Chùa Thiên Mụ
một danh lam thắng cảnh tuyệt vời của Thừa Thiên - Huế
Có khá nhiều câu chuyện huyền thoại liên quan đến lai tích của chùa Thiên Mụ. Lúc đầu quả đồi được đặt tên là Thiên Mụ Sơn (núi bà Trời). Sau khi chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613) vào trấn Thuận Hoá, một lần qua đây chơi nghe kể chuyện, liền tự nhận mình là vị chân chúa ấy, nên cho xây dựng chúa và đặt tên là Thiên Mụ tự.
Ngôi chùa đã có tại chỗ từ trước năm 1555, vì trong sách Ô Châu Cận Lục viết vào thời điểm ấy, tác giả Dương Văn An đã từng nói đến ngôi chùa cổ này rồi. Có lẽ hồi ấy chùa còn đơn sơ nhỏ hẹp, kiến trúc chưa qui mô to lớn như về sau. Khi chúa Nguyễn Hoàng vào Nam (1558) một dạo đến đây chơi vui, vừa có được nhưng gợi hứng tốt đẹp từ ngôi chùa cổ, vừa thấy rõ ở đây phong cảnh thoát tục hữu tình, nêm năm 1601, Chúa cho xây dựng lại ngôi chùa một cách chính thức, chùa trở thành khang trang hơn.
Năm 1665, chùa được chúa Nguyễn Phúc Tân cho trùng tu.
Cuối năm 1695, hoà thượng Thạch Liêm (Thích Đại Sán) ở Quảng Đông được chúa Nguyễn Phúc Chu mới qua hoàng dương chánh pháp tại đây. Chùa càng trở nên nổi tiếng.
Năm 1710, chúa Nguyễn cho đúc Đại hồng chung và viết một bài ký kể khắc vào chuông. Năm 1714, Chúa sai Chường cơ Tổng Đức Đại đứng ra trông coi việc trùng tu và mở rộng ngôi chùa: xây thêm nhiều điện đài, đình viện, nhà cửa. Tất cả có đến vài chục công trình kiến trúc, nơi nào cũng huy hoàng tráng lệ. Công tác kéo dài 1 năm. Khi xong, chúa lại viết một bài ký, cho khắc vào bia đá để kỷ niệm, và nhờ người qua Trung Quốc thỉnh hơn 1000 bộ kinh sách Phật giáo về chùa.
Dưới thời Tây sơn (1786-1801), vua Gia Long và vua minh mạng cho tu sửa lại. Năm 1884, để kỷ niệm bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long) thọ 80 tuổi (Bát tuần Thánh thọ), vua Triệu Trị của Thống chế Hoàng Văn Hậu đứng ra điều khiển công cuộc kiến trúc lại ngôi chùa một cách qui mô: xây thêm tháp Phương Duyên, đình Hương Nguyện, dựng hai tấm bia ghi chép thơ văn của nhà vua. Dưới thời Tự Đức, sau những thất bại dồn dập trong việc nước, việc nhà, Chúa nghĩ có lẽ dùng chữ “Thiên” đã động đến trời, cho nên danh từ “Thiên Mụ” có đổi ra “Linh Mụ” trong một thời gian (1862-1869).
Năm 1899 để đóng góp công sức cho chùa nhân dịp lễ Cửu tuần Đại Khánh Tiết (mừng thọ 90 tuổi) của bà Từ Dũ (vợ vua Triệu Trị), vua Thành Thái cho bộ Công “đại gia tu bổ” tháp Phước Duyên và dựng bia kỷ niệm.
Năm 1904 một trận bão dữ dội nhất xưa nay ở Huế đã gây cho chùa nhiều thiệt hại nặng nề, trong đó có đình Hường nguyên bị sụp đổ. Ba năm sau (1907) chùa được trùng tu.
Năm 1920 vùa Khải Định lại cho dựng bia đá gần tháp Phước Duyên để khắc một bài thơ ngự chế ca ngợi cảnh chùa.
Cuối cùng, chùa Thiên Mụ được tu sửa lớn một lần nữa vào cuối năm 1957. Trong đợt này, phần lớn các bộ phần kiến trúc trong điện Đại Hùng đều được thay thế bằng bê tông giả gỗ.
Xưa nay, bất cứ ai đến viếng cảnh chùa cũng đều thừa nhận rằng người chọn vị trí làm chùa là một Phật tử có trình độ thẩm mỹ rất cao. Kiến trúc ngôi chùa được lồng vào trong một ngoại cảnh thiên nhiên nên thơ tĩnh mịch. Nó thích hợp với Phật tính ở chỗ vừa cách biệt với những sinh hoạt tục luỵ của thế nhân, nhưng lại vừa gần gũi đối với những người Phật mộ đạo ở chốn thị thành cách đó chưa đầy 4 km.
Ngọn đồi khởi nghĩa quảng đất bằng, được nâng lên thêm bởi ngọn tháp Phước Duyên uy nghi cao cả. Dòng sông Hương thanh khiến uốn trước chùa như để rửa sạch bụi đời cho tâm hồn và thể xác những người hướng đến và tìm về đạo pháp.
Toàn bộ các công trình kiến trúc của chùa đều nằm trên một ngọn đồi có bề mặt hình chữ nhật (280X100cm) chạy theo hướng bắc nam. Chùa lại được bao bọc bởi khuôn tường thành xây bằng đá mang hình dạng một con rùa thò đầu xuống để uống nước sông Hương.
Vào thời cực thịnh của chùa, mặt độ kiến trúc nơi đây thật dày đặc, vì mấy chục công trình. Ngay từ bấy giờ các nhà qui hoạch đã chia khuôn viên chùa ra làm hai khu vực, cách biệt nhau bởi cửa tam quan: khu vực ở trước có mặt bằng như cái đầu rùa, là nơi xây dựng những công trình kiến trúc mang tính kỷ niệm như bia đá, chuông đồng... và khu vực ở sau, thân rùa, dành để xây cất các điện thờ Phật và các nhà tăng, nơi các nhà săn ở tu hành, tụng niệm.
Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1715) mật độ kiến trúc ở phần sau dày hơn ở phần trước, nhưng từ thời vua Thiệu Trị (1846) và nhất là thời Thành Thái (1904), thì ngược lại vì phần sau bị hư hại nhiều, phần trước xây dựng thêm.
Hiện nay được đánh giá cao nhất trong chùa là công trình nghệ thuật sau đây:
- Phước Duyên Bửu Tháp: Tháp hình bát giác cao 7 tầng (21m) dưới lớn trên nhỏ. Số 7 là con số linh của đạo phật. Hệ thống bậc cấp trước chùa cũng tính theo số 7. Trong tháp có hệ thống bậc thang xây cuốn từ dưới lên trên, chỉ trừ giữa tầng thứ 6 và tầng thứ 7 là phải dùng cái thang di động bằng gỗ và cái cửa với chìa khoá đặc biệt, vì ở tầng trên cùng này xưa kia có thờ tượng Phật bằng vàng.
- Đại Hồng Chung: Chuông cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 2,025kg, là một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng rất xuất sắc của Việt Nam đầu thế kỷ XVIII. Mặt trên quả chuông có 8 chữ “Thọ” khắc theo lối chữ triện, ở giữa thân chuông chia làm 4 khoảng, khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu và chạm nổi những hình ảnh long, vân, nhật, tinh: ở phần dưới khắc hình bát quái và thủy ba.
- Bia thời vua chúa Nguyễn Phúc Chu: đây là một tấm bia đá thanh khá lớn, cao 2,6m rộng 1,25m, dựng trên lưng một con rùa bằng đá cẩm thạch dài 2,2m, rộng 1,6m đều được khắc chạm uyển chuyển, tinh vi. Bộ tác phẩm bằng đá này mang giá trị cao và nghệ thuật của thời các chúa Nguyễn.
- Điện Đại Hùng: đây là ngôi điện chính trong chùa, một công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga. Trong lần trùng tu năm 1957, ngoại trừ hệ thống rui và đòn tay, còn tất cả cột, kèo, băng, bệ... đều xây bằng bê tông và phủ bên ngoài một lớp sơn giá gỗ.
Trong điện, ngoài những tượng Phật bằng đồng sáng chói, còn treo một cái khánh đồng khá lớn chạm hình nhật nguyệt, tinh tú và khắc những dòng chữ cho biết khánh này do một vị quan người Quảng Trị là Trần Đình Ân thuê đúc năm 1677 để cúng cho chùa, và treo một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng do tự tay chúa, và treo một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề năm 1714.
- Đình Hương Nguyên cũ: một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ rất đặc biệt của thời vua Triệu trị (1841-1847) mà hiện nay còn bảo lưu được ở chùa Thiên Mụ là bộ sườn của đình Hương Nguyên. Đình Hương Nguyên đựơc xây trước mặt tháp Phước Duyên. Trong trận bão năm Thìn (1904) đình bị đổ. Để cho không gian tại đây được thoáng, sau đó người ta đã đem ngôi đình cũ vào dựng lại tại nền điện Di Lặc xưa để thờ Đức Địa Tạng. Đây là nguyên mẫu một ngôi nhà tứ giác độc đáo của 150 năm trước. Đứng trong nhà nhìn lên, chúng ta thấy hình bát quái được cấu trúc khéo léo ở cái nóc duy nhất ở chính giữa. Có một số thơ chữ Hán được khảm nổi trên panô trang trí ở các liên ba.
Chùa Thiên Mụ bảo lưu được một số văn vật quí báu lâu đời của Phật giáo. Thiên nhiên và kiến trúc ở đây hài hoà với nhau đến mức hoàn chỉnh. Với kiến trúc uy nghiêm cổ kính, với cảnh trí thành thoát nên thơ, chùa Thiên Mụ có thể xem là một danh lam thắng cảnh tuyệt vời của đất nước.
Nguồn: hanoi.vnn.vn.
Những phát hiện thú vị tại chùa Linh Mụ
Mặt ngoài một ô thơ được phát hiện |
Công trình trùng tu chùa Linh Mụ (hay còn gọi là Thiên Mụ) do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, làm chủ đầu tư, khởi công cách đây hơn một năm, hiện đang được tiếp tục thi công các hạng mục quan trọng, trong đó có đình Hương Nguyện. Tại đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một vấn đề khá lý thú...
Theo đó, không biết từ bao giờ, ô thơ trên các bức liên ba đã được sắp xếp không đúng thứ tự. Đặc biệt hơn, trong khi triệt giải để thi công, các nhà chuyên môn còn phát hiện thêm, mặt ngoài của các ô thơ chữ Hán trên còn có những bài thơ chữ Hán khác, mà do để bảo vệ công trình nhà chùa đã dùng một lớp nhớt luyn quét lấp.
Mặt rồng tại tam quan chùa Linh Mụ đã bị đục và trám trét lại sau khi làm xuất lộ - ảnh: Bùi Ngọc Long |
Theo nhà nghiên cứu Phạm Đức Thành Dũng, người trực tiếp nghiên cứu và đề xuất việc sắp xếp thứ tự các ô thơ trên các bức liên ba của đình Hương Nguyện, tại đây có 32 ô thơ chữ Hán được chạm khắc tinh tế, độc đáo (trình bày theo nguyên tắc xếp xuôi - ngược trái chiều nhau, trên cùng một bức) ở cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Trong đó, 8 ô thơ nằm tách biệt ở khung liên ba trên là hai bài thơ Vân Sơn thắng tích và Linh Quán khánh vận, nằm trong chùm thơ Thần Kinh nhị thập cảnh của Vua Thiệu Trị, đã được sắp xếp rất mạch lạc và thứ tự từ phải sang trái. Riêng 24 ô thơ ở khung liên ba dưới, có 6 bài thơ thất ngôn bát cú (mặt trong) và 6 bài thơ thất ngôn bát cú (ở mặt ngoài). Đây là những bài thơ mà không biết từ khi nào tiền nhân đã sắp xếp sai thứ tự. Và ông Phạm Đức Thành Dũng đã đặt ra hai giả thiết: 1/ Có thể tiền nhân đã cố tình sắp xếp ngẫu nhiên để vấn thế (chơi chữ văn học); 2/ Do sai sót trong các lần trùng tu đình Hương Nguyện đã dẫn đến việc sắp xếp sai vị trí của các ô thơ. Giả thiết về khả năng vấn thế ngẫu nhiên, sau khi tính toán xác suất bằng phép giai thừa, ông Dũng cho biết rất khó xảy ra vì xác suất chỉ là 1 trên khoảng 862 tỉ tỉ lần. Đồng thời, đình này là một công trình gắn liền với nghi lễ, tôn giáo thuộc kiến trúc cung đình nên không thể có việc chơi chữ văn học ở đây.
Hình bát quái đồ sai các quẻ và được đặt sai phương |
Cùng với việc phát hiện ra các ô thơ được sắp xếp không đúng vị trí, tại công trường các nhà nghiên cứu còn phát hiện: tấm bát quái đồ đặt ngay vị trí trung tâm kết nối các vài kèo, hướng từ trên xuống cũng được đặt sai phương hướng (quẻ Càn nằm không đúng phương vua - phương Nam) và ngoài ra còn thiếu mất một quẻ và có hai quẻ trùng nhau. Trước đó, trong khi tách bóc các lớp màu vôi vữa trên các bức tường của chùa Linh Mụ, các họa sĩ cũng đã làm phát lộ ra "bản gốc" nhiều hoa văn, họa tiết được trang trí trên cửa tam quan, và các bức tường, bờ nóc... nhưng đã bị phủ lên rất nhiều lớp màu khác nhau. Thậm chí, ngay cả những bức họa rồng 5 móng cũng đã bị trám trét, hoặc đục phá. Giải pháp mà các nhà trùng tu lần này đã lựa chọn là để lại một số dấu vết hoa văn, họa tiết đã được làm xuất lộ để cho mọi người có thể hiểu được dấu ấn lịch sử mà di tích đã trải qua.
Trở lại vấn đề vị trí sắp xếp các ô thơ, sau khi phát hiện mặt ngoài cũng có các ô thơ được đặt rất lộn xộn, ông Phạm Đức Thành Dũng đặt vấn đề: Nếu sắp xếp mặt trong thành các bài thơ hoàn chỉnh mà mặt ngoài cũng phù hợp thì có thể đó là lời giải cho việc sắp xếp lại vị trí các ô thơ. Từ cách đặt vấn đề này, ông Dũng đã sắp hoàn chỉnh cả 12 bài thơ cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Cũng cần nói thêm rằng, tất cả 14 bài thơ trên các bức liên ba của đình Hương Nguyện đều là thơ ngự chế (thơ do vua làm), trong đó có 2 bài thơ trong chùm thơ Thần Kinh nhị thập cảnh đã được nhận diện và một số bài khác trong tập Ngự đề danh thắng đô hội thi tập của Vua Thiệu Trị. Như vậy, nếu tìm ra các bài thơ còn lại còn lưu giữ trong các văn bản cổ để đối chiếu thì vấn đề sẽ được sáng tỏ.
Bùi Ngọc Long
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn
---o0o---
Các ngôi chùa ở Thừa Thiên Huế
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường