khánh Anh trong năm 1977 qua 2 điểm nổi bật sau đây:
1/. Đại lễ Phật Đản (chung) trong năm 1977.
2/. Lễ Cầu an và tuyệt thực trước trụ sở Unesco Paris.
1/ Đại lễ Phật Đản (chung) 1977
Gọi là "chung" vì năm vừa qua (1976) cũng như những năm trước đó đều tổ chức riêng rẽ, không có kết hợp với ai. Năm nay, tại vùng
Trưởng ban: Thượng Tọa Thích Huyền Vi (Chùa Linh Sơn).
Phó ban: Thượng Tọa Thích Chơn Thường (Chùa Quan Âm).
Tổng thư ký: Đại Đức Thích Minh Tâm (Chùa Khánh Anh).
Các phiên họp tổ chức luân phiên qua các chùa cuối cùng được phân nhiệm: Chùa Khánh Anh phụ trách phần trần thiết trang trí lễ đài; Chùa Quan Âm phụ trách trai soạn lo phần bánh trái cho tiệc trà thân mật sau buổi lễ; Chùa Linh Sơn phụ trách phần nội dung, gởi thơ mời, tiếp tân... Chư Tăng Ni và bà con Phật tử hết sức "vui mừng phấn khởi" vì đây là lần đầu tiên làm việc "chung" với nhau.
Địa điểm hành lễ là phòng Khánh Tiết của thị xã Joinville le Pont (bên cạnh Chùa Linh Sơn số 23 rue de Paris 94340 Joinville le Pont) cho mượn không mất tiền, lại gần nhà ga xe điện RER rất tiện lợi.
Đến ngày Chủ nhật 29/5/1977, chư Tăng Việt Nam, ngoại quốc, quan khách và bà con Phật tử quy tụ về, đầy cả hội trường ước tính cả nghìn người. Chương trình bắt đầu lúc 14 giờ 30 bằng màn hợp ca Phật giáo Việt Nam và Mừng Phật Đản sanh do 2 Gia đình Phật tử Quảng Đức và Linh Sơn phối họp. Tiếp theo là Diễn văn Khai Mạc của Ban Tổ chức, Đạo từ của Ban Chứng minh, tiếp đến là nghi lễ Phật Đản, sau đó là tiệc trà thân mật và cuối cùng là phần văn nghệ cúng dường kéo dài cho đến chiều tối. Trong kỳ lễ này, còn có một phần đặc biệt, đó là xổ số Tombola của Chùa Linh Sơn mà lô độc đắc là một chiếc xe du lịch mới toanh được trưng bày bên cạnh cửa vào phòng Khánh Tiết thị xã Joinville le Pont.
Những năm về sau, ngày lễ "chung" này không thực hiện được nữa vì một vài lý do nội bộ. Thật là đáng tiếc.
Tiếp theo ngày Đại lễ Phật Đản tổ chức chung ở Joinville le Pont như trên đã nói, Chùa Khánh Anh còn tổ chức tại rạp Maubert (Paris 5) một đêm văn nghệ đặc biệt để mừng Phật Đản 2521. Đây là lần đầu tiên Chùa Khánh Anh tổ chức văn nghệ tại Rạp Maubert (mở màn cho nhiều năm sau này trên 20 lần tổ chức tại đây) với sự hợp tác các ban văn nghệ của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, Dân Ca Quốc nhạc Phượng Ca và nhiều nghệ sĩ tân cổ nhạc Việt Nam có mặt lúc đó tại Paris như Michel Mỹ, Phan Tư, Trần Quang Hải...
Chương trình mở màn từ lúc 20 giờ 30 kéo dài đến nửa đêm. Phần cuối cùng, độc đáo nhứt, có một tuồng cải lương mang tên "Tình đời nghĩa đạo" do Nhựt Thanh soạn và anh em bà con Phật tử trong chùa thủ diễn. Tuy không phải là chuyên nghiệp sân khấu, nhưng đối với tấm lòng thương quê nhớ nước lúc đó, tất cả "nghệ sĩ bất đắc dĩ" của chùa đã hết sức cố gắng biểu diễn "xuất thần". Vả lại lúc này, cải lương vọng cổ đã vắng bóng khá lâu vì tình hình Việt Nam bế tắc. Do các yếu tố trên đây kết hợp, nên một khi nghe được xuống giọng...sáu câu là tiếng vỗ tay gần như muốn bể rạp!
Những năm sau này có nhiều nghệ sĩ chuyên nghiệp hơn qua Pháp với những vở tuồng bài bản hơn. Nhưng vào năm 77 cố gắng tạo dựng cho được một vở tuồng có chút "hơi hám" cải lương là đã coi như thành công quá mức rồi! Hôm nay, ngồi ghi lại vài dòng cảm tưởng hoài niệm thân thương, thì hầu hết các nghệ sĩ, nhạc sĩ năm xưa đã ra người thiên cổ và những bà con khán giả "hâm mộ" lúc đó, cảm xúc dạt dào, chậm quẹt lung tung, bây giờ đều yên vị trên bàn hương linh hay nằm im trong tháp Địa Tạng.
2/ Lễ Cầu an cho Giáo hội và tuyệt thực trước trụ sở Unesco -
Qua ngày Đại lễ Phật Đản 2521, chẳng được bao lâu lại đến ngày lễ cầu an cho Giáo hội tại quê nhà được thông báo sẽ tổ chức vào ngày Chủ nhựt 24/7/77 tại số 44 rue de Rennes, Paris 6è (nơi tổ chức lễ Thánh Tử Đạo năm ngoái). Thông cáo của Ban Tổ chức còn nói thêm là sau lễ cầu an, sẽ có buổi tuyệt thực, nhưng không nói rõ địa điểm nơi đâu.
Lý do đưa đến cầu an cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhứt kỳ này có rất nhiều nguyên nhân thấy rõ. Sau những ngày tháng căng thẳng khác biệt giữa "Chánh quyền cách mạng" và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhứt về quan điểm thống nhất Giáo hội Bắc và Nam. Nhà nước Cộng sản thì chủ trương thống nhất Phật giáo 2 miền Nam Bắc dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Còn với Giáo hội thì coi vấn đề thống nhất Phật giáo
Một cán bộ gốc Phật tử được Cộng sản Việt Nam sử dụng trong kế hoạch thống nhất Phật giáo lúc đó, sau này bị loại trừ, đã tiết lộ mưu kế thống nhất Phật giáo do Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phải tiến hành như sau:
Thống nhất Phật giáo theo kiểu hình tháp lộn ngược: Trên to dưới nhỏ. Trên thì dình dàng đủ thứ chức vụ, cơ cấu nhưng xuống dưới thì không có quần chúng Phật tử. Tất cả quần chúng đều phải gia nhập vào các đoàn thể do Đảng Cộng sản kiểm soát chặt chẽ: từ thanh niên đến phụ nữ, từ bô lão đến thiếu nhi. Vậy thì thống nhất chỉ còn là danh xưng chớ không có quần chúng.
Dĩ nhiên, quan điểm thống nhất Phật giáo kiểu này làm sao Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo lúc đó chấp nhận cho được. Và một khi không được thực hiện như kế hoạch dự tính thì đảng và nhà nước Cộng sản chỉ còn cách dùng bạo lực để trấn áp và triệt tiêu Giáo hội. Cho nên chẳng bao lâu sau đó, Văn thư số 004 của Viện Hóa Đạo do Hòa Thượng Viện Trưởng ký ngày 25/4/1977, cho biết tất cả quý Thượng Tọa trong Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo đều bị bắt ngày 6/4/77 trong đó có Thượng Tọa Huyền Quang (Phó Viện Trưởng), Thượng Tọa Quảng Độ (Tổng Thư Ký) và nhiều vị Thượng Tọa khác (trừ Ngài Viện Trưởng).
Buổi lễ cầu an hôm nay ngày 24/7/77 cho Giáo hội và chư Thượng Tọa lãnh đạo bị Cộng sản bắt giam được chư Tôn Đức Tăng Ni và bà con Phật tử Việt Nam tại Pháp tham dự đông đảo (trong đó có Thượng Tọa Huyền Vi, Chùa Linh Sơn). Vào khoảng 4 giờ 30, buổi lễ cầu an chấm dứt, ban tổ chức tuyên bố chương trình tuyệt thực bắt đầu nhưng không cho biết địa điểm.
Quý Thầy để nguyên y áo màu vàng đi qua các đường phố trung tâm Paris. Các Phật tử cùng ùa nhau đi theo với băng, cờ, biểu ngữ như một đoàn biểu tình.
Ban tổ chức, tuy không nói ra, nhưng đã nhắm trước một địa điểm có liên hệ đến cơ quan Liên Hiệp quốc. Đó là Quảng trường Fontenoy trước trụ sở Unesco - Paris 7, (Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp quốc tại Paris).
Vừa đi bộ (chừng 20 phút) đến nơi, 3 Thầy (trong danh sách phát nguyện tuyệt thực) liền ngồi xuống bãi cỏ tụng niệm cầu nguyện và khởi đầu yên lặng tuyệt thực. Một vài Thầy khác và Phật tử đi theo vây quanh khoảng chừng 50 người. Khách ngoại quốc qua đường, hiếu kỳ, cũng dần dần kéo đến. Nhất là một số ký giả, phóng viên báo chí Pháp và ngoại quốc được thông báo trước, đã chờ sẵn. Vừa khi 3 Thầy ngồi xuống tụng niệm, anh em Phật tử giăng xung quanh băng, cờ, biểu ngữ nói lên ý nghĩa cuộc tuyệt thực hôm nay cho nhân quyền và tự do tôn giáo bị chà đạp tại Việt Nam, nhất là yêu cầu trả tự do cho các tu sĩ Phật giáo bị giam giữ, thì lập tức các phóng viên báo chí bắt đầu làm việc thu nhận hình ảnh và tin tức để gởi đi khắp thế giới...
Trong khi đó, trên bầu trời mây đen cũng lần lượt kéo đến báo trước trận mưa dông mùa Hè sắp đổ xuống. Nhưng bà con vẫn đứng yên tại chỗ tụng niệm theo quý Thầy. Có vài người chạy đi kiếm dù, kiếm lều để che mưa...
Chừng một giờ sau thì lực lượng cảnh sát ùn ùn kéo đến. Họ cho biết địa điểm này không được phép mít tinh, biểu tình, vì là thuộc phạm vi "quốc tế" (ý nói thuộc Liên Hiệp quốc). Họ yêu cầu di chuyển về Quảng trường Trocadéro là nơi thường để bày tỏ vấn đề nhân quyền. Nhưng cuộc tuyệt thực đã bắt đầu tại đây và ý của quý Thầy muốn có hình ảnh dính dáng đến Liên Hiệp quốc nên cố ý kéo dài thời gian ở đây càng lâu càng tốt để cho phóng viên báo chí làm việc ghi nhận tại chỗ này, chớ không muốn dời đi nơi khác.
Về phần cảnh sát, họ liên lạc nhiều lần về trung ương của họ và với người đại diện của quý Thầy cử ra "thương thuyết" để câu giờ. Hơn một tiếng đồng hồ sau đó, khi báo chí bắt đầu thưa thớt, thì họ cho biết quyết định: Nếu không chịu dời chỗ, họ sẽ dùng lực lượng cảnh sát đưa quý Thầy về Trocadéro.
Lúc ấy, trời vừa nhá nhem tối lại có mưa to, lực lượng cảnh sát liền xông vào dỡ lều che mưa và "bồng" đi từng Thầy một đưa lên xe bít bùng chạy về Quảng trường Trocadéro (bên cạnh tháp Eiffel).
Về đến nơi, thì mưa quá lớn, gió càng to. lại thêm nền xi măng quá cứng không làm sao cắm lều được. Ba Thầy và một số Phật tử chạy theo đến đây phải quay quần bên hông các tòa nhà lớn để tránh mưa gió. Tiếp tục cầu nguyện và bàn thảo thêm một lúc nữa cho kế hoạch hành động trong những ngày sắp tới. Rồi sau đó đồng ý giải tán.
Tính từ lúc làm lễ cầu an ở rue de Rennes, Paris 6 khoảng 3 giờ chiều cho đến lúc giải tán gần 10 giờ đêm. Nhưng tin tức buổi lễ và hình ảnh buổi tuyệt thực "lịch sử" này đã đi khắp thế giới tố cáo tình trạng Phật giáo bị đàn áp khốc liệt tại Việt Nam và tạo được niềm phấn khởi cho những người đấu tranh bất bạo động. Ngày nay, sau 30 năm, nhìn lại tấm hình, không khỏi bùi ngùi hồi tưởng lại không biết bao nhiêu vật đổi sao dời, kẻ ở người đi...
Ngồi chính giữa, trong tấm hình là Đại Đức Thích Minh Tâm, còn 2 bên là nhị vị Đại Đức từ chùa Linh Sơn - Paris. Sau vụ này ít lâu, 2 Thầy phải rời khỏi chùa và sau đó đã thay đổi hình thức...
Nhân đây, cũng xin nói thêm một chi tiết khác: vào khoảng cuối tháng 4/1977, có 1 phái đoàn của chánh phủ Hà Nội sang thăm nước Pháp do ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng hướng dẫn. Đây là lần đầu tiên sau 1975, mới có 1 phái đoàn cao cấp của Việt
Người Việt tại Pháp có cơ hội tổ chức "dàn chào" kỹ lưỡng ông thủ tướng Việt Nam ở vườn Tuleries, Paris 1, ở Đại học xá (Cité Universitaire) Paris 14 và nhiều nơi khác. Riêng chư Tăng Ni Việt Nam tại Pháp đã ký chung một lá thơ gởi cho ông Phạm Văn Đồng tố giác mạnh mẽ những hành vi chà đạp nhân quyền, đàn áp tín ngưỡng ở Việt Nam và nhất là việc bắt giam toàn bộ Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo mới đây, ngày 6/4/77 coi như một hành động công khai của cộng sản VN nhằm tiêu diệt Phật giáo.
Bức thơ đề ngày 25/4/77, có đoạn viết: “Trong khi dân chúng các nước xã hội chủ nghiã ở Đông Âu và Liên Xô đã lên tiếng yêu cầu Chính phủ của họ thực thi những điều khoảng trong Hiệp ước Helsinki về quyền tự do của con người, thì ở quê hương Việt Nam, nhân phẩm bị chà đạp, nhân quyền coi như không có, tín ngưỡng bị lăng mạ, vu khống, áp chế... Như thế là nghiã làm sao ?”.
Chùa Khánh Anh sau 30 năm (bài số 7)
Thời kỳ hoạt động, giai đoạn 1: 1977-1982:
hoạt động trong phạm vi nước Pháp
Từ năm 1978 đến 1982, chùa Khánh Anh dần dần được nhiều người biết đến, qua nhiều sinh hoạt:
1/. Sinh hoạt tín ngưỡng.
2/. Sinh hoạt cho người tỵ nạn.
3/. Sinh hoạt cho nhân quyền và tự do tôn giáo.
4/. Mở rộng tín ngưỡng đến các vùng trên đất Pháp.
5/. Sinh hoạt Gia Đình Phật tử.
6/. Một vài sinh hoạt khác (như lịch Tử vi Khánh Anh, .....).
Dĩ nhiên, sau năm 1982, những sinh hoạt được nêu ra trên đây, một số vẫn còn liên tục cho đến bây giờ. Nhưng sở dĩ lấy 1982 làm một dấu mốc nhỏ chỉ vì muốn nói trong phạm vi nước Pháp (sau năm 1982 mở rộng ra các xứ Âu châu).
1/. Sinh hoạt tín ngưỡng: Đây là một sinh hoạt gần như "xương sống". Không thể nào thiếu vắng được.
Ngay bài đầu đã có nói, chùa Khánh Anh có được cũng khởi nguồn từ một nghi lễ đám tang. Và bây giờ, chùa đã có chỗ "định cư" thì sinh hoạt này còn có cơ mở rộng, phát triển nhiều hơn nữa.
Thật vậy, sau khi ổn định ở địa chỉ Bagneux thì coi như mỗi Chủ nhựt đều có lễ Cầu siêu lúc 11 giờ 30. Sinh hoạt này, sau 30 năm, vẫn còn đều đặn liên tục và phát huy rộng rãi.
Chẳng hạn, ngày trước lễ cầu siêu trưa Chủ nhựt chỉ có một, hai gia đình. Bây giờ có khi lên đến 10 gia đình hay hơn nữa. Do vì tang quyến, con cái, hầu hết đều phải đi làm trong tuần. Chỉ đến cuối tuần mới có chút rỗi rảnh về chùa làm lễ. Nên mỗi lần sau khi chôn cất (hay hỏa thiêu) tang quyến thường được khuyến khích đưa linh vị về thờ tại chùa để cúng cho đến 7 thất (49 ngày) rồi Bách Nhựt (100 ngày), Tiểu tường (1 năm), Đại tường (2 năm) xả tang...
Bây giờ, sau 30 năm, danh sách cầu siêu vào mỗi trưa Chủ nhựt cứ nối thêm ra. Nhiều khi quá dài, quý Thầy chủ lễ phải tìm cách rút gọn bớt, để làm sao gói trọn theo thời gian dành cho khóa lễ trưa, khoảng 1 giờ 10 phút. Nghĩa là cầu siêu 45 phút + cúng linh 25 phút. Vì nếu kéo dài nữa, sẽ ảnh hưởng đến khóa lễ tiếp theo.
Rồi cứ 3 giờ mỗi chiều Chủ nhựt, lễ cầu an Pháp Hoa bắt đầu. Có khi sám hối, thường là sám hối Hồng danh. Sau đó, phần thuyết pháp hay hội họp... Sinh hoạt này, như trên đã nói, 30 năm qua vẫn không thay đổi. Nhiều khi gặp dịp Đại lễ như Phật Đản cũng tổ chức vào ngày Chủ nhựt ở một nơi khác (rộng rãi hơn cho nhiều người tham dự) thì ngày lễ cầu siêu hằng tuần phải lùi lại vào ngày thứ Bảy trước đó, giờ giấc vẫn không thay đổi. Việc thay đổi bất đắc dĩ này, lúc đầu có người chưa quen, nhưng dần dần đến nay cũng thành ra... thông lệ...
Kính thưa quý vị, nói đến sinh hoạt tín ngưỡng quan trọng này mà không nói đến hệ nhân, hệ quả của nó là một thiếu sót rất lớn trong chuỗi dài "nhân duyên" theo giáo lý nhà Phật: Không có cái này thì không có cái kia.
Do đó, phải xin phép bà con được dông dài thêm một chút cho đủ nhân... đủ quả. Nếu nói về cầu siêu mà không có người mất thì cầu siêu cho ai? Mà đã có người mất thì phải có nghi lễ đám tang, có ban hộ niệm, có nghi thức nhập quan, có lễ di quan, có nghi tống táng... ôi thôi là cả một... công trình to tát mà trong các luận án... Đại học ít khi nói tới. Nhưng trên thực tế, trong sinh hoạt nhà chùa, từ xưa đến nay không thể nào thiếu vắng và không bao giờ dám xem thường... Đó là hệ nhân!
Bây giờ xin nói vài hàng về hệ quả. Nếu có người mất là nhân thì lễ cầu siêu là một trong những hệ quả. Và một khi lễ cầu siêu trở thành nhân thì cái gì là hệ quả? Đó là lễ vật cúng bái, để tang, làm tuần, mâm cơm cúng vong, trai soạn nấu nướng, bà con thân bằng quyến thuộc sum vầy hưởng lộc ông bà v..v...
Thế là thêm nhiều ngành sinh hoạt nữa. Mà trong đó, quan trọng hơn hết là Ban trai soạn. Ban trai soạn, mới nghe chỉ nghĩ là ban nấu nướng sơ sài các món chay trước cúng Phật sau cúng hương linh. Trước cúng dường chư Tăng sau đãi đằng bà con bạn hữu. Nhưng với nhà chùa không phải là một việc làm đơn giản mà hết sức quan trọng.
Quan trọng vì nấu chay cho ngon là cả một nghệ thuật nấu nướng siêu đẳng, không phải là dễ. Ngoài vấn đề nấu nướng làm cổ chay, Ban trai soạn còn là... một ngành tiếp nhân độ thế nữa. Vì nó tiếp thu và giải quyết một phần lớn công việc ở... hạ tầng cơ sở. Một cách khác, Ban trai soạn trước hết là một ban rất gần gũi với mọi người đến chùa qua các dịp ăn uống, hoặc bình dân hay thịnh soạn. Và theo lối sống của người Á đông, miếng ăn tuy vẫn coi là tầm thường không đáng kể nhưng tác dụng tâm lý của nó hoặc để lại một ấn tượng sâu xa lâu bền hay lệch lạc, bất mãn bỏ đi không trở lại cũng tùy theo phần lớn cung cách làm việc và tiếp xúc của Ban trai soạn.
Với cái nhìn như thế, công đức của Ban trai soạn phải nói là một đóng góp đáng kể. Riêng tại chùa Khánh Anh, lúc đầu chỉ có một Ban trai soạn nhưng lâu dần, công việc nhiều ra và thường xuyên hàng tuần, một ban không thể nào gánh chịu nổi. Vả lại, Trai soạn là một trong những ngành công quả, nghĩa là hoàn toàn thiện nguyện. Cho nên tốt hơn hết phải có nhiều ban luân chuyển, để cho bà con còn có thể tham gia những sinh hoạt khác vào dịp cuối tuần hoặc trong gia đình hay ngoài xã hội. Bởi vậy mà chùa Khánh Anh đã lập ra 5 hay 6 Ban trai soạn luân lưu. Một tháng mới trở lại một lần, trừ trường hợp đặc biệt.
Ngày nay, 30 năm sau nhìn lại, đã có biết bao nhiêu lần thay đổi, đổi thay. Nhiều vị đã "lên bàn linh", nhiều vị đang chống gậy, đi xe lăn, đâu còn sức mà tiếp tay với những anh chị em khác "trẻ hơn" đang bước vào thay thế. Tre tàn, măng mọc. Đó là một điều đáng mừng. Nhưng con số thay thế vẫn chưa đủ để bù đắp con số "ra đi" và "chuẩn bị ra đi" càng lúc càng nhiều.
Dài dòng như thế để nhắc lại rằng lễ nghi tín ngưỡng và trai soạn nấu nướng là 2 sinh hoạt gắn bó, cần thiết tỷ lệ thuận và bổ túc cho nhau trong một ngôi chùa Việt Nam, bất cứ ở đâu. Và chùa Khánh Anh cũng không đi ra ngoài thông lệ đó.
Thắm thoát qua một năm sinh hoạt ở Bagneux, chùa thấy cần phải mở rộng diện tích. Cụ thể là xây cất thêm một Chánh điện lớn hơn trên khoảnh đất còn lại.
Từ đó đi đến việc tìm kiếm kiến trúc sư vẽ bản đồ và đưa lên tỉnh (Préfecture) xin phép xây cất. Tôi không nhớ rõ đưa đơn xin từ lúc nào. Nhưng được giấy cho phép xây cất vào giữa năm 1978. Và theo như luật định, sau khi được giấy phép phải chờ đợi 2 tháng để niêm yết giấy "cho phép" thử xem có ai khiếu nại gì không?
Song song với việc này, bên trong chùa có rất nhiều ý kiến có lúc chống trái nhau. Phần tôi thì rất lo. Chỉ vì mình không có nhiều tiền sợ rằng việc xây cất Chánh điện sẽ phải bỏ dở nửa chừng. Có người bàn rằng: phải tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên càng sớm càng tốt để coi như công trình bắt đầu mới tránh khỏi nạn "giấy phép hết hạn".
Do đó đến Vía Bồ Tát Quan Âm 19/2 âm lịch năm Kỷ Mùi nhằm ngày thứ Bảy 17/3 năm 1979, Lễ Đặt Viên đá đầu tiên xây cất Chánh Điện chánh thức được thực hiện lúc 12 giờ trưa trên mảnh đất còn lại ở số 14 Av Henri Barbusse 92220 Bagneux, sau một khóa lễ cầu an Phổ Môn trong Chánh Điện tạm thời.
Bà con Phật tử trong vùng
Được biết Chánh điện này, theo bản đồ, có bề ngang 9m và bề dài 14m. Nếu xây cất xong thì diện tích sinh hoạt sẽ có vào khoảng 126m2. Tầng dưới (sous-sol) cũng có một diện tích tương tự như vậy dùng để ăn uống, hội họp, sinh hoạt văn nghệ hay võ thuật...
Kiến trúc sư của ngôi Chánh điện này khởi đầu là một người gốc Thổ. Nguyên nhân thật bất ngờ xin được kể lại như sau: Vào một ngày đẹp trời, hôm đó, có một người ngoại quốc xin phép vào thăm chùa. Sau vài lời thăm viếng xã giao, anh ta mở đề: “Thầy có muốn xây cất một ngôi chùa trên miếng đất còn lại đây không?” Tôi đáp thật tình: “Muốn lắm chớ, nhưng ngặt một nổi là tôi chưa có tiền để xây”. Anh ta nói: “Thầy đừng lo để tôi vẽ cho, tôi là Kiến trúc sư”. Thế là vài ngày sau, anh ta mang đến một xấp bản vẽ nháp, xin tôi góp ý. Tôi có đề nghị sửa đổi vài điều và bao giờ cũng lập lại như câu thần chú: Tôi chưa có tiền để xây...
Ít lâu sau, anh Thổ đem đến mấy xấp bản đồ mà anh ta đã vẽ lại sạch sẽ, tỉ mỉ, chi tiết. Tôi cảm ơn rồi đem cất kỹ.
Chừng một tháng sau nữa, nhận được thơ của anh Thổ gởi tới đòi tiền bản đồ. Tôi nghĩ bụng mình đâu có nhờ. Tự nhiên anh ta sốt sắng đứng vẽ tất cả, rồi bây giờ đòi tiền là nghĩa làm sao. Tôi không trả lời gì cả. Chừng một tuần sau, anh ta đến chùa một lần rồi nhiều lần để... đòi nợ! Nhiều lúc tôi tránh mặt, không tiếp.
Cho đến một hôm có vợ chồng một đạo hữu đến thăm. Người chồng là một kỹ sư cầu cống. Khi bước vào chùa liền gặp chàng Thổ kia chào hỏi và nói chuyện thân thiết rất lâu. Sau cùng, đạo hữu ấy gặp tôi, thưa rằng: “Xin thầy đừng bận tâm về cậu ấy. Nó thường vào sở của con xin việc. Con đã dàn xếp cho nó rồi. Từ nay nó sẽ không đến đây quấy rầy nữa.”
Sau này chính đạo hữu nói trên đem xấp bản đồ đi xin giấy phép xây cất. Tôi không mấy gì hoan hỉ vì nghĩ chưa đủ tài chánh để xây dựng thêm, thì đạo hữu kỹ sư kia lý luận rằng: “Mình cứ xin. Nếu được phép, có hiệu lực trong vòng 2 năm... còn thời gian lâu lắm, xin thầy đừng lo...”
Nhưng rồi chẳng bao lâu giấy cho phép xây cất Chánh điện được gởi về chùa. Những gì chưa thật sự mong muốn lại cứ tuần tự xảy ra. Và, đến ngày Vía Quan Thế Âm Bồ tát 19/2 âm lịch, nhằm ngày thứ Bảy 17/3/79, lễ Đặt viên đá đầu tiên đã thực hiện tốt đẹp như trên đã nói.
Như vậy, quý vị và bà con Phật tử đều biết, khởi đầu xây cất ngôi Chánh điện tại Bagneux, chẳng được suôn sẻ thoải mái tý nào. Và cũng từ đó còn nhiều thứ rắc rối xảy ra làm cho công trình phải ngưng trệ trong 2 tháng mùa Hè.
Nhưng cũng mầu nhiệm thay, qua khỏi mùa Hè, công trình bắt đầu trở lại và tiến nhanh tiến mạnh đến chỗ hoàn tất cho kịp lễ An Vị Phật tổ chức vào ngày 10/3/1980, sau 9 tháng xây cất. Nhưng trên thực tế, tính theo âm lịch, vẫn còn nằm trong năm cũ, tức vào ngày 24 tháng chạp năm Kỷ Mùi. Sở dĩ phải làm lễ An Vị cấp tốc như vậy, vì bà con Phật tử đều muốn, chẳng bao lâu nữa, đến Tết Nguyên Đán năm Canh Thân (1980) sẽ thực hiện lễ đón Giao thừa tại Chánh Điện mới.
Đến dự lễ An Vị Phật kỳ này có rất nhiều chư Tôn Đức Tăng Ni tại Pháp và một số từ Đức qua. Trong số đó có nhị vị cố Thượng Tọa (sau này là Hòa Thượng) Thích Huyền Vi, chùa Linh Sơn và Thích Thiền Định, chùa Pháp Hoa ở Marseille (Pháp).
Chùa Khánh Anh sau 30 năm (bài số 8)
Thời kỳ hoạt động, giai đoạn 1: 1977-1982:
2/ Tranh đấu cho người tỵ nạn Boat-people
Nếu không lầm, cho đến 1975 ít ai để ý đến chữ vượt biển, vượt biên. Đó là ra đi một cách mạo hiểm, chấp nhận bao nhiêu thứ rủi ro có thể tan thân mất mạng, chỉ vì không thích sống dưới chế độ cộng sản. Sự việc này đã xảy ra liền sau ngày 30/4/1975 ở Việt
Hiện tượng này tiếp tục xảy ra vào các năm 1976, 1977 với những chiếc thuyền cỡ nhỏ, thuyền đánh cá, thuyền tự tạo, tự chế... lênh đênh trên biển Đông, có khi gặp giông bão, có khi hỏng máy, sắp chìm thì được các thương thuyền, các tàu chở dầu ngoại quốc đi ngang qua cứu vớt. Từ đó, báo chí, ti vi bắt đầu chú ý, đưa tin, bình luận đủ thứ. Và cũng từ đó sinh ra một danh từ mới là "boat-people" - thuyền nhân - những người dùng thuyền để vượt biển, vượt biên tìm tự do, tìm lẽ sống, bất chấp gian khổ, hiểm nguy đến tánh mạng.
Lần lần định rõ ra: dân "thuyền nhân" kia xuất phát từ các xứ đông dương (indochina) và nhiều nhất là Việt Nam.
Họ ra đi âm thầm, lén lút vào những đêm tối trời hay những ngày có giông bão âm u để tránh sự đuổi bắt của công an. Họ ra đi từ các vùng duyên hải, các làng đánh cá, các thành phố dọc theo bờ biển miền Trung xuống tận mũi Cà Mau của miền nam cho các làng mạc hẻo lánh trong vịnh Thái Lan.
Lúc đầu từng nhóm nhỏ, dần dần, có nơi cả làng, cả xóm đều kéo nhau đi một lượt, nhất là ở vùng biển, các làng đánh cá, có sẵn ghe chài. Có chuyến trót lọt, có chuyến bị "bể" bị tù, bị đày đi kinh tế mới. Có chuyến bị chìm vào lòng biển cả làm mồi cho cá, trạnh...
Bị đủ thứ tai ách như thế, nhưng phong trào vượt biển chẳng những không dừng lại mà lại còn bộc phát mạnh hơn, có tổ chức hơn vào những năm sau này 78, 79. Đến quãng này, có thêm hiện tượng mới với cái tên đồn đãi "đi bán chánh thức", nghĩa là hàm ý có bàn tay sắp xếp của nhà nước Cộng sản cho đi gần như công khai. Họ thu góp xong bao nhiêu "cây" rồi tổ chức cho đi một số đông trên những chiếc tàu lớn chở cả nghìn người. Nghe nói những chuyến như thế có cả tàu hộ tống của công an biên phòng trên biển đưa đến tận hải phận quốc tế, chúc mừng chia tay, bắn súng chỉ thiên làm hiệu... rồi đường ai nấy đi.
Hầu hết trên các chuyến tàu lớn này đều là người Việt gốc Hoa. Cho nên dư luận báo chí bắt đầu khám phá ra có nạn kỳ thị chủng tộc, phân biệt đối xử, xua đuổi người Hoa ra khỏi xứ sau khi tịch thu hết tài sản...
Các nước láng giềng từ thái độ niềm nỡ, cứu vớt, bắt đầu tỏ vẻ cứng rắn, đóng cửa biên giới, đẩy tàu vượt biên trở lại biển khơi. Họ gọi đây là "tỵ nạn kinh tế" chứ không còn phải tỵ nạn chính trị nữa.
Cao điểm và nổi bật nhất là chiếc tàu Hải Hồng rời Việt
Vụ việc này gây chấn động khắp thế giới và từ đó đưa đến một cuộc hội nghị Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn Đông dương, nhóm họp ở Genève vào 2 ngày 20,21/7/1979. Trước hội nghị này đã có nhiều hội nghị khác mở ra ở nhiều nơi nhưng chưa giải quyết được hết mọi vấn đề.
Hội nghị Genève về người tỵ nạn Đông Dương:
Trước khi đi vào hội nghị, tưởng cũng nên nhắc lại vài sự việc vài con số liên quan đến "boat-people" Việt Nam từ sau 30/4/75 đến đến thời gian có hội nghị (21/7/79).
Đây chỉ là những trường hợp được báo chí tin tức ghi nhận đưa ra công luận. Chắc chắn còn những trường hợp chưa được biết đến, chưa công bố ra. Con số này thường là cao hơn con số chính thức:
- Trường hợp báo chí nói đến sớm nhất có lẽ là chiếc bè được kết bằng 36 thùng phuy do ông Nguyễn văn Phong (51 tuổi) đặc biệt chế tạo ra, đưa nguyên cả gia đình 14 người đi vượt biển được chiếc tàu Shokomaru của Nhật Bản vớt được ngày 27/9/75 tại hải phận quốc tế cách bờ biển Vũng Tàu 125 hải lý, sau 4 ngày lênh đênh trên biển Đông và ở trong tình trạng nguy kịch.
- Tàu Vàm Cỏ 16.
- Tàu Sông Bé 12 rời Vũng Tàu ngày 8/11/77 chở 181 người đến Mã Lai (Pulau Tengah) ngày 11/11/77. 16/11 ghé Nam Dương và được cập bến Darwin (Úc) ngày 28/11/77.
- Tàu Vàm Cỏ 24 rời Hải Phòng, thay vì về Sàigòn đã đi thẳng đến
- 4 người bắt ép chiếc Máy bay DC3 của Hàng Không Việt
- Vụ thứ 2: 2 phi công lái máy bay Air Việt Nam đi thực tập bèn đổi hướng bay sang Singapore xin tỵ nạn ngày 22/3/78.
Sau cùng, đến lượt những chiếc tàu chở cả nghìn người, ra đi một cách gần như công khai.
- Tàu Hải Hồng chở 2.574 người rời Việt
- Tàu Tung An (Đông An) chở 2.300 người cập bến Manilla - Phi Luật Tân ngày 27/12/78.
- Tàu Huey Fong (Huệ Phong) chở 2.700 người cập bến Hồng Kông 27/1/79...
Những chiếc tàu có trọng tải lớn trên đây chuyên chở gần như 90% là người Việt gốc Hoa...
Dĩ nhiên còn những trường hợp khác chưa được nói đến đầy đủ. Đó là chưa kể những trường hợp rải rác trên biển Đông khi gặp các tàu của nhiều quốc gia khác nhau. Họ được lệnh cứu vớt những tàu vượt biển trong cơn lâm nguy rồi đưa thẳng về nước. Hoặc gởi tạm ở một cảng nào đó để trên đường trở lại, họ sẽ đón theo về nước họ.
Trong những hoàn cảnh này, có một trường hợp hy hữu là tàu Do Thái vớt được 1 số người vượt biển trên đường đi. Khi về nước, họ đưa ra quốc hội ngày 19/6/77 thảo luận và công nhận ngay là những người tỵ nạn Cộng sản chính thức. Có lẽ đây là một quyết định khá đặc biệt xảy ra sớm nhất trong lịch sử tỵ nạn cộng sản Việt
Khi hội nghị Liên Hiệp Quốc mở ra ngày 20 và 21/7/79 tại Genève, thì các trại tạm cư ở các nước Đông Nam Á đã dồn nén lên đến con số 372.000 người và trung bình, theo báo cáo của cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc HCR, mỗi tháng còn gia tăng khoảng 10.000 người. Các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, Thái Lan,
Hội nghị lần này ở Genève có 65 nước tham dự trong số 72 nước được mời. Ông Kurt Waldheim, Tổng thư Ký, Ông Poul Hartling, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy mở rộng vòng tay đón nhận thêm người tỵ nạn Đông Dương và góp tiền thêm cho các chiến dịch nhân đạo của Liên Hiệp Quốc cứu người tỵ nạn.
Kết quả: 260.000 người (trong số 372.000 người) được các nước Âu Mỹ chia nhau tiếp nhận và 190 triệu đôla Mỹ góp vào các chiến dịch nhân đạo.
Nhưng kết quả này vẫn chưa có gì bảo đảm để làn sóng "boat-people" chấm dứt.
Bởi vậy, liền sau hội nghị, Ô. Detuk Hussein thủ tướng Mã Lai lúc đó ra lệnh đẩy các tàu xin tỵ nạn trở lại biển khơi. Và như thế tình trạng của boat-people còn bi đát hơn trước.
Tuyệt thực tại Genève:
Trong khi hội nghị đang tiếp diễn, thì bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève (Thụy Sĩ), đồng bào Việt Nam hải ngoại, nhất là ở Âu châu kéo nhau về biểu tình làm áp lực kêu gọi lòng nhân đạo của cộng đồng Quốc tế tiếp cứu người tỵ nạn Đông dương vượt biển tìm tự do.
Trong những ngày này, Chùa Khánh Anh cũng như cộng đồng Phật tử tại Âu châu, tuy chưa có tổ chức đầy đủ và cũng chưa có nhiều Tăng Ni lãnh đạo như ngày nay nhưng cũng cố gắng hết sức kêu gọi bà con đồng hương phật tử kéo về Place des Nations trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève (Thụy Sĩ) làm một cuộc tuyệt thực một ngày một đêm trong thời gian có hội nghị diễn ra.
Nhớ lại lúc đó, vào những ngày hè nóng bức, có đủ đại diện các tôn giáo, trong đó nhiều nhất là Phật giáo, trước sau có 4 vị: Cố Hòa Thượng Thích Thiền Định (Chùa Pháp Hoa - Marseille - Pháp), Cố HT Thích Minh Lễ (Chùa Tịnh Tâm - Paris - Pháp), TT Thích Như Điển (Chùa Viên Giác - Đức), và HT Thích Minh Tâm (Chùa Khánh Anh - Pháp), cùng với một số đông phật tử và đồng hương đến từ các nước xung quanh Thụy Sĩ: Pháp, Đức, Hòa Lan, Bỉ, Anh quốc, Đan Mạch... Sau khi chấm dứt 24 giờ tuyệt thực, bà con còn tiếp tục làm luôn một cuộc biểu tình qua đường phố Genève với cờ xí, biểu ngữ nói lên nguyện vọng của người Việt ở nước ngoài yêu cầu cộng đồng quốc tế cứu vớt những người Đông Dương tỵ nạn Cộng sản đang bị xua đuổi ngoài khơi biển Đông, trên đường tìm đến bến bờ tự do.
Buổi tuyệt thực và biểu tình kỳ này (1979) có thể nói là đông đảo nhất và nhiệt thành nhất. Báo chí, truyền thông cũng như dư luận ngoại quốc gần như đồng thuận hỗ trợ cho các chiến dịch nhân đạo nhằm cứu vớt thuyền nhân tỵ nạn Đông Dương nói chung và Việt
Nói như vậy để so sánh lại với 10 năm sau, vào 2 ngày 13 và 14/6 năm 1989, cũng tại Genève cũng có một hội nghị Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn Đông Dương. Cũng có cộng đồng người Việt kéo về biểu tình đông đảo bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Place des Nations (không có tuyệt thực).
Cũng có đông đủ các vị chức sắc các tôn giáo, đông đảo chư Tăng Ni Việt
Đó là sơ lược về 25 năm lịch sử tỵ nạn boat-people gian nan, máu và nước mắt. Không biết bao nhiêu bút mực đã diễn tả mà vẫn chưa đủ, chưa hết, vì mỗi người đứng nhìn ở một vị trí khác nhau. Những người may mắn hơn có cơ duyên đến định cư ở một nước thứ ba trên các vùng đất tự do. Và bây giờ, 30 năm sau, từ từ nằm xuống để cho lớp con cháu thế hệ thứ hai trưởng thành, khá hơn, vững vàng hơn lớp người đi trước. Nhưng dường như một số nào đó trong lớp sau này ít muốn nhắc lại những đoạn đường mà cha ông của họ đã trải qua trong thế kỷ trước....
Chùa Khánh Anh dấn thân trong những ngày đầu:
Chùa Khánh Anh chỉ là một đơn vị nhỏ tham gia vào con đường đấu tranh cho người tỵ nạn boat-people bên cạnh những chùa Việt khác, những cộng đồng khác ở hải ngoại. Có điều, trong những ngày đầu, chưa có đông đảo bà con đồng hương phật tử, chưa có nhiều chùa và quý Thầy như bây giờ. Nhưng lúc ấy đã mạnh dạn dấn thân vào con đường đấu tranh cho người vượt biển. Lý do cũng rất dễ hiểu, vì phật tử trong chùa lúc bấy giờ, tuy ít nhưng là những người không chấp nhận chế độ cộng sản, từ sinh viên du học (sau 1975, kéo về Pháp xin tỵ nạn) cho đến công, tư chức sau biến cố 30/4 bị kẹt lại) và cả đến quý Thầy cũng đã sống qua những thời kỳ có chế độ cộng sản xâm nhập (ở Việt Nam gọi là vùng xôi đậu). Cho nên, bây giờ may mắn sống ở nước ngoài, rất dễ cảm thông với những đồng bào liều chết vượt biển đi tìm tự do...
Rồi số nào vượt ra được, tới Pháp lại tìm đến sinh hoạt tại chùa Khánh Anh, tham gia tranh đấu cho người tỵ nạn...
Có một kỷ niệm khó quên, xin phép bà con kể lại cho vui. Vào những ngày chùa Khánh Anh ở Bagneux vừa mới xây cất xong tầng hầm. Tầng trên còn ngổn ngang đá gạch, thì xảy ra có một cuộc biểu tình tại Paris cho người tỵ nạn Cộng sản Việt Nam (quãng năm 1979).
Thế là anh em kéo về chùa Khánh Anh làm băng rôn, băng cạt, cờ xí... để chuẩn bị cho ngày mai. Trong chùa đâu có chỗ nào rộng rãi. Chỉ có tầng hầm mới xây xong, chưa có tiện nghi gì lắm, nhưng cũng đủ một khoảng trống kín đáo để viết và treo các biểu ngữ cho mau khô để ngày mai đi diễn hành...
Sáng hôm sau, đúng hẹn, có một phái đoàn thanh tra việc xây cất chùa của thị xã Bagneux (mà thị trưởng xã này là đảng viên Cộng sản Pháp). Khi bước xuống tầng hầm chùa, họ thấy nguyên một rừng cờ, biểu ngữ kêu gọi cứu vớt người boat-people tỵ nạn cộng sản nhất là những câu lên án chủ nghĩa Cộng sản rất nặng nề, gay gắt. Sau khi thanh tra về, hội đồng xã Bagneux ra quyết định ngưng việc xây cất. Dĩ nhiên, lý do họ đưa ra không bao giờ nhắc tới mấy câu biểu ngữ lịch sử đó... (chuyện "ngưng xây cất" này gây ra nhiều bế tắc khó khăn cho công trình xây dựng chùa suốt mấy tháng mùa hè, như bài trước có nhắc tới, cũng như nhiều ảnh hưởng tiêu cực kéo dài mãi đến sau này).
Rồi, như trên đã nói, bước sang thập niên 80, phong trào vượt biển boat-people trở nên phổ biến, luôn luôn là thời sự nóng bỏng. Từ đó còn kéo thêm ra một chữ khác, không phải chỉ có vượt biển - thuyền nhân - mà còn có thêm vượt đường bộ - bộ nhân - từ Miên qua Thái, từ Việt qua Tàu từ rừng sâu ra biển cả...
Mặt khác, sau khi định cư ở các nước thứ ba trong vùng Âu châu, qua chiến dịch cứu vớt của các con tàu Đảo Ánh Sáng, Cap Anamur... Cộng đồng người tỵ nạn Cộng sản Việt Nam dần dần hình thành tập họp đông đảo, đa số có tín ngưỡng Phật giáo. Từ đó lập ra các hội đoàn Phật tử rồi dần dần xây dựng các ngôi chùa... Chính đây là mầm móng, là những viên gạch đầu tiên để kiến thiết thành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhứt Âu Châu sau này.
Chùa Khánh Anh, trong những năm tháng đầu (từ 1980) đã liên lạc thăm viếng các cộng đồng tỵ nạn này khắp Âu châu, tổ chức các ngày lễ Phật Đản, Vu lan rồi dần dần đưa họ vào khuôn khổ hoạt động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhứt Âu Châu.
Xa hơn, số còn lại nằm trong các trại tạm cư ở các xứ Đông Nam Á: Hồng Kông, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan... Lúc đầu được các nước này ân cần, tiếp đón, dần dần trở nên khắc khe hạn chế, xua đuổi rồi dùng biện pháp mạnh - cưỡng bách hồi hương.
Tại các địa điểm trại tạm cư, trong khi chờ đợi đi đến một nước thứ ba, các cộng đồng tín ngưỡng, nhất là Phật giáo, đều cố gắng tạo dựng các Niệm Phật Đường, các Chùa, dầu chỉ là tạm bợ, nhất thời. Quý Thầy vượt biên đến trại đều luân phiên làm trụ trì. Thầy này được đi định cư thì Thầy khác bước lên thay thế. Có thể kể các Chùa Vạn Đức ở Palawan - Phi Luật Tân, Chùa Kim Quang ở đảo Galang - Indonésia, Chùa Từ Bi ở Pulau Bidong, Chùa Phật Giáo Việt Nam ở trại Sikiew - Thái Lan, Chùa Bồ Đề Lan Nhã ở Sungei Besi - Mã Lai và Niệm Phật Đường trong các trại Chimawan, Heiling Châu, White Head ở Hồng Kông...
Bước vào thập niên 90, con đường vượt biên boat-people trở nên khó khăn. Các trại tạm cư trước kia trở thành trại tù cho những người boat-people sau này mà chánh quyền sở tại gọi họ là "nhập cư bất hợp pháp". Bắt đầu có hiện tượng thanh lọc, xếp loại. Sinh hoạt trong trại trở nên hạn chế tối đa. Vào những ngày căng thẳng, ngột ngạt này, phái đoàn Chùa Khánh Anh, thỉnh thoảng tìm cách vào thăm, giúp đỡ về phương diện tín ngưỡng, nhất là tại các trại cấm ở Hồng Kông. Tình trạng tại đây vô cùng bi đát vào những đợt mà chánh quyền đảo này huy động toàn lực lượng cảnh sát dã chiến để thực hiện cho bằng được con đường cưỡng bách hồi hương, trả những người không thích sống với chế độ Cộng sản trở về với Cộng sản... (còn tiếp)
Chùa Khánh Anh sau 30 năm (bài số 9)
Thời kỳ hoạt động, giai đoạn 1: 1977-1982
3/ Tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt
Trong những bài trước, (Bản tin Khánh Anh số 71 và 72) có nói đến hoạt động của Niệm Phật Đường Khánh Anh hướng về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt bị đàn áp khốc liệt ở trong nước dẫn đến vụ tự thiêu tập thể (12 người) tại Thiền Viện Dược Sư ở Cần Thơ vào cuối năm 1975. Sự việc này bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bưng bít cất dấu. Cho đến gần một năm sau, tin tức mới lọt ra đến hải ngoại. Và một lễ Cầu siêu, Rước linh vị và để tang được tổ chức trang nghiêm cảm động tại
Sau buổi lễ nói trên, không khí vẫn tiếp tục nặng nề, bế tắc ở trong nước giữa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt và nhà nước Cộng sản Việt Nam. Cao điểm của tình trạng này là toàn Ban Chỉ Đạo của Viện Hóa Đạo (6 vị) bị cộng sản bắt giam vào ngày 6/4/77, trừ Hòa Thượng Thích Trí Thủ (Viện Trưởng Viện Hóa Đạo) bị nhà nước tách riêng để đứng ra làm ban Vận Động Thống nhất (dưới sự khống chế của Cộng sản), Thượng Tọa Thích Thiện Minh (lúc đó là phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo) còn lẫn tránh về miền quê làm rẫy cho đến ngày 13/4/78 thì Ngài cũng bị Cộng sản Việt Nam bắt giam để hạch hỏi, khai thác.
Tin tức sau này rõ ra cho thấy: Sau biến cố 30/4/75, Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam muốn chi phối Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt nhưng không được. Và khi thấy "nắm" không được họ dùng đến phương pháp phải triệt tiêu. Và muốn triệt tiêu, bước đầu tiên là cô lập, phân tán rồi dựng lên một tổ chức khác gọi là "liên lạc", hay "vận động thống nhất". Và, để có hiệu quả "nhà nước ta" phải phủ lên đầu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt đủ thứ tội lỗi. Nào là tay sai của CIA (Cơ quan tình báo Mỹ), nào là làm chính trị, âm mưu lật đổ chánh quyền "Cách mạng", nào là các vị lãnh đạo Giáo hội bị hủ hóa đủ mặt: Nào kinh tài bất chính, nào đạo đức lem nhem..vân vân và vân vân ôi thôi đủ thứ bê bối.
Thượng Tọa Thích Thiện Minh bị Cộng sản Việt Nam sát hại trong tù:
Trong bối cảnh phức tạp rối rắm như vậy, thì có tin Thượng Tọa Thích Thiện Minh bị Cộng sản Việt Nam sát hại trong nhà tù ở Hàm Tân ngày 17/10/78 lúc này Thầy mới 58 tuổi (sau này biết ra họ sát hại ở nhà tù vùng Sàigon Gia Định, rồi trá hình chở ra Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, lúc đó gọi là tỉnh Phú Khánh).
Tin này đến hải ngoại trễ hơn một tháng. Và tại Paris, chùa Khánh Anh đứng ra kêu gọi chư Tăng Ni phật tử cùng các đoàn thể người Việt tỵ nạn lúc đó, tổ chức một buổi lễ Truy Niệm Cố Thượng Tọa Thích Thiện Minh (sau này Truy phong lên phẩm vị Hòa Thượng) vào ngày chủ nhựt 19/11/78 tại số 44 rue de Rennes Paris 6è. (Nơi trước đây đã làm các lễ cầu nguyện khác).
Trong buổi lễ Truy niệm này rất đông Tăng Ni, Phật tử Việt Nam tại Pháp cũng như nhiều hội đoàn người Việt tỵ nạn quy tụ đông đảo. Sau lễ, còn tổ chức một cuộc diễn hành qua các đường phố trung tâm
Báo chí và truyền thông quốc tế cũng như tại Pháp, thêm một dịp nữa nói nhiều về tình trạng tôn giáo bị đàn áp ở VN nói chung và Giáo hội Phật giáo VN Thống Nhứt nói riêng.
Tờ Figaro, nhật báo Pháp ra ngày 23/10/78 nói về tôn giáo bị đàn áp ở Việt Nam, coi Cố Thượng Tọa Thích Thiện Minh như một trong những lý thuyết gia (théoricien) chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhứt lúc đó. Nhật báo Le Monde của Pháp ra ngày 24/10/78, viết về Cố Thượng Tọa Thích Thiện Minh như một nhà hoạt động tích cực cho nền hòa bình của Việt nam. Bởi vậy Thầy đã là nạn nhân của đủ thứ chế độ hữu cũng như tả. Bị tù tội, bị thương tích dưới chế độ Ngô Đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu và bây giờ bị sát hại trong nhà tù của chế độ Cộng sản.
Giáo hội Phật giáo nhà nước ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhứt bị đàn áp
Vào ngày 4/11/81 một Giáo hội Phật giáo do đảng và nhà nước Cộng sản dựng ra tại Hà nội với tên gọi là Giáo hội Phật giáo Việt nam (không có chữ thống nhứt). Đến ngày 29/1/82, với sắc lệnh số 83/BT, chánh quyền Cộng sản dùng bạo lực chấm dứt hoạt động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt bằng cách "lưu đày" các vị lãnh đạo Giáo hội. Ngày 25/2/82 Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Sàigon) ký Quyết định gọi là "trả về nguyên quán" chư vị Thượng Tọa lãnh đạo Viện Hóa Đạo lâu nay :
- Thượng Tọa Thích Huyền Quang (Quyền Viện Trưởng) "bị đưa về quản thúc" tại chùa Hội Phước - Quảng Ngãi.
- Thượng Tọa Thích Quảng Độ (Tổng thư ký) "bị đưa về quản thúc" ở xã Vũ Đoài, tỉnh Thái Bình.
Đến ngày 7/7/82, lực lượng công an xông vào chùa Ấn Quang (trụ sở lâu nay của Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt) "dọn dẹp" tất cả những gì còn liên hệ đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt để chuyển giao cho Thành hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, 1 tổ chức Phật giáo mới, thân nhà nước.
Đến ngày 2/4/84 quý Thầy Thích Tuệ Sĩ, Trí Siêu Lê Mạnh Thát và Sư Cô Trí Hải bị bắt tại Đại Học Vạn Hạnh, rồi ngày 4/8/85 Thượng Tọa Thích Đức Nhuận (Chánh Thư ký Viện Tăng Thống) cũng bị bắt. Tất cả bị đưa ra tòa xử ngày 28/9/88 với những bản án tử hình (2 Thầy Tuệ Sĩ, Trí Siêu) 10 năm tù ở (Thượng Tọa Đức Nhuận) 4 năm rưỡi tù (Sư Cô Trí Hải), với tội "hoạt động để lật đổ chánh quyền cách mạng".
Trong khi ở quốc nội có những biến cố như vậy, thì ở hải ngoại, lúc bấy giờ khắp nơi đều lên tiếng phản đối vận động các cơ quan Ân xá quốc tế, liên đoàn nhân quyền, các quốc hội, chánh phủ, báo chí, dư luận, nói chung, hết sức rầm rộ, hết sức quyết liệt. Tại Paris, chùa Khánh Anh dĩ nhiên, không thể đứng ngoài những cuộc vận động đó. Luôn luôn kêu gọi cầu nguyện, biểu tình, hoặc tại Pháp (Place Trocadéro) hoặc tại Genève (trụ sở Liên Hiệp Quốc) hoặc tại Strasbourg - Bruxelles (Quốc hội và Ủy Hội Âu châu)...
Nhờ những phản ứng mạnh mẽ, những can thiệp hữu hiệu của Cộng đồng Quốc tế cũng như Cộng đồng người Việt khắp nơi (trong đó có các tổ chức Giáo hội ở các châu lục khác) mà các bản án tử hình giảm xuống còn 20 năm tù qua phiên xử phúc thẩm ngày 15/11/88 tại Sàigòn.
Mặc dầu vậy, tình trạng đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhứt vẫn tiếp tục kéo dài khiến không thể sinh hoạt gì được, kể cả những việc cứu trợ nhân đạo bão lụt. Chư Tôn đức lãnh đạo vẫn bị quản thúc nghiệt ngã ở Thái Bình cũng như ở Quảng Ngãi và nhiều nơi khác.
Trong tình trạng này, ở hải ngoại, ngoài việc phát triển sinh hoạt tu học, chùa Khánh Anh cũng như Giáo hội tại Âu châu luôn luôn tổ chức những buổi cầu nguyện, những ngày hội thảo, những cuộc mít-tinh tuyệt thực, ký những kiến nghị thư gởi đến các Cơ quan Liên Hiệp Quốc, các quốc hội chánh phủ, phi chánh phủ, báo chí truyền thông khắp nơi để nhờ làm áp lực, lên tiếng cảnh cáo chế độ độc tài Cộng sản tại VN hãy chấm dứt tình trạng đàn áp bất công, thay đổi theo đường hướng dân chủ để sống hòa đồng với thế giới văn minh.
Có thể kể ra một vài việc làm tiêu biểu tượng trưng cho một thời gian dài trong thập niên 80, 90 và cho đến bây giờ bước vào thế kỷ 21, những công tác vận động kể trên vẫn còn tiếp diễn, vì vẫn chưa thấy có triệu chứng nào thay đổi thực sự tại Việt Nam về mặt nhân quyền và tôn giáo.
Hội thảo về nhân quyền tại Đại học
Đầu năm 1989, một cuộc hội thảo khá quy mô gây được nhiều ảnh hưởng trong giới Đại học, trí thức và báo chí truyền thông lúc bấy giờ. Đó là cuộc hội thảo về nhân quyền tại Việt Nam "Colloque sur les Droits de l'Homme du Vietnam" do chùa Khánh Anh tổ chức vào ngày 18/2/1989 tại trường Đại học Paris 10 ở Nanterre (ngoại ô, phía Tây Bắc Paris).
Buổi hội thảo này do một số giáo sư Đại học, các vị dân biểu, luật sư vận động yễm trợ và được các tôn giáo bạn các hội đoàn người Việt tự do cộng tác đồng lên tiếng chung về tình trạng nhân quyền tồi tệ và tôn giáo bị đàn áp khốc liệt tại Việt Nam.
Khoảng 200 thính giả, gồm truyền thông báo chí ngoại quốc, giáo sư, luật sư, sinh viên và nhiều Phật tử Việt nam khắp Âu châu về tham dự. Có thể nói cực nhọc, mệt mỏi, tốn kém, nhưng hầu như ai ai cũng vui mừng phấn khởi như đã làm xong một trách nhiệm nặng nề là chuyển được đến mọi người một thông điệp mạnh mẽ nhắc nhở rằng: Đừng quên có 1 điều gì bất ổn về mặt tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam.
Vào cuối năm 1989, để kỷ niệm ngày Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm đó, chùa Khánh Anh tổ chức 1 buổi cầu nguyện và tuyệt thực 12 giờ đồng hồ, từ sáng đến chiều ngày 9/12/89, ngay trên đường lộ dẫn vào Sứ quán Cộng sản Việt Nam tại Paris quận 16 dưới thời tiết lạnh nghiệt ngã của mùa Đông. Nhưng vẫn được bà con người Việt, các tôn giáo, các hội đoàn ở đây yễm trợ mạnh mẽ.
Ngày 25/4/1992 Đại lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (Chánh thư ký xử lý Viện Tăng Thống từ năm 1977) viên tịch tại chùa Linh Mụ (Huế) thọ 88 tuổi.
Trước khi viên tịch, Ngài viết một tâm thư đề ngày 10/9/91 gởi cho Tăng Ni VN hải ngoại, kêu gọi hàng trưởng tử Như Lai nên sống hòa hợp trong tinh thần tương thuận, tương kính, tương giáo, tương sám để gìn giữ trọn vẹn vai trò Chúng trung tôn.
Trước khi chuyển đi, Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Thích Quảng Độ mỗi vị viết thêm một lá thư kèm theo với tâm thư Ôn Đôn Hậu gởi ra hải ngoại cho Tăng Ni Việt
Mặc dầu gần 20 năm trôi qua, những lời nhắn nhủ kêu gọi của quý Ôn vẫn còn vang vọng, thúc nhắc. Nhưng vì chướng thâm, huệ thiển, tập thể Tăng Ni ở hải ngoại cho đến ngày hôm nay vẫn chưa thể hiện được nếp sống Tăng đoàn tương kính, tương thuận, tương giáo, tương sám. Thật đáng tàm quý.
Tuyệt thực cầu nguyện trước Quốc hội Âu châu:
Bước vào mùa Thu năm 1992 ngày 13/9 khi bắt đầu khóa họp trở lại của Quốc Hội, Giáo hội PGVNTN Âu châu, qua Khóa học Phật Pháp ở Thụy Sĩ mùa hè năm đó đã quyết định tổ chức một cuộc tuyệt thực cầu nguyện 48 giờ trước trụ sở của Quốc Hội Âu châu tại thành phố Strasbourg, miền Đông nước Pháp. Cuộc tuyệt thực này đã trù liệu trước và loan báo rộng rãi nên được đông đảo Tăng Ni và bà con Phật tử ở nhiều nước Âu châu về tham dự. Có tất cả 21 vị Tăng Ni và 72 cư sĩ Phật tử ghi danh tuyệt thực. Bà con đồng hương tham dự mít-tinh cầu nguyện trong 2 ngày khoảng 400 người.
Vào ngày hôm sau, trước khi chấm dứt 2 ngày cầu nguyện tuyệt thực, phái đoàn đại diện của Giáo Hội được Ông Chủ tịch Quốc hội Âu châu và nhiều Dân biểu tiếp kiến tại trụ sở. Các ông tỏ vẻ vui mừng loan báo cho biết nghị quyết (résolution) của Quốc Hội Âu châu vừa được thông qua về vấn đề tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt
Mặc dầu cho đến ngày hôm nay, những điều ghi trong nghị quyết này cũng như những điều mà chính phủ Hà Nội cam kết khi đặt bút ký với Liên Hiệp Âu châu vẫn chưa thấy thực hiện đầy đủ. Nhưng trên phương diện vận động là cả 1 quá trình tích cực tranh đấu tập thể, bên trong cũng như bên ngoài, Tăng Ni, cũng như Phật tử và bà con đồng hương khắp nơi góp tâm, góp sức thực hiện...
Tuyệt thực cầu nguyện tại Vienne (Áo):
Vào mùa hè năm 1993, một Hội nghị Liên Hiệp Quốc về nhân quyền được tổ chức ở
Tiếp theo sau "Đại hội phi chánh phủ" là Đại Hội Liên Hiệp Quốc về nhân quyền họp vào những ngày 14, 15, 16/6/93. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhứt Âu Châu đã thực hiện một cuộc tuyệt thực cầu nguyện ngay trước cửa vào phòng Hội nghị Liên Hiệp Quốc tại Vienne để nói lên tình trạng nhân quyền bị chà đạp nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhứt bị đàn áp tại Việt Nam nói riêng. Phái đoàn Chánh phủ Cộng sản Việt Nam ngày đó cũng có mặt tại Vienne vì là thành viên Liên Hiệp Quốc. Nhưng họ đi qua rất nhanh, không dám liếc nhìn hay hỏi thăm như các phái đoàn khác trước khi bước vào phòng họp. Khổ nổi chạy trời cũng không khỏi nắng, bên trong phòng họp, một số anh em người Việt tự do thuộc các hội đoàn khác cũng đã kín đáo viết một băng nhỏ nêu lên vấn đề nhân quyền và tôn giáo bị đàn áp nặng nề ở Việt Nam. Họ ngồi ở hàng ghế quan sát viên bên hông, lâu lâu tìm cách giăng lên cho mọi người chú ý.
Trong dịp này còn có thêm nhiều quý Thầy từ Hoa Kỳ và Úc châu sang tham dự Hội nghị bên trong. Thỉnh thoảng các Ngài cũng có ra phía trước cổng vào tham gia vào chương trình tuyệt thực cầu nguyện chung với phái đoàn Giáo hội Âu châu. Bước sang ngày thứ hai, cuộc tuyệt thực cầu nguyện này rất được các cơ quan truyền thông quốc tế tại Hội Nghị chú ý. Họ thu hình, lấy tài liệu, nhiều khi còn làm một cuộc phỏng vấn bổ túc trước khi loan tin đi cùng khắp thế giới.
(còn tiếp)
Chùa Khánh Anh sau 30 năm (bài số 10)
Thời kỳ hoạt động, giai đoạn 1: 1975-1989
4/ Sinh hoạt tín ngưỡng trong phạm vi nước Pháp
Trong thời gian qua, 2 Bản tin Khánh Anh (số 76, 77) vì có nhiều bài cần phổ biến, mà số trang của Bản tin thì giới hạn, nên loạt bài kể chuyện "chùa Khánh Anh sau 30 năm" đành phải gác lại. Hôm nay có phần thư thả 1 chút, vậy xin tiếp tục.
Trước đây đã nói đến: Thời kỳ hoạt động của chùa Khánh Anh. Chia ra làm nhiều giai đoạn, trong đó có:
Giai đoạn 1 = 1975-1989: Hoạt động trong phạm vi nước Pháp.
Giai đoạn 2 = 1978-1990: Hoạt động mở rộng trong phạm vi Âu châu.
Giai đoạn 3 = 1990-2008: Hoạt động sau khi thành lập GHPGVNTN Âu châu (26/12/90).
Cách phân chia này cũng tạm thời cho có một vài dấu mốc thời gian để quy tụ một số công việc xảy ra. Chớ trên thực tế, việc này chồng chéo việc kia. Việc kia chưa xong thì việc nọ lại khởi sự. Cho nên phân chia thời gian một cách cố định, một chiều, e không đúng với thực tế. Kính mong chư Tôn Đức và bà con xa gần hiểu cho. Chẳng hạn ghi rằng 1975-1989 : hoạt động trong phạm vi nước Pháp.
Nhưng bắt đầu từ năm 1978 cũng đã có những hoạt động phật sự sang phạm vi các nước Âu châu. Chứ không phải chờ đến hết năm 1989.
Trở về giai đoạn một tức là hoạt động trong phạm vi nước Pháp, thì đã có ghi ra những mục nhỏ tạm thời như sau:
1/- Sinh hoạt tín ngưỡng.
2/- Sinh hoạt cho người tỵ nạn.
3/- Sinh hoạt cho Nhân quyền và Tự do Tôn giáo tại Việt
4/- Sinh hoạt tín ngưỡng trong phạm vi nước Pháp.
5/- Sinh hoạt về Gia Đình Phật Tử.
6/- Một vài sinh hoạt khác (như lịch tử vi Khánh Anh...).
Mấy Bản tin Khánh Anh trước đây đã nói qua các tiểu mục 1, 2, và 3. Rồi vắng 2 kỳ. Kỳ này tiếp tục. Vậy xin nói tới tiểu mục 4 tức là sinh hoạt tín ngưỡng trong phạm vi nước Pháp.
Có nghĩa là khi chùa Khánh Anh ở Bagneux, xây dựng chưa xong thì đã có những Phật sự hướng đến nhiều nơi khác trên đất Pháp. Tóm tắt từ năm 1975 đến năm 1989, có nhiều địa phương ở nước Pháp liên hệ với chùa Khánh Anh. Đại lược xin kể ra theo thứ tự thời gian như sau:
Marseille từ năm 1975.
Bordeaux từ năm 1980.
và
1/- Marseille từ năm 1975: Marseille là một thành phố cảng quan trọng ở miền Nam nước Pháp, trên bờ Địa Trung Hải, cách Paris khoảng 800Km. Từ trước đến nay, các tàu biển đi từ Ấn Độ Dương tới Âu châu xuyên qua kênh đào Suez thì cảng Marseille của Pháp là cánh cửa quan trọng mở ra hướng này. Do đó mà trước 1975, đã có một số đông người Việt ở đây là sinh viên hoặc làm việc hay buôn bán. Nhiều nhất là làm chủ các tiệm ăn Á châu, Việt
Khi tôi đến Pháp năm 1973, thì tại Marseille đã có một Hội Phật giáo với tên gọi là Hội Nghi Lễ Phật Đà. Tôi chưa từng đến đó, nhưng có 1 vài hội viên ở đó liên lạc với chúng tôi. Nhất là sau khi Niệm Phật Đường Khánh Anh ra đời ở Paris năm 1974 và có ra một tập san hàng tháng nho nhỏ (bằng ronéo) để giảng giải nhiều giáo lý cơ bản của nhà Phật rồi gởi đến cho họ. Những người này rất vui mừng, lần lần, liên lạc nhiều hơn.
Trong số này, có 3 vị nữ Phật tử, quen gọi bà Dung, bà Tụng và bà Mỹ. Cả 3 đều là dân buôn bán, chủ tiệm ăn hay tiệm chạp phô nhưng rất sùng đạo. Lại thêm một nam phật tử tên Vũ Văn Hà pháp danh Nguyên Lưu làm phu tàu thủy, cũng rất sùng đạo và ăn chay trường. Trong bốn vị này cho đến bây giờ, đã có 3 vị xuất gia. Tức là Sư cô Trí Hải, Sư cô Trí Minh và Sa di Nguyên Lưu (đã mất). Vào thời đó (1975) bốn vị rất gần gũi với nhau ở Marseille và khuyến khích cho nhau tụng kinh, niệm Phật học hỏi giáo lý. Bà Dung có mua một căn nhà nhỏ ở dưới chân một ngọn đồi thuộc Marseille 15 để làm nơi thờ Phật rồi thỉnh thoảng cuối tuần hay ngày nghỉ kéo nhau về đó tụng kinh lễ Phật. Nhưng không có Thầy nào hướng dẫn.
Khi biết tôi ở Paris qua tập san Khánh Anh có những sinh hoạt Phật sự, bốn vị này viết thơ mời tôi về Marseille và có dự định cúng dường nơi này để làm một ngôi chùa. Tôi trả lời bận quá, chưa có thể về được. Và ngược lại, tôi mời họ sắp xếp về Niệm Phật Đường Khánh Anh dự lễ Vu Lan năm đó (1975), nhân tiện sẽ bàn thêm về chuyện "chùa ở Marseille".
Khi về Paris dự lễ Vu Lan tại Niệm Phật Đường Khánh Anh ở Arcueil ngày 17/8/75, các Phật tử nói trên đã gặp thêm 3 vị thầy khác đến dự lễ Vu lan, trong đó có một thầy giảng ý nghĩa ngày Vu lan tức Hòa Thượng Thích Thiền Định sau này. Qua ngày dự lễ, 3 vị tìm cách liên lạc với Hòa Thượng Thích Thiền Định tại chùa Linh Sơn để xin rước Thầy về Marseille hướng dẫn phật sự.
Lúc đầu họ rất ngần ngại, không dám thưa thẳng với tôi. Nhưng khi biết được, tôi hết sức hoan hỷ, khuyến khích họ nên tiến hành nghiêm chỉnh để cung thỉnh Thầy về Marseille.
Sau khi về thành phố cảng này. Hòa Thượng Thích Thiền Định (lúc đó là Thượng Tọa) lập Hội Phật giáo đặt tên chùa Pháp Hoa từ ngôi nhà nhỏ dưới chân đồi. Sau này Thầy vận động mua thêm một phần đất trên đỉnh đồi rồi xin phép xây dựng một ngôi chùa trên đó.
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây chùa Pháp Hoa thực hiện ngày 14/5/78 và Đại lễ Khánh thành tổ chức hết sức trang nghiêm trọng thể vào ngày 31/5/81. Cả 2 lễ này tôi đều có đến dự với đông đảo Tăng Ni Phật tử hết sức vui mừng. Giờ đây Hòa Thượng đã viên tịch ngày 30/3/98. Ngôi chùa Pháp Hoa vẫn còn sừng sững trên đỉnh đồi trang nghiêm, tịch tĩnh. Công việc Phật sự tại đây truyền lại cho đệ tử của Ngài kế tục. Những người ngày trước bây giờ đã quá vãng, có vị đã xuất gia học đạo rồi di chuyển đi sinh hoạt ở các thành phố khác, ít thấy trở lại Marseille.
2/- Bordeaux từ năm 1980: Bordeaux cũng là một thành phố cảng nổi tiếng của Pháp nằm trên bờ Đại Tây Dương, cách Paris khoảng 700Km về hướng Tây Nam. Trước 1975 đã có nhiều sinh viên Việt
Nhưng về Phật giáo thì chưa có một ngôi chùa Việt hay một Thầy Việt nào để hướng dẫn tinh thần. Tuy vậy trong những người Phật tử ở đây có một số biết tụng kinh làm lễ. Do đó họ tự động lập ra một nhóm, như một ban tụng niệm để có dịp đi đến nhà Phật tử trong vùng thực hiện một lễ cầu an hay cầu siêu mà không cần phải có Thầy hướng dẫn.
Mãi cho đến năm 1980, mới có một vài đạo hữu ở Bordeaux liên lạc mời quý Thầy ở chùa Khánh Anh về làm lễ Phật Đản vào ngày 1/6/80 rồi lễ Vu Lan 24/8/80. Các buổi lễ này được tổ chức tại một hội trường thuê mướn trong thành phố. Chương trình gồm có lễ Phật, thuyết pháp và trình diễn văn nghệ. Có lần Đại lễ Vu Lan, Gia Đình Phật tử Quảng Đức ở Paris kéo xuống viện trợ thêm một vài tiết mục văn nghệ trước để cúng dường sau là giúp vui cho bà con đạo hữu.
Lễ Cầu an đầu năm Quý Hợi tổ chức vào ngày 13/3/83 tại Centre Social trong khu Grand Parc của
Hội trưởng: Bà Huỳnh thị Nữ.
Thơ ký: Ông Huỳnh Quốc Thủy.
Thủ quỹ: Ông Hồ văn Chọn.
và nhiều vị trong ban Cố vấn.
Sau khi có hội rồi bây giờ nghĩ tới kế hoạch xây chùa, hay mướn... chùa. Phải mất một thời gian tìm kiếm cho đến một hôm tìm thấy một ngôi nhà ở vùng Lormont (ngoại ô Bordeaux) với giá phải chăng có thể vói tới được.
Đến ngày 14/9/86 một lễ An vị Phật trang nghiêm thành kính được tổ chức tại ngôi nhà nhỏ bé này đặt tên là chùa Phước Bình (tức Cố Hòa Thượng Hành Trụ, một danh Tăng cận đại của Việt Nam). Đó là ngôi chùa Việt đầu tiên trong vùng
Từ khi có ngôi chùa nhỏ này, bao nhiêu Phật sự ở địa phương Bordeaux, đều thực hiện nơi đây. Những lễ Vu Lan, Phật Đản, Trung thu hay ngày đầu năm Tết Nguyên Đán đều thực hiện tại chùa. Vào những dịp Đại lễ, quý Thầy từ Paris được mời về chủ trì và thuyết giảng giáo lý. Thỉnh thoảng cũng tổ chức một hai kỳ Thọ Bát Quan Trai.
Cho đến tháng 9/87 mới có một Thầy được phật tử Bordeaux thỉnh về làm Trụ Trì. Đó là Đại Đức Thích Minh Đức (bây giờ là Thượng Tọa). Ít lâu sau, toàn ban chấp hành đồng ý thỉnh Thầy trụ trì kiêm luôn chức Hội trưởng để dễ dàng điều hành công việc phật sự.
Từ đó mọi việc đều do Thầy quán xuyến trực tiếp chỉ huy.
Nhiều người nghĩ rằng đây là một giải pháp hay, có thể giải quyết suôn sẻ mọi thắc mắc trong nội bộ. Nhưng ngược lại, ở đây không phải thế. Chỉ sau một thời gian ngắn, mâu thuẫn lại bùng lên, tranh chấp bất đầu sôi nổi, càng lúc càng đi xa và lâm vào bế tắc.
Ngày nay, sau 28 năm nhìn lại,
Hiện nay (2008) hai Sư cô tuổi cao, sức yếu, bịnh hoạn thường xuyên, nên không còn đủ sức để tiếp tục đảm đương công việc của một ngôi chùa, tuy rằng nhỏ bé. Mà lớp trẻ thì chưa thấy xuất hiện. Nên chùa vẫn còn đó mà không còn không khí sinh hoạt sống động tích cực như ngày xưa. E đây cũng là hình ảnh chung chung của nhiều chùa hiện nay, một khi chưa có thành phần Tăng Ni kế tục đủ bản lãnh để tiếp nối con đường của người trước đã đi qua.
3/- Lyon từ năm 1981: Lyon, một thành phố xếp vào hàng thứ 2, về phía Đông Nam nước Pháp, cách Paris 450Km. Một thành phố kỹ nghệ, nằm giữa 2 con sông lớn Saône và Rhône hợp nhau đổ vào cửa biển Marseille.
Đây cũng là nơi có nhiều kiều bào Việt
Bởi vậy, sau khi đời sống đã ổn định, thì nhu cầu tâm linh, văn hóa được đặt ra cho lớp người tha hương tỵ nạn này. Đó là tôn giáo. Đạo Chúa đã có sẵn nhà thờ, có cha Việt. Còn đạo Phật thì không có gì cả bắt đầu bằng số không và Thầy Việt cũng gần như vắng bóng ở đây.
Khi tôi được mời đến làm lễ đầu năm Tân Dậu ngày 15/2/81 thì được biết tại Lyon đã có tổ chức thành một Hội Phật giáo rồi và trước đây đôi ba lần cũng có Thầy Việt lui tới. Nhưng Thầy tới rồi lại đi và lần sau cùng gần như... đi luôn không trở lại nữa. Lý do không có gì quan trọng to tác cả. Chỉ vì bất đồng ý kiến với nhau mà năm người mười ý, sanh ra cãi vã. Đó là bệnh thâm căn cố đế của người Việt, ở đâu cũng vậy, dầu là tỵ nạn tha hương.
Vấn đề đặt ra cho tôi là nên duy trì hay chấm dứt sinh hoạt của Hội Phật giáo ở đây. Lần tiếp theo là lễ Phật Đản tổ chức vào ngày 10/5/81 cũng tại địa điểm trước. Đó là Maison du Réfugié nằm trong vòng nhà thờ của các bà Sơ tại
Qua buổi lễ Phật Đản 1981 tôi đặt vấn đề với các đạo hữu: Quý vị suy nghĩ có nên tiếp tục duy trì Hội Phật giáo ở đây hay là chấm dứt. Tôi hẹn kỳ sau trở lại trong một phiên họp để quyết định.
Kỳ họp quyết định vào ngày 14/11/81, chỉ còn khoảng năm sáu người. Nhưng tất cả đồng ý duy trì. Nếu thế, tôi đề nghị khỏi cần bầu bán gì cả. Chỉ chừng này bà con thì chia nhau các chức vụ mà gánh. Thế là:
Hội trưởng: Ông Cao văn Trường.
Phó hội trưởng: Bà Tâm Nguyên, Ông Dũng.
Tổng thư ký: Ông Bez.
Phó thơ ký: Thái Quan.
Thủ quỹ: Bà Abdoul.
Tôi nhớ đại khái như vậy. Sau này có bổ sung thêm thành một danh sách khá dài. Và làm lễ ra mắt Ban Chấp Hành vào dịp lễ Phật Thành Đạo ngày 8/12/81.
Sau khi ra mắt, việc làm cấp tốc của ban này là tìm thuê một nơi làm Niệm Phật Đường. Chẳng bao lâu tìm mướn được một căn nhà 2 tầng dính nhau (jumelé) trên đường Fontanière thành phố
Ngày này được chư Tôn Đức từ Paris, từ Marseille và bà con Phật tử Lyon cũng như các vùng phụ cận tụ hội về tham dự khá đông đảo. Và cũng từ ngày này Niệm Phật Đường được đặt tên là Thiện Minh, Pháp hiệu của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh (Phó Viện Trưởng Kiêm Tổng Vụ Thanh Niên và Gia Đình Phật Tử GHPGVNTN) bị cộng sản sát hại trong nhà tù Việt Nam năm 1978.
Chưa hết, nếu chỉ chừng này thôi, tôi nghĩ Niệm Phật Đường Thiện Minh sẽ không tồn tại đến ngày nay, vì sau đó còn bao nhiêu sóng gió tiếp nối dồn dập, nếu không có Thầy về gánh vác trực tiếp phật sự tại Lyon.
Điều may mắn là lúc đó có Đại Đức Thích Tánh Thiệt (bây giờ là Hòa Thượng) từ trại tỵ nạn Quảng Châu, Trung quốc, được chánh phủ Pháp nhận nhân đạo. Thầy về chùa Khánh Anh Paris sinh hoạt từ tháng 4/1981. Thỉnh thoảng tôi yêu cầu Thầy về Lyon làm lễ và thuyết pháp cho bà con phật tử ở Niệm Phật Đường Thiện Minh.
Lúc đầu, thầy chấp nhận đi tạm một hai kỳ. Sau miễn cưỡng một hai tuần. Và cuối cùng ở lại lâu hơn và vĩnh viễn luôn với vận mệnh nổi trôi của phật tử Lyon và chùa Thiện Minh cho đến bây giờ. Đấy cũng là nhân duyên đặc biệt.
Khi đã có quyết định chọn
Nhưng rồi trong đêm 18/6/06 một trận hỏa hoạn, không biết nguyên nhân từ đâu đã thiêu rụi mái ngói và Chánh điện chùa Thiện Minh. Tất cả trở thành hoang tàn đổ nát, chỉ còn lại 4 bức tường loang lỗ.
Vô thường làm mất đi và cũng vô thường để tái tạo. Chùa Thiện Minh qua bao cơn sóng gió, chướng nạn, nhất là 2 năm di tản. Bảo hiểm thuê cho một căn nhà tiền chế làm chỗ thờ tạm thời, để sinh hoạt, để kêu gọi cộng đồng phật tử và bà con đồng hương, kể cả người Pháp.
Rồi bao nhiêu thủ tục cứu xét tới lui để đền bù. Rồi gọi thầu, rồi đặt đá tái xây dựng. Và bây giờ là phục hoạt. Đại lễ An vị Phật vừa rồi ngày 30/8/08 tại ngôi chùa cũ, cũng tại Chánh Điện cũ. Nhưng mà là mới. Phật mới, mái ngói mới, tường rào, sân gạch đều đổi mới... Và chùa Thiện Minh bây giờ thay hình đổi dạng để chính thức bước vào một giai đoạn mới...
(còn tiếp)
Chùa Khánh Anh sau 30 năm (bài số 11)
Giai đoạn hoạt động 1 = (1975-1989)
4/ Sinh hoạt tín ngưỡng trong phạm vi nước Pháp
4. Toulouse từ năm 1985: Toulouse là 1 thành phố thuộc miền Nam nước Pháp nằm sâu trong nội địa gần giáp ranh với nước Tây Ban Nha. Từ trước vẫn có nhiều sinh viên Việt
Sau 1975, một số gia đình Việt
Nhưng sinh hoạt tín ngưỡng về Phật giáo đến với bà con ở thành phố này thì có phần chậm trễ và cũng có nhiều điểm đặc biệt không giống các nơi khác.
Thông thường chúng tôi đến một nơi nào, cũng bắt đầu bằng một buổi lễ Phật, như Lễ Phật Đản, Lễ Vu lan hay lễ Tết, Rằm tháng giêng. Sau khi làm lễ, nói chuyện quen biết, từ đó bà con mới đặt nền tảng để tiến tới các sinh hoạt tiếp theo. Và cuối cùng mới nghĩ đến việc tạo dựng một ngôi chùa làm cơ sở cho con đường tín ngưỡng lâu dài.
Ở
Qua sự hy sinh đặc biệt của anh, nơi nào ở hải ngoại cũng đều xúc động, tổ chức làm lễ tưởng niệm, nhất là tại Pháp. Các thành phố lớn như
Đó là lý do tôi đến
Nhưng người đầu tiên đưa tôi tới đây cũng như đứng ra vận động tổ chức buổi lễ đầu tiên này (kể cả lập hội Phật giáo về sau) không phải là phật tử mà là đạo chúa. Theo lời ông nói, ngày xưa khi còn ở Việt
"Ông Bảy Chùa" lái xe đón tôi, rồi sau buổi lễ, cũng chính ông đưa tôi đi thăm qua loa thành phố
Vào nhà thăm viếng nói chuyện, tôi mới biết đúng như lời ông Bảy nói. Trong nhà chỉ có 2 ông bà cụ già và một người con gái khoảng chừng 30 tuổi. Nhà rất rộng có nhiều phòng trống. Có một phòng thờ Phật. Nghe nói Ông bà cụ có rất nhiều con cái. Dần dần các con có gia đình, có việc làm nên dọn ra riêng ở xung quanh. Chỉ còn lại ông bà và cô con gái chưa lập gia đình. Ông cụ bị chứng bệnh liệt nửa người nằm một chỗ. Cô con gái săn sóc cho cha, nấu cơm, giặt giũ cho mẹ rất là chí hiếu.
Bữa cơm chay dọn lên. Có thêm mấy người Phật tử làm lễ ban chiều kéo đến thăm. Cũng mời ăn cơm, nói chuyện vui vẻ. Sau bữa cơm, tôi có xin vào thăm ông cụ. Cụ nằm thiêm thiếp, chỉ có "ư, ư" và ra dấu. Ngày hôm sau, trước khi từ giả, ông Bảy Chùa chở tôi ra ga, tôi có hứa, nếu ông cụ mất xin liên lạc cho tôi biết, nếu không có Thầy nào, tôi sẽ xuống hộ niệm tụng kinh, đưa ông cụ.
Sau này, vào những ngày ông cụ trở nặng rồi mất, gia đình có liên lạc lên chùa Khánh Anh, nhưng rủi thay, lúc đó tôi đang đi Phật sự bên Hoa Kỳ, nên gia đình được chỉ dẫn đến chùa Linh Sơn. HT. Thích Huyền Vi lúc bấy giờ cử nhiều Thầy Cô xuống Toulouse tụng niệm. Đích thân Hòa Thượng cũng có xuống làm lễ tang cho gia đình và tổ chức thuyết pháp tại nhà.
Sau lễ tang ít lâu, cô con gái xuất gia tại chùa Linh Sơn Paris, tức là Sư Cô Trí Lạc ngày nay, trụ trì chùa Linh Sơn ở Cugnaux, bên ngoài Toulouse.
Trở lại câu chuyện sinh hoạt phật sự và lập hội, lập chùa tại
Sau kỳ lễ này, một Hội Phật giáo được lập ra, một Ban Chấp Hành được bầu tại chỗ (và bổ túc thêm) danh sách như sau :
- Hội Trưởng: Ông Huỳnh văn Quyên (Minh Đạt).
- Phó Hội Trưởng: Bà Xuân, Bà Kinh Phát.
- Tổng Thư ký: Ông Khâm.
- Phó Thư ký: Ông Tịnh.
- Thủ quỹ: Ông Sáng.
- Phó thủ quỹ: Ông Bá.
- Trưởng ban giao tế: Ông Kiệt.
- Cổ động kiêm sáng lập viên: Ông Nguyễn Adrian.
Ông Nguyễn Adrian không ai xa lạ chính là "Ông Bảy Chùa". Dự án hoạt động đầu tiên là tổ chức Đại Lễ Phật Đản được quyết định vào ngày thứ Bảy 25/5/1985 cũng tại Club Unessco Toulouse.
Sau khi tôi về lại
Đến nay gần 25 năm trôi qua. Sinh hoạt Phật sự tại đây thăng trầm trôi nổi chẳng biết sẽ đi về đâu. Hiện tại
Ông Bảy đã mất từ lâu. Tôi được tin muộn nhất. Tôi cầu nguyện cho ông theo nghi thức Phật giáo. Không biết có lúc nào ông nghĩ về sinh hoạt của bà con Phật tử ở Toulouse hay không mà ông chính là người đứng ra cổ động lúc đầu?
5. Nantes từ năm 1987: Ngôi chùa Vạn Hạnh ở Nantes (đúng địa chỉ là ở thị xã Saint Harblain, bên cạnh Nantes) vừa làm lễ Khánh thành trang nghiêm trong 3 ngày 6, 7 và 8/6/08 với sự hiện diện đông đảo gần như tất cả chư Tôn Đức Tăng Ni VN tại Âu Châu. Sau 5 năm trùng tu toàn bộ từ một nhà kho để ương cây trở thành một ngôi chùa Phật với nhiều nét kiến trúc độc đáo Á Đông.
Ai đến dự lễ cũng đều vui mừng tán thán. Đó là chính nhờ công đức của TT Trụ Trì hiện nay: TT Thích Nguyên Lộc, vừa quyết chí, vừa khéo tay...Đã vậy, mà hiện nay lại có thêm chư Tăng Ni phụ tá đặc trách giảng dạy giáo lý, hướng dẫn tọa thiền người Việt lẫn người Pháp... để cho sinh hoạt của ngôi chùa càng thêm sinh khí. Nhất là ngôi chùa ở 1 tỉnh xa, miền Tây nước Pháp (cách Paris khoảng 400 km) nằm trên bờ Đại Tây Dương, có rất ít người Việt định cư.
Nhưng ai có biết đâu rằng: Buổi khởi đầu của ngôi chùa Vạn Hạnh này cũng gian nan sóng gió ba chìm bảy nổi. Diễn tiến chịu đựng như thế nào mới có đến ngày nay rực rỡ huy hoàng như thế. Và trong năm qua, còn được diễm phúc đón rước Đức Đạt Lai Lạt Ma ghé lại viếng thăm nhân kỳ giảng giáo lý của Ngài vào giữa tháng 8/2008 tại
Tôi được mời về làm lễ Cầu An đầu năm, Rằm tháng giêng năm Đinh Mão, 1987. Vùng này có một số ít gia đình Việt
Đến đầu năm Đinh Mão, 1987, họ mời tôi về Nantes tổ chức một buổi lễ cầu an đầu năm vào ngày Chủ nhật 1/3/1987 tại một hội trường nhỏ và sau đó có một chương trình văn nghệ kèm theo. Lớp trẻ ở đây (có gốc từ Lào) thích văn nghệ lắm. Phái đoàn chúng tôi từ chùa Khánh Anh đến Nantes vào đêm thứ Bảy được thu xếp nghỉ lại nhà đạo hữu Hoàng Văn Vy, trong một gian phòng với nhiều nhạc khí, nhạc cụ, kèn trống còn để ngổn ngang, vì đám văn nghệ vừa mới tập dượt xong.
Hôm sau làm lễ tại Hội trường. Bà con vui vẻ. Lần đầu tiên mới tổ chức một buổi lễ Phật công cộng, sau hơn 10 định cư tại đây. Nhân đó các vị "gia trưởng" xin đứng ra lập Hội và bầu một Ban Chấp Hành. Nói là "xin đứng ra lập Hội" nhưng thực tế họ đã tính từ trước, bàn luận sắp xếp rồi, bấy giờ chỉ chờ dịp "trình làng" thôi. Và nhất là có Thầy chứng minh xong là tiến hành ngay. Con cháu đông đảo nhưng chỉ có nghe theo nhiều hơn là đưa ý kiến.
Kế hoạch kế tiếp: Tổ chức Lễ Phật Đản và tìm địa điểm dựng chùa. Đến ngày 31/5/1987, tôi và ĐĐ Thích Tánh Thiệt (bây giờ là HT) trở lại Nantes làm lễ Phật Đản trong 1 hội trường rộng lớn hơn, trang hoàng rực rỡ tại thị xã Saint Herblain (bên cạnh Nantes). Các cụ làm quy mô, thứ tự lắm. Có đón rước, kèn trống, ca nhạc. Có một chi tiết mà chúng tôi không quên được là các cụ vẫn còn giữ theo phong tục Lào, không cho con cháu (người nữ) ngồi gần chư Tăng. Không cho bưng nước đưa tận tay quý Thầy. Phải để lên bàn. Phải đứng từ đàng xa, chắp tay xá. Mỗi Thầy được dọn một mâm riêng có các cụ đứng gần trông coi. Các bà các cô muốn thưa chuyện gì đến quý Thầy đều phải lấm lét nhìn qua các cụ để... xin phép !
Bây giờ đây 20 năm qua, các cụ lần lượt đi hết cả rồi, đâu còn ai canh chừng nữa. A Di Đà Phật. Cũng trong năm đó, 1987, sau khi làm lễ Vu lan, sau bài thuyết pháp, tôi nghe báo cáo kết quả quyên góp để xây chùa, và trên vách hội trường có dán 1 tấm họa đồ lớn gọi là "Đồ án ngôi chùa mới" trông có vẻ quy mô vĩ đại lắm.
Khi ra xe về lại Paris, có một đạo hữu, tôi nhớ dường như bác Lê Văn Lào (cũng ở trong Ban Chấp Hành) xin hướng dẫn ghé qua thăm một ngôi nhà không người ở có thể dùng làm ngôi chùa tạm thời. Đó là một ngôi nhà cũ kỹ để ương cây làm vườn, nhưng ít dùng, gần như bỏ hoang. Lại thêm ở trong một rừng cây um tùm. Đấy chính là địa điểm ngôi chùa Vạn Hạnh bây giờ. Lúc đó đường xa lộ bên cạnh chưa có. Các con đường khác bên hông chùa cũng chưa có, phải tìm đường vào khá vất vả.
Đến cuối năm đó (1987), tôi nghe nói các cụ lo thủ tục để mua ngôi nhà này. Sau khi mua được nhà, có người cúng ngay tượng Phật bằng đồng từ Thái chuyển sang. Thế là các cụ kêu gọi con cháu, bà con đồng hương xa gần đóng thêm bàn thờ, chỉnh trang cửa nẻo, bếp núc để làm lễ An Vị Phật.
Rồi từ đó mỗi năm hai ba lần quý Thầy về hướng dẫn lễ bái, giảng dạy giáo lý, tổ chức Gia Đình Phật tử. Nhưng chưa có Thầy nào trụ lại đây. Chỉ đến rồi đi. Các cụ giữ chìa khóa, phân công nhau về chùa đốt hương, quét dọn. Lúc bấy giờ các cụ xin đặt tên Chùa Vạn Hạnh, không chịu tên nào khác mặc dù tôi cho biết tại Âu Châu đã có 2 Chùa "Vạn Hạnh" rồi.
Mãi đến ngày 2/2/1991, mới có ĐĐ Thích Chúc Nhuận từ chùa Khánh Anh được cử về làm trụ trì và sau đó giữ luôn chức Hội Trưởng của Hội Phật giáo tại đây (Hội Văn Hóa Phật giáo miền Tây (nước Pháp) Association Culturelle Bouđhique de l'Ouest ACBO).
Khi có Thầy về đảm nhiệm công việc Phật sự, các cụ bắt đầu giảm bớt rồi lần lượt ra đi vì tuổi tác. Tiếp theo là bao nhiêu lủng củng nội bộ bắt đầu xảy ra khiến có người này thì không có người kia. Thơ từ kiện tụng rơi rớt bắt đầu bay về tới Paris. Tuy không có gì nặng lắm, nhưng cũng là những lý do làm cho ngôi chùa trục trặc, trắc trở không đi nhanh được không phát triển hay tu bổ gì được. Sau đó ĐĐ Chúc Nhuận xin di chuyển về Strasbourg, ngôi chùa lại tiếp tục bỏ trống.
Đến ngày 15/3/96, ĐĐ Thích Nguyên Lộc (nay là Thượng tọa) từ Bordeaux mới được thỉnh về thay thế. Và từ đó đến nay, chùa mới thay hình đổi dạng như trên đã nói. Cầu nguyện cho ngôi chùa có được cơ duyên phát triển mãi mãi làm nơi nương tinh thần cho bà con phật tử người Việt lẫn người Pháp. Nhất là vào mùa hè, khách du lịch đổ về bờ biển Đại Tây Dương của nước Pháp rất đông. Nếu có một ngôi chùa vững mạnh, có một đường hướng hoằng pháp hài hòa văn hóa Đông Tây thì chắc chắn con đường phát huy Đạo Pháp tại đây sẽ đi tới nhanh hơn.
6. Strasbourg từ năm 1988: Mãi cho đến 1988 mới có một buổi lễ Phật công cộng được tổ chức tại Strasbourg, 1 thành phố miền Đông nước Pháp, cách Paris chừng 450 km. Lý do vì thành phố này nằm vào vùng "tam biên" tức giữa các nước Pháp, Đức và Thụy Sĩ. Xa hơn chút nữa, còn có Luxembourg và Bỉ.
Cho nên bà con ở đây, có thể di chuyển sang các nước bên cạnh tham dự các buổi lễ hội tôn giáo hay văn nghệ. Vả lại ở đây còn có một ngôi chùa Lào. Nên một số người Việt đã từng sống ở Lào, mỗi khi có lễ thường lui tới chùa này cũng không có gì trở ngại cho lắm.
Sau biến cố 1975, như ở các thành phố lớn khác một số người tỵ nạn được phân chia về đây định cư. Đây là 1 thành phố có nhiều cơ xưởng nên dễ có công ăn việc làm. Không phải chỉ có người Đông dương tỵ nạn mà còn cả các sắc dân khác như Trung Đông, Phi Châu và sau này có cả dân vùng Đông Âu kéo qua nữa.
Khi người Việt về định cư ở vùng này tương đối nhiều, họ đứng ra lập một hội gọi là Hội Thân Hữu người Việt tỵ nạn tại Strasbourg rồi tìm cách vận động với chánh quyền địa phương xin một ngôi nhà làm trụ sở sinh hoạt. Kết quả khá tốt, họ được cấp một ngôi nhà, có chỗ hội họp, có một phòng làm thư viện có nhà bếp nhỏ nhỏ để nấu nướng.
Vào mùa hè năm 1988, một phái đoàn đại diện của Hội này do Giáo sư Phạm Việt Tuyền làm Hội trưởng hướng dẫn đến thăm chùa Khánh Anh Paris và xin tôi đứng ra chủ tọa một buổi lễ Phật tại Hội quán ở Strasbourg cho đa số bà con Phật tử ở đó mà lâu nay chưa được tổ chức. Giáo sư Phạm Việt Tuyền được nhiều người biết đến khi còn ở Saigon. Ông là chủ nhiệm báo Tự Do vào thời đệ nhất Cộng Hòa và giảng dạy tại Văn Khoa Đại học Sài gòn. Ông là người có tín ngưỡng Thiên chúa, nhưng rất cởi mở gần gũi với các tôn giáo khác. Khi sống tỵ nạn tại Strasbourg, làm hội trưởng hội Thân hữu mà đại đa số là Phật tử, ông rất hòa mình làm việc với anh em vui vẻ trong tình đồng hương đồng bào không có tí gì phân biệt tôn giáo.
Phái đoàn chúng tôi từ chùa Khánh Anh đến làm lễ Vu lan nơi trụ sở Hội Thân Hữu người Việt tỵ nạn tại Strasbourg ngày 28/8/1988. Giáo sư Phạm Việt Tuyền đọc diễn văn chào mừng mở đầu. Sau đó là tiến hành nghi lễ Vu lan với các bà con Phật tử ở đây có các anh Trần Minh Tâm, Lê Tùng Phương, Nguyễn Minh Chính... Sau lễ, có bữa cơm chay do các bà các chị Phật tử ở đây tự liệu bào chế khá hấp dẫn.
Buổi tối kéo về nhà anh Nguyễn Minh Chính hội họp lập ra Hội Phật tử Việt Nam tại Strasbourg và anh Nguyễn Minh Chính được bầu làm Hội Trưởng. Công tác nhắm đến là chuẩn bị cho lễ Phật Đản tổ chức sắp tới ngày 3/6/1989 tại Strasbourg.
Sau lễ Phật Đản, mọi người đổ xô nhau đi tìm nơi làm chùa. Mãi hơn 1 năm sau mới tìm thuê được 1 nơi trên tầng lầu cao nhứt của một bin đinh riêng biệt. Khế ước thuê ký được 5 năm. Xung quanh có đất rộng để đậu xe ở địa chỉ 129 Rue de Ganzau 67000 Strasbourg. Bà con Phật tử kêu nhau về làm công quả để chỉnh trang lại có chánh điện, phòng văn nghệ, nhà bếp ... cho kịp Đại lễ An Vị được tổ chức trọng thể ngày 16/12/90. Lúc này Ban Chấp Hành được bầu lại: Ông Nguyễn Thành Xuyên, Hội Trưởng; Cô Jacqueline, Phó và Nguyễn Minh Đức làm Tổng Thư ký. Trước lễ An Vị, vì một lý do gì đó, Ông Ba Xuyên (tức Nguyễn Thành Xuyên) từ chức Hội Trưởng, nên Cô Jacqueline được đôn lên làm Hội Trưởng trong ngày lễ An Vị ngôi chùa tạm thời tại Strasbourg và cũng từ ngày này chính thức có tên là chùa Phổ Hiền.
Chùa Phổ Hiền vừa ra đời là có Thầy trụ trì ngay không như các chùa khác. Đó là ĐĐ Thích Hải Tịnh từ chùa Thiện Minh ở Lyon tự nguyện về đảm nhiệm.
Như thế, ai cũng nghĩ rằng còn gì phước báu hơn nữa. Có chùa riêng biệt không phiền hà đến ai. Có Thầy trụ trì trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp thì các Phật sự ở đây chắc chắn sẽ vỗ cánh bay cao!
Những năm về sau này (kể từ năm 1992) quý Thầy thường lui tới Strasbourg vì nơi đây có trụ sở quốc hội Âu Châu. Cho nên có những kỳ biểu tình tuyệt thực, cầu nguyện cho giáo hội tại quê nhà thường tổ chức bên cạnh quốc hội. Địa điểm lui tới nghỉ ngơi hay chuẩn bị công tác không đâu tốt hơn bằng chùa Phổ Hiền.
Nhưng rồi các thứ chướng duyên cũng không buông tha. Gần hết 5 năm thuê mướn vẫn chưa tìm ra được địa điểm thích hợp. Nội bộ cứ lủng củng, bất hòa, hết lớp này từ chức đến lớp khác bỏ đi. ĐĐ Thích Hải Tịnh xin về Lyon, ĐĐ Chúc Nhuận từ Nantes đến thay thế. Nhưng tình trạng vẫn không sáng sủa gì hơn.
Hết hạn khế ước thuê mướn 5 năm, dường như có kéo dài thêm một thời gian ngắn để thương lượng với chủ nhà (vì chủ nhà lúc ấy muốn bán trọn luôn cả một tòa bin_đinh, mà giá cao quá mình với không tới). Cuối cùng, đành phải "di tản" Phật tượng Kinh điển, tài sản chùa Phổ Hiền về sinh hoạt tạm nơi tầng hầm nhà bác sĩ Long, lúc đó được bầu làm Hội Trưởng kế tiếp.
Nhân lý do cầu siêu cho một đạo hữu, Sư Bà Thích Nữ Như Tuấn ghé qua Strasbourg, và được Phật tử tại đây mến mộ, tha thiết cung thỉnh ở lại. Sư Bà giao chùa Phổ Đà ở Marseille cho đệ tử trông coi để thường xuyên về đây sinh hoạt. Nhưng chùa (Phổ Hiền) không còn Sư Bà phải tạm ở nhà Phật tử, lui tới "chùa hầm" nhà bác sĩ Long mỗi khi có lễ...
Mãi một thời gian sau mới tìm ra được địa điểm bây giờ. Sư Bà và Hội kêu gọi bà con đa thiểu góp lại mua làm chùa Phổ Hiền ở địa chỉ số 7 Rue de Guebwiller 67100 Neuhof Strasbourg. Nhưng vấn đề không đơn giản. Lâu nay, Hội còn để dành một số tiền để "mua chùa" nhưng không đủ phải vay nhà băng thêm. Mà hội thì không đứng tên vay được, phải vay với tính cách cá nhân. Do vậy "mua chùa" cũng đành phải chấp nhận mua với tính cách cá nhân.
Bây giờ sau nhiều năm sinh hoạt nợ nần nhà băng đã giảm xuống. Gần đây, bà con ra chưởng khế (notaire) tìm cách xin chuyển sang sở hữu của Hội chùa Phổ Hiền. Việc này đã thực hiện xong chỉ còn chờ một thời gian theo luật định mới có hiệu lực. Một điều thuận duyên nữa là: Sư Cô Thích Nữ Như Quang (đệ tử Sư Bà) được bà con Phật tử tại đây tín nhiệm thỉnh làm Trụ Trì thay thế Sư Bà thường đi Phật sự phương xa.
Sau 20 năm, mây mù mới bắt đầu tan biến dần dần trên bầu trời Strasbourg hay đúng hơn trên mái chùa Phổ Hiền. Xin bà con phật tử ở đây hãy nương nhờ cơ hội này, thành tâm cầu nguyện cho tình trạng mỗi ngày một sáng tỏ hơn nữa để khỏi phụ lòng chư Tôn Đức kỳ vọng ở ngôi chùa Việt nằm trên vùng đất Tam biên hy hữu này...
7. Montpellier từ 1989 và Bésançon từ 1990:
Hai địa phương sau cùng trên đất Pháp có liên lạc với chùa Khánh Anh và tổ chức các buổi lễ Phật, học tập giáo lý cũng như tham gia vào các sinh hoạt của Giáo hội Âu châu sau này. Đó là Montpellier và Bésançon.
- Montpellier, một thành phố miền Nam nước Pháp, nằm trên bờ biển Địa Trung Hải.
Thành phố này, theo lịch sử, khi đường hàng không chưa phát triển, mọi sự giao thương chỉ có hàng hải, thì miền Nam nước Pháp là những hải cảng thuận tiện tiếp cận với nước ngoài. Montpellier là một thành phố duyên hải quan trọng của Pháp vào thời đó đã có một lịch sử lâu đời và có một trường Đại học nổi tiếng từ trước tại đây.
Anh Nguyễn Duy Thông, một sinh viên VN du học từ trước 1975 và trở thành Giáo sư Đại học tại vùng này. Anh đứng ra thành lập Hội Phật giáo vùng Languedoc-Roussillon (tên địa phương) lúc nào tôi không nhớ rõ. Anh liên lạc với chùa Khánh Anh đầu tiên qua Khóa học Phật Pháp tại Thụy Sĩ 1988. Từ đó anh vận động thêm các bà con Phật tử trong vùng đi học giáo lý hay tham gia các sinh hoạt của chùa Khánh Anh cũng như Giáo hội Âu châu.
Đến ngày 12/3/89, anh tổ chức lễ Cầu an đầu năm Kỷ Tỵ và tiếp theo là tổ chức lễ Phật Đản ngày 27/5/89 tại 1 Hội trường trong thành phố. Vào dịp này có 2 nữ ca sĩ Thanh Thúy và Thanh Tuyền về hát cho chương trình Phật Đản ở Paris, cũng được mời ghé qua Montpellier trình diễn văn nghệ. Bà con hết sức hoan hỉ.
Năm sau, ngày 24/2/90, Lễ An Vị Phật ở một căn nhà nhỏ dùng làm Niệm Phật đường. Đến mùa hè năm đó, một Khóa giáo lý weekend từ 25-27/8/90 được tổ chức tại một tư gia khá rộng của một Phật tử cho mượn và liền sau Khóa giáo lý tổ chức luôn lễ Vu Lan, cũng tại cùng 1 địa điểm.
Những năm về sau, anh thường kêu gọi các bà con về thẳng Paris để tham gia trực tiếp các sinh hoạt của Giáo hội thay vì tổ chức tại địa phương.
- Bésançon, một thành phố nhỏ nằm ở miền Trung nước Pháp, gần Thụy Sĩ, cách Paris 2 giờ 30 phút đi tàu cao tốc TGV. Một thành phố ngày xưa nghe nổi tiếng về nghề làm đồng hồ. Nhưng từ ngày đồng hồ điện tử ra đời, kỹ nghệ đồng hồ Jaz tại đây gần như biến mất chuyển sang những ngành kinh tế khác.
Không biết bà con Việt Nam đến đây sinh sống từ lúc nào. Khi tôi được liên lạc và mời xuống đây làm lễ Phật Đản đầu tiên vào năm 1990 thì được biết đã có 1 số đồng hương vài chục gia đình sinh sống tại đây.
Ông Nguyễn văn Điện, một cựu quân nhân từ thời Pháp, người có nhiều quen biết đứng ra vận động tổ chức buổi lễ. Sau lễ Phật Đản 1990, bà con đưa kế hoạch tổ chức lễ Vu lan 16/9/90. Rồi lập Hội Phật giáo. Biên bản sau cùng chúng tôi nhận được là Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2000-2002 (do Bác sĩ Nguyễn văn Cường làm Tổng thư ký gởi đến). Nhưng rồi từ đó, bà con vì sinh kế, vì tuổi tác, di chuyển đó đây, không còn nhiều người như trước. Nên các sinh hoạt Phật sự giảm đi hay chỉ thu hẹp trong phạm vi cá nhân hoặc di chuyển tham gia ở các thành phố lân cận.
(Kỳ sau: Mở rộng Phật sự sang các nước Âu châu)
Chùa Khánh Anh sau 30 năm (bài số 12)
Thời kỳ hoạt động, giai đoạn 1: 1975-1989
5/ Mở rộng sinh hoạt tín ngưỡng ra phạm vi Âu châu
Trong một bài trước có nói, nếu chia hoạt động của chùa Khánh Anh trong 30 năm qua ra từng phạm vi như hoạt động trong nước Pháp hay mở rộng ra toàn vùng Âu châu. Đó chỉ là lối chia tạm thời cho có dấu mốc thời gian để nói, chớ trên thực tế thì chồng chéo lên nhau, không thể nào riêng rẽ được. Chẳng hạn hoạt động trong phạm vi nước Pháp được ghi là từ năm 1974 đến năm 1990. Nhưng cũng trong thời gian đó từ năm 1977 đến 2005, các phật sự của chùa Khánh Anh lại mở rộng ra các nước xung quanh.
Trong phạm vi bài báo ngắn cho kỳ này, chúng tôi chỉ xin ghi lược qua một vài nét khởi đầu cho mỗi nước. Một vài Phật sự nào đáng ghi nhớ. Rồi sau đó chúng tôi sẽ lần lượt trở lại với những chi tiết cụ thể hơn. Nói chung từ mùa Hè 1977 cho đến mùa Thu năm 2005 chúng tôi đã đi qua tất cả là 16 nước ở Âu châu. Có nước đi qua một lần rồi không có nhân duyên trở lại. Nhưng, có nước đến lần đầu đặt cơ sở rồi liên hệ dần dần tổ chức trở thành Giáo hội địa phương trong hệ thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt Âu Châu sau này. Có thể nói đó là phần lớn các nước ở Tây Âu.
Còn các nước phía Đông Âu, sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ vào năm 1989 coi như sự khác biệt giao thông không còn nữa. Nhưng cho đến ngày nay, sau 20 năm thống nhất, sự ngăn cách về kinh tế, xã hội, theo bình luận của báo chí, vẫn chưa cân bằng giữa 2 vùng. Về người Việt ở Tây và Đông Âu cũng thế. Số lượng suýt soát bằng nhau, nhưng về sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo, nhất là Phật giáo giữa 2 vùng còn có cái gì vướng mắc chưa thông suốt được. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở các bài khác.
Trừ trường hợp ở nước Nga. Kể từ khi có sự tiếp xúc đầu tiên vào mùa Xuân 1993. Cho đến khi có Hội Phật Giáo Thảo Đường có Niệm Phật Đường. Cho đến nay, trên 15 năm, mặc dầu bị nhiều áp lực, bị đe dọa đánh phá đủ phía, nhưng vẫn còn liên hệ rất đều với GHPGVNTN Âu châu. Đó là một điều đặc biệt.
1/- Bắt đầu từ nước Đức vào năm 1977.
Chúng tôi đến nước Đức, khi nước này còn trong tình trạng chia 2 là Đông Đức và Tây Đức. Trong vùng Đông Đức có thủ đô Bá Linh, cũng chia làm 2: Đông Bá Linh và Tây Bá Linh. Tây Bá Linh nơi có quân Đồng Minh đóng giữ cộng với chánh quyền tự do của Tây Đức cai trị ở đây cho nên mới có tiếp nhận một số đồng bào tỵ nạn Cộng sản Việt Nam vào sinh sống ở giữa vùng Đông Đức Cộng sản này.
Tôi qua Đức từ 10/8/77 đến 20/8/77 để thăm Đại Đức Thích Như Điển (bây giờ là Hòa Thượng) lúc đó từ Nhật mới sang ở thành phố Kiel. Nhân tiện Thầy đưa tôi đi thăm một số Phật tử ở Hannover rồi Tây Bá Linh. Chính qua lần tiếp xúc này mới tạo nhân duyên để rồi năm sau thuê mướn một Niệm Phật Đường nho nhỏ ở thành phố Hannover và lễ an vị thực hiện vào ngày 2/4/1978 ở địa chỉ Kestner str 37. 3000 Hannover 1 West Germany. Có lẽ đây là điểm khởi đầu cho mọi Phật sự sau này ở Đức. (sẽ trở lại chi tiết ở bài sau)
2/- Với Thụy Sĩ từ năm 1978.
Nước Thụy Sĩ có trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève. Bởi vậy chúng tôi trước tiên đến đó không phải vì Phật sự mà là vấn đề đồng bào tỵ nạn Cộng sản. Chúng tôi từ Pháp kéo qua biểu tình, tuyệt thực, cầu nguyện trước trụ sở Liên Hiệp Quốc để kêu gọi các nước tự do hãy mở rộng vòng tay đón nhận đồng bào vượt biên còn lênh đênh trên biển cả hay sống tạm cư tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á.
Lần đầu tiên đến Genève vào ngày 12/12/1978 và lần thứ hai đông đảo hơn, những ngày 20 và 21/7/79. Rồi nhiều lần khác sau này...
Lễ Vu Lan được thực hiện đầu tiên cho đồng bào tỵ nạn tại Lugano 16/5/1980 và Genève ngày 21/8/1980. Lúc này đã có 2 Sư cô đến định cư tại Thụy Sĩ (tức Sư Bà Như Tuấn sau này).
Ngày 3/5/1987 lễ Phật Đản đầu tiên tổ chức tại Trung Tâm An Lạc, Bern, thủ đô Thụy Sĩ. Ngày 7/4/1988, Đại Đức Thích Quảng Hiền (nay là Thượng Tọa) được tiếp nhận về đây định cư. Và Thầy lãnh trách nhiệm hướng dẫn Phật sự ở Thụy Sĩ cho đến bây giờ. (sẽ tiếp theo ở bài sau)
3/- Với nước Ý từ năm 1980.
Lugano là vùng Thụy Sĩ nói tiếng Ý ở sát biên giới với nước Ý. Vùng này đã nhận một số đồng bào tỵ nạn Việt Nam đến định cư. Chúng tôi đến đây làm lễ, và tiện đường qua Ý luôn. Qua nước Ý mới biết có một số ít đồng bào tỵ nạn được nhận vào đây. Nhưng họ sống không có quy chế tỵ nạn (như các nước Tây Âu khác) cho nên không được chánh quyền trợ cấp hay bảo hộ gì cả. Bởi lẽ, họ được vào Ý là do lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng lúc đó (Jean Paul 2) nên các tàu hải quân của Ý đang đi lại trên vùng biển Đông mới vớt một số người vượt biên đem về Ý nương nhờ nơi các cơ quan từ thiện thuộc nhiều giáo phận vùng Bắc Ý, rải rác từ Milan cho đến Venise. Do đó rất khó tập trung lại để thành một tổ chức hay làm cuộc lễ gì.
Sau này chùa Viên Ý thành lập ở vùng Venise và một Khóa học Phật Pháp Âu Châu Kỳ thứ 16 (3-14/8/04) tổ chức tại đây. Nhưng qua các Phật sự lớn, khi trở lại bình thường thì không còn bao nhiêu Phật tử sinh hoạt nên rất khó khăn trong việc duy trì tổ chức tại đây. (sẽ tiếp sau)
4/- Đan Mạch từ năm 1981.
Đan Mạch là nước đầu tiên trên đường vào Bắc Âu, nếu tính từ Nam đi lên. Đan Mạch là một nước trong cộng đồng kinh tế Âu châu lúc đó, nên họ nhận một số đồng bào tỵ nạn Việt Nam, cho định cư nhiều nhất ở vùng Aarhus.
Chúng tôi liên lạc và đến thăm đồng bào Phật tử ở vùng này. Và lễ Phật Đản đầu tiên tổ chức vào ngày 7/6/1981. Sau đó hội họp tổ chức thành Hội Phật tử Việt Nam tại Đan Mạch và Ban chấp hành làm lễ ra mắt trong dịp Đại lễ Vu Lan 12/6/82 tại Aarhus với Hội Trưởng là đạo hữu Nguyễn Xuân Quang. (sẽ tiếp theo)
5/- Nước Áo từ năm 1981.
Chúng tôi đến thăm đồng bào tỵ nạn Áo vào những ngày 17,18/4/81 tại Vienne. Đồng bào tỵ nạn VN ở đây không đông lắm. Một số khác còn nằm trong các trại tạm cư. Trên đường về bằng xe hơi từ Áo qua Đức chúng tôi có ghé Saint Goergen thăm đồng bào còn trong các trại lúc đó.
Mãi đến ngày 28/3/1986 mới tổ chức được một lễ Phật Đản đầu tiên cho bà con người Việt tại Trung tâm Phật giáo Áo ở Vienne. Đến năm 1987 mới tổ chức được một Ban Chấp Hành của Hội Phật tử Việt Nam tại Áo. Nhưng thiếu một điều quan trọng là không có một vị Tăng sĩ Việt nào chịu về đây hướng dẫn các Phật sự. Do đó cứ trầm trầm chứ không vươn lên được. (sẽ tiếp theo sau)
6/- Na Uy từ năm 1982.
Lễ Phật Đản đầu tiên do đồng bào tỵ nạn Việt Nam xin tổ chức tại Oslo ngày 8/5/82. Sau đó tiếp tục xin tổ chức 22/5/83 lễ Phật Đản và 3/9/83 lễ Vu Lan. Quý Thầy từ chùa Khánh Anh được mời về hướng dẫn các buổi lễ nói trên. Nhưng chưa tổ chức được thành Ban Chấp Hành cho toàn Na Uy. Mỗi nơi có một Ban Chấp Hành riêng, không ai chịu lệ thuộc ai.
Do đó qua năm sau vào ngày 12/5/84, Hội Phật Tử Việt Nam ở Bergen làm lễ Phật Đản và trình diện Ban Chấp hành trước. Các thành phố khác cũng lần lượt tổ chức Hội Phật tử Việt Nam tại địa phương và ra mắt Ban Chấp Hành.
Đến ngày 10/12/86 Đại Đức Thích Trí Minh (nay là Hòa Thượng) được Na Uy tiếp nhận từ trại Hồng Kông.
Và ngày 29/1/87 Đại Đức Thích Quán Không (sau khi tịch được tấn phong Thượng Tọa) đến Na Uy từ trại Thái Lan.
Khi có 2 Thầy có mặt ở Oslo, tại đây mới bầu lại Ban chấp Hành và được công bố ngày 7/6/87. (sẽ tiếp sau)
7/- Hòa Lan từ năm 1983.
Sau lễ Phật Đản năm 1983, chúng tôi đi thăm một số Phật tử định cư tại Hoorn, một thành phố nhỏ nằm về phía bắc Hòa Lan. Thành phố này có rất nhiều người Việt tỵ nạn sinh sống ở đây. Lần gặp gỡ này quyết định cho 1 ngày lễ Vu Lan sắp tới được dự tính là ngày 28/8/83. Tại đây chưa có chùa cũng như chưa có Thầy, nên tạm thời mượn nhà đạo hữu Tiết Quốc Hùng làm Niệm Phật Đường.
Năm sau lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày 22/6/84 cũng tại Hoorn và làm lễ ra mắt Ban chấp Hành Hội Phật tử Việt Nam tại Hòa Lan với đạo hữu Nguyễn Quốc Thanh làm Hội Trưởng.
Đại Đức Thích Minh Giác (nay là Thượng Tọa) đến Hòa Lan vào mùa Vu Lan 1986 từ trại tỵ nạn ở Thái Lan và từ đó đến nay Thầy trực tiếp lãnh đạo các Phật sự tại nước này. (sẽ tiếp sau)
8/- Thụy Điển từ năm 1985.
Trên đường đi xe từ Đan Mạch đến Na Uy, phải qua phà 3 tiếng và chạy trên đất Thụy Điển 2 tiếng nữa mới bước vào biên giới của nước Na Uy. Nước Thụy Điển trước 75 rất thân với chế độ Hà nội và Mặt Trận Giải phóng. Bởi vậy họ không muốn nhận người Việt Nam tỵ nạn Cộng sản. Nhưng vào thời gọi là đánh "tư sản mại bản" tống xuất người Hoa ra khỏi Việt Nam, thì Chánh phủ Thụy Điển mới nhận ra chủ trương kỳ thị của Cộng sản Việt Nam. Cho nên họ đón người Hoa vào Thụy Điển nhiều hơn.
Lớp người Hoa này phần lớn ở miền Nam hay sinh trưởng tại miền Nam, nói được tiếng Việt và một số lớn hiểu được văn hóa tín ngưỡng Đạo Phật như người Việt. Nhất là những gia đình hỗn hợp có dâu, rể là người Việt hay ngược lại, nên mỗi khi có việc gì liên hệ đến quan, hôn, tang, tế, thì họ muốn tìm đến các chùa hay quý Thầy Việt thích hợp hơn.
Cho nên, sau khi định cư ở Thụy Điển, những gia đình Hoa (Việt) này liên lạc về chùa Khánh Anh ở Pháp để xin các ngày lễ như Vu Lan, Phật Đản được thỉnh quý Thầy Việt đến làm lễ hay thuyết giảng.
Do đó, sau khi làm lễ tại Na Uy, trên đường về chúng tôi ghé qua Thụy Điển vào ngày 28/9/85 để làm lễ Vu Lan tại thành phố Eskillstuna (cách Stockholm chừng 100km) nơi có nhiều người Hoa định cư. Và bên cạnh người Hoa cũng có một số gia đình Việt ra đi dưới dạng người Hoa, hoặc đổi giấy tờ người Hoa để vượt biên và được nhận vào Thụy Điển. Sau này từ năm 1988 trở đi Thụy Điển có tới 3 ngôi chùa và 3 Thầy Việt đến hoạt động mạnh mẽ hơn. (sẽ tiếp sau)
9/- Bỉ (Liège) từ năm 1985.
Tại thủ đô Bruxelles của Bỉ đã có 2 chùa Việt là chùa Linh Sơn thuộc hệ thống Giáo Hội Linh Sơn và chùa Hoa Nghiêm dưới sự hướng dẫn đạo sư của Cố Hòa Thượng Thích Trung Quán. Riêng tại Liège (cách Bruxelles khoảng 100km) có một Hội Phật giáo Việt Nam ra đời với đạo hữu Nguyễn Kế làm Hội Trưởng thì chưa có Thầy hướng dẫn.
Các đạo hữu trong Hội ở đây, không biết do ai giới thiệu, họ liên lạc về chùa Khánh Anh xin mời chư Tăng sang hướng dẫn lễ Phật Đản. Đó là lý do mà chúng tôi đến làm lễ Phật Đản đầu tiên tại Liège ngày 19/5/85. Sau đó họ tìm cách thuê một nơi trong ngôi trường học để làm chùa đặt tên chùa Tuệ Giác và từ đó đến nay có liên hệ với chùa Khánh Anh và GHPGVNTN Âu châu sau này. (sẽ tiếp sau)
10/- Phần Lan từ năm 1987.
Phần Lan là một nước ở Bắc Âu hay đúng hơn là Đông Bắc Âu, vì biên giới phía Đông của nước này giáp với nước Nga. Về múi giờ, Phần Lan đi trước Pháp, Đức một giờ. Khí hậu dĩ nhiên là rất lạnh. Ấy vậy mà vẫn có đón nhận một số gia đình Việt Nam tỵ nạn đến định cư kể từ cuối thập niên 70.
Mặc dầu Phần Lan lúc đó vẫn còn theo chế độ xã hội, trung lập nhưng lại là thành viên của Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu (và Liên Hiệp Âu châu sau này) cho nên họ mới nhận một số gia đình tỵ nạn Việt Nam. Sau này họ còn rộng rãi nhận thêm 1 số còn tồn động tại các trại tỵ nạn ở Hồng Kông (thường gọi là nhận nhân đạo). Do đó số người tỵ nạn Việt Nam đến Phần Lan tăng lên cho đến nay vào khoảng 3.000 người.
Vào đầu năm 1987, chúng tôi được thư của Bộ Xã hội Phần Lan mời đến Helsinki để làm một buổi lễ Phật giáo cho những Phật tử Việt Nam tỵ nạn tại đây, vì không có Thầy hướng dẫn.
Chúng tôi đến Helsinki làm một lễ cầu an và An vị Phật vào ngày 7/2/1987. Đây là một Trung Tâm mới xây cất riêng cho người tỵ nạn Việt Nam tại vùng Malmi. Trong Trung Tâm này họ lấy ra một phòng làm nơi thờ Phật như một Niệm Phật Đường. Và tôi được mời qua làm lễ An Vị Phật nơi đây. Sau đó chúng tôi nhờ bộ Xã hội của Phần Lan đứng bảo lãnh một Thầy còn trong trại tỵ nạn ở Hồng Kông đưa qua để hướng dẫn Phật tử. Và tiếp theo, lập Hội lấy tên là Hội Phật tử Việt Nam tỵ nạn tại Phần Lan. (sẽ tiếp sau)
11/- Ái Nhĩ Lan (không nhớ rõ năm nào, có lẽ cuối thập niên 90).
Ái Nhĩ Lan tức Irlande là một đảo nhỏ nằm sát bên trái nước Anh. Cho nên luôn luôn có sự tranh chấp với nước to tổ bố này. Nhất là về tôn giáo. Phía Bắc đảo này chịu ảnh hưởng Tin lành (Anh giáo) từ nước Anh truyền qua rất mạnh. Phía Nam theo Thiên chúa giáo La Mã. Cuộc chiến khi nóng khi lạnh, kéo dài lê thê, đến nay vẫn chưa yên. Kinh tế tương đối ổn định, nhưng người dân "Ái" thích sống tự do đi lang thang nay đây mai đó. Và trước đây còn có phong trào di dân "tỵ nạn" qua xứ khác. Cho nên, ít nhất trong lịch sử, đã có 3 đời Tổng Thống Hoa Kỳ xuất thân từ nước Ái này.
Nhưng Ái là một thành viên của Cộng Đồng Kinh tế Âu châu (và nay là Liên Hiệp Âu châu). Bởi vậy khi có phong trào vượt biên thì có một số đồng bào Việt được nhận về đây định cư. Nghe đâu lúc đầu chỉ năm ba gia đình. Nhưng từ vài gia đình mà bảo lãnh đoàn tụ bây giờ lên con số cả nghìn người. Kinh tế thịnh hành nhất cho bà con ta là ngành "take away" tức bán thức ăn (biến chế sẵn) mang đi.
Chúng tôi đến đây do lời mời của Ni Sư Thích Nữ Thanh Hà (bây giờ là Sư Bà, định cư ở Hoa Kỳ) làm một lễ An vị Phật nơi một ngôi nhà mà Ni Sư đã "cải gia vi Tự".
Sau này, chúng tôi cũng có dịp sang "Ái" vài lần nữa trong các ngày lễ lớn của Phật giáo hay lễ tang của vài gia đình. Nhưng Phật tử ở đây chưa kết hợp được nên chưa phát triển được gì nhiều hơn nữa. Vả lại, vì gần nước Anh và lục địa Âu châu, cho nên thỉnh thoảng có dịp họ liên lạc và tham gia các Phật sự ở những nơi gần nhất. (sẽ tiếp sau)
12/- Nước Nga từ năm 1993.
Đối với chúng ta, nước Nga có cái gì hơi khác một chút. Nhất là sau khi nước Nga từ giã chế độ Cộng sản vào năm 1991 dưới thời Yelsin, thì cái nhìn về nước Nga lại còn thêm khác lạ hơn. Gần như từ một thái cực này chuyển sang thái cực khác.
Vào mùa xuân năm 1993 bỗng nhiên tôi nhận được thư mời đi dự một hội nghị về nhân quyền tổ chức tại Mạc Tư Khoa, thủ đô nước Nga. Theo dõi trên danh sách các tổ chức tham dự, tôi thấy tổ chức người Việt khá nhiều và trong số đó người quen cũng thấy đông đông. Thế là tôi quyết định đi ngay.
Thực ra, hội nghị chỉ là cái cớ còn chính là để có dịp quan sát, học hỏi. Nhất là có cơ hội tiếp xúc với người Việt sinh sống tại Nga, những người có tín ngưỡng nói chung và Phật giáo nói riêng.
Khi đến Nga, tôi được đón về một nơi (nếu không lầm) gọi là Nhà Khách của Viện Hàn Lâm Khoa Học. Không có ấn tượng gì đặc biệt. Chỉ có một kỷ niệm khó quên là vào khoảng nửa đêm, một ông khách người Canada (dường như là nghị sĩ gì đó) la hoảng lên đòi đổi khách sạn khác vì ông khám phá ra trong phòng ông có nhiều con dán bò lên. Tôi bắt đầu để ý, trong phòng tôi cũng có xuất hiện như vậy. Nhưng tôi nghĩ thôi thì "nhập gia tùy tục" ít nhứt vài bữa thử xem.
Hội nghị chẳng có gì mới lạ. Mới lạ hay không là những người Việt tôi gặp xung quanh hội nghị. Họ là những người làm việc thiện nguyện. Hỏi ra họ cũng như chúng tôi, nhân hội nghị này để gặp những người đồng hương từ các xứ lạ tới. Họ làm những việc giúp đỡ linh tinh như thông dịch khi mua đồ kỷ niệm hay chỉ dẫn đường đi taxi đến chỗ nọ chỗ kia...
Nhân một buổi hội thảo lòng dòng gì đó, tôi lẻn ra ngoài, gặp một bác hơi lớn tuổi, tôi hỏi và nhờ bác chỉ đường ra bưu điện. Bác Việt Nam này chẳng những chỉ mà còn đích thân dắt đi luôn. Qua câu chuyện, tôi biết bác sống ở Nga khá lâu, có vợ người Nga và ông cũng là một nạn nhân của chế độ độc tài Cộng sản Việt lẫn Nga. Ông không về xứ và cũng không muốn về xứ trong lúc này. Câu chuyện của ông dài dòng lắm. Và ông hẹn một ngày nào sau hội nghị sẽ mời đến nhà thăm.
Sau này, chúng tôi có đến nhà thăm. Biết ông là người gốc Huế, có tín ngưỡng Phật giáo. Chúng tôi đề nghị hay là ông bà đứng ra lập một nhóm Phật tử tại Nga để thỉnh thoảng mời quý Thầy qua sinh hoạt để được quen biết, học hỏi thêm về Phật pháp, nhất là lúc này không khí nước Nga có phần cởi mở.
Không ngờ, chính đây là nhân duyên để sau này 2 ông bà đứng ra vận động thành lập Hội Phật Giáo Thảo Đường và Niệm Phật Đường tại Mat-Cơ-Va.
Và sau đó có nhiều đại lễ Phật Đản, Vu Lan được tổ chức. Và nhiều chư Tăng Ni Việt Nam lần lượt đến hoằng pháp tại Hội Phật Giáo Thảo Đường. Rồi chế độ Yelsin đổi qua chế độ Putin, con đường thênh thang bị hạn chế, co cụm, thâu hẹp. Nhưng 2 ông bà và một số ít anh chị em Phật tử vẫn cố gắng duy trì sinh hoạt của Niệm Phật Đường. Ông đây chính là ông Nguyễn Minh Cần sau này quy y có pháp danh Thiện Mẫn. Còn bà, dĩ nhiên là có một tên Nga rất dài, nhưng cũng đã quy y có pháp danh là Thiện Xuân.
(còn tiếp)
Bài này do Thích Nguyên Tạng góp nhặt từng kỳ trên Bản Tin Khánh Anh và được Đạo hữu Thanh Phi và Đạo hữu Nhật Hưng giúp sửa lỗi chính tả từ bản đánh máy vi tính . Chân thành cảm ơn TT Quảng Đạo, NS Diệu Trạm và Đh Tâm Nghĩa đã gởi cho những bản tin Khánh Anh từ năm 2000 đến nay để hoàn chỉnh tập hồi ký này của Cố HT Thích Minh Tâm (post vào mạng ngày 31-10-2014)
***