Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương I. Phật pháp và cuộc sống

21/05/201318:43(Xem: 1491)
Chương I. Phật pháp và cuộc sống

ĐỨC PHẬT VÀ CHÂN LÝ CUỘC SỐNG

Biên soạn: Đại sư Ấn Thuận.

Việt dịch: Thích Quảng Mẫn.

--- o0o ---

CHƯƠNG I

PHẬT PHÁP VÀ CUỘC SỐNG

Đức Phật dạy: “Ai ai cũng có khả năngthành Phật”. Ngài thường khuyên mọi người rằng: “Chỉ cần bỏ điều xấu làm điều tốt, ý nghĩ trong sáng thì có thể thành Phật”. Người nào làm theo lời dạy của đức Phật, người ấy sẽđược hạnh phúc vui vẻ. Chúng ta là những vị Phật trong tương lai. Nào, mọi người hãy nỗ lực lên!

154duc1

Đức Phật đến nhân gian, ngoài việc giảng thuyết đạo lý Phật giáo, Ngài còn thích kể những mẩu chuyện xưa để giáo dục mọi người. Ngài dạy chúng ta hãy thương yêu mọi người, yêu quý loài vật, Ở gia đình thì kính trọng ông bà, hiếu thuận với cha mẹ, quý mến anh chị em. Ở nhà trường thì kính thầy mến bạn, biết vâng lời, hòa kính với những người xung quanh. Người khác gặp khó khăn, chúng ta sẵn lòng giúp đỡ. Tất cả những điều này đều là những cử chỉ cao đẹp mà chúng ta nên gắng làm cho thật nhiều, thật tốt.

Bữa nọ đức Phật đến một đồng quê, bọn trẻ láo nháo vây quanh Phật và tranh nhau trò chuyện vì chúng thấy Ngài hiền từ dễ mến. Thật ra tướng mạo của đức Phật rất đẹp, toàn thân đều rực rỡ ánh hào quang. Điều này đã khiến một chú bé tên Ba-ca-gia vô cùng hâm mộ. Cậu hỏi đức Phật:

- Con cần phải làm gì thì mới có thể giống được như Ngài?

- Trước hết con cần tin lời dạy của Ta, đừng làm các việc xấu, lòng dạ hiền lành thì mới có thể giống được như Ta vậy.

Nghe Phật dạy, lòng Ba-ca-gia tràn ngập niềm vui sướng, nguyện xin học theo Phật.

Đức Phật kể rằng: Chú bé Thiểm rất hiếu thuận. Bố mẹ chú đã lớn tuổi, răng rụng không nhai đồ ăn được nên cơ thể rất gầy yếu.

Bé Thiễm nghĩ: “Bố mẹ đã già lại không ăn được, mình phải làm sao đây?”. Sau đó chú lấy da và sừng của loài nai khoác lên mình rồi giả làm nai con; ngày ngày lên núi lẻn vào giữa đàn nai vắt sữa đem về cho bố mẹ dùng.

Đức Phật kể lại như vầy: Một đoàn buôn bị lạc vào sa mạc mà nước thì đã uống hết nên họ vô cùng lo lắng. Để tìm nước, nhóm người buôn vội bắt tay vào việc đào giếng tìm nước. Nhưng do không có niềm tin, mới đào được vài tấc họ bèn khóc lóc tuyệt vọng và chẳng muốn đào nữa. Chỉ còn một cậu bé có niềm tin nên đào tiếp. Kết quả, sau khi đào lên những lớp cát đá thì mạch nước phun ra. Chứng kiến thành công này, mọi người cảm thấy vô cùng hổ thẹn. Lời rằng: “Có niềm tin, có nghị lực thì làm bất cứ việc gì cũng đều gặt hái thành công”

Đức Phật kể rằng: Có một khu rừng nọ bị bốc cháy, ngọn lửa vô cùng dữ dội. Một chú chim nhỏ may mắn bay thoát khỏi. Nhưng nghĩ đến cảnh gia đình và bạn bè đang còn mắc kẹt trong rừng, lòng chú buồn rầu vô hạn. Sau một hồi suy nghĩ, chú bay đến bờ sông tẩm ướt mình và bay trở lại giữa rừng cây vỗ mạnh hai cánh để vẩy nước xuống phía dưới. Chú chim nhỏ bay đến rồi bay đi, cứ liên tục làm như vậy. Mặc dù sức lực đã cạn kiệt nhưng chú chim ấy vẫn hăng hái dập lửa. Trời Đế Thích quá cảm động trước tấm lòng của chú chim nhỏ nên cho một trận mưa lớn dập tắt hết ngọn lửa.

NHÂN QUẢ

Đức Phật dạy chúng ta rằng: Tất cả những sự vật trong vũ trụ này, vật lớn như mặt trời, mặt trăng, các vì sao v.v... vật nhỏ như ly, bình, giấy, bút v.v... và ngay cả sinh mạng của mỗi chúng ta, nguyên nhân cùng kết quả đều chịu sự chi phối của luật nhân quả. Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Ví dụ: ăn uống thì nhận được dinh dưỡng, gieo hạt thì được cây, siêng năng thì gặt hái thành công, lười biếng thì chuốc lấy thất bại.

Tục ngữ có câu: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”, chính là đạo lý này vậy. Nhân và quả luôn xuất hiện dưới một hình thức bất di bất dịch, đó là quan hệ hỗ tương. Vậy, chúng ta phải gieo nhân gì, và sẽ gặt hái những quả gì đây?

Đức Phật dạy: “Nhân thiện được quả thiện, nhân ác gặt quả ác”. Nếu nói theo lứa tuổi trẻ thơ thì ở gia đình cần hiếu thảo với bố mẹ, mến yêu anh chị em, phụ giúp việc gia đình; ở nhà trường thì chấp hành nội quy, kính trọng thầy cô giáo, thân thiện với bạn bè; lên lớp thì chú ý nghe giảng, học tốt bài học; ngoài xã hội thì tuân thủ các đạo đức tập quán của xã hội, hòa thuận với mọi người, giúp đỡ kẻ yếu thế. Có được tinh thần phục vụ và hy sinh như trên tức chúng ta đang khẳng định mình là một người công dân tốt. Trên đây là những phương pháp gieo trồng nhân thiện, mỗi sự việc ở hiện tại đều làm nhân cho tương lai. Nếu chúng ta có những đức tính tốt đẹp, có cởi mở, thành thật, dũng cảm, bền chí, đồng lòng, nhẫn nại, khoan dung và siêng năng thì khi lớn lên nhất định chúng ta sẽ có một cuộc sống rạng rỡ và hạnh phúc.

HẬU QUẢ SỰ PHUNG PHÍ

154duc3Trước kia ở Trung Quốc có một ông quan sống rất xa xỉ. Ngày nào từ mương rãnh nhà ông cũng có cơm trắng trôi ra. Vị tăng ở gần bên thấy vương vãi cơm như thế rất uổng nên vớt lên rửa sạch, phơi cho khô rồi đem cất. Về sau, khi đã phung phí hết của cải, ông quan ấy trở nên nghèo khổ và vào chùa Tăng gần bên xin ăn. Thầy ấy cho ông ta ăn những hạt cơm mà trước kia ông đã phí bỏ, và nói cho ông ta biết rõ lai lịch của những hạt cơm mà ông đang dùng. Ông ta nghe thầy ấy kể xong, trong lòng vô cùng hổ thẹn.

Nơi thôn trang nhỏ nọ có một gia đình kiến sống bên một gốc cây nhỏ. Gặp lúc nước sông dâng lên cạnh tổ, bầy kiến vô cùng hoang mang khiếp sợ nên lũ lượt di dời trứng con và lương thực mà rưng rưng dòng nước mắt. Đứa bé thấy tình cảnh như vậy bèn đặt một chiếc lá ngang dòng nước để làm chiếc cầu nối an toàn. Có lối đi thuận tiện, bầy kiến nối đuôi nhau bò sang đám cỏ mới một cách bình yên vô sự. Lũ kiến nhỏ rất hạnh phúc và cám ơn tấm lòng nhân hậu của chú bé.

Người học Phật tin và thực hành theo lời Phật dạy thì tâm tánh hiền lương, việc làm đúng đắn. Vừa học Phật vừa giúp đỡ mọi người, hạng người này chính là Bồ-tát. Chúng ta phát nguyện học Phật, trước là làm một vị tiểu Bồ-tát lợi ích cho mình và sau nữa là ích lợi cho mọi người.

TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP

Đức Phật dạy rằng: “Trồng nhân tốt được quả tốt, gieo nhân ác gặt quả ác”. Hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng thầy cô, nỗ lực học tập, thành thật với mọi người, hòa thuận, giữ gìn quy cũ, không nói dối, không trộm cắp, giúp đỡ người khác v.v... đây chính là những việc tốt có lợi ích cho mình và mọi người, xã hội cũng được hòa bình yên ổn. Đức Phật Đã tận tình chỉ dạy cho chúng ta thì chúng ta cũng cần phải hết lòng học hỏi những lời chỉ bảo đó, để rồi dần sửa đổi những thói quen xấu, không gây thêm tội lỗi và không làm những điều gì đưa đến hậu quả không tốt. Làm được những điều trên tức là chúng ta đang xác lập cho mình một cuộc sống tươi sáng đầy hạnh phúc ở hiện tại và mai sau.

NHẪN NHỤC VÀ THA THỨ

Thuở xưa có một ông vua mất nước bị kẻ thù đưa đến pháp trường xử trảm. Giữa đường đi, ông vua ấy thấy con mình là Trường Sanh biểu hiện thần sắc vô cùng căm phẫn đang đứng lẫn lộn giữa đám đông. Vua sợ con mình sẽ vì cha báo thù bèn ngước mặt lên trời than rằng:

- Không nên vì cha báo thù, lấy oán trả oán, oán oán sẽ không bao giờ dứt!

154duc2

Trường Sanh hiểu được ý cha mình bèn ngậm ngùi nuốt lệ bỏ đi. Về sau, cậu ta được nhận chức tại vương cung và được vua rất sủng ái. Trường Sanh dần thăng đến chức Thị vệ và luôn gần gũi bên vua. Một hôm, Trường Sanh cùng vua đến vùng ngoại thành săn bắn. Trong núi sâu, hai người đã bị lạc đường, không thể tìm lối ra và trời quá tối nên vua đành xuống ngựa tháo kiếm trao cho Trường Sanh rồi gác đầu lên gối cậu ấy ngủ. Trường Sanh cầm thanh kiếm trong tay, rất muốn giết vuanhưng nhớ đến lời dặn của cha mình, cậu cảm thấy oan oan tương báokhông bao giờ chấm dứt. Nghĩ đến đây, cơn giận trong lòng liền tan biến, cậu buông thanh kiếm xuống và cỡi ngựa bỏ đi. Tinh thần khoan dung của Trường Sanh thật đáng khen ngợi; phục thù là một việc làm xấu xa và đáng sợ nhất. Chúng ta nên học nhẫn nhịn và tha thứ, chỉ như vậy thế giới mới hoà bình, nhân loại mới được cuộc sống yên ổn hạnh phúc.

CÁI HẠI CỦA SÂN HẬN

Thuở trước có một tỳ nữ lo trông nom việc nhà cho một người chủ nọ. Khi ánh nắng bắt đầu nóng gắt, cô ấy đem hết đậu ra phơi. Một chú dê đến ăn đậu, do cô tỳ nữ không cẩn thận canh giữ nên dê ăn quen và lâu lâu lại bén mảng đến.

Khi dùng đấu đo lường, người chủ phát hiện thiếu hụt một ít đậu và nghi ngờ cô tỳ nữ ăn cắp nên cứ trách mắng cô ta. Tỳ nữ biết dê ăn đậu, trong lòng rất oán hận nên dùng cây đánh nó. Bị đánh, dê đùng đùng lấy sừng húc lại và cứ thế xung đột phát sanh. Một bữa khác, chú dê lại đến. Thấy nó, cô tỳ nữ giận dữ cầm ngay cây đuốc làm ra vẻ muốn hù dọa nó, nhưng do bản năng sinh tồn, dê tức tốc xông vào húc lại. Trong lúc hoảng hốt, cô ta đã châm lửa vào lưng dê. Ngọn lửa lan khắp lông, dê đau đớn chạy tứ tung, nào ngờ ngọn lửa cháy bén đến căn nhà. Được thế, ngọn lửa ào ạt cháy lan đến vùng núi hoang vu gần đó và thiêu sống luôn mấy trăm con khỉ ở trong rừng. Chứng kiến cảnh ấy, trời Đế Thích quở trách rằng: “Chúng sanh thật quá ngu muội. Các ngươi giận hờn mà chẳng chịu tìm nguyên do để rồi hại mình hại người. Đấu tranh cho lắm cũng có ích gì đâu!”.

VIỆC LÀM TỐT

Giáo lý của đức Phật luôn hướng dẫn chúng ta làm thiện và khuyên không nên làm ác. Vậy thế nào là thiện, thế nào là ác? Phù hợp với đạo đức xã hội, làm việc ích lợi cho mọi người thì đó là việc hợp lý, lương thiện; trái ngược phép tắc xã hội, làm những điều tổn hại cho mọi người thì đó là việc sai trái và tội lỗi. Nói một cách đơn giản, thiện và ác gồm những việc như sau:

Thiện là yêu quý bảo vệ loài vật, hiếu thuận với cha mẹ, thành thật, siêng năng giúp đỡ người khác, giữ gìn trật tự, tánh tình hòa đồng...

Aùc là tàn nhẫn, lười biếng, bất hiếu, tham lam, nóng nảy, kiêu ngạo...

Đức Phật dạy: “Trồng nhân thiện được quả thiện, gieo nhân ác gặt quả ác” là có nghĩa rằng, một ý nghĩ tốt, một việc làm tốt dầu nhỏ nhoi nhưng cũng sẽ đem đến một kết quả tốt đẹp. Một ý nghĩ xấu, một việc làm xấu tuy ít ỏi nhưng cũng sẽ đưa đến một kết quả tồi tệ. Có nhân tốt, tiền đồ sẽ rạng rỡ và hạnh phúc; có nhân xấu, tương lai sẽ tối tăm khổ đau.

Đức Thế tôn dạy rằng: “Chớ khinh chút ít thiện cho là không phước đức, giọt nước tuy nhỏ nhưng dần dần cũng đầy bình lớn. Chớ khinh việc ác nhỏ cho là vô hại, giọt nước tuy bé nhưng nhỏ lâu cũng đầy bình lớn”. Nào! người bạn trẻ thông minh, bạn sẽ làm những điều tốt và bỏ những việc xấu chứ?

NHÂN DUYÊN QUAN

Sự sanh trưởng của bất cứ việc gì cũng đều cần sự phối hợp nhất trí của nhân và duyên thì mới có kết quả. Ví dụ: gieo hạt lúa trên đá thì không có tác dụng vì nó chẳng có duyên thích đáng. Nhưng nếu gieo nơi đất tốt, có nước, ánh sáng, không khí, phân bón và công sức vun xới của con người thì hạt lúa sẽ nảy chồi lớn lên và kết quả cho ra những hạt lúa mới. Hạt lúa ban đầu là nhân, nước ánh sáng... là duyên.

Ý nghĩa của duyên là sự hỗ trợ thích hợp, nghiệp báo cũng đồng một ý nghĩa như vậy. Nghiệp báo đời này chính là kết quả của những hành vi ở quá khứ. Hành vi lương thiện mang đến hạnh phúc, trái lại, hành vi xấu sẽ đưa đến khổ đau. Nhưng, nghiệp báo có thể chuyển đổi bởi nhân phối hợp với duyên mới tạo ra kết quả. Duyên có thể chia làm hai loại: lương thiện và xấu ác. Với sự hăng hái cầu học, hòa đồng, trung thành phục vụ, hiếu thuận cha mẹ, vui vẻ với mọi người v.v... làm duyên thì sẽ đưa đến hạnh phúc. Lấy sự lười biếng, lòng tham lam, nóng nảy, ngỗ nghịch, trốn tránh trách nhiệm ... làm duyên thì sẽ đưa đến khổ não.

Đức Phật dạy: Vận mệnh do chính mình quyết định còn nghiệp báo thì có thể thay đổi nên trường thọ hay chết yểu, giàu có hay khổ cực đều do tự mình làm, tự mình chịu. Những việc làm sai trái ở đời trước thì không cách gì sửa được nhưng những việc làm ở hiện tại thì ta nên để tâm sửa đổi. Một mặt không làm ác khiến tội ác báo ứng thiếu duyên mà không sanh, một mặt làm thiện để hạnh phúc báo ứng gặp duyên mà xuất hiện. Đó là cuộc sống hạnh phúc nhất.

ĐÔN HOÀNG DU KÝ

Vào độ chớm thu, khi ngoài biên cương gió lạnh bắt đầu thổi mạnh, đoàn hành hương chúng tôi đã đến Đôn Hoàng tham quan động Ngàn Phật. Động này dài hơn một dặm, mặt trước trải ngang là vùng sa mạc rộng lớn nối tiếp nhau. Dưới nền trời xanh lam gợn những áng mây, các hạt cát bị ánh nắng mặt trời chói rọi chiếu sáng lấp lánh. Đứng từ xa, chúng tôi đã thấy mấy trăm thạch động được đục trên vách đá dựng đứng, to có, nhỏ có, cao cao thấp thấp bố trí rất hài hòa. Tương truyền, nó có hơn bốn trăm thạch động và nằm cheo leo trên vách đá như một tổ ong thật sự.

154duc4Chúng tôi lại tiếp tục vào bên trong. Thạch động được chạm trổ dựa vào thế núi và phần lớn được làm theo hình chữ nhật. Có động thì giống như một căn phòng nhỏ, có động thì đồ sộ như một ngôi nhà lớn. Mỗi thạch động đều có tượng Phật và các bức bích họa mang đậm điển tích xa xưa của Phật giáo. Dung mạo của Phật và Bồ-tát rất trang nghiêm, nét mặt từ hòa sống động y như thật. Mỗi bức họa trên mỗi bức tường lớn đều có một cốt truyện chính và một lối họa mạnh mẽ với những đường nét tươi đẹp, sinh động và rất tỉ mỉ. Trên vòm động cũng có các bức họa về nhiều đề tài như chim muông, thần bay, cây cỏ, khiến mắt người ta mỗi khi nhìn là không nỡ rời xa.

Mặt trời xế chiều, phía trong thạch động bắt đầu tối dần. Tất cả chúng tôi phải thắp đèn mới thấy rõ mọi vật. Chúng tôi một tay cầm đuốc, một tay sờ các bức họa bằng đá ở khắp trong động mà hồi tưởng công lao của các bậc họa sư đời xưa. Trước mắt chúng tôi như hiện lên vô vàn hình ảnh các bậc họa sư đang nhiệt tâm phác họa và nhào nặn dùng các đống đất lớn, các điêu khắc sư thì đang cật lực đập những tảng đá lớn, đục dần dần thành các thạch động...

Trong lúc tăng chúng đang cung kính yên lặng lễ bái thì tôi vẫn miên man dòng suy tưởng. Bỗng nhiên trước mắt tôi chợt lóe sáng, một ngọn đèn chiếu thẳng vào mắt, tôi giật mình trở về giây phút hiện tại và những cảnh tượng huyền ảo cũng biến mất. Trước mắt tôi chỉ còn lại những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại tráng lệ đang sừng sững đứng đó.

Những vị tín đồ đầy lòng thành kính của các thời đại trước đã bỏ ra biết bao tinh lực của cả một đời để vùi đầu làm các công việc nặng nề trên, tạo thành một bảo tàng nghệ thuật vĩ đại mỹ lệ nơi vùng xa xôi hẻo lánh này. Thiết nghĩ, họ làm được như vậy chính là do tinh thần tôn giáo đã cảm hóa lòng tôn kính thanh khiết của họ, nên họ mới nảy sinh lòng nhiệt thành cống hiến cho Phật giáo với một niềm tin vững chắc. Trong niềm hân hoan cực độ, tôi không giữ được cảm xúc nên buột miệng khen rằng: “Thật là một việc làm vĩ đại!”.

NGHIỆP

Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta làm việc, nói năng, suy nghĩ hoặc thiện hoặc ác, tất cả đều gọi là nghiệp. Nói một cách đơn giản, nghiệp tức là hành vi. Đức Phật dùng trí tuệ quán sát và thấy chúng sanh sau khi tạo nghiệp đều phải gặt lấy quả báo mà mình đã gây ra. Cho nên, hễ có nghiệp nào thì sẽ cảm ứng quả báo đó.

Tục ngữ có câu: “Nhân thiện thì quả thiện, nhân ác thì quả ác”, đây cũng đồng với đạo lý nghiệp quả vậy. Những hành vi do thân thể, tay chân gây ra gọi là nghiệp của thân. Như thịnh nộ kẻ dưới, quơ tay đánh người khiến họ bị tổn thương, đây là những hành vi xấu của thân. Nhưng sanh tâm hoan hỷ, ra sức giúp đỡ khiến người khác được lợi ích thì gọi là hành vi lương thiện. Nội dung của việc nói năng là nghiệp của miệng. Ví dụ: hư dối lừa gạt, ác khẩu làm nhục người là những lời nói làm tổn thương đến người khác. Ôn tồn khuyên bảo, dùng lời ái ngữ khích lệ mọi người thì đó là lời nói tốt. Nhưng lời nói và cử chỉ đều do tư tưởng điều khiển nên đức Phật dạy mọi người hãy tự thanh tịnh ý nghĩ của mình tức là hy vọng họ sẽ có tư tưởng thuần khiết, và rũ sạch những ý nghĩ xấu ác. Nếu mọi người làm theo lời dạy của đức Phật thì khi đối nhân xử thế, chúng ta sẽ có đầy đủ những phẩm chất đạo đức lành mạnh của một con người đích thực. Chúng ta gắng làm các việc tốt tức là chúng ta đang hướng đời mình đến một cuộc sống hạnh phúc và tươi đẹp.


--- o0o ---

Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2025(Xem: 453)
Kính lạy bậc kỳ vĩ xuất hiện, từ ngàn năm trong thế giới (1) Gây âm vang chấn động, mở ra một kỷ nguyên Mang ánh sáng đi vào đời, với phương pháp tịnh Thiền Giúp người người tìm về Chánh Pháp mầu nhiệm
14/08/2024(Xem: 945)
Tính Cách Vĩ Đại Của Đức Phật- Thích Đạo Thông giảng lễ Phật Đản Chùa Hưng Long ngày 2/6/2024. Hy vọng mọi người hiểu rõ ràng Tính cách vĩ đại của Đức Phật gồm 3 phương diện cao quý của Đức Phật là: Bản thân- Tư Tưởng - Xã Hội. Nhằm tạo sự tín tâm của người con Phật với Tam Bảo.
07/08/2024(Xem: 6790)
Ở Hoa Kỳ, có ngày Father's Day và Mother's Day, là những ngày mà người con tỏ lòng biết ơn cha mẹ. Vào những ngày này, họ có thể mang một bình hoa đến mộ, mua một món quà, và đặc biệt là tổ chức một bữa ăn mời cha mẹ. Nhưng câu nói mà người Mỹ không quên trong ngày đó là "con thương cha, con thương mẹ" khi họ ôm cha mẹ vào lòng. Ngày Lễ Vu Lan của Phật giáo Việt Nam cũng là ngày mà con cái biểu tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, dù họ còn sống hay đã ra đi.
30/07/2024(Xem: 998)
Lang thang, nơi đây có nghĩa là đi lang thang. Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang. Có phải đây chỉ là một ẩn dụ, không hoàn toàn có nghĩa là rời chùa để bước xuống phố, rồi đi từ làng này tới xóm nọ, từ tỉnh này tới tỉnh kia? Bất chợt, có một vài Phật tử ngộ nhận rằng phải đi lang thang mới là nhà sư chơn chánh. Bài viết này sẽ ghi lời Đức Phật dạy về cách lang thang chơn chánh của các nhà sư, không phải là một hành trình “đường bộ” mà phải là một hành trình về tâm.
26/07/2024(Xem: 1132)
佛 號 彌 陀 法 界 藏 身 隨 淨 處 現 國 名 極 樂 寂 光 真 境 在 玄 心 開 Phật hiệu Di Đà Pháp giới tàng thân tùy xứ hiện Quốc danh Cực Lạc tịch quang chơn cảnh cá trung huyền
22/06/2024(Xem: 1939)
Bộ hành là bước đi của chân. Nơi đây, trong bài này, chỉ có ý nói rằng xin mời gọi bước đi của tâm: khuyến tấn cả nước cùng nhau bộ hành theo dòng Kinh Phật, cùng tập thói quen đọc kinh, suy nghĩ về kinh, để tâm hướng theo lời kinh dạy, và hàng ngày hãy làm như thế trong những điều kiện có thể của từng Phật tử, từng ngôi chùa. Nói theo chữ cổ, hàng ngày hãy tự xem hành động đọc, nghĩ, và làm theo lời Phật dạy cũng là một hạnh đầu đà. Nếu chúng ta đi bộ bằng chân, độ dài chỉ có thể đo bằng kilômét trong lãnh thổ Việt Nam. Trong khi, nếu chúng ta bước đi bằng tâm, hàng ngày mở trang kinh ra, để đọc, để nghĩ và để làm – thì độ dài của kinh và luận sẽ là nhiều ngàn năm, trải rộng cả Ấn Độ, Tích Lan, Trung Hoa, Việt Nam, Hoa Kỳ, Úc châu… Và sẽ không làm cản trở giao thông của bất cứ ai, bất cứ nơi nào.
19/06/2024(Xem: 2759)
Khi nói tới chuyện trao truyền y bát, chỉ là sử dụng một kiểu ngôn ngữ ước lệ. Nơi đây, chúng ta muốn nói tới một thẩm quyền sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn. Nghĩa là, một thẩm quyền tối hậu để nương tựa. Khi dò lại kinh, chúng ta sẽ thấy câu chuyện phức tạp hơn. Vì có nơi Đức Phật nói rằng sau khi ngài nhập Niết Bàn, tứ chúng hãy chỉ dựa vào Chánh pháp. Kinh lại nói rằng tứ chúng chỉ nên dựa vào Kinh và Luật. Mặt khác, Đức Phật nói rằng có những kinh cần giải nghĩa (tức là, hãy nhìn mặt trăng, chứ đừng chấp vào ngón tay, và từ đây mở đường cho các bộ Luận và Kinh Đại Thừa). Có lúc Đức Phật chia đôi chỗ ngồi và trao y cho ngài Ca Diếp. Có kinh ghi lời Đức Phật trao pháp kế thừa cho ngài A Nan. Và có kinh ghi lời Đức Phật ủy thác quyền lãnh đạo cho Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Thế rồi, một hình ảnh thơ mộng từng được kể qua truyện tích Niêm Hoa Vi Tiếu, rằng Đức Phật lặng lẽ, cầm hoa lên, và ngài Ca Diếp mỉm cười. Tích này kể lời Đức Phật nói rằng ngài có một pháp môn vi diệu, không dự
24/03/2024(Xem: 2836)
Thành Kính Tưởng Niệm…. “Ngày Đức Phật nhập Đại Niết Bàn lúc 80 tuổi” Toàn bộ lời thuyết pháp lần cuối được ghi lại trong kinh Vừa căn dặn đệ tử tự là hòn đảo và tự thắp sáng chính mình, Vừa cô đọng, những điểm căn bản chính yếu trong giáo lý ! Phải luôn đi theo Chánh Đạo với BI, DŨNG, TRÍ !
16/01/2024(Xem: 3509)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng, mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ (mỗi bài có 20 chữ); trong đó có 5 bài tụng (100 chữ), thuộc phần Duy Thức Hạnh đã nêu rõ về 5 giai vị tu tập trong Phật Đạo. Đó là 5 giai vị với tên gọi là: Tư Lương vị, Gia Hạnh vị, Thông Đạt vị, Tu Tập vị, và Cứu Cánh vị. Năm giai vị này bao quát con đường tu tập đưa đến quả vị giải thoát cứu cánh trong đạo Phật. Bài viết sau đây chỉ là sự tổng hợp, góp nhặt, cảm nhận, suy luận có khi mang tính chủ quan từ những điều đã thu thập được nơi một số kinh luận, các bài giảng thuyết; các giai đoạn tu tập cũng chỉ được nêu ra một cách rất khái quát …nên chỉ có tính cách dùng để tham khảo.
19/06/2023(Xem: 8504)
Thời gian gần đây, dư luận nổi lên những ý kiến xoay quanh phát biểu của Thượng tọa Thích Chân Quang về việc đề nghị tổ chức UNESCO công nhận “sự giác ngộ của đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]