Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trường Hạ Quảng Đức (2004)

24/05/201318:47(Xem: 2874)
Trường Hạ Quảng Đức (2004)

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Ðại Lợi-Tân Tây Lan

kyeu-quangduc (1)

Kỷ Yếu

Trường Hạ Quảng Ðức

Lời ngỏ

Theo truyền thống Tăng Già, hằng năm chư Tăng Ni khắp nơi đều nhóm họp một nơi để kiết giới an cư, hầu thúc liễm thân tâm,trau dồi Giới, Ðịnh, Tuệ, ba môn vô lậu học, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày bận rộn hoằng pháp lợi sanh.

Tại quê nhà, chư Tăng Ni thường tác pháp an cư kiết hạ từ ngày 16 tháng 4 đến ngày 16 tháng 7 âm lịch, đúng theo truyền thống “ tam nguyệt an cư, cửu tuần tu học” (ba tháng cấm túc an cư, chín mươi ngày chuyên tinh hành trì tụ học). Tuy nhiên khi PGVN truyền ra hải ngoại, vì hoàn cảnh, địa dư, thời tiết khác biệt đối với quê hương nên khóa an cư cũng theo đó mà thay đổi để phù hợp với thời đại.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Ðại Lợi – Tân Tây Lan được thành lập năm 1999, quy tụ hầu hết các tự viện trên toàn liên bang Úc, mỗi năm đều qui tụ lại một trú xứ được chọn trước để an cư tu tập trong mười ngày.

Bốn kỳ an cư trước đây được tổ chức tại Chùa Pháp Hoa, South Australia (2000), Chùa Pháp Bảo, New South Wales (2001), Chùa Linh Sơn, Victoria (2002), Tu Viện Vạn Hạnh, thủ đô Canberra (2003) và năm nay, khóa An Cư Kiết Ðông được tổ chức tại Tu Viện Quảng Ðức, thành phố Melbourne, Victoria.

Tập Kỷ Yếu này ghi nhận hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Quảng Ðức 2004 như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu và thân tặng các pháp hữu gần xa.

Dù hết sức cố gắng trong khả năng, tuy nhiên những thiếu sót chắc chắn không sao tránh khỏi. Kính mong Chư Tôn Ðức và quý Phật tử hoan hỷ góp ý và bổ chính.

Trân trọng,

Ban Thực Hiện Kỷ Yếu Trường Hạ ^

Phật Lịch 2548

Số 03/VTT/TT

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN TĂNG THỐNG

HUẤN TỪ CỦA ĐỨC TĂNG THỐNG

NHÂN MÙA AN CƯ PL. 2548

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính Thưa chư Đại Đức Tăng, cùng Bốn Chúng đệ tử.

2548 năm trôi qua kể từ khi hình ảnh của đấng Chí tôn khuất dấu vô thường giữa rừng Câu-thi-na u tịch. Từ đó cỗ xe chuyển dịch tuần hoàn vẫn tiếp tục lăn bánh, để lại sau nó những vết tích của phú cường và huỷ diệt, bạo lực và nhân ái; rải rác đó đây, trên những sa mạc khô cằn, trong những đô thị trù phú, loài người đã góp nhặt từng giọt máu đào, từng giọt nước mắt để tích luỹ thành kiến thức, tạo dựng thành văn minh; từ những giá trị cá biệt là căn nguyên xung đột giữa các cộng đồng tôn giáo, dân tộc, dần tiến tới những giá trị phổ quát phản ánh khát vọng và tâm nguyện muôn thuở của con người. Những giá trị phổ quát, những quyền cơ bản làm nên giá trị hiện hữu của con người càng lúc càng được thừa nhận trong các cộng đồng dị biệt của nhân loại, coi đó như là điều kiện thiết yếu tạo dựng một xã hội hoà bình, an lạc, hoá giải hận thù, xoá bỏ bất công, áp bức gây nên bởi tham vọng quyền lực, cuồng tín giáo điều. Thông điệp bao dung, hỷ xả mà đức Thích Tôn trao truyền cho các chúng Thanh văn và Bồ tát, tỏa sáng bằng các phẩm tính từ bi và trí tuệ của tuệ giác vô thượng, ngày nay dần dần được nhân loại đón nhận như là dấu hiệu chỉ đường cho một thế giới nội tâm an lạc trong một thế giới đầy sợ hãi vì bạo lực điên cuồng.

Thông điệp ấy được truyền vào đất nước Việt nam cũng đã 2000 năm. Đức tính bao dung và những giá trị phổ quát của phẩm giá con người được hàm chứa trong đó đã từng là nguồn lực sinh tồn tác động, hình thành ý thức dân tộc. Mỗi dân tộc, trong điều kiện địa lý và lịch sử cá biệt, bằng vô vàn đau thương và khổ luỵ của nhiều thế hệ tiếp nối, đã tạo dựng nên những giá trị truyền thống, có đủ sức mạnh ý chí để tự khẳng định sự tồn tại của mình bình đẳng với mọi dân tộc khác, dù lớn hay nhỏ. Đó là bài học lịch sử được viết bằng tâm nguyện hy sinh vô uý của lịch đại Tổ Sư, của nhiều thế hệ Phật tử anh hùng, mà ngày nay hết thảy chúng đệ tử Phật, xuất gia cũng như tại gia, cần phải tư duy chiêm nghiệm, tự trang bị cho mình nhận thức chân chính, để nhờ đó mà tăng trưởng tâm nguyện bồ đề, sức mạnh dũng cảm vô uý. Nếu không được như thế, cộng đồng Phật tử Việt nam sẽ chỉ hiện diện như những hội đoàn ô hợp đấu tranh theo quyền lợi thế tục, mà công phu hành trì, công việc Phật sự lại chỉ tập trung vào những hình thức bên ngoài và nghi lễ cúng bái.

2548 năm, giáo pháp của đức Thích Tôn được truyền bá lan dần từ Đông sang Tây, từ cận vùng Nam cực cho tới vành đai Bắc cực, bằng phương tiện duy nhất là thuyết giáo mà không bạo lực hận thù, chỉ thấm nhuần hương vị duy nhất là giác ngộ và giải thoát. 2000 năm lịch sử truyền thừa trên đất Việt, cũng thuần một hương vị duy nhất được hòa quyện bất khả phân bởi tinh hoa dân tộc và đạo pháp. Đó là ý nghĩa tồn tại, mà cũng là sứ mạng, của các cộng đồng Phật tử Việt nam trong đại khối cộng đồng dân tộc.

Năm nay, cũng như hằng nghìn năm trước, Tăng già và Phật tử Việt nam cúng dường ngày đản sinh của đức Từ phụ, đấng Đạo sư của chư thiên và nhân loại, bằng tín tâm thanh tịnh, bằng công hạnh tu trì được tích lũy, đốt nén tâm hương giới định huệ, cầu nguyện an lạc cho mình và cho nhiều người, ích lợi trong đời này và đời sau.

Kính thưa Chư liệt vị, Ngay sau ngày Phật đản, là ngày Tăng già Việt nam, gồm cả hai bộ Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, kiết giới an cư theo truyền thống Bắc phương. Mặc dù do sự sai biệt phong thổ, lịch pháp và tập quán xã hội nên ngày tháng an cư của hai hệ truyền thừa Nam Bắc không đồng, nhưng tất cả đều dựa trên một nền tảng Tỳ-ni tạng, với những học xứ tương đồng của giới bổn Biệt giải thoát. Nhân dịp này, tôi kính gởi đến toàn thể Tăng già Viêt nam, chư Đại đức tỳ kheo và tỳ kheo ni; gởi đến toàn thể bốn chúng đệ tử Phật, lời thăm hỏi và chào mừng ngày mới của Mùa an cư 2548 như là lời chúc tụng đầu năm trong đời sống đạo hạnh.

Mùa an cư, các chúng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, trong từng trú xứ riêng biệt, cùng hòa hiệp và thanh tịnh trong đồng nhất trú xứ, và đồng nhất thuyết giới; là nền tảng phước điền cho các chúng đệ tử xuất gia cũng như tại gia, lấy đó làm y chỉ để tăng trưởng đạo lực, vun bồi gốc rễ phước lạc nhân thiên và đạo quả Niết bàn.

Cũng nhân đây, tôi xin nhắc lại bảy pháp bất thối mà đức Phật đã chỉ dạy mà chúng Tỳ kheo và tỳ kheo ni cần phải học tập, chấp hành; y chỉ trên đó mà tu trì để tăng trưởng đạo lực cho mình và đồng thời củng cố bản thể thanh tịnh và hòa hiệp của Tăng già, không bị lôi cuốn vào các sự nghiệp thế gian, không bị chi phối và sử dịch bởi các cộng đồng thế tục. Nguyên lai pháp bất thối được Phật công bố do bởi Đại thần Vũ Xá theo lệnh vua A-xà-thế thỉnh ý đức Phật về ý đồ xâm lược và trấn áp bộ tộc Bạt-kỳ, ỷ thị sức mạnh của Vương quốc Ma-kiệt-đà hùng cường. Nhân đó, Phật khiến A-nan tập họp tất cả chúng tỳ kheo trong phạm vi thành Vương xá để nghe đức Phật công bố bảy pháp bất thối. Cũng như một dân tộc không bị đánh bại và khuất phục, nếu dân tộc ấy có đầy đủ bảy pháp bất thối; cũng vậy, chúng Tỳ kheo sẽ không thể bị khống chế bởi bất cứ sức mạnh dẫu hung tàn như thế nào của thế lực cường quyền, nếu chúng Tỳ kheo sống hòa hiệp bằng bảy pháp bất thối. Bằng vào ý thức tự giác, chứ không bằng vào sự cưỡng chế pháp luật, đức Phật công bố bảy pháp bất thối, mà Tăng trong một trú xứ nếu không y giáo phụng hành, chúng tỳ kheo ở đó chỉ là một tập thể ô hợp, nghĩa là như bầy quạ khi có lợi thì cùng tụ nhau lại kêu la inh ỏi, khi hết lợi thì tan tác bay đi. Bảy pháp bất thối như sau:

  1. Các tỳ kheo thường xuyên tập họp đúng theo các qui định bởi Luật tạng, để giảng luận Chánh pháp, chứ không phải tập họp để tuyên dương tán tụng sức mạnh quyền lực thế gian, khiến cho các tỳ kheo trong trú xứ cùng sinh hoạt hòa thuận.

  2. Các tỳ kheo phải tụ họp trong tinh thần hòa hiệp không tranh chấp, giải tán trong tinh thần hòa hiệp không tị hiềm, nghi kỵ, và chấp hành các Tăng sự trong tình cảm nhiệt thành.

  3. Chúng tỳ kheo không tùy tiện quy định và ban hành những luật lệ không đáng được ban hành, không thích hợp; cũng không được tự tiện sửa đổi, bải bỏ những luật lệ đã được ban hành từ trước; sống đúng theo giáo huấn của Phật, và tùy thuận những gì mà Tăng già đã quy định, được truyền thừa qua lịch đại Tổ Sư.

  4. Các tỳ kheo phải luôn tôn trọng, kính lễ các tỳ kheo trưởng thượng, mà phẩm hạnh và trí tuệ do công phu tu tập và học hỏi, xứng đáng là hàng Trưởng lão trong Tăng; luôn luôn nhiệt thành nghe những lời khuyến giáo của các tỳ kheo trưởng thượng như thế.

  5. Các tỳ kheo sống không bị lôi cuốn vào những tham ái, những bận rộn thế tục.

  6. Trú xứ của chúng tỳ kheo là những nơi nhàn tĩnh, không phải là trú xứ tập họp để phục vụ các quyền lợi thế tục.

  7. Các tỳ kheo sống an trú chánh niệm, tỉnh thức, tạo thành một cộng đồng thanh tịnh hòa hiệp, để cho các đồng phạm hạnh từ những nơi khác chưa đến thì muốn đến, đã đến thì muốn an trú lâu dài để tu tập, cùng sống hòa thuận và an lạc.

Tư duy chiêm nghiệm bảy pháp bất thối mà đức Thích Tôn đã trao truyền cho chúng đệ tử, những người Phật tử Việt nam không khỏi ngậm ngùi vì những mâu thuẫn bất hoà, tranh chấp, chia rẽ trong hàng đệ tử Phật. Sinh vào thời Pháp nhược Ma cường, hàng Thánh Tăng vắng bóng, Phật tử Việt nam cùng chung kết quả cộng nghiệp của dân tộc Việt nam, mà những dòng thác hung bạo của tranh chấp quyền lực quốc tế, của hận thù giai cấp, của đấu tranh ý thức hệ, đã ghi lại vô vàn vết tích đau thương trên đại khối dân tộc. Đức Phật đã dạy, chúng sinh là kẻ thừa tự của những nghiệp mà nó đã làm. Vậy, mỗi người trong chúng ta, Tăng cũng như tục, cần có thời gian lắng đọng tâm tư để thấy rõ trách nhiệm của từng cá nhân mình, vì đã không có đủ năng lực trí tuệ, không có đủ ý chí dũng mãnh, để cho ngọn đèn Chánh pháp được lịch đại Tổ Sư truyền trao qua 2000 nghìn năm lịch sử bỗng chốc bị lu mờ, khiến cho hầu hết những người con Phật không thấy rõ đường nào phải đi, không thể phân biệt đâu chánh đâu tà, đâu là sứ mạng của người tu học Phật và đâu là sử dịch nô lệ của thế gian.

Kính thưa Chư liệt vị,

Ngày Phật đản, Phật tử chúng ta dâng nén tâm hương cúng dường mười phương chư Phật. Hương thơm giới định huệ dâng lên, nhưng khói bụi trần lao ô trược cũng đồng thời rơi vãi xuống. Vì vậy, chúng ta không nên chỉ nhìn lên làn khói cuộn như mây lành năm sắc trong hư không mà quên không nhìn thấy bụi bẩn rơi vãi trên bàn thờ. Mỗi khi dâng hương cúng Phật, hãy nhớ đừng quên quét dọn bàn thờ Phật cho thanh tịnh trang nghiêm; cũng đừng tự trói tay mình lại, hay để cho người khác trói tay mình lại, mà nhìn bụi bám đài sen càng lúc càng dày.

Vật có tụ thì phải có tán. Tâm người có khi hiệp thì cũng có khi lìa. Tăng chúng nay hiệp mai lìa, một phần cũng là quy luật của tồn tại. Nhưng bản thể thanh tịnh và hòa hiệp tạo thành tồn tại của Tăng mà đức Phật thiết lập thì không hề dao động, không hề biến đổi. Khi duyên hội, các pháp tự thành. Nhưng duyên hội không hoàn toàn ngẫu nhiên mà không có cộng đồng giao hưởng bởi tâm tư hay ước vọng của chúng sinh. Cho nên, trong mùa an cư năm nay, tôi thành tâm cầu nguyện uy lực Tam bảo gia trì hộ niệm cho bốn chúng đệ tử hội đủ thiện duyên, bỏ bớt dần những vọng tưởng trần lao, xa dần những bôn ba thế tục, chuyên tu giới định huệ, hướng tâm nguyện đến sự tồn tại chói sáng của Tăng già từ bản thể thanh tịnh và hòa hiệp. Có như thế, Phật pháp mới là nguồn suối an lạc, Tăng-già là tiêu chí cho một xã hội đạo đức và trật tự. Bốn chúng đệ tử Phật như thế cùng góp công đức kiến tạo thế giới hòa bình, cho dân tộc an lạc và tăng tiến.

Cầu nguyện cho tất cả chúng đệ tử Phật cùng học cùng tu, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng sống hòa hiệp như nước với sữa, như thế mới tìm thấy sự an lạc trong Chánh pháp.

Nam Mô Trung Thiên Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Tu Viện Nguyên Thiều. Phật Đản Năm Giáp Thân

ĐỆ TỨ TĂNG THỐNG GHPGVNTN

(đã ấn ký)

Tyø Kheo Thích Huyền Quang ^

Lời khai thị của HT Thiền Chủ Thích Như Huệ

Mỗi mùa An Cư, sau thời kinh buổi sáng, chư Tôn Ðức có đôi lời sách tấn đại chúng. Năm nay ngày đầu của thời kinh Lăng Nghiêm, chúng tôi được mời có đôi lời nhắc nhở khuyến tấn đại chúng, cùng nhau tu tập dưới mái chùa Quảng Ðức ở Trường hạ năm 2004 này.

Kính thưa Chư Tôn Ðức Tăng Ni, người Việt chúng ta có mặt trên đất nước này (Úc Ðại Lợi)là một phước duyên lớn, đó là sống nơi tự do giàu có. Riêng đối với hàng Phật tử xuất gia phải nói là một đại duyên, dù hoàn cảnh phương tiện mỗi người đến được đất tự do có khác biệt, nhưng nói chung lại chúng ta đã may mắn hơn rất nhiều người. Nghĩa là chúng ta có được tự do tu tập sinh hoạt như ý muốn. Tuy thế, ngược lại, chúng ta cũng tự thấy rằng sống nơi đất nước dư đầy vật chất này, mà người Tăng sĩ vẫn luôn giữ được phong cách phẩm hạnh người tu quả là một việc đáng ca ngợi. Chúng tôi thật sự xin tán thán việc tu hành phạm hạnh của quý vị, nhất là quý vị tu sĩ trẻ.

Tu sĩ trẻ là thế hệ nối truyền truyền thống Phật giáo lâu dài ngàn năm sau. Dù rằng trong quý vị có người xuất gia tại quê nhà và xuất gia tại đây (Úc), nhưng thế nào, quý vị vẫn là hình ảnh sống động cho Phật giáo trong tương lai. Nhắc đến đây chúng tôi xin được nhắc đến pháp ngữ của Ngài Quy Sơn như sau: “...viễn hành yếu giả lương bằng, sát sát thanh ư nhĩ mục, trụ chỉ tất tu trạch bạn, thời thời văn ư vị văn...”(Ði xa thì phải nhờ bạn tốt để luôn luôn lọc sạch tai mắt, trú ở thì cần chọn bạn hiền để thường thường nghe điều chưa nghe. – HT Trí Quang dịch). Ở nơi xứ người như thế này, lại là nơi xa hoa vật chất, người tu sĩ nếu không giữ vững bồ đề tâm, và không gần thiện hữu tri thức ắt dễ lung lạc ý nguyện xuất trần thượng sĩ. Cho nên mong rằng quý vị luôn nỗ lực phấn đấu nhiếp tâm tu học để Phật pháp tương lai sẽ mong nhờ vào quý vị.

Với hàng Phật tử tại gia, lại nên ý thức kiếp sống mạng người ngắn ngũi mà gia công tu tập, như Tổ Quy Sơn đã dạy: Vô thường lão bệnh bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch vong sát na dị thế, Thí như xuân sương, hiểu lộ, thúc hốt tức vô; ngạn thọ, tỉnh đằng, khởi năng trường cửu...” (Vô thường già bệnh không hẹn với ai cả. Sớm còn tối mắt, trong một sát na là qua đời khác. Khác nào sương mùa xuân, móc sáng sớm, chốc lát đã không; cây bên bờ, dây miệng giếng).

Ít lời xin được chia xẻ đến quý Chư Tôn cùng đại chúng. Kính chúc quý vị thân tâm an lạc, giữ vững niềm tin để trọn mùa an cư được pháp lạc sung mãn.

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát. ^

Lời Khai Mạc Khóa An Cư 2004 Tại Tu Viện Quảng Ðức

Nam Mô BỔn Sư Thích Ca Mâu Ni PhẬt

Ngưỡng Bạch Lên Hòa Thượng Chứng Minh Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Ðại Lợi Tân Tây Lan.

Ngưỡng Bạch Lên Hòa Thượng Hội Chủ, Hội Ðồng Ðiều Hành GHPGVNTN Hải Ngoại tại Úc Ðại Lợi Tân Tây Lan.

Kính Bạch hiện tiền Chư Tôn Ðức Tăng Ni,

Kính thưa quí thiện Nam Tín Nữ, quí Tịnh Nhơn, Học Viên về tham dự Khóa Tu , Tùng Hạ An Cư , công quả, cùng quí đồng hương , Phật Tử xa gần thân mến.

Trước đây hơn 2500 năm , khi Ðức Thế Tôn còn tại thế , Ngài Lảnh Ðạo một một Giáo Ðoàn Tỳ Kheo hơn 1200 Vị , để đi lại trên khắp mọi nẻo đường của đất nước Ấn Ðộ , để hóa duyên và truyền trao Giáo Pháp Giác Ngộ An Lạc, cũng như phương pháp diệt trừ khổ đau , và chấm dứt con đường sanh tử luân hồi của mọi chúng sanh.

Rồi từ đó cũng từ trong Giáo Ðơàn này, Mùa An Cư Kiết Giới Tịnh Tu ï đầu tiên được tổ chức tại Kỳ Hoàn Tịnh Xá lúc bấy giờ, nhằm mục đích để thúc liểm thân tâm Tấùn Tu Ðạo Nghiệp, đồng thời cũng tránh được sự đi lại quá nhiều của Giáo Ðơàn 1200 vị , trong mùa mưa ẩm ước , có thể dẩm lên những vi trùng sâu bọ, mà lòng từ của Ðức thế tôn gọi đớ là mỗi mỗi chúng sanh bị mất mạng sống , dưới bàn chân của chúng ta.

Ngưỡng bạch lên chư tôn đức, Kính thưa liệt quí vị, trải qua suốt chiều dài lịch sử đã hơn 2500 sau khi Ðức Phật Nhập Diệt, Phật Giáo đã truyền đi khắp năm châu bốn biển nói chung , nói riêng cho Phật Giáo Việt Nam, và tuỳ theo từng quốc độ , hoàn cảnh nhân duyên để xiển dương giáo pháp của Ngài được trường tồn , hưng thịnh.

Mà trong đó Giáo Ðoàn Tăng Ni , là hàng trưởng tử Như Lai phải nghiêm trì Giới Luật , để bảo tồn chánh pháp cứu độ chúng sanh, mà trong Kinh Di Giáo Ðức Thế Tôn đã dạy.

Ðể thực hiện những lời Giaó huấn đó của Ngài, hằng năm Mùa An Cư Tịnh Tu , trao dồi giới đức không thể thiếu đối với hàng Trưởng Tư Như Lai. Năm nay Mùa Kiết Giới An Cư 2004 , lần thứ 5 do Giáo Hội Tổ Chức . . Chúng con Chư Tăng Ni , Phật tử tại đạo tràng Tu Viện Quảng Ðức được Chư Tôn Ðức tin tưởng giao phó tổ chức Mùa An An Cư Tịnh Giới năm nay, đây là một niềm vui lớn , một công đức lớn mà Tu Viện Quảng Ðức chúng con được hoan hỷ vui mừng nhận lãnh.

Tuy rằng chúng con vẫn biết với hoàn cảnh , và những phương tiện khiêm tốn của Tu Viện trong hiện tại , cũng như tài đức khiếm khuyết của chúng con khó có thể chu toàn viên mãn cho khóa tu , nhất là về mặt sức khỏe của Chư Tôn Ðức và quí Phật tử về tùng hạ Tu Học , côn quả trong 10 ngày vì thời tiết quá lạnh. Chúng con cầu nguyện Chư Phật gia hộ, và mong được đón nhận những lời chỉ dạycủa chư tôn đức , cũng như được sự hổ trợ phát tâm của những thiện nam tín nữ Phật tử xa gần, gián tiếp hổ trợ , hay về tham dự khóa hạ an cư , tu học công quả .

Kính bạch lên Chư Tôn Ðức, Thay mặt Ban Tổ Chức Khóa Hạ An Cư lần thứ 5 của GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Ðại Lơi Tân Tây Lan, cũng là Hóa Chủ Trường Hạ tại Tu Viện Quảng Ðức , tính cho đến giờ phút này chúng con được cung đón 60 Chư Tôn Ðức Tăng Ni đã đăng ký về Kiết giới an cư tại giới Trường. Ðồng thời cũng có hơn 70 Phật Tử về tùng hạ tu học, công quả trong 10 ngày.

Nhân Danh Hóa Chủ Trường Hạ chúng con thành tâm đê đầu đảnh lễ Chư Tôn Ðức, thân mến đón mừng sự có mặt của quí vị Phật tử về tùng hạ, cũng như quí đồng hương Phật tử xa gần .

Kính chúc chư tôn đức , cùng liệt quí vị, thân tâm an lạc, bồ đề tăng trưởng , đạo quả viên thành, Suốt thời gian Tu Học

Nam Mô Công Ðức Lâm Bồ Tát Tác Ðại Chứng Minh. ^

Lời Mở Ðầu Lễ An Vị Thích Ca Phật Ðài Lộ Thiên.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch hiện tiền Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Ðại Ðức Tăng Ni.

Kính thưa quí đồng hương Phật tử thân mến.

Ðúng vào ngày 20.6.1997 Ðào Tràng Tu Viện Quảng Ðức thuyên chuyển về nơi mảnh đất này, nơi đây là một ngôi trường tiểu học cũ đã đóng cửa trong nhiều năm, khung cảnh thật hoang tàn xơ xát. Suốt 7 năm qua Ðạo Tràng Quảng Ðức chúng con từng bước khắc phục xây dựng và chỉnh trang để trở thành một ngôi Tu Viện được trang nghiêm .

Ðây là một thành quả khiêm tốn, được xây dựng bằng cả mồ hôi , nước mắt, bằng tâm đức nguyện lực của mọi giới đồng hương Phật tử xa gần.

Kính thưa liệt quí vị, Phật Ðài Thích ca Lộ Thiên trước mặt Chư Tôn Ðức và quí đồng hương Phật tử là một pho tượng được an trí trong ngôi chánh điện cũ, pho tượng này đã được quí đồng hương Phật tử xa gần phát tâm cúng dường , và đã phát tâm lễ lạy tu học trong nhiều năm. Tuy nhiên khi xây dựng ngôi chánh điện mới Ðạo Tràng chúng con đã an vị Tôn Tượng Bổn Sư bằng đồng tại Ðại Hùng Bảo Ðiện.

Và để đánh dấu ghi lại công đức ngay từ những ngày đầu tiên , đồng thời cũng để kỷ niệm, và đền ơn trong muôn một ân đức của quí ân nhân, đồng hương Phật tử xa gần đã nhiệt tâm hổ trợ, chúng con quyết định xây dựng Phật Ðài Lộ Thiên này. Ngưỡng bạch lên hiện tiền Chư Tôn Ðức Tăng Ni, thật là một phước duyên thù thắng cho đạo tràng Tu Viện Quảng Ðức của chúng con, được Chư Tôn Ðức giao phó trọng trách tổ chức Mùa An Cư Tịnh Giới Tu Trì cho Chư Tôn Ðức Tăng Ni trong Giáo Hội.

Sau một tuần lễ tịnh giới tu học đã trôi qua, hôm nay đạo tràng chúng con được Chư Tôn hứa khả quang lâm Phật Ðài Lộ Thiên Thích Ca Mâu Ni để Chú Nguyện Lễ Sái Tịnh Tẩy Trần An Vị. Ðây là một công đức lớn mà đạo tràng của chúng con khó có thể đủ phước duyên nhận được.Trong giờ phút trang nghiêm thanh tịnh trước Ðài Sen Chân Dung Ðức Thế Tôn, chúng con nguyện cầu Hồng ân Tam Bảo chứng minh gia hộ Chư Tôn Tôn Ðúc Pháp Thể Khinh An Chúng Sanh Dị Ðộ.

Và kính chúc toàn thể quí đồng hương Phật tử xa gần , bồ đề tâm kiên cố, gia đình hạnh phúc, và luôn được an lành trong ánh hào quang của Ðức Phật.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát

Trụ Trì Tu Viện Quảng Ðức

Tỳ Kheo Thích Tâm Phương ^



Ban Thực Hiện Kỷ Yếu


Cố vấn:HT Thích Bảo Lạc
Biên tập nội dung:ÐÐ Nguyên Tạng, ÐÐ Phổ Huân
Ðánh máy: Chúc Khâm
Sửa bản in: Sông Thu
Trình bày:Nhân Văn, Nhị Tường
Trình bày bìa:Tâm Kiến Chánh
Kỹ thuật ấn loát:Lợi Trương, Steve Lowe Nguyên Thiện Bảo
Ðóng bìa:Nguyên Nhật Minh, Như Thảo, Thục Hà, Anh Dũng

---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/12/2024(Xem: 731)
Quyết Định v/v Tổ Chức Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ 23 cuối năm 2025 của Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL
01/11/2024(Xem: 502)
Quý Phật tử (bất bộ phái: theo Nam Tông, Phật Giáo Nguyên Thủy, theo Bắc Tông, hay Tịnh Độ Tông, Mật Tông vv) với lòng tin chân thành, nhất tâm hướng về Như Lai và Pháp của Như Lai, không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ về Như Lai và Pháp của Như Lai, thời sẽ vui như hội trăng rằm quanh năm vì Chân Pháp của Thế Tôn là Pháp Quang, vượt xa ánh sáng mặt trời, mặt trăng, tỏa rạng khắp nơi, làm cho khai ngộ, mang lại niềm hỷ lạc cho bất kể hữu tình nào với tâm hân hoan tín thọ, và pháp thọ. Trong kho tàng Pháp Bảo đồ sộ của bậc Thiện Thệ, Bát Trai Giới thanh tịnh dù chỉ trong một ngày một đêm, sẽ mang lại công đức không thể luận bàn cho bất kể Quý Pháp hữu nào hân hoan tín thọ, vì với công đức chân thật này, sẽ tái sanh lên cõi trời, một trong sáu tầng trời dục giới, hoặc sẽ tái sanh về Tây Phương Cực Lạc tùy theo tâm nguyện của họ.
27/08/2024(Xem: 820)
Mùa thu đã về, và như thông lệ, chùa Sắc Tứ Kim Sơn lại hân hoan tổ chức Khóa Tu Mùa Thu, một trong bốn khóa tu Xuân - Hạ - Thu - Đông diễn ra mỗi năm. Khóa tu này sẽ kéo dài trong 3 ngày, từ 13/9/2024 đến 15/9/2024.
22/08/2024(Xem: 739)
Khí hậu Texas (TP Houston) hơi hầm vào Mùa Hè nhưng mọi người về khá đông trong 3 ngày. Đặc biệt, ngày thứ Hai (August 19) số người lên tới gần 1000 người. Vậy nhưng, sự nhẫn nại và lòng kiên trì của tất cả quý Phật tử (gồm nhiều cộng đồng như Tây Ban Nha, Việt, Đài Loan và Mỹ) đã tạo nên một KHOÁ TU MÙA HÈ 2024 đầy rực rỡ và tràn ngập năng lượng yêu thương. Buổi phỏng vấn và phát biểu của quý thiền sinh vào buổi trưa thứ Hai có nhiều người đã bậc khóc vì an lạc! Thiện Trí cảm ơn Thầy Trụ Trì Trúc Lâm đã tạo duyên lành cho Khoá Tu lần thứ 3 này tại Tu Viện Trúc Lâm Houston. Thầy cảm ơn tất cả quý vị volunteer đã dành hết tấm lòng phụng sự để khoá tu thành tựu viên mãn. Chúc lành đến tất cả! Namo Buddhaya 🙏☘️
16/08/2024(Xem: 295)
Hôm nay là 30 tháng 5 năm Giáp Thìn PL 2568 , DL ngày 05 tháng 07 năm 2024 tại Tu viện Phật Ân , Long Thành , Đồng Nai; Đệ tử chúng con: Trần Hữu Nghĩa, PD Nhuận Phật Minh, Trần Thị Phượng Liên, PD Nhuận Pháp Nguyên, chúng con xin đại diện cho toàn thể nhân viên Cty FDI 04 VP SGN, HAN, HPH, DAD , đại diện cho gia đình huyết thống , gia đình ân nhân, đại diện cho các Phật tử : Chị Trần Thị Thiên Hương Pháp danh Minh Hằng, PT Nguyễn Thị Diệu Bình, Pháp danh Nhuận Tâm An có duyên sự, xin đầu thành đảnh lễ tác bạch.
05/08/2024(Xem: 1798)
Hằng năm mỗi độ hè về, báo hiệu một mùa tu học của các Phật tử ở Âu Châu, cũng như toàn thế giới nếu có cơ hội và phước duyên để tham dự cũng đều quy tụ về. Năm nay điểm hội tụ cho hơn 1000 học viên được tuyển chọn là xứ Na Uy, nơi được mệnh danh là "Xứ lạnh tình nồng". Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 35 tại Liên Hoa Đạo Tràng Na Uy ở Oslo bắt đầu từ ngày 15 tháng 7 và kết thúc vào ngày 24 tháng 7 năm 2024, với ngày cuối là đi du ngoạn thắng cảnh của thủ đô Oslo.
31/07/2024(Xem: 668)
Vào lúc 8:30 sáng ngày 27/7/2024, Khóa tu “Sen Ngát Trời Tây” đã được khai mạc tại hội trường James Lick High School, 57 N. White Road, thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ do Chánh Hạnh Foundation, Pháp Hội San Jose và một số Phật tử tín tâm tổ chức.
26/07/2024(Xem: 619)
Từ lâu, tôi luôn tự xưng mình là Phật Tử thuần thành. Cũng đúng thôi, vì từ bé tôi đã biết theo mẹ đi chùa, từng quy y Tam Bảo, thọ Ngũ Giới, còn tham gia Gia Đình Phật Tử với... chức vụ “Chim Oanh Vũ” nữa. Lớn lên cũng thường đi chùa, tham dự nhiều khóa tu, nghe Pháp, đặc biệt nhất là theo đuổi được 30 khóa của các Khóa Tu học Âu Châu tổ chức hằng năm, mỗi năm mười ngày chứ ít sao. Nói chung, như thế hẳn cũng đáng được gọi là thuần thành, và như thế theo cách giải thích của Phật Giáo, tôi là cư sĩ! Mà đã mang danh cư sĩ, ắt phải luôn tinh tấn tu tập và ý thức bổn phận, trách nhiệm hỗ trợ Phật giáo. Nhưng tu tập và hỗ trợc cách nào cho đúng nghĩa đem an lạc cho mình và cho người khác, đó là điều mà mỗi người Phật tử phải luôn biết học hỏi, vận dụng kinh nghiệm từ thực tế.
18/07/2024(Xem: 1865)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
14/07/2024(Xem: 1566)
Trong cuộc sống hiện nay, sự đa chiều và phức tạp của xã hội từ các mạng lưới truyền thông đã làm ảnh hưởng tâm trí của con người rất nhiều. Sức chứa từ não bộ thì giới hạn mà chúng ta lại ôm vào nhiều thông tin quá tải đã đưa chúng ta đến việc căng não, stress, áp lực và từ đó chúng ta sinh ra sự cáo gắt, trầm cảm, giận vô cớ, khổ đau từ những việc không đâu. May mắn thay, Thiền đã xuất hiện. Thiền Thực Nghiệm giúp đưa chúng ta tìm lại được những khoảnh khắc bình yên cho THÂN và TÂM. Ngoài ra, Thiền còn mang lại năng lượng tích cực tuyệt vời mà chỉ khi nào chính chúng ta cùng ngồi lại thật sự với năng lượng đó trong một lớp học hay khóa tu trọn vẹn, thì mỗi chúng ta mới “cảm” được hết cái năng lượng ấm áp đó từ Thiền tập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]