Đó là ngày đầu tiên tôi chuyển đến lớp bảy trường Miss Hargrove. Với “người mới đến” như tôi việc hòa nhập vào môi trường mới thật không dễ dàng, vì vậy trong thời gian này tôi rất lo lắng. Sau khi được giới thiệu trước lớp, tôi đã cố mỉm cười rồi đi đến chỗ mình ngồi và mong rằng mọi người sẽ chú ý đến mình.
Giờ ăn trưa thật ngạc nhiên thú vị khi bọn con gái kéo đến ngồi chung bàn với tôi. Bọn họ nói chuyện thật thân thiện, vì vậy tôi bắt đầu cảm thấy thoải mái. Những người bạn mới làm tôi hòa nhập thật nhanh với ngôi trường mới, với thầy cô giáo và những đứa bạn khác. Không bao lâu sau lũ bạn kể cho tôi nghe về Mary Lou English. Thật sự cô ấy tự gọi mình là Mary Louise.
Luôn tỏ vẻ đứng đắn, một cô gái trẻ với nét mặt nghiêm nghị và những bộ quần áo lỗi thời, cô nàng không xấu, nhìn không đến nỗi buồn cười. Tôi nghĩ cô ta khá xinh xắn, nhưng tôi không đủ nhạy cảm để nói lên điều đó. Đôi mắt đen sẫm và nước da màu olive, mái tóc dài và đen như tơ, nhưng cô ta lại uốn xoắn như ống điếu!
Chỉ có điều cô ta mang giày, chiếc váy len dài bằng lông cừu còn hồ trông rất cứng, chiếc áo cánh có nhiều riềm xếp đầy những hình ảnh trông rất "nhà quê". Bọn con gái thường thì thầm và cười khúc khích. Mary Lou không buồn đưa mắt nhìn khi bước qua bàn chúng tôi, cằm vẫn giữ cao với một “quyết tâm sắt”. Cô ta không trò chuyện với ai và chỉ ngồi ăn một mình.
Sau giờ tan trường, bọn con gái rủ tôi tham gia vào trò vui trước trường. Tôi rất hồi hộp nhưng vẫn thử làm thành viên của nhóm. Chúng tôi chờ. Tôi không biết chờ tới lúc nào, tôi muốn về nhà ngay nhưng tôi cũng cố nán lại.
Một lúc sau, Mary Lou bước xuống những bậc thang, ngay lập tức những cánh tay quấn quanh chiếc ba lô của cô ta. Những lời mắng nhiếc, trêu chọc, khiếm nhã, một chút bình luận và chế giễu từ bọn con gái bắt đầu. Tôi hơi chần chừ nhưng rồi cũng nhanh chóng gia nhập.
Càng tiến gần cô ta tôi càng hăng lên. Những lời lẽ đầy hằn thù, thấp kém, hèn hạ mà chưa bao giờ tôi dám nghĩ tới cứ tuôn ra từ miệng tôi. Bọn con gái lùi lại phía sau reo hò cổ vũ. Được khuyến khích, tôi giật mạnh dây da quai ba lô và sau đó đẩy Mary Lou ngã chúi xuống. Mọi người cười thật to và đứng về phía tôi. Tôi đã trở thành thủ lĩnh của nhóm.
Nhưng lúc ấy tôi không lấy gì làm tự hào. Một điều gì đó bên trong làm tôi cảm thấy tổn thương. Nếu bạn đã từng ngắt bỏ đôi cánh của một chú bướm, bạn biết tôi đang cảm thấy thế nào.
Mary Lou gượng đứng dậy, nhặt lại sách vở – không có một giọt nước mắt hoặc một sự đáp trả – cô bỏ đi. Cô ta vẫn ngẩng cao đầu dù một dòng máu nhỏ đang rỉ xuống từ vết thâm tím ở đầu gối. Tôi nhìn cô ta di chuyển chậm chạp, khó khăn về phía cuối đường.
Tôi rời khỏi lũ bạn đang cười đùa vui vẻ và chợt trông thấy một người đàn ông đứng bên cạnh chiếc xe. Ông có đôi mắt đen sẫm và khuôn mặt đĩnh đạc. Đó là cha của Mary Lou., ông đứng im lặng và nhìn cô con gái tội nghiệp đang đi về phía mình, có vẻ ông tôn trọng thái độ của Mary Lou. Đôi mắt ông ánh lên nỗi đau buồn và đi kèm là niềm tự hào. Khi tôi đi ngang qua, ông chỉ nhìn tôi trong sự nín lặng với đôi mắt nhòa lệ. Điều đó càng khiến tim tôi thêm đau nhói và xấu hổ. Ông không nói một lời nào.
Sau này không một lời rầy la từ thầy cô hay giáo huấn từ cha mẹ lại có sức lay động, khiến trái tim tôi ray rứt như ánh mắt của người cha ấy. Ánh mắt của người cha ấy đã dạy tôi thế nào là sự tử tế, sức mạnh của tình thương và biết tôn trọng phẩm giá con người. Tôi không bao giờ tham gia vào đám đông người để dửng dưng với sự đau khổ của người khác và cũng không lần nào làm đau người khác cho lợi ích của chính mình.