KINH VÔ LƯỢNG THỌ
GIẢNG YẾU
Hán Văn:Khương Tăng Khải
Dịch và ghi chú:Hồng Nhơn
---o0o---
PHẦN GIẢNG KINH
Ngay trong thời thuyết pháp đầu tiên ở hội Hoa Nghiêm Ngài Phổ Hiền Bồ Tát nói mười Ðại Nguyện khuyên Thiện Tài và Hoa Tạng Hải Chúng Niệm Phật Cầu Sanh về Cực Lạc, nếu muốn mau thành đạt hạnh: Trên mau thành Phật Ðạo, dưới mau cứu độ chúng sanh. Trong hội Lăng Nghiêm, đức Bồ Tát Ðại Thế Chí khuyên thánhcúng nếu muốn được viên thông phải niệm Phật A Di Ðà cầu sanh về cõi Cực Lạc. Tổ Long Thọ, Mã Minh trong Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận và Ðại Trí Ðộ Luận đã nêu ra Phương Pháp Dễ Làm và cự lực tán dương Tịnh Ðộ. Vì thế tông Tịnh Ðộ lưu truyền thạnh hành trong nhơn gian Tây Vực và lan truyền mạnh mẽ sang Trung Hoa và Việt Nam. Vì thế, Kinh Vô Lượng Thọ này ngay từ đời Hậu Hán bên Trung Hoa đã được dịch sang Hán văn có đến mười hai bản dịch khác nhau:
1-Vô Lượng Thọ Kinh do An Thế Cao dịch năm 148
2-Vô lượng Thanh tịnh Bình Ðẳng Giác Kinh do Chi Lâu Ca Sấm dịch năm 186.
3-Phật thuyết A Di Ðà Tam Ða Tam Phật Tất Lâu Phật Ðản Hoá Ðộ Nhơn Ðạo Kinh do Chi Khiêm dịch năm 228.
4-Vô Lượng Thọ Kinh do Khương Tăng Khải dịch năm 252.
5-Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác Kinh do Bạch Diên dịch năm 258.
6-Vô Lượng Thọ Kinh do Trúc Pháp Hộ dịch năm 308.
7-Vô Lượng Thọ Chơn Ðẳng Chánh Giác Kinh do Trúc Pháp Lực dịch năm 419.
8-Tán Vô Lượng Thọ Kinh do Giác Hiển dịch năm 421.
9-Tán Vô Lượng Thọ Kinh do Bửu Vân dịch năm 421.
10-Tán Vô Lượng Thọ Kinh do Ðàm Ma Mật Ða dịch năm 441.
11-Vô Lượng Thọ Như Lai Hội do Bồ Ðề Lưu Chi dịch năm 706.
12-Ðại Thừa Vô Lượng Trang Nghiêm Kinh do Pháp Hiển dịch năm 980.
Tất cả đều từ một bản chính chữ Phạn màdịch ra, nhưng trong lúc dịch có nhà phiên âm danh từ chữ Phạn, có nhà dịch âm, tuy có vài bản danh từ tiếng nói có sai khác, nhưng nội dung vẫn đồng nhau. Gần một thế kỷ, tất cả những học giả văn nhân đua nhau phiên dịch, chứng tỏ tông Tịnh Ðộ đã được truyền bá mạnh mẽ trong nhơn gian. Số các bản dịch đã khuyết đi 7 bản, chỉ còn lại 5 bản, trong những bản còn lạ này có bản dịch của Khương Tăng Khai (252) là được thông dụng lưu hành rộng rãi trong nhơn gian và cũng được hầu hết các nhà chú sớ căn cứ bản dịch này để chú sớ. Vì thế Kinh Vô Lượng Thọ Giảng Yếu này chúng tôi căn cứ vào bản dịch của Khương Tăng Khải.
Về phần chú sớ, Kinh Vô Lượng Thọ được chú sớ rất nhiều ở các quốc gia Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Tây Tạng…Riêng ở Trung Hoa cũng có hơn 20 bản chú sớ, trong đó có bản Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Sớ của Tịnh Cảnh Huệ Viễn đại sư, Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Ký của Huệ Cảnh Ðại Sư, Kinh Vô Lượng Thọ Tôn Yếu của Ngươn Hiển đại sư vàVô Lượng Thọ Kinh Ký Tín Luận của Bành Tế Thanh là khá hơn cả. Trong phần giảng yếu, chúng tôi chỉ có nhiệm vụ biên tập những ý tưởng xuất sắc cuả Cổ Ðức để giảng rõ ý nghĩa của Kinh, tuyệt đối không dám đưa ra ý kiến riêng.
Ðể toàn thể đọc giả có cái nhìn tổng quát về đề cương của một bộ Kinh, Kinh Vô Lượng Thọ Giảng Yếu được phân khoa như sau:
A-Phần tựa:
AI- Chứng Tín:
1-Chỗ nơi nghe Kinh
2-Chúng Thinh Văn
3-Chúng Bồ Tát
AII- Tựa Phát Khởi:Ðại Giáo duyên khởi
B-Phần Chánh Tôn
BI- Nói rõ chỗ thực hành
1-Nói rõ thắng nhơn:
*Cổ Phật xuất hiện
*Nhân Ðịa của Pháp Tạng.
2-Nói rõ thắng Hạnh:
*Trước cửa Phật phát nguyện
*Chưá trồng Ðức Hạnh
3-Nói rõ thắng Quả:*Pháp Tạng thành Phật
BII-Nói rõ chỗ thành tựu
1-Nói rõ thắng báo:
*Quốc độ trân bửu trang nghiêm
*Ánh sáng vô lượng
*Thọ mạng vô lượng
*Thính chúng vô lượng
2-Nói rõ y báo: Các cây bảy báu
*Cây báu Ðạo Tràng
*Quán, đường, lầu, gác, nhà cửa
*Ao tắm bảy báu
*Y thực tự nhiên
*Dung mạo đoan chính
*Tổng tán trang nghiêm
BIII-Nói rõ chỗ nhiếp hóa
1-Phàm phu vãng sanh:
*Hào quang hiện Phật
*Tam bối vãng sanh
*Mười phương xưng tán
2-Bồ Tát vãng sanh:
*Bồ Tát bổ xứ
*Bồ Tát cúng dường
*Thí pháp vô lượng
*Công đức Bồ Tát
3-Cảnh giới chán ưa
*Khuyên tấn vãng sanh
*Ngủ ác ngủ thiêu
*Trùng trùng hối miễn
4-Nói rõ trí huệ:
*Lễ Phật hiện quang
*Nghi hoặc thai sanh
*Bồ Tát vãng sanh
C-Phần Lưu Thông:
*Ðộc lưu Kinh này
*Nghe Kinh bổ ích
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường