Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp môn niệm Phật.

22/04/201311:55(Xem: 5118)
Pháp môn niệm Phật.

PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Hòa Thượng Thích Hồng Đạo

---o0o--- 

Lời giới thiệu^

Về nhà chỉ có một lối, nhưng phương tiện thì có nhiều ngả. Phật dạy có nhiều pháp môn tu, nhưng chuyên tu một pháp môn nào cũng đều được liễu ngộ cả.

Tập “Pháp môn niệm Phật” này, chuyên nói về sự niệm Phật. Hành giả nào muốn mau thành Phật không gì qua niệm Phật. Nên biết sáu chữ Hồng danh chẳng luận già trẻ, trai gái, sang hèn, nghèo giàu, kẻ mua gánh bán bưng, kẻ đi bộ, người chèo thuyền, đều niệm Phật được. Nhưng phải phát nguyện sau khi lâm chung thần thức được vãng sanh về Cực lạc, liên hoa hóa sanh.

Lại nữa, ai là người muốn giải thoát sanh tử luân hồi, muốn viên mãn phước huệ, những ai phát Bồ-đề tâm cầu thành Phật, nguyện độ chúng sanh, đều phải chuyên tu niệm Phật.

Soạn giả tập Pháp môn niệm Phật này, rất có công phu lựa chọn các chỗ tinh yếucủa lối tu niệm Phật, để cống hiến cho độc giả.

Thừa nhàn, tôi có xem qua tập Pháp môn niệm Phật này, rất lấy làm hoan hỷ, xin gởi lên trang đầu vài dòng, để tán dương vận động đó. Ðồng thời giới thiệu với các Phật tử bốn phương xa gần tập Pháp môn niệm Phật này.

Mong sao mọi người may mắn được đọc và thực hành mới thấm nhuần bổ ích, nhưăn bánh thật, chớ không như bánh vẽ trên giấy.

THÍCH THIỆN HÒA

Lời đầu quyển ^

·Trong thế gian này, khổ nào chobằng khổ luân hồi sanh tử. Bởi vậy, bổn hoài duy nhất của chư Phật ra đời là để cứu độ chúng sanh thoát khỏi biển sanh tử. Mục đíchchính của người thật tâm tu hành theo đạoPhật cũng chỉ là mong cầu thoát ly sanh tử luânhồi. Vì còn sanh tử luân hồi là còn trải qua bốn điều khổ căn bản hiển nhiên mà ai cũngphải công nhận là: sanh, già, bệnh, chết. Bốnđiều khổ đó, chúng sanh trong sáu đường:Trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, không ai thoát khỏi được. Bỏ thân này lại mang thân khác, chết nơi đây lại sanh nơikia, cứ trôi lăn trong sáu đường như thế mãi, trừ những người tu hành đặng giải thoát.

·Chư Phật là bậc Vô thượng Y vương hay cứu bệnh sanh tử của chúng sanh. Nếu chúng sanh nào chịu áp dụng môn thuốc Phật chỉ dạy sẽ dứt trừ được bệnh sanh tử, tự nhiên muôn bệnh vạn khổ chi cũng đều do đó mà dứt hết. Trái lại, có thuốc hay của Phật đưa cho mà không chịu uống thì làm sao hết bệnh, giải khổ được.

·Chư Phật trong mười phương mẫn niệm chúng sanh cũng như mẹ nhớ con, nếu con cứ lẩn tránh, dầu mẹ có nhớ cũng không biết làm sao! Trái lại, nếu con nhớ mẹ cũng như lòng mẹ nhớ con thì mẹ con đời đời chẳng cách xa nhau. Cũng như thế, nếu tâm chúng sanh hằng nhớ Phật, niệm Phật, thì đời này, đời sau, quyết định sẽ thấy Phật, cách Phật không xa, chẳng cần dùng phương tiện chi khác, tâm mình được khai ngộ.

·Pháp môn Tịnh độ, tức là môn niệm Phật, là phương thuốc thần diệu quý báu để trừ bệnh khổ sanh tử của chúng sanh, do Phật Thích-ca, Di-đà kiến lập, Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền chỉ quy, đức Mã Minh, Long Thọ hoằng dương và chư Tổ: Huệ Viễn, Thiên Thai, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích xướng đạo để khuyến khắp Thánh, phàm, ngu, trí đồng tu hành vậy.

·Nội dung của tập sách này là gồm những lời dạy bảo hy hữu quý báu của chư Tổ thuở xưa về môn niệm Phật, được tuyển chọn chép ra trong những sách mà chúng tôi được hân hạnh xem qua. Ước nguyện những lời vàng vô giá trong đây sẽ đem lại muôn phần lợi lạc cho những ai hâm mộ tu hành tịnh nghiệp giải thoát.

·Tu, chúng ta không nên lựa mônkhó, cao mới hay. Miễn là môn nào ta làm đượccó sự lợi ích thiết thật là hay. Tu chỉ lo“một” và “chuyên” là tốt. Muốn đến một địa điểmnào, không ai bắt buộc ta phải đi nhiềuđường, hãy chọn nẻo nào thẳng tắt là hơn.Từ sự loạn động đến sự yên tĩnh, chỉ có pháp môn niệm Phật là giúp ta đắc lực. Từ đây đếnkia, từ Ta-bà đến Cực lạc cũng chỉ có con đường “niệm Phật” là ngay thẳng nhất. Con đường ấy là nơi các vị tiền bối đã đi, đã thật hành, là lối đi thẳng tắt đến đạo quả cứu cánh vậy.

PL. 2515, ngày 17-11 năm Tân Hợi, 1971

THÍCH HỒNG ÐẠO

Chùa Quy Sơn Vũng Tàu

Kính ghi


LỜI BẠT

Quyển “Pháp môn niệm Phật” này được lưuhành là do công trình của chúng tôi tuyển chọn, sưu tậpnhững lời lẽ hay quý ở các sách:

1) Pháp môn Tịnh độ (HT. Thích Trí Thủ)

2) Hương quê Cực lạc (Liên Du)

3) Ðường về Cực lạc (TT. Thích Trí Tịnh)

4) Tịnh độ Thập nghi luận (Liên Du)

5) Hồi chuông cảnh tỉnh (TT. Thích Trí Tịnh)

6) Niệm Phật thập yếu (TT. Thích Thiền Tâm)

Và việc làmnày cũng chỉ nhằm mục đích tự lợi lợi tha, và đó cũng là bổn phận của người con Phật vậy.

HỒI HƯỚNG CÔNG ÐỨC ^

Con nguyện đem công đức này

Tạo thành quyển sách này

Nhan đề phép niệm Phật;

Ấn tặng trong tứ chúng

Y theo lời giáo huấn

Chư Phật cùng chư Tổ

Ðồng tu đồng chung

Vãng sanh Cực lạc quốc;

Cầu bốn ân ba cõi

Con cùng với chúng sanh

Tăng trưởng các căn lành

Ðều sanh về Cực lạc.

THÍCH HỒNG ÐẠO

I. NHỮNG LỜI VÀNG VỀ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT ^

* Niệm Phật không khó, khó ở bền lâu

* Niệm bền lâu không khó, mà khó ở nơi nhất tâm.

1.Pháp môn niệm Phật cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Ðây là pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của Ðức Thích-ca. Trên như bậc Ðẳng Giác Bồ-tát, không thể vượt ra ngoài phạm vi của môn này, dưới dù kẻ phạm tội nghịch ác cũng được phần tế độ.

ŸTuy nhiên, bởi pháp môn cao siêu nhưthế mà phần nhiếp cơ lại quá phổ cập, dùngít sức mà thu thập kết quả rất mau lẹ lớn lao, nên những vị thông hiểu đôi chút về tông,giáo đều cho là môn tu trì của kẻ ngu phu,ngu phụ. Truy nguyên, cũng do các vị ấy chưahiểu rõ chỗ lớn, nhỏ, khó, dễ của Phật lực và tựlực. Hai phương diện này, sự hơn kém thậtkhông thể dùng lời nói, văn tự hình dung cho hếtđược. Vì sao? Bởi tất cả pháp môn khác đềunương theo sức giới, định, huệ tu cho đếnnghiệp sạch, tình không, mới có thể thoátluân hồi sanh tử. Nhưng địa vị nghiệp sạchtình không, đâu phải là dễ được! Trong haiphần hoặc nghiệp, dứt được kiến hoặc khócũng như ngăn chặn dòng nước đổ bốn mươidặm, huống nữa là tư hoặc ư! Dù cho bậc tỏngộ cao siêu, nếu chưa dứt sạch phiền não, vẫn còn bị luân hồi. Và một khi đã thọ sanhthì kẻ thối thất trong một muôn có đếnmười ngàn, kẻ tiến bộ trong ức người khó được ba bốn. Thế thì tự lực không đủ ỷ lại, không chi vững vàng. Những kẻ khoe mình là trí, không thuận theo lòng từ thệ nhiếp thọ của Như-lai, thử nghĩ có nên tự phụ chăng?

ŸRiêng về môn Tịnh độ, nếu người cóđủ tín nguyện chân thiết, dùng lòng chíthành niệm Phật như con thơ nhớ mẹ và hằngngày sự hành vi không trái với đạo đức, thì đếnkhi lâm chung sẽ được nhờ Phật tiếp dẫn sanh về Tây phương. Dù người ấy hoặc nghiệphãy còn, nhưng khi đã vãng sanh thì chỗ sở đắccũng cao hơn bậc A-la-hán tình khôngnghiệp sạch, vì lẽ chủng tánh không đồng. Kẻ chưa dứt nghiệp hoặc còn như thế, người đã hết nghiệp không đợi phải luận nhiều! Ấy bởi do Phật lực, pháp lực và tâm lực của chúng sanh đều không thể nghĩ bàn; mà tâm lựclại nhờ năng lực của Phật và Pháp, được hiểnhiện một cách toàn vẹn. Cho nên, chỉ ỷ lạivào tự lực, sánh với nương nhờ Phật lực,thật kém xa nhau hằng hà sa số sự cách biệt của đất trời! Lại nên biết, đạo lý của môn Tịnh độ này không thể đem luận chung với các pháp môn phổ thông khác vì đây là pháp môn đặc biệt! Tôi thường có đôi liễn:

Ÿ“Pháp môn cao cả, lợi khắp ba căn, nhân đây chín cõi đồng về, mười phươngkhen ngợi”

Ÿ“Phật nguyện rộng sâu, không từmột vật, nên được ngàn Kinh đều chỉ, muônLuận tuyên bày”

(Trên đây là lời của Ðại sư Ấn Quang, vị Tổ thứ 13 trong Liên tôngPhật giáo Trung Hoa)

2.Sáu chữ “Nam mô A-di-đà Phật” là từ tiếng Phạn phiên âm ra. Nếu cắt nghĩa từng chữ một theo Phạn ngữ thì chỉ có bốn chữ mà thôi. Trước hết, chữ “Nam mô” có 6 nghĩa: Kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng. Chữ “A”“ nghĩa là không, là vô, chữ “Di-đà” nghĩa là lượng. Chữ Phậtnghĩa là Giác giả. Hợp cả bốn chữ lại cónghĩa là: Quy y kính lễ đấng giác ngộ vô lượng.

ŸÐức Phật A-di-đà là Giáo chủ thế giới Cực Lạc. Ngài đã từng phát nguyện rằng ai niệm danh hiệu Ngài, lúc lâm chung sẽ được Ngài tiếp dẫn sanh về nước Cực lạc. Vì thế, về sau chúng sanh căn cứ vào đó mà xưng niệm danh hiệu Ngài.

3.Pháp môn Tịnh độ, tức là mônniệm Phật, do Phật Thích-ca, Di-đà kiến lập, Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền chỉ quy, đức MãMinh, Long Thọ hoằng dương và chư Tổ Huệ Viễn, Thiên Thai, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Liên Trì, Ngẫu Ích xướng đạo để khuyến khắp Thánh, phàm, ngu, trí đồng tu hành vậy.

4.Ðức Phật A-di-đà ngày xưa phát 48 lời nguyện làm duyên khởi tạo thành thếgiới Cực lạc. Từ đó về sau, chúng sanh trongmười phương đều lấy sự phát nguyện vãng sanhlàm căn cứ tu hành của tông Tịnh độ. Mộtđằng, Phật nguyện tiếp dẫn, một đằngchúng sanh nguyện vãng sanh, hai nguyện gặpnhau, hai lực lượng tự, tha hỗ trợ nhau mới đủ sứckết thành quả vãng sanh. Vì thế, người tutịnh nghiệp quyết phải phát nguyện dõngmãnh.

5.Trong 48 lời đại nguyện của Ðức A-di-đà, lời đại nguyện thứ 19 nói một cách rõràng rằng nếu có người chí tâm phát nguyệnmuốn sanh về nước Ngài, lúc lâm chungnhất định Ngài sẽ đến tiếp dẫn. Cho nên, hễ cóphát nguyện là quyết định phải được vãng sanh.

6.Không sanh về Tịnh độ tất phải đọa ác đạo. 

ŸTrong mười phương, số thế giới tuy nhiều vô tận, nhưng xét về phương diện tịnh uế, thì chỉ có thể chia làm hai loại mà thôi: Một là Tịnh độ của chư Phật, hai là tam giới (uế độ) của chúng sanh. Không sanh về bên nọ, tất phải sanh bên kia. Sanh về Tịnh độ tức là thoát ly sanh tử, sanh trong tam giới tức là còn sống chết luân hồi.

ŸỞ cõi Trời, phước báu tuy nhiều nhưng vẫn có giới hạn và sai khác nhau, nên cuối cùng sẽ có ngày phước hết, báo cùng, thọ mạng tất phải chấm dứt, để rồi tùy nghiệp mới màthác sanh qua kiếp khác, quanh quẩn trong tam giới.

ŸTất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên phải là niệm Phật. Ðó là một sự thật đương nhiên không thể phủ nhận.

7.Do vì Ðức Phật A-di-đà có bổn thệ nguyện lực nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật, nên người dùng tín nguyện mà niệm Phật (tự lực) thời cảm thông với nguyện lực của Phật, nương nguyện lực của Phật nhiếp thủ (tha lực) liền đặng siêu thoát sanh tử luân hồi mà sanh về Cực lạc Tịnh độ. Ðã được vãng sanh tức là vào bậc Thánh lưu bất thối, nên gọi là rất viên đốn, rất huyền diệu và thành công cao.

8.Pháp môn niệm Phật là con đường phương tiện duy nhất hướng dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta-bà về đến thế giới thanh tịnh Cực lạc.

9.Nương pháp môn niệm Phật, ắt là ta sẽ được toại bổn nguyện: Giải thoát,thành Phật, độ sanh. Người cực ác tu còn thành tựu thay, huống ta chưa phải là kẻ ác!

10.Ðức Phật Như-lai có dạy một phương tiện siêu thắng để bảo đảm sự giải thoát, mà cũng để bảo đảm vững chắc bước đường thành Phật cho tất cả chúng sanh: Pháp môn Tịnh độ, tức môn niệm Phật cầu sanh Cực lạc thế giới. Theo lời Phật, dầu là hạng cực ác mà chịu hồi tâm tu theo pháp môn này trong một thời gian rất ngắn (10 niệm) cũng được vãng sanh; đã được vãng sanh thời là siêu phàm nhập Thánh, thoát hẳn sanh tử, bất thối Vô thượng Bồ-đề.

11.Với pháp môn niệm Phật này, không luận là kẻ trí ngu, không luận là Tăng tục, không luận sang giàu, nghèo hèn, già trẻ, nam nữ, không luận là sĩ, nông, công, thương... tất cả các giới trong xã hội đều có thể tu tập và đều có thể thành tựu đặng cả.

12.Văn Thù Bồ-tát nói: Các môn tu hành không môn nào qua môn niệm Phật. Niệm Phật là “vua” trong các pháp môn.

13.Ðức Quán Thế Âm bảo: Tịnh độ pháp môn là hơn tất cả hạnh khác.

14.Mã Minh Ðại sĩ cho rằng: Chuyên tâm niệm Phật là phương tiện siêu thắng của Ðức Như-lai.

15.Giác Minh Diệu Hạnh Bồ-tát nói: Pháp môn niệm Phật là tâm tông của chưPhật, là con đường giải thoát tắt nhất củamọi loài.

16.Pháp môn Tịnh độ nhiếp cảThánh phàm, nhiếp cả thiện ác, nhiếp cả chúngsanh, như biển lớn gồm thâu muôn dòng vậy.

17.Ấn Quang Ðại sư cũng từng nói: Vì nương Phật lực nên tất cả mọi người, không kể là nghiệp hoặc nhiều hay ít, cũng không kể là công phu hành đạo cạn cùng sâu, miễn tin cho chắc, nguyện cho thiết, thời quyết muôn người tu muôn người vãng sanh không sót một. Còn nếu là bậc đã đoạn hoặc chứng chân mà cầu vãng sanh thời đốn siêu Thập địa. Bậc Thập địa mà cầu sanh thời mau viên Phật quả. Vì thế nên cả các ngài Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ... các đại Bồ-tát đều nguyện vãng sanh. Ðến như những kẻ tạo ác cả đời, sắp đọa địa ngục, hồi tâm niệm Phật cũng được giải thoát, như các ông: Trương Thiện Hòa, Trương Chung Húc, Hùng Tuấn, Duy Cung... Hạng người phạm tội ác ấy mà còn được thành tựu thay, huống là những người chưa quá ác, huống là những người lành.

18.Trong Kinh Ðại Tập, Ðức Phật có lời huyền ký: “Thời mạt pháp muôn ức người tu hành, khó có một người được giải thoát, chỉ nương nơi pháp môn niệm Phật mà được thoát khỏi luân hồi sanh tử”.

19.Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật đã dạy: “Trong đời vị lai, khi Kinh đạo diệt hết, Ta dùng lòng từ bi đặc biệt lưu lại kinh này tồn tại trong một trăm năm, chúng sanh nào gặp được kinh này, đều có thể được độ thoát như ý sở nguyện”.

20.Chân nghĩa của pháp môn Tịnh độ chỉ có Phật mới biết hết.

ŸTrong các Kinh nói về Tịnh độ, sở dĩ Phật không dùng lý để lập luận một cách chặt chẽ mà chỉ khuyến phát tín tâm vàthực hành, không phải pháp môn Tịnh độ khôngcó lý nghĩa vững chãi, chẳng qua vì nghĩa lý ấy quá thâm diệu và “bất khả tư nghị”, nênkhông thể nào nói hết. Cảnh giới Tịnh độ đã “bất khả tư nghị”, lại thêm ngữ ngôn chỉ hữuhạn, không thể nào nói đầy đủ được, dù cho cónói nhiều đến đâu, cũng chỉ diễn tả đượcmột khía cạnh nào đó thôi, không sao tránh đượcthiếu sót, không sót bên nọ cũng sót bên kia, hoặc nói được một thì sót đến mười. Ðó là các lý do khiến Phật không lý luận mà chỉ khuyên tu trì, thực hành phép niệm Phật.

ŸChúng ta thử nghĩ, nếu phương pháp trì danh niệm Phật không phải thật có ýnghĩa cao siêu và công đức bất khả tư nghị thì tại sao trong Kinh “Phật thuyết A-di-đà”, Phật dạy rằng khi Phật nói kinh đó thì hết thảy chư Phật trong sáu phương đều tán thán và hộ niệm? Như vậy, thì biết rằng pháp môn ấy đặc biệt và nhiệm mầu như thế nào!

ŸVả lại, trong kinh có nói: “Không thể nhờ một ít nhân duyên phước đức thiện cănmà có thể vãng sanh được”. Tiếp đó Ngài lạidạy: “Bảy ngày chấp trì danh hiệu, đạt được nhất tâm bất loạn thì liền được vãng sanh”. Nhưthế thì thiện căn phước đức nhân duyên của sự chấp trì danh hiệu quả không phải nhỏ vậy.

21.Trong 48 lời nguyện của Ðức Phật A-di-đà đều có câu “Thề quyết không thủ ngôi Chánh giác”. Xin lưu ý rằng đó là một điều quan trọng. Không thủ ngôi Chánh giác tức là từ chối quả vị Phật, không chịu làm Phật để riêng an hưởng thường, lạc, ngã, tịnh một mình, trong khi chúng sanh trong quốc độ còn đau khổ. Lời nguyện vừa hợp tình, vừa xứng lý, vừa quảng đại bao la, thể hiện hoàn toàn được cả một trời đại từ đại bi thăm thẳm, khó thể nghĩ bàn.

ŸTrong Kinh “Phật thuyết A-di-đà” Ðức Thích-ca dạy rằng: Ðức Phật A-di-đà thành Phật đã từ mười kiếp rồi và 48 lời nguyện của Ngài đều đã được thực hiện hoàn toàn viên mãn. Nếu không như thế Ngài quyết không chịu thành Phật.

22.Sở dĩ hành giả bình thời xưng niệm danh hiệu Phật, chính là ứng hợp với đại nguyện thứ 18 của Ðức A-di-đà: “Mỗi ngày mười niệm quyết được vãng sanh”; bình thời phát nguyện cầu vãng sanh tức là ứng hợp với đại nguyện thứ 19 của Ðức A-di-đà: “Kẻ nào phát nguyện vãng sanh Cực lạc, lúc lâm chung sẽ có Phật đến rước”; và bình thời làm các công đức, hồi hướng công đức về quả Cực lạc tức là ứng hợp với đại nguyện thứ 20 của Ðức A-di-đà: “Kẻ nào hồi hướng công đức, nhất định được vãng sanh”.

ŸHằng ngày, tu phép thập niệm phát nguyện vãng sanh và hồi hướng công đức, cũng như người có đóng bảo hiểm nhân thọ. Một bên là đóng bảo hiểm vật chất. Một bên là đóng bảo hiểm tinh thần; cả hai đều nhất định toại nguyện như nhau.

Ÿ Như trên, ta thấy quả vãng sanh là một quả có bảo đảm chắc chắn. Mà nhân vãng sanh lại là một nhân dễ tu tập. Ðiều cốt yếu là phải thật hiểu chân tinh thần của pháp môn niệm Phật mới sanh được chánh niệm và có được ba tư lương: Tín, Nguyện, Hạnh.

23.Pháp môn Tịnh độ dễ tu nhưngkhó tin. Trong Kinh Phật thuyết A-di-đà, ÐứcThế-tôn cũng thừa nhận như thế (nan tín chipháp)

ŸÐã thế rồi, pháp môn này lại còn nương tựa hoàn toàn vào lòng tin để thành lập, nương tựa vào lòng tin để duy trì; có lòng tin rồi mới sanh khởi hành động và có hành động rồi mới đạt nguyện vọng nhân viên quả mãn. Nếu không có lòng tin vững chắc thì tuy cửa Phật rộng mở, cũng không thể gì vào được. Vì vậy nên Tín, Nguyện, Hạnh gọi là ba món tư lương về Tịnh độ.

ŸNói tư lương cũng ví như nói người muốn đi xa cần phải có tiền của (tư) và lương thực (lương). Nếu thiếu một trong hai thứ đó thì khó mà đạt mục đích mình muốn đến. Cũng thế, ba món tư lương cần có để lên đường về Tịnh độ cũng không thể thiếu một. Hơn nữa, ba món này liên hệ mật thiết với nhau theo thứ tự trước sau tiếp nối sanh khởi. Trước hết phải do có lòng tin thâm thiết mới có phát sanh nguyện cầu; do nguyện cầu thành khẩn mới hăng hái hành động. Nếu lòng tin không có thì quyết nhiên nguyện và hạnh không thể thành lập được.

24.Tín là căn bản của người tu hành pháp môn Tịnh độ.

ŸThứ nhất, phải tin rằng ba bộ kinh nói về Tịnh độ là do Ðức Thế-tôn vì lòng từ bi chân thật mà dạy cho chúng ta, quyết không phải như sách ngụ ngôn giả thiết để khuyến tu.

ŸThứ hai, phải tin rằng ngoài thế giới ô uế mà chúng ta hiện sống, chắc thật có thế giới Tịnh độ trang nghiêm.

ŸThứ ba, phải tin rằng 48 lời đại nguyện của Ðức Phật A-di-đà, cùng là những công hạnh kiến lập cõi Tịnh độ của Ngài là chân thật, cũng như việc Ngài hiện đang ứng hóa độ sanh tại cảnh giới Tịnh độ ấy là chân thật.

ŸThứ tư, phải tin rằng sanh Tịnh độ hay uế độ hoàn toàn do tự tâm ứng hiện, hễ trồng nhân tịnh thì được quả tịnh, trồng nhân uế thì được quả uế, tuyệt nhiên không liên quan gì đến vấn đề thưởng phạt.

ŸThứ năm, phải tin rằng chánh niệm của ta cùng tâm niệm của Ðức Phật A-di-đà chắc chắn cảm ứng với nhau, lâm chung thế nào cũng được Ngài tiếp dẫn vãng sanh.

ŸThứ sáu, phải tin rằng tuy ác nghiệp của chúng ta có nhiều, nhưng một khi đã sanh về Tịnh độ, nhờ có hoàn cảnh tốt đẹp thuận tiện, nhờ ơn giáo huấn thường xuyên của Phật và Bồ-tát, ác niệm không thể sanh khởi lại và ác báo do đó sẽ lần lần tiêu trừ.

ŸThứ bảy, phải tin rằng sức mình và sức Phật, cả hai đều bất khả tư nghị. Trong hai sức cùng bất khả tư nghị ấy, sức Phật lại bất khả tư nghị gấp trăm ngàn muôn ức lần hơn, cho nên một khi được tiếp dẫn, dù sức mình còn kém cỏi thì với sức Phật cũng đủ giúp ta vãng sanh.

ŸThứ tám, phải tin rằng khi mình niệm một câu Phật là tức thời Ðức Phật liền nghe và liền thâu nhiếp.

ŸThứ chín, phải tin rằng hễ mình niệm Phật thì chắc chắn lúc lâm chung được Phật và Thánh chúng đến tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Cực lạc, quyết không còn đọa lạc luân hồi trong sáu đường nữa.

ŸTóm lại, phải tin chắc rằng những lời Phật dạy trong kinh đều chân thật, cần phải thâm tín, tuyệt đối không nên sanh tâm ngờ vực. Lòng ngờ vực là chướng ngại vật không thể vượt qua trên con đường dẫn đến đạo quả. Có lòng ngờ vực rồi thì tấtnhiên nguyện và hạnh sẽ không có cứ điểm đểsanh khởi. Nếu lòng tin kiên cố, tự nhiên phát nguyện cầu sanh Cực lạc và đã phát tâm nguyện cầu tự nhiên chuyên tâm tinh tấn, y pháp hành trì, không đợi ngoại duyên thúcđẩy.

Hễ Tín đã vững chắc thì Nguyện và Hạnh tự nhiên thành tựu, khỏi cần phải nhắc nhủ, khuyến hóa.

25.Ðã tin sâu, nguyện thiết, phải tu chánh hạnh niệm Phật. Sự tu trì đây đều tùy theo thân phận của mình mà lập, không nên chấp định một pháp thức nào. Như người không việc chi hệ lụy, nên từ mai đến chiều, chiều lại mai, lúc đi đứng nằm ngồi, nói nín động tịnh, khi ăn cơm mặc áo cùng đại tiểu tiện, tất cả thời, tất cả chỗ đều giữ một câu hồng danh không rời nơi tâm niệm. Nếu khi thân hình sạch sẽ, y phục chỉnh tề, chỗ nơi thanh khiết, thì niệm thầm hay ra tiếng đều được. Như lúc ngủ nghỉ, tắm gội, đại tiểu tiện hoặc ở chỗ không sạch chỉ được niệm thầm, không nên ra tiếng, niệm thầm công đức vẫn đồng, nếu ra tiếng thì có lỗi không cung kính. Chớ cho rằng những lúc ấy không nên niệm, chỉ e niệm không được mà thôi. Lại khi nằm nếu niệm ra tiếng, chẳng những không cung kính, mà còn bị tổn hơi, phải biết điều này.

26.Muốn được vãng sanh về cõi Tịnh độ Tây phương, hành giả phải chuẩn bị ba yếu tố: Tín, Hạnh, Nguyện, nếu thiếu một món nào cũng không thể tu hành có kết quả. Hành giả phải suốt đời chuyên tâm niệm Phật với một lòng thành kính, tin tưởng và nhất quyết cầu khi lâm chung được vãng sanh cõi Tịnh độ. Niệm cho đến “nhất tâm bất loạn” thì chắc chắn sẽ được mãn nguyện.

27.Pháp môn niệm Phật cần có đủ 16 chữ:

Vì thoát sanh tử, phát tâm Bồ-đề

Lấy tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật

Bởi vì hết thảy những sự thống khổ cực nặng trong thế gian, không chi bằng cái khổ sanh tử, mà nếu sanh tử chẳng dứt được thì sanh rồi tử, tử rồi sanh, ra khỏi bào thai này, chun vào bào thai khác, cởi bỏ đãy da nọ, mang lấy đãy da kia, khổ nào xiết nói!

28.Một chữ nguyện bao gồm cả tín và hạnh. Tín là tin tự, tha, nhân, quả, sự, lý không hư dối. Tín tự: Tin tất cả do tâm tạo, mình niệm Phật sẽ được Phật tiếp dẫn. Tín tha: Tin Phật Thích-ca không nói dối, Phật A-di-đà không nguyện suông. Tín nhân: Tin niệm Phật là nhân vãng sanh, giải thoát. Tín quả: Tin sự vãng sanh thành Phật là kết quả. Tín sự: Tin cảnh giới Tây phương, tất cả sự tướng đều có thật. Tín lý: Tin lý tánh duy tâm bao trùm Phật độ. Mỗi điều trên đây đều xác thật nên gọi là không hư dối. Hạnh là chuyên trì danh hiệu không xen tạp, không tán loạn. Nguyện là mỗi tâm ưa thích, mỗi niệm mong cầu. Trong ba điều này, người tu tịnh nghiệp cần phải đủ không thể thiếu một, mà Nguyện là điểm cần yếu. Có thể có Tín, Hạnh, mà không Nguyện, chưa từng có Nguyện mà không Tín, Hạnh.

29.Ðược vãng sanh hay không là do Tín Nguyện có hay không, còn phẩm vị vãngsanh cao hay thấp là tùy việc trì danh sâu hay cạn.

30.Tín, Nguyện, Hạnhlà ba tư lương sanh về Tịnh độ. Nếu tư lương không đủ, quyết không được vãng sanh. Sở dĩ vì thế mà sự phát nguyện chiếm một địa vị tối quan trọng trong pháp môn tu Tịnh độ.

31.Thập thiệnlà mười điều thiện, là căn bản tu hành, thuộc ba nghiệp thân, khẩu, ý gọi là tu tịnh nghiệp.

ŸThân nghiệp có ba: Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục (nếu tại gia thì không tà dâm).

ŸKhẩu nghiệp có bốn: Không nói láo, không nói lời thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói lời thô bạo.

ŸÝ nghiệp có ba: Không tham lam, không sân nhuế, không ngu si.

ŸMười điều thiện này là căn bản phát sinh tất cả các điều thiện khác. Ðó cũng là nền tảng xây dựng mọi cảnh giới an vui. Người tu hành mà không tu mười điều thiện này, thì không khác kẻ xây lâu đài cao ngàn thước trên vũng bùn xập xậy, quyết không hy vọng thành công.

32.Ðã tu tịnh nghiệp phải giữ luân thường, làm hết bổn phận, dứt niệm tà, gìn lòng thành kính, trừ bỏ các điều ác, vânglàm những việc lành, đừng giết hại, gắng ănchay, thương tiếc hộ trì mạng sống loài vật, tínnguyện niệm Phật cầu sanh Tây phương.Bên trong phải vì ông bà, cha mẹ, anh em, chịem, bên ngoài vì thân thích, bạn bè, xóm giềng,làng nước, đem pháp môn Tịnh độ này màphụng khuyến, chẳng luận người có tin làm cùng không, chỉ hết sức mình khiến cho mọingười đều biết pháp nhiệm mầu này màthôi.

33.Người tu tịnh nghiệp, nếu có mảy may công đức lành đều đem hồi hướng vãng sanh. Như thế thì tất cả hành môn đều là trợ hạnh của Tịnh độ. Lại phải phát lòng Bồ-đề, thề độ muôn loài, đem công đức mình tu hồi hướng cho bốn ân ba cõi cùng chúng sanh trong pháp giới. Làm như thế như đèn thêm dầu, như mạ được mưa, đã kết pháp duyên sâu cùng tất cả chúng sanh, lại mau thành tựu thắng hạnh Ðại thừa của mình. Nếu chẳng hiểu nghĩa này, tất thành ra chỗ thấy cạn hẹp tự lợi của hàng phàm phu và nhị thừa, tuy hạnh mầu, cảm quả rất kém (xem bài phát nguyện, chương VII).

34.Người tu tịnh nghiệp nên biếtrằng sự tu hành hôm nay, chính là đối địch với nghiệp sanh tử ngày mai, không phảichuyện tầm thường, hằng nghĩ đến vô thường mau chóng, ngày tháng chẳng chờ người nhận chân, thiết thật mà niệm Phật. Nếu nửa lui nửa tới, lúc tin lúc ngờ, kết cuộc tịnh nghiệp không thành tựu, làm sao ra khỏi luân hồi?

35.Tu tịnh nghiệp, cảnh cô tịch chừng nào hay chừng nấy. Tiếng niệm Phật cao thấp, mau chậm tùy nghi, làm sao cho hợp thành một phiến. Nên biết, khi ấy thân tuy đơn chiếc mà tâm chẳng lẻ loi, vì tâm của chư Phật cùng Ðức A-di-đà chưa từng tạm rời ta, ta khởi niệm thì Phật biết, mở miệng Phật liền nghe, lo gì sợ cô tịch!

36.Có tám điều cốt yếu, người tu tịnh nghiệp nên ghi nhớ:

1/ “Vì sự sanh tử, phát lòng Bồ-đề”, đây là đường lối chung của người học đạo.

2/ “Dùng tín, nguyện sâu trì danh hiệu Phật, đây là chánh tông của môn Tịnh độ.

3/ Lấy sự nhiếp tâm chuyên chú mà niệm, làm phương tiện dụng công.

4/ Lấy sự chiết phục phiền não hiện hành làm việc yếu tu tâm.

5/ Lấy sự giữ chắc bốn trọng giới làm căn bản vào đạo.

6/ Dùng các thứ khổ hạnh làm trợ duyên tu hành.

7/ Lấy nhất tâm bất loạn làm chỗ quy túc của môn Tịnh độ.

8/ Lấy các điềm lành làm chứng nghiệm cho sự vãng sanh.

37.Chí tâm niệm Phật tức là ý nghiệp làm lành, xưng danh hiệu Phật là khẩu nghiệp làm lành, chắp tay lễ bái là thân nghiệp làm lành. Do ba nghiệp này làm lành, nên có thể diệt tội nặng sanh tử trong tám mươi ức kiếp, nhờ hạnh nguyện nương nhau, quyết định được vãng sanh.

38.Người tu tịnh nghiệp khi ngồi nằm không được xoay lưng về hướng Tây, cũng không được hướng về Tây khạc nhổcùng đại tiểu tiện. Bởi đã quy y về Liên bang nên tôn sùng miền kim địa, nếu lòng không trân trọng, đâu phải là chí nguyện cầu sanh.

39.Miệng đừng ngớt tụng, ý chớ nghĩ khác. Phàm phu tạp loạn, khẩu ý khó kiềm. Trong Kinh Phạm Võng, Phật dạy: “Mỗingày khởi ba nghiệp tội, mà tội của miệngthì vô lượng”. Muốn cho khẩu nghiệp khỏigây tội, chỉ có cách là đừng nói. Song miệngkhông nói càng làm cho ý suy nghĩ nhiều,mà nếu ý suy nghĩ những điều quấy, còn không bằng nói mà nói những chuyện có ích, không hại. Bởi thế cho nên các vị Tổ sư lấy phương pháp tụng kinh làm một phương tiện kiềm chế khẩu nghiệp và ý nghiệp đắc lực nhất.

ŸTừ xưa đến nay, các vị chuyên tu về môn niệm Phật, thường phải đóng cửa (kiết thất) để kiềm chế ba nghiệp, cho tâmchuyên nhất cảnh. Như bà Vô Sanh cư sĩ đóng cửa thất 49 ngày, dứt tất cả duyên sự, chuyênmột câu niệm Phật, nhờ vậy mà bà được“Niệm Phật tam muội”. Sở dĩ kiết thất là phương tiện cần yếu của pháp môn Tịnh độ, vìchúng ta hiện là phàm phu mê tối, chướng dầy mà huệ mỏng, nghiệp nặng phước nhẹ, nên tâm nhiễm dễ khởi, tịnh nghiệp khó thành.

40.Người mà thực vì thoát ly sanh tử, phát Bồ-đề tâm là con đường phổ thông học đạo. Lấy lòng tín nguyện thật sâu để niệmdanh hiệu Phật, là chính tông tu pháp Tịnhđộ. Thân tâm chuyên chú niệm Phật là pháp phương tiện tu Tịnh độ. Cốt yếu phải bềnchắc giữ bốn giới cấm trọng để làm căn bảnnhập đạo. Phải bẻ dẹp phiền não hiện hành, làviệc cần yếu để tu tâm. Dùng mỗi mỗi khổ hạnh chính đáng để làm trợ duyên tu hành. Phải niệm Phật cho được nhất tâm bất loạn làm chỗ quy túc cho tịnh hạnh. Lấy mỗi mỗi điều lành để làm chứng nghiệm được vãng sanh.

41.Niệm Phật mà không phát lòngBồ-đề, thì không tương ưng với bổn nguyện củaÐức Di-đà, tất khó vãng sanh (lòng Bồ-đề là tâm lợi mình, lợi người, trên cầu thành quảPhật, dưới nguyện độ chúng sanh). Tuy phát lòng Bồ-đề mà không chuyên niệm Phật cũngkhông được vãng sanh. Nên phải lấy sự phát lòng Bồ-đề làm chánh nhân, niệm Phật làm trợ duyên, rồi sau mới cầu sanh Tịnh độ.Người tu tịnh nghiệp cần phải hiểu biết điều này.

42.Môn niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, nương nguyện lực rộng lớn của Ðức Phật A-di-đà, tất cả lục đạo chúng sanh không luận căn lành thành thục hay chưa thành thục, không luận ác nghiệp nặng hay nhẹ, nếu ai bằng lòng tin chắc, phát nguyện trì niệm hồng danh A-di-đà Phật, thời quyết định được Ðức Phật tiếp dẫn vãng sanh Cực lạc Tịnh độ, là hạng thiện căn thành thục, tất chóng viên mãn Phật quả, nhẫn đến kẻ ác nghiệp nặng cũng đặng dự hàng Thánh.

ŸNên biết, pháp môn niệm Phật là yếu đạo độ sanh của chư Phật và là diệupháp mà trên thì Thánh nhân đại Bồ-tát, dướiđến phàm phu đều đồng tu. Vì thế nên trong các kinh liễu nghĩa Ðại thừa luôn nhắc đến, mà lịch đại Tổ sư không ai chẳng tuân hành.

ŸXét về Ðức Thích-ca Mâu-ni và Phật A-di-đà, từ nơi kiếp xưa từng phát đạinguyện độ thoát chúng sanh. Ðức Thích-ca thực hiện ở uế độ dùng khổ để chiết phục và thúc đẩy chúng sanh tiến tu. Còn Ðức A-di-đà an tọanơi Tịnh độ, dùng tịnh, dùng vui để nhiếpthọ và đào luyện cho mọi người nên Thánh quả.

43.Ðức Bổn sư Thích-ca hết lời khuyên đại chúng hiện thời cũng như mạt pháp, chúng sanh phải cầu sanh Cực lạc, để được thấy Phật, nghe pháp, mau chứng Vô sanh nhẫn, rồi sau sẽ tùy nguyện vào Ta-bà để cứu độ chúng sanh. Như thế thời có tiến mà không thối, có lợi mà không tổn.

44.Hiện tại phương pháp Trì danh niệm Phật thâm nhập nhân gian, phổ cập khắp quần chúng và không ai là không biết niệm sáu tiếng “Nam mô A-di-đà Phật”. Lý do thâm nhập và phổ biến của phương pháp này là hễ có tu là có thành, rất thích hợp với mọi căn cơ, bất cứ kẻ trí người ngu đều thâu nhiếp được một cách dễ dàng. Số người nhờ nương pháp này mà được độ thoát, so với các tông phái khác, chiếm đến trên bảy tám mươi phần trăm.

ŸCứ xác thật mà nói, thì đạo lý của pháp môn này hàm chứa tinh ba của hết thảy các pháp môn khác một cách sâu xa rộng rãi. Không những so với các pháp môn khác, nó đã không kém thua, mà trái lại tinh ba của các pháp môn khác đều thu trọn vào trong một pháp môn này. Nó có đủ khí độ rộng rãi tập hợp sự đại thành của các tông phái khác. Vì vậy nếu bàn đến hiệu quả, bàn đến học lý, bàn đến khó dễ, không một tông phái nào so sánh kịp!

45.Muốn chống đỡ với những khókhănchướng ngại của thời mạt pháp, không cònpháp môn nào hơn pháp môn niệm Phật.Pháp môn này tự nó đã đơn giản dễ theo,ngoài ra nó lại dồn được cả hai sức: tự, thađể hỗ trợ cho nhau nên dễ thành tựu. Kinh Ðại Tập dạy: “Ðời mạt pháp, trong số ức triệu người tu hành, chưa có một người đắc đạo,duy chỉ có nương vào pháp môn niệm Phậtmới được độ thoát sanh tử”. Vì thế nên biết, saukhi các tông phái khác suy tàn, duy có mỗimột tông Tịnh độ là còn tồn tại để nối dàipháp vận, cứu độ chúng sanh mà thôi; cáctông phái khác như Thiền, Giáo, Luật tông,v.v... đều phụ thuộc làm trợ duyên cho tôngTịnh độ, chớ không có thể đơn độc tồn tại riêng được.

ŸTrong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật đã dạy: “Trong đời vị lai, khi kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng từ bi, đặc biệt lưu lại kinh này tồn tại trong một trăm năm, chúng sanh nào gặp được kinh này đều có thể được độ thoát như ý sở nguyện”.

46.Muốn cho tâm không luyến việc ngoài, chuyên niệm Phật được quy nhất, cũng không có phương pháp chi kỳ lạ, chỉ đừng quên cái chết rình rập bên mình, không biết xảy ra lúc nào.

Phải nghĩ rằng ta từ trước đến nay tạo ra vô lượng vô biên ác nghiệp, như trong kinh nói: “Giả sử nghiệp ác kia có hình tướng thì khắp mười phương hư không cũng chẳng dung chứa hết”. Duyên đâu may mắn, nay được thân người lại nghe Phật pháp, nếu không một lòng chuyên niệm Phật cầu sanh Tây phương, khi cái chết đến thình lình, chắc chắn phải bị đọa vào ác đạo. Chừng ấy nếu vào địa ngục thì bị non đao, rừng kiếm, lò lửa, vạc dầu, một ngày đêm sống chết đến vạn lần, sự khổ cùng cực không thể diễn tả. Nếu đọa vào ngạ quỷ thì thân hình xấu xa, hôi hám, bụng lớn như cái trống, cổ họng như cây kim, thấy cơm nước thì những vật ấy đều hóa thành than lửa,chịu đói khát lăn lộn khóc la trong vô lượng kiếp. Nếu đọa vào súc sanh, thì hoặc bị kéo chở nặng nề, hoặc bị người giết ăn thịt, hoặcbị nạn loài mạnh ăn nuốt loài yếu, kinhkhủng chẳng lúc nào yên. Chịu khổ như thếcó khi vô lượng chư Phật ra đời mà vẫn cònxoay vần trong ác đạo không được thoát ly. Nghĩthân người mong manh, cái chết bất kỳ,nghĩ mình đời trước, đời này đã tạo ra vô lượng nghiệp ác, nghĩ đến sự khổ tam đồ mà tỉnhngộ sợ hãi, tất không còn tham luyến cảnhhuyễn bên ngoài, niệm Phật được chuyên nhất.

47.Người niệm Phật nếu dụng côngsiêng năng tinh tấn, thì sẽ thuần thục quynhất, được cảm thông với Phật, tự có thểthấy cảnh lành, dù không thấy cũng không ngại.Nếu bỏ sự chuyên dụng công mà vội gấpmuốn được nhất tâm, được tương ưng, được thấycảnh lành, thì vọng tưởng rối ren, tâm niệm cầumong cố kết nơi lòng, đây là chứng bệnh lớnlao nguy hiểm của người tu hành. Nhưthế lâu ngày, những oan gia đời trước nương theovọng tưởng của hành nhân, hóa làm thân Phật, hoa sen, hoặc các cảnh tốt lạ, để mongbáo oán. Lúc ấy tự mình không có chánhkiến, toàn thể là khí phần của ma, một khi thấycảnh ấy tất sanh lòng hoan hỷ, ma vươngtheo đây mà vào tâm phủ làm cho hànhnhân điên cuồng, dù có Phật sống cũng không cứuđược.

48.Người niệm Phật không phải chỉ tu theo sự tướng bên ngoài, mà cần phải để ý trừ phiền não cùng tập nghiệp lầm lỗi xấu xa. Nếu phiền não bớt một phần thì công phu niệm Phật tăng một phần. Trái lại, để phiền não tăng tất công hạnh phải lui kém. Cho nên có người càng tu hành lại càng đổ nghiệp là bởi lý do trên đây.

49.Giữ một câu A-di-đà Phật nhặt nhiệm nối nhau, thường nhớ thường niệm. Khi những tâm tham lam bỏn sẻn, hờn giận, dâm dục, háo thắng, kiêu mạn, thoạt nổi lên, phải nghĩ: “Ta là người niệm Phật cầu giải thoát, không nên có tâm niệm như vậy”, nghĩ rồi liền trừ diệt đi. Như thế, lâu lâu những niệm lao thần tổn thân đều không do đâu mà khởi, sẽ được công đức không nghĩ bàn của Phật gia trì nơi thân tâm mình, dám bảo đảm trong mười ngày sẽ thấy đại hiệu. Nếu tu hành lôi thôi gián đoạn liền muốn được công hiệu, đó là khi mình khi người, tuy cũng có công đức, nhưng muốn do đó mà lành bệnh thì quyết không thể được.

50.Phàm việc chi cũng lấy lòng thànhlàm gốc, tu hành nếu không dùng tâm chíthànhlàm sao được sự lợi ích lành bệnh dứt khổ!

51.Trong lúc dụng công tu muốn vọng tưởng dứt lặng đi, mà nó lại loạn động lên mãi, thì mặc kệ cho vọng tưởng sanh khởi, không kể, chỉ cốt là ta liền nhớ thâu tĩnh tâm lại, chăm chú đừng cho tâm niệm lững dời đi là được. Tỷ như chú ý của con mèochăm bắt con chuột, hẳn không có cử chỉ gì đểbuông rời. Lúc ta đương dụng công để tu, dẫu như tâm tu có lững tán đi, thì phải thâu kéo nó lại, cứ thế thâu tâm về mãi không thôi. Cái công thâu tâm ấy càng nhiều, càng nhặt, càng dầy thì tự nhiên nó kết tinh lại thành một thể vô tướng. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: “Với cái động và tịnh củacảnh, tánh nó chẳng dời, lúc nhớ lúc quên, tánh vẫn như một, phát từ chỗ đó để lần lượt đi sâu vào mãi cho đến giai đoạn quên cảnh quên tâm, và với cái “quên” cũng quên luôn đi, đến tận cảnh tịch diệt là chứng được pháp tánh”.

52.Người chân thật niệm Phật: Trong thì quên thân, ngoài quên cảnh, đó là ÐẠI BỐ THÍ; không sanh lòng tham, sân, si làÐẠI TRÌ GIỚI; chẳng chấp thị phi nhân ngã, là ÐẠI NHẪN NHỤC; niệm Phật không ngừng hở là ÐẠI TINH TẤN; vọng tưởng không móng khởi là ÐẠI THIỀN ÐỊNH; tâm khôngbị các duyên cảnh ràng buộc là ÐẠI TRÍ HUỆ.

53.Muốn tu theo pháp môn niệmPhật, thì phải ăn chay giữ giới, phải đổi dữ làmlành, phải nương thầy giỏi bạn hay, phảichánh nguyện giải thoát, phải biết rõ nhân quả,phải có đủ phương tiện, phải chứa nhiều công đức, phải làm sự phước duyên lẫn nhau.

54.Lên nẻo nhân thiên, làm phước là trước. Ra biển sanh tử, niệm Phật là đầu. Phải dùng câu niệm Phật làm chánh nhân, sự tu phước làm trợ đạo, phước huệ gồm tu ắt chung bậc Chánh giác. Trì giới, niệm Phật là nhân ra khỏi đời.

55.Nếu không niệm Phật thì sanh tử không thế gì trốn được.

56.Ðức Phật A-di-đà có lời nguyện rằng: “Nếu chúng sanh nào xưng danh hiệu ta thì chắc sanh về nước ta, như không y lời thì ta chẳng làm Phật”.

57.Pháp môn niệm Phật là một pháp môn rất phổ thông, từ hạng phàm phu cho đến các đấng Thánh Hiền, từ hàng cùng đinh tục tử cho đến các bậc văn nhân học giả. Một pháp tu rộng rãi thích hợp cho từ dưới phàm phu lên trên Thánh giả, bao trùm hết các Giáo, thâu nhiếp cả mười tông.

58.Niệm Phật là một pháp môn lẹ làng thẳng tắt, công cao dễ tới, sự rẻ dễ làm, nếu chẳng niệm Phật mà cầu thoát ly ra khỏi tam giới thì tất không đặng.

59.Những người tu hành dẫu có nănglực làm được những sự bố thí, trì giới, tham thiền, tụng đọc, cũng không bằng công đứcniệm Phật. Bởi vì tu theo các thứ phướcnghiệp kia đều là thiện căn nhỏ nhen, còn niệm Phậtcầu sanh Tây phương mới thiệt là thiện căn tolớn.

60.Trong sự cầu sanh về Tịnh độ mà được dễ dàng là nhờ có Phật lực. Ðức A-di-đà thì có nguyện lực tiếp dẫn, Ðức Thích-ca thì có nguyện lực khuyến bảo, còn chư Phật thì có nguyện lực hộ niệm.

61.Một câu “A DI ÐÀ PHẬT” là công án đầu tiên của tông môn. Thí như cỡi ngựa mà cầm gậy thì càng thêm vững vàng cho sự sống. Hết thảy trong hàng tứ chúng, ai niệm Phật cũng đều có ứng nghiệm, đương khi sống thì thêm phước thêm duyên, sau lúc chết được tiêu nghiệp. Cho nên người nào thọ trì thì những điều hy vọng của mình không có chi là chẳng mãn nguyện.

62.Nhất tâm niệm Phật, muôn việc trần tự nhiên dứt bỏ, tức là pháp “Bố thí ba-la-mật”.

ŸNhất tâm niệm Phật, các việc ác tự dứt, tức là “Trì giới ba-la-mật”.

ŸNhất tâm niệm Phật, lòng được nhu hòa mát dịu, tức là “Nhẫn nhục ba-la-mật”.

ŸNhất tâm niệm Phật, vĩnh viễn không bị thối lui đọa lạc, tức là “Tinh tấn ba-la-mật”.

ŸNhất tâm niệm Phật, không sanh các vọng tưởng, tức là“Thiền định ba-la-mật”.

ŸNhất tâm niệm Phật, chánh niệm rõ ràng, tức là “Bát-nhã ba-la-mật”.

ŸSuy xét cho cùng tột, thì không ra ngoài nhất tâm niệm Phật mà muôn hạnh được đầy đủ cả.

63.Nghe nói danh hiệu Phật là “Văn huệ”, chấp thọ nơi lòng là “Tư huệ”, giữ gìn làm theo là “Tu huệ”.

64.Ðại Tập Kinh có lời: “Mạt thế, ức ức người tu hành không có một người được giải thoát, chỉ nương pháp môn niệm Phật mà ra khỏi luân hồi”.

Kinh lại nói: “Nếu người chuyên niệm Phật, hoặc ngồi mà niệm, hoặc đi mà niệm, ròng rặc trong 49 ngày, thời hiện đời được thấy Phật, liền đặng vãng sanh”.

65.Niệm Phật là chuyên xưng danh hiệu, chấp trì không tán loạn, cứ bền giữnhư thế, trong đời này được thấy Phật. Hiệnnay, phần đông người tu Tịnh độ đều lấy phápTrì danh làm chính. Pháp xưng danh cần phảilắng lòng không chotán loạn, mỗi niệm nốitiếp nhau, buộc tâm nơi hiệu Phật. Khimiệng niệm Nam mô A-di-đà Phật, tâmphải soi theo mỗi chữ cho rành rẽ rõ ràng. Khi xưng danh hiệu Phật, không luận ít hay nhiều,đều phải một lòng một ý tâm tâm nối nhau.Niệm như thế, mới có thể mỗi câu diệt được tộinặng nơi đường sanh tử trong tám mươi ứckiếp. Nếu chẳng vậy thì tội chướng khó tiêu trừ.

66.Vừa làm xong một việc, vừa nói xong một lời, chưa khởi tâm niệm Phật, mà một câu hồng danh niệm Phật cuồn cuộntuôn ra đó là triệu chứng tam muội dễ thành vậy.

67. Người niệm Phật, thì không đượcnói chuyện tạp hoặc nghĩ ngợi lông bông.Nếu lỡ có phạm, phải suy xét: Ta là người niệm Phật không nên như thế, rồi niệm Phật vài tiếng để tự cảnh tỉnh mà đánh tan điều ấy.

68.Tâm ta chỉ có một niệm, niệm Phật tức là nó, mà tạp niệm cũng là nó. Chỉ nhân ta niệm Phật chưa tinh chuyên, niệm niệm trần còn vơ vẩn thế thôi.

69.Không cần phải trừ tạp niệm, chỉ đem tâm niệm hoàn toàn để trên hiệu Phật, tạp niệm liền mất.

70.Người đạo đức chưa thuần, nên tán loạn nhiều, phải cố thâu nhiếp sáu căn, lần lần sẽ được thanh tịnh. Nếu chưa làm được như thế, thì mở mắt chăm chú nhìn tượng Phật mà niệm, hoặc nhắm mắt tưởng chân dung Phật mà niệm, tạp niệm sẽ tiêu.

71.Niệm Phật đừng vội vàng nóng nảy, phải lóng định tâm tư, niệm chậm rãi hiệu Phật ra từ nơi tâm, phát thành tiếng nơi miệng, rồi lại vào nơi tai, tâm nghĩ, miệng niệm, tai nghe, cứ tuần hoàn như thế, tạp niệm sẽ dứt.

72.Nên đem sáu chữ Nam mô A-di-đà Phật mà niệm. Khi niệm ghi nhớ rành rẽ, tiếng thứ nhất là Nam, tiếng thứ nhì là , như thế đủ sáu chữ, liên hoàn không dứt, thì vọng niệm không còn chỗ xuất sanh.

73.Chúng sanh cùng ta đồng một bản thể, là cha mẹ của ta trong nhiều kiếp, làchư Phật đời vị lai, nếu chẳng phát tâm cứu độ,chỉ cần giải thoát riêng mình, thì đối vớitình có chỗ chưa an, với lý có điều sơ sót.Huống chi chẳng phát đại tâm, thì ngoài không thể cảm thông với chư Phật, trong không thể khế hợp tánh chân, trên không thể tròn quả Bồ-đề, dưới không thể độ khắp muôn loài. Như thế làm sao báo bổ người ân nhiềukiếp, làm sao cởi mở oan gia nhiều đời, làm sao thành tựu căn lành đã gieo trồng từ xưa, làm sao sám trừ tội nghiệp đã tạo ra từtrước? Và như thế thì tu hành chỗ nào cũng gặpchướng duyên, dù có thành tựu cũng là quả thấp,cho nên phải xứng tánh phát lòng Bồ-đề vậy.

ŸNhưng phát đại tâm, phải tu đạihạnh, mà trong tất cả hành môn, tìmphương pháp dễ dụng công, mau thành tựu, rất yên ổn, rất viên đốn, thì không chi hơn dùngTín Nguyện sâu trì danh hiệu Phật. Nói chấp trì danh hiệu tức là giữ chắc hiệu Phật nơi lòng không tạm quên. Nếu có một niệm giánđoạn, hoặc một niệm xen tạp, thì không gọi là chấp trì. Giữ được một niệm nối nhau không xen tạp, đó là chân tinh tấn; tinh tấn mãi không thôi, sẽ lần vào cảnh nhất tâm bấtloạn mà viên thành tịnh nghiệp. Nhất tâmbất loạn là chỗ quy túc của tịnh nghiệp, là đại môn của Tịnh độ; chưa vào môn này tất chưa yên ổn, học giả há chẳng nên cố gắng ư?

74.Tâm đã hay tạo nghiệp thì cũngcó thể chuyển nghiệp và nghiệp đã do tâm tạo, tất cũng tùy theo tâm mà chuyển. Nếu tâmmình không chuyển được nghiệp, tức bị nghiệp trói buộc, nghiệp không chuyển theotâm thì có thể buộc tâm. Nhưng dùng tâmthế nào mới chuyển được nghiệp? Ấy là giữ tâm hợp với đạo đức, hợp với Phật. Và nghiệp làm sao buộc được tâm? Ấy là để tâm y theo đường lối cũ, buông lung theo cảnh trần.

75.Nghiệp đã tạo ra từ trước, đành đã lỡ rồi, chỉ trông mong có phát đại tâm để biến chuyển; mà nắm giữ cơ quan ấy chính là ta chớ không ai khác. Nếu hôm nay ta phát tâm niệm Phật cầu sanh Cực lạc để mau chứng quả, độ chúng sanh, giữ niệm hiệu Phật nối nhau không dứt, lâu ngày tâm sẽ hiệp với đạo, thì chuyển được quả báo Ta-bà thành Cực lạc, đổi nhục thai thành liên thai. Không bao lâu, chính mình sẽ là một bậc thượng thiện, tướng tốt trang nghiêm, an vui tự tại nơi cõi liên hoa thất bảo. Như ta tu hành nửa chừng bỗng lần biếng trễ thối lui, tất bị nghiệp lực mạnh mẽ từ kiếp trước sai sử, rồi vẫn y nhiên một kẻ chịu vô lượng sự thống khổ về thân tâm ở cõi Ta-bà, không tránh khỏi bị đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh vậy. Những ai có chí thoát ly, cầu về Tịnh độ há không nên sợ hãi, tỉnh ngộ, phát tâm phấn chấn tu hành ư?

76.Lúc đi đứng ngồi nằm, uống ănlàm việc, câu niệm Phật vẫn thường hiển hiện.Nếu gặp cảnh duyên phiền não, tâm không yên,chỉ nên chuyên niệm Phật, phiền não liền tanmất. Bởi phiền não là cội gốc luân hồi, niệmPhật là thuyền vượt qua biển khổ sanh tử.Muốn thoát sanh tử, chỉ đem câu niệm Phậtphá tan phiền não, đó là phương pháp đơngiản mà rất hay.

77.Ðiều cần yếu nhất trong sự tu hành là tâm tha thiết về việc luân hồi sanh tử. Tâm sanh tử không tha thiết, làm sao dám gọi là niệm Phật thành một khối? Nếu người quả vì sự luân hồi mà tha thiết, thì mỗi niệm như cứu lửa cháy đầu, chỉ theo khi mất thân người, muôn kiếp khó được. Lúc ấy quyết giữ chắc câu niệm Phật, quyết đánh lui vọng tưởng, trong tất cả thời, tất cả chỗ, hiệu Phật thường hiện tiền, không bị vọng tình ngăn che lôi kéo. Dùng công phu khổ thiết như thế, lâu ngày niệm sẽ thuần thục, tâm được tương ưng, tuy không hy cầu mà niệm lực tự nhiên thành một khối.

78.Hạnh thấp mà nói vọng đạo lý cao siêu không bằng kẻ chất phác mà giữ giới niệm Phật.

79.Nên giữ bổn phận, không nên tham cầu danh lợi, đừng chạy theo duyên ngoài, chỉ cần phân minh lý nhân quả, một lòng chuyên niệm Phật mà thôi.

80.Tánh háo kỳ, ưa cầu sự linh thông của ma quỷ, không bằng chánh tín nhân quả mà niệm Phật.

81.Người niệm Phật giữ lòng ngay, dứt hạnh ác, gọi là Thiện nhân. Người niệm Phật nhiếp tâm trừ tán loạn, gọi là Hiền nhân. Người niệm Phật rõ tâm tánh, dứt hoặc nghiệp, gọi là Thánh nhân.

82.Trong lúc muôn niệm rối ren, chínhlà thời khắc dùng công phu, mỗi khi tánloạn liền mau thâu nhiếp lại. Cứ như thế mãi, lâu ngày công phu thuần thục, tự nhiên vọngniệm không sanh. Vả lại, người biết vọngniệm nhiều, là do niệm Phật, lúc khôngniệm, vọng tâm như sóng nổi nước trào không giâyphút nào dừng nghỉ, khi ấy đâu có tự biếtđược.

83.Tạp niệm là bệnh, niệm Phật là thuốc. Niệm Phật chính để trị tạp niệm, mà không thấy hiệu quả là do dụng công chưa được chân thiết. Cho nên khi tạp niệm nổi lên, phải chuyên lòng gia công niệm Phật, mỗi chữ, mỗi câu chuyên nhất không xao lãng, thì tạp niệm tự dứt.

84.Tâm hỗn loạn đã lâu, không thểmột lúc mà an định được, cho nên ngườiniệm Phật nếu tâm không thanh tịnh đừng quávội lo, chỉ cần khi niệm mỗi chữ mỗi câu đều donơi tâm phát ra, dụng công bền lâu tự cóhiệu quả.

85.Người niệm Phật, tâm chân thiết cùng không, có thể suy mà biết được. Ðại để như người chân tâm niệm Phật, dù ở cảnh phiền não hay vui mừng cũng giữ câu niệm Phật không gián đoạn, cho nên những cảnh ấy không làm lay động họ được. Hai điều trên đã không thể làm lay động, thì đối với cảnh sống chết, họ vẫn tự nhiên không sợ hãi.

86.Người niệm Phật, bình thường niệm được không gián đoạn, nếu trong giấc ngủ thoạt có quên niệm, khi thức dậy thống khóc, đến trước bàn Phật cúi đầu sám hối, rồi quỳ niệm Phật một ngàn hay một muôn câu, dùng hết sức mình thì thôi. Làm như vậy vài ba phen, dù trong lúc ngủ mê, câu niệm Phật vẫn hiện ra không gián đoạn.

87.Khi lâm chung được chánh niệm, toàn nhớ lúc thường nhật dụng công phu sâu.

88.Niệm Phật không luận là hạng ngườinào, nếu nghĩ mình thuở bình sanh có nhiều điều ác mà tự bỏ không chịu tu hành, là sai lầm!

ŸNiệm Phật không quản thời gian nào, nếu cho rằng mình đã già sắp chết mà không chịu tu hành, là sai lầm.

ŸNiệm Phật, bất kỳ là phương pháp nào, nếu lập ra một quy củ nhất định, bắt mọi người đều tin theo, khiến cho sự tu hành của họ bị chướng ngại, là sai lầm.

ŸNên biết pháp môn Tịnh độ chẳng lựa trí ngu, sang hèn, nghèo giàu, chẳng phân namnữ, già trẻ, tăng tục, chẳng luận kẻ huân tậpđã lâu hay mới tu hành, đều có thể niệm Phật.

ŸHoặc niệm lớn, niệm nhỏ, niệm ra tiếng, niệm thầm, đảnh lễ mà niệm, tham cứu mà niệm, nhiếp tâm mà niệm, quán tưởng mà niệm, lần chuỗi mà niệm, giữ hiệu Phật liên tục không dứt như dòng chảy mà niệm, cho đến đi đứng nằm ngồi niệm, ngàn muôn niệm đều về một niệm.

ŸNiệm theo cách nào cũng được, chỉ cần yếu giữ cho lâu bền đừng lui sụt và phát lòng tin quyết định cầu sanh Tây phương. Nếu quả hành trì được như vậy, cần chi tìm bậc tri thức hỏi đường.

ŸCho nên tu Tịnh độ có nhiều phương pháp, kết quả ra sao là do chỗ xu hướng của tâm nguyện. Có thể gọi: “Ði thuyền cốt bởi người cầm lái, hiểu được đồng về cõi Tịnh liên”.

89.Niệm Phật chỉ nên để cho thântâm nhàn đạm, thầm nhớ chẳng quên, khi hưỡn, gấp, động, tịnh vẫn một niệm không khác.Niệm như thế, ngày kia xúc cảnh chạmduyên, bỗng nhiên tỉnh ngộ. Chừng ấy mới biết cõi Tịch quang Tịnh độ không rời nơi đây, Phật A-di-đà chẳng ngoài tâm mình. Nếu lập tâm muốn cầu tỏ ngộ, thì trở lại thành chướng ngại, nên chỉ lấy lòng tin làm căn bản, chẳng tùy theo tạp niệm mà thôi. Hành giả trì như thế, dù không tỏ ngộ, khi chết cũng được sanh về Tây phương, theo giai cấp mà tiến tu, không còn lo thối chuyển.

90.Người tu hành nếu bị túc nghiệpngăn che, khiến cho nghiệp hạnh lui kém, phải nhất tâm trì tụng chú vãng sanh. Chú này gọi là môn đà-la-ni, nhổ trừ tất cả cội gốc nghiệp chướng, tụng một biến tiêu diệt hết tội ngũ nghịch thập ác trong thân. Tụng mười muôn biến, được không quên mất Bồ-đề tâm; tụng hai mươi muôn biến, liền cảm sanh mầm mộng Bồ-đề; tụng ba mươi muôn biến, Phật A-di-đà thường trụ trên đảnh, quyết định sanh về Tịnh độ.

91. Niệm Phật nên vận dụng thân miệng mà niệm, không kể đến tán hay định, chỉ làm sao cho câu Phật không hở dứt, tự sẽ được nhất tâm, hoặc cũng có thể gọi chính đó là nhất tâm. Nhưng phải niệm mãi không thôi, trạng như mẹ lạc con thơ, thì không còn lo chi tán loạn, không cần nhất tâm mà tự được nhất tâm. Chẳng nên cưỡng ép cho tâm quy nhất, vì dù cưỡng ép cũng không thể được, thật ra chỉ do người tu siêng năng hay biếng trễ mà thôi.

92.Muốn cho khi sắp chết được chánh niệm vãng sanh, thì ngay bây giờ phải xét rõ việc đời là huyễn mộng, tùy duyên an phận qua ngày, không còn tham luyến, được rỗi rảnh lúc nào thì niệm Phật lúc ấy, đừng hẹn chờ lần lựa, hoặc để hư phí thì giờ. Như thế thì tư lương ta đã dự bị xong, lúc ra đi mới không điều chi chướng ngại.

93.Thuyết chuyên tu vô gián của ngài Thiện Ðạo là: Vô gián tu là thân chuyên lễ Phật A-di-đà không lễ tạp, miệng chuyên xưng hiệu A-di-đà không xưng tạp; ý chuyên tưởng Phật A-di-đà không tưởng tạp.

94.Muốn sanh về Tịnh độ, nên nghĩ tất cả việc đời là vô thường, có thành tất có hoại, có sống ắt có chết, nếu ta không nghe Phật pháp thì phải chịu thay thân này, đổi thân khác, trôi lăn trong ba cõi sáu đường, không biết lúc nào ra khỏi. Nay ta đã có duyên được nghe chánh pháp, được tu tịnh nghiệp, nếu chuyên niệm Phật thì khi bỏ thân này sẽ vào thai sen nơi cõi Phật, hưởng các điều vui, thoát hẳn sự khổ, đi ngay đến nẻo Bồ-đề, ấy là chí sự thuở sanh bình của bậc đại trượng phu vậy.

95. Người niệm Phật, dù có bận làm việc này khác lăng xăng, nhưng trong tâm không ngớt lo nghĩ đến câu niệm Phật. Nếu niệm có thất lạc phải thâu nhiếp lại, lâu ngày thành thói quen, chừng ấy sự nhớ niệm được tự tại.

96.Phép tu Tịnh độ không ngoài hai chữ chuyên cần, chuyên thì không thêm một việc chi khác, cần thì không bỏ phí một giây. Lại phép trì danh, cần phải mỗi chữ, mỗi câu, tâm và tiếng nương nhau, không xen lẫn một mảy niệm đời, lâu ngày thành thục, quyết định được sanh về Cực lạc, ngồi tòa bảo liên, lên ngôi bất thối.

97.Tu môn niệm Phật, lắm lúc phải chọn lại năm bảy lần, mới tìm ra mộtphương pháp thật thích hợp. Phương pháp nào trấn định được tâm cảnh, tiêu trừ được vọng niệm thì là phương pháp hay nhất đối với mình. Cũng như đối với thầy thuốc, phương thang nào chữa đúng căn bệnh là phương thang hay. Ðối với chúng sanh, vọng niệm là căn bệnh, thuốc là danh hiệu Phật, hễ phương pháp nào trừ được căn bệnh vọng niệm, ấy là phương pháp thiện xảo nhất, đừng câu nệ.

98.Nên nhớ rằng TRÌ DANH là phương pháp tụng niệm của đường lối tu Tịnh độ. Ðó là một điểm trọng yếu.

99.Niệm Phật, hành giả vừa niệm vừa lắng tai nghe lại tiếng niệm của mình, từng chữ một thật rõ ràng. Cứ vừa niệm vừa nghe như thế, trí óc sẽ không bị xao lãng và tâm thần định được. Phương pháp này lại có tên là PHẢN VĂN NIỆM PHẬT, nghĩa là niệm chữ nào trở lại nghe chữ ấy, chữ từ miệng lại trở về tai.

100.Tu môn niệm Phật, cần phải vạch khóa trình và khi quyết định khóa trình, cần phải tế nhị châm chước, dung hòa giữa hoàn cảnh và năng lực, thế nào cho thích ứng mới được lâu dài và hữu hiệu.

101.Với những hành giả đã huân tập được tịnh chủng khá thành thục, thì tựnhiên phát ra những tiếng niệm Phật bất cứ lúc nào, cơ hồ như có một sức lực dõng mãnhnào bên trong thúc đẩy, khiến cho hành giả hằng tiến không lùi. Trừ giấc ngủ, bất luận ngày đêm, trong khi đi đứng nằm ngồi, không lúc nào, không chốn nào là không niệm Phật. Như vậy, câu Nam mô A-di-đà Phật không lúc nào rời khỏi miệng, lâu ngày thành tập quán. Ðây là nói sự niệm Phật thành tiếng.

102.Niệm hay không niệm vẫn là niệm, là chỉ tâm niệm (tâm niệm nhớ nghĩ đến Phật). Nói “niệm hay không niệm vẫn là niệm”, có nghĩa là bất kể miệng có niệm thành lời hay không, luôn luôn trong tâmvẫn tưởng nhớ đến Phật, tức là vẫn có niệmPhật.

ŸSở dĩ miệng phải niệm Phật là cốt nhắc trong tâm tưởng nhớ đến Phật. Giờ đây, dù cho khi miệng không niệm mà tâm vẫn có tưởng nhớ, như thế cứucánh củapháp trì danh niệm Phật đã đạt được rồi vậy.

Như vậy, quyết không còn một trần niệm ô nhiễm nào có thể đột nhập, khiến cho tâm chao động được. Lúc ấy phép niệm Phật tam muội tự nhiên thành tựu, quả vãng sanh không cầu mà tự đến.

103.Nơi pháp môn niệm Phật, phươngpháp thực hành rất giản tiện, mọi người cóthể tùy phần tùy sức mà hành đạo. Chỉ cầnchỗ tu cho đúng pháp thời chắc chắn làthành tựu cả, nên gọi là dùng sức ít, dễ thực hànhmau có hiệu quả. Tổ Thiện Ðạo cho rằngnghìn người tu không sót một. Vĩnh MinhÐại cũng công nhận là mười người tu được cả mười.

104.Hễ “đa từ thì tán tâm”. Tâm không định, trí không yên thì niệm Phật khó thành, tam muội khó đắc. Vì vậy người chuyên tu tịnh nghiệp đôi khi cần phải định kỳ kiết thất để tránh duyên, chỉ đêm ngày chuyên lo một câu niệm Phật, mới có hy vọng kết quả phần nào. Ngoài ra, trong vòng tạp tu, tạp niệm khó mà thành tựu, dầu cho có niệm cũng ít khi được thiệt niệm.

105.Người tu tịnh nghiệp là người tu hành cởi mở cho kỳ hết những gì vướng vít cho sự vãng sanh, nhất là sợi dây lợi dưỡng, để khi lâm chung ý chí được thảnh thơi, tâm niệm chuyên chú về một việc “vãng sanh Tịnh độ”. Tâm không mảy bợn nhơ, lòng không chút bám víu, chỉ nhất chí tưởngPhật, niệm Phật, tâm ta cùng tâm Phật đồng nhất, như hai lằn điện tiếp nối nhau, đề huề về cảnh giới an vui, tự tại và giải thoát.

106.Muốn sanh về cõi tịnh, thì trước phải tịnh tâm, hễ tâm mình tịnh, tức là cõi tịnh của Phật.

107.Phải tin chắc pháp môn niệm Phật như tin những việc mặc áo quần cùng ăn cơm vậy. Mặc áo khỏi lạnh, ăn cơm khỏi đói, niệm Phật khỏi sanh tử.

108.Khi niệm Phật đã thuần thục, thì trong sáu trần chỉ có thinh trần, năng dụng của sáu căn đều gởi nơi nhĩ căn, không cònbiết thân mình đang vi nhiễu, lưỡi mìnhđang uốn động, ý có phân biệt hay không, mũithởra hay vào, mắt mình nhắm hay mở. Căntức là trần, trần tức là căn, căn trần tức là thức, mười tám giới dung hợp thành một giới.

109.Khi đối trước tượng Phật, phải xem tượng ấy cũng như Phật thiệt, mắt nhìn tâm niệm, cung kính chí thành. Lúc không ở trước tượng cũng nên thành kính cũng nhưlúc đối trước Phật tượng. Niệm Phật như thếrất dễ cảm thông, nghiệp ác cũng mau tiêu diệt.

110.Khi gấp cảnh thuận nghịch, khổ vui, đắc thất, dơ sạch, tất cả trường hợp, cần phải giữ một câu niệm Phật cho chắc. Nếu không như thế, tất bị cảnh chuyển, hiệuPhật liền gián đoạn, há chẳng đáng tiếc lắm ư!

111.Niệm Phật tam muội, tức là niệm Phật chánh định: Tâm và Phật hiệp nhất, Phật cảnh hiện tiền.

112.Cũng như Tịnh độ tông Trung Hoa, Tịnh độ tông Nhật Bản chủ trương rằng: “Trong đời mạt pháp hiện nay, khó mà áp dụng pháp môn Thiền định là con đường của chư Thánh, tức là con đường của những bậc đại căn đại trí, đủ đại hùng đại lực tự giác ngộ, tự giải thoát”.

Tại sao khó? Vì ngũ trược nặng nề, nhiều sự cám dỗ, chúng sanh khó mà sốngmột cuộc đời bình dị, thanh tịnh để chiêm nghiệm, thấu suốt những giáo lý cao siêucủa Phật. Huống chi cách Phật đã lâu xa, còn ai đâu để đem khẩu giáo, thân giáo chân chính dìu dắt mình một cách hiệu lực nữa! Bởi các cớ ấy, chúng sanh trong đời mạt pháp này phải tự thú nhận rằng mình quá yếu đuối,quá mê mờ, quá thiếu phương tiện và hùng lực để tự thức tỉnh và cởi mở cho mình, mà cầnphải kêu gọi đến pháp môn niệm Phật,nương nhờ vào từ lực cứu độ của Ðức Phật A-di-đà.

113.Giáo tướng của Phật giáo chia ra làm hai môn là THÁNH ÐẠO MÔN và TỊNH ÐỘ MÔN. Người tu về Thánh đạo môn, vì nương vào kinh điển, phát tự lực tu chứng nên khó khăn. Người tu Tịnh độ môn, vì nương vào tha lực (Phật A-di-đà) nên tu chứng được dễ dàng. Kết luận, hai ngài Long Thọ và Ðàm Loan khuyên mọi người nên tu Tịnh độ là pháp môn duy nhất thích ứng với căn cơ của chúng sanh ở thời mạt pháp.

114. Hễ trong giờ phút lâm chung mà được thanh tịnh, thì bất luận là ai, cũng đều được vãng sanh tất cả. Trái lại, giả sử cả đời tu hành, nhưng đến giờ phút lâm chung mà còn luyến tiếc, nghi ngờ, rối loạn, thì không thể nào vãng sanh được. Cho nên những bậc thiện tri thức và ban hộ niệm không thể vắng mặt trong giờ phút “thiên thu vĩnhbiệt” mà dù là Phật tử hay không Phật tử, nếu người ấy muốn có một cuộc đời hạnh phúc vĩnh cửu sau khi bỏ đời này qua đời khác.

ŸNhưng ỷ lại vào thiện tri thức không bằng tự trông cậy vào mình, cầu Phật lúc lâm chung không bằng thường xuyên hằng ngày vậy.

115.Dưới đây là mười điểm thiết yếu của môn niệm Phật hay của người tu pháp niệm Phật:

1.- Niệm Phật phải vì thoát sanh tử.

2.- Niệm Phật phải phát lòng Bồ-đề.

3.- Niệm Phật phải dứt trừ lòng nghi.

4.- Niệm Phật phải quyết định nguyệnvãng sanh.

5.- Niệm Phật phải hành trì cho thiếtthật.

6.- Niệm Phật phải đoạn tuyệt phiền não.

7.- Niệm Phật phải khắc kỷ cầu chứngnghiệm.

8.- Niệm Phật phải bền lâu không giánđoạn.

9.- Niệm Phật phải an nhẫn các chướngduyên.

10.- Niệm Phật phải dự bị lúc lâm chung.

116.Phật giáo đồ ở Nhật Bản có truyền thoại là “Mật tông và Thiên Thai tông để cho hàng quý phái, Thiền tông cho võ sĩ đạo và Tịnh độ tông cho hạng bình dân”mà bình dân là hạng chiếm đa số.

Xem thế thì biết ở các xứ Bắc tôngPhật giáo, những người xưng niệm danh hiệuPhật A-di-đà chiếm phần tối đa.

117.Có một bí quyết, khẩn thiết bảo nhau: HẾT LÒNG THÀNH KÍNH, nhiệm mầu, nhiệm mầu!

Phuï: Khi làm việc lành chi, dù nhỏ nhặt cũng nên chắp tay đối trước Phật hoặc hướng về Tây, đọc bài kệ hồi hướng:

Nguyện đem công đức này

Cầu bốn ân, ba cõi

Con cùng với chúng sanh

Ðồng sanh về Cực lạc.

II. CẢNH GIỚI CỰC LẠC ^

Cực lạc là quê hương

Ta-bà là cõi tạm

Thế nên:

Sống là gởi, thác là về.

118.NGUYÊN NHÂN CÓ CÕI CỰC LẠC. Kinh Vô Lượng Thọ chép rằng: Ðức Phật A-di-đà khi đương còn làm Tỳ-kheo tên là Pháp Tạng, Ngài nhắm mục đích trang nghiêm cõi Cực lạc để dễ giáo hóa các loài hữu tình, nên đã từng xin Ðức Phật Thế Tự Tại dạy cho biết tướng trạng và nội dung210 ức quốc độ của chư Phật. Nghe xong, Ngài yêu cầu biến hiện cho thấy để y cứ vào đómà tham khảo, làm ấn tượng trong khi tu hành.

ŸSau khi thấy nghe tường tận bao nhiêu cảnh giới quốc độ của chư Phật rồi, Tỳ-kheo Pháp Tạng mới bắt đầu vận hết tinh thần tu nhân “tạo quốc độ”. Trải qua năm kiếp tư duy nhiếp thủ, Ngài mới thành tựu thế giới Cực lạc.

ŸÐến nay thế giới Cực lạc là nơi quy túc (về nghỉ) của chúng ta về sau. Sanh vềđó là nấc thang thoát ly sanh tử luân hồi, đểcho chúng ta bước lên đường cứu cánh giải thoát.

Vậy xem đó, chúng ta có thể ý niệm được lòng từ bi vô hạn của Ðức Phật A-di-đà đối với chúng sanh là đường nào vậy.

119.CHÁNH BÁO VÀ Y BÁO CÕI CỰC LẠC

ŸVỀ NHÂN DÂN (Chánh báo) ở cõi Cực lạc có 13 món trang nghiêm thanh tịnh dưới đây, thuộc phần “chúng sanh thế gian” (Chánh báo):

1.- An lạc vô bệnh.

2.- Thọ mạng lâu dài.

3.- Thân tướng đẹp đẽ.

4.- Không có sự bất bình đẳng về giàu nghèo, sang hèn.

5.- Tâm tánh nhu hòa, đạo đức cao thượng.

6.- Ðạo tâm kiên cố.

7.- Mọi người đều do hóa sanh mà có, không do thai sanh là kết quả của dâm dục ô trược.

8.- Không có sự sai khác về nhỏ lớn, già trẻ, mạnh yếu.

9.- Không nhơ bẩn ô uế.

10.- Tâm trí phóng khoáng, thông đạt.

11.- Hết luân hồi trong lục đạo.

12.- Ðủ sáu món thần thông.

13.- Ðầy đủ huệ nhãn, chánh kiến.

ŸVỀ CẢNH VẬT (Y báo) cõi Cực lạc có 19 món trang nghiêm thanh tịnh dưới đây:

1.-Quốc độ bằng phẳng thanh tịnh.

2.-Mặt đất do bảy báu tạo thành.

3.-Khí hậu ôn hòa.

4.-Lưới báu bủa giăng.

5.-Sáu thời mưa hoa.

6.-Sen báu đầy dẫy.

7.-Hóa Phật thuyết pháp.

8.-Cây đạo tràng của Phật.

9.-Cây báu phát âm thanh.

10.-Muôn vật nghiêm lệ.

11.-Không có ba đường dữ.

12.-Cung điện trang nghiêm.

13.-Quốc độ thanh tịnh.

14.-Hồ tắm trong thơm.

15.-Nước hồ lên xuống tùy nguyện.

16.-Hương xông ngào ngạt.

17.-Thức ăn tinh khiết.

18.-Y phục tùy niệm.

19.-Chim biết thuyết pháp.

120.CÁC CÕI TỊNH ÐỘ TRONG MƯỜI PHƯƠNG

ŸTrong mười phương hư không có vô lượng vô số quốc độ với những trạng huống khổ vui ngàn sai muôn khác. Nguyên nhân thành tựu các quốc độ sai khác ấy tuyệt đối không do một sức thần thánh nào hoặc một sự ngẫu nhiên nào tạo thành.

Quốc độ tuy nhiều, nhưng khái quát có thể chia thành hai loại:

1. Quốc độ do cộng nghiệp của chúng sanh duyên khởi, cộng nghiệp ấy cảm thành quốc độ y báo chung, để chúng sanh tùy từng biệt nghiệp thiện hay ác mà thọ quả báo hoặc vui hoặc khổ.

2. Quốc độ do Phật và Bồ-tát hóa hiện để dùng làm chốn đạo tràng độ sanh.

ŸLoại trước gọi là uế độ. Vì nguyên nhân trong quá khứ chúng sanh làm điều phước đức ít mà gây điều tội ác nhiều, nên cảm báo thành quốc độ vui ít, khổ nhiều.

ŸLoại sau gọi là Tịnh độ. Vì nguyên nhân tạo nên quốc độ này là do sức phước huệ của chư Phật, Bồ-tát, sức gia trì của bốn tâm vô lượng: Từ, bi, hỷ, xả. Thêm vào các nguyên nhân ấy lại có tăng thượng duyên là công đức tu tập của chúng sanh hồi hướng nguyện sanh về các cõi ấy. Có sự cảm ứng đạo giao giữa nội nhân và ngoại duyên ấy liên hệ với nhau, nên mới duyên khởi được quốc độ trang nghiêm thanh tịnh, thuần vui, không có khổ nhân tội báo xen vào.

ŸTrong mười phương thế giới có vô số uế độ nhưng cũng có vô số Tịnh độ. Trong các uế độ, thế giới Ta-bà của chúng ta mới chỉ là một. Cũng như trong các Tịnh độ, thế giới Cực lạc của Ðức Phật A-di-đà cũng chỉ là một.

ŸTrong mười phương thế giới có hằng hà sa số chư Phật, thì cũng có hằng hà sa số cõi Tịnh độ. Mỗi cõi Tịnh độ đều có phương pháp tu hành khác nhau, phù hợp với từng nhân duyên. Tu hành y theo phương pháp nào thì đến khi thuần thục sẽ được vãng sanh về cõi Tịnh độ ấy. Phương pháp tu hành cầu quả vãng sanh Tịnh độ thì gọi là phép tu Tịnh độ.

ŸCác cõi Tịnh độ trong mười phương có nhiều vô lượng mà phép tu cũng có nhiềuvô số. Vậy ai theo phương pháp của cõi nàocũng đều có thể tùy nguyện được vãng sanhở cõi ấy.

121.CÁC LOẠI TỊNH ÐỘ SAI KHÁC

Tịnh độ hay uế độ đều do nhất tâm biến hiện. Chư Phật khi lấy diệu dụng của tịnh thức biến hiện ra Tịnh độ, vì tác dụng có sai khác nên danh nghĩa Tịnh độ cũng tùy đó mà có sai khác.

Căn cứ vào “Tây phương Hiệp luận” đã ghi chép, thì Tịnh độ có 10 loại không đồng nhau. Nhưng ở đây chỉ nói về NHẤT TÂM TỊNH ÐỘ và BẤT KHẢ TƯ NGHỊ TỊNH ÐỘ có liên quan đến chúng ta.

ŸNHẤT TÂM TỊNH ÐỘ

Nhất tâm Tịnh độ là nương nơi tâmbiến hiện và tùy theo công năng tu chứngcao thấp nên có phân ra bốn bậc không đồng:

a/ Phàm Thánh đồng cư Tịnh độ

Ðây là quốc độ của hàng Nhị thừa và nhân thiên. Nhị thừa là Thánh, nhân thiên là phàm. Thánh phàm cùng ở chung nên gọi là Phàm Thánh đồng cư, lại vì tính chất tịnh uế không đồng mà có chia thành hai thứ. Như cõi Ta-bà là đồng cư uế độ, cõi Cực lạc là đồng cư Tịnh độ.

b/ Phương tiện hữu dư Tịnh độ

Ðây là cảnh giới an trú của hàng Tiểu thừa. Hàng Tiểu thừa nhờ đoạn Kiến Tư hoặc nên thoát ly tam giới. Kiến hoặc là sự mê lầm về kiến thức. Tư hoặc là sự mê lầm về tư tưởng. Trên con đường tu chứng, đoạn trừ Kiến Tư hoặc chỉ là mới đạt phương tiện, chưa đạt cứu cánh. Cần phải tiến lên nữa và phải đoạn hai món mê lầm là Trần sa hoặc và Vô minh hoặc.Trần sa hoặc là sự mê lầm nhỏ nhặt như vi trần. Vô minh hoặc là sự mê lầm cội gốc do căn bản vô minh gây nên.Ðoạn Kiến hoặc và Tư hoặc chỉ là đạt phương tiện, hành giả phải tiến tu thêm nữa. Vì vậy gọi là phương tiện hữu dư. Hữu dư nghĩa là còn sót, chưa rốt ráo.

c/ Thật báo vô chướng ngại Tịnh độ

Ðây là cảnh giới an trú của các vị đại Bồ-tát. Chư Bồ-tát nương theo phương pháp chân thật mà tu hành, cảm được quả báo thù thắng chân thật; sắc giới (vật chất) cũng như tâm giới (tinh thần) không còn gây chướng ngại đối với Bồ-tát nên gọi là Thật báo vô chướng ngại. Ðây là cảnh giới của các vị Bồ-tát tu chứng.

d/ Thường tịch quang Tịnh độ

Ðây là cảnh giới đại Niết-bàn của chư Phật an trú. Thể tánh cảnh giới này thường vắng lặng mà vẫn thường quang minh, vì do trí tuệ của Phật hằng thường tỏa cùng khắp. Vì thế nên gọi là Thường Tịch Quang Tịnh độ. Thường Tịch nghĩa là thường vắng lặng. Thường Quang là thường soi sáng.

ŸBẤT KHẢ TƯ NGHỊ TỊNH ÐỘ

Bất khả tư nghị Tịnh độ là cảnh giới Cực lạc của Ðức Phật A-di-đà, để thâu nhiếp,tiếp nhận chúng sanh trong mười phương. Sứcthâu nhiếp ấy không thể nghĩ bàn, vì ngoài sức tư tưởng và luận bàn của chúng sanh.

Cõi Cực lạc Tịnh độ là mục tiêu chính để cho chúng ta tập trung tất cả lực lượng tư tưởng vào đó. Nếu thật chứng được một cõi Tịnh độ ấy thì bao nhiêu cõi Tịnh độ khác cũng đều chứng được.

III. PHƯƠNG PHÁP TRÌ DANH NIỆM PHẬT ^

Ðối với chúng sanh, vọng niệm là căn bệnh, thuốc là danh hiệu Phật. Hễ phương pháp nào trừ được căn bệnh vọng niệm, ấy là phương pháp thiện xảo nhất. Cũng như đối với thầy thuốc, phương thang nào chữa đúng căn bệnh là phương thang hay.

122.TRÌ DANH NIỆM PHẬTcó 12 phương pháp:

1.- NIỆM PHẬT CAO TIẾNG: Niệm lớn tiếng, đem hết cả tinh lực toàn thân dồn vào trong câu niệm Phật, khác nào những tiếng đại hồng chung, những tiếng sư tử rống, át cả trời đất vũ trụ.

Kinh Ðại Tập nói: “Niệm Phật lớn tiếng có mười công đức: 1) Ðánh tan hôn trầm mê ngủ. 2) Thiên ma kinh sợ. 3) Tiếng vang khắp mười phương. 4) Ba đường ác được dứt khổ. 5) Tiếng bên ngoài không xâm nhập. 6) Niệm tâm không tán loạn. 7) Mạnh mẽ tinh tấn. 8) Chư Phật vui mừng. 9) Tam muội hiện tiền. 10) Vãng sanh về Tịnh độ”.

2.- MẶC NIỆM: Lúc niệm, môi chỉ hơi mấp máy, không phát ra tiếng, niệm thầm.

3.- NIỆM KIM CANG: Tức niệm ra tiếng. Niệm vừa tiếng, không lớn quá, không nhỏ quá. Nghe thong thả hòa hoãn. Cứ vừa niệm vừa nghe như thế, óc sẽ không bị xao lãng và tâm thần định được. Phương pháp này hiệu lực rất lớn lao, cho nên đem ví dụ với ngọc Kim cang. Kim nghĩa là vàng, thí dụ cho sự cô đọng cẩn mật; cang nghĩa là cứng, thí dụ cho sự cứng rắn; vừa cẩn mật, vừa cứng rắn thì ngoại cảnh khó xâm nhập và tạp niệm dễ bị đánh tan.

Trong các phương pháp niệm Phật, phương pháp này được thường dùng hơn hết. Phương pháp này lại có tên là PHẢN VĂN NIỆM PHẬT, nghĩa là niệm chữ nào trở lại nghe chữ ấy, chữ ra từ miệng lại trở về tai.

Cần phải niệm Phật ra tiếng thì tam muội dễ thành. Niệm thầm nhỏ phần nhiều bị tán loạn. Ðiều này riêng hành giả tự biết, người ngoài không rõ thấu được.

4.- NIỆM GIÁC CHIẾU: Một mặt xưng danh hiệu Phật, một mặt quay tâm trí của mình trở lại soi xét tự tánh.

5.- NIỆM QUÁN TƯỞNG: Một mặt xưng danh hiệu Phật, mặt khác quán tưởng thân Phật và Bồ-tát trang nghiêm đang đứng trước ta. Quán tưởng cảnh Cực lạc với lầu đài tráng lệ, lưới báu bủa giăng, hoa nở chim kêu, đương phát ra tiếng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng v.v...

6.- NIỆM TRUY ÐẢNH: Cũng như phép niệm Kim cang nói trên, nhưng giữa chữ trước và chữ sau, giữa câu trước và câu sau, đừng để xen hở. Chữ nọ bồi vào chữ kia, câu sau chồng lên câu trước, trung gian không cho dứt hở nên gọi là truy đảnh. Truy nghĩa là đuổi theo, đảnh là đầu. Tức là đuổi theo, niệm đầu niệm sau nối liền nhau không dứt hở.

7.- NIỆM LỄ BÁI: Ðồng thời trong khi niệm Phật thì thân lạy; hoặc niệm xong một câu, lạy một lạy; hoặc miệng niệm thì thân lạy, thân lạy thì miệng niệm.

8.- NIỆM TỪNG LOẠT MƯỜI HƠI: Tức mười niệm (sổ thập). Niệm một hơi kể một niệm, niệm mười hơi là mười niệm. Tùy hơi dài ngắn, mỗi hơi niệm 7 câu Phậtchẳng hạn, lấy đó làm chừng. Niệm mỗi hơi phải thầm đếm để nhớ số 7 câu Phật (phương tiện để nhiếp tâm). Niệm đủ mười hơi rồi trở lại niệm mười hơi khác, cứ tiếp niệm như vậy và lấy đó làm chừng trong mỗi thời niệm Phật. Sau mỗi mười hơi tức mười niệm phải đếm số thứ tự ra tiếng để dễ nhớ. Ðây là pháp mượn hơi nhiếp tâm. Với phương pháp này khỏi dùng chuỗi.

9.- NIỆM ÐẾM THEO HƠI THỞ (sổ tức): Niệm như phép truy đảnh ở trên, không kể số danh hiệu Phật niệm được nhiều hay ít, chỉ dùng hơi thở làm chừng. Bắt đầu thở ra thì niệm cho đến khi hết hơi thở, nghỉ niệm mà hít hơi vào. Khi thở ra lại tiếp tục niệm như trước. Cứ mười lần như vậy thì gọi là mười niệm.

10.- NIỆM THEO THỜI KHÓA NHẤT ÐỊNH: Một khi thời khóa biểu đã vạch sẵn rồi, thì ngày ngày cứ y theo đó mà hành trì, tự lập cho mình một thói quen và có như thế mới giữ được đạo tâm bất thối. Ðiều quan trọng là tại chỗ thường thời thực hành, đều đều chuyên nhất.

11.- NIỆM BẤT CỨ LÚC NÀO: Với những hành giả đã huân tập được tịnhchủng khá thành thục, thì tự nhiên phát ra những tiếng niệm Phật bất cứ lúc nào, cơ hồ như có một sức lực dõng mãnh nào bên trong thúc đẩy, khiến cho hành giả hằng tiến không lùi. Lúc đi đứng nằm ngồi, không lúc nào là không niệm Phật, ngoại trừ trong giấc ngủ.

12.- NIỆM PHẬT HAY KHÔNGNIỆM VẪN LÀ NIỆM: Pháp niệm Phật nói ở trên là chỉ cho sự niệm Phật thành tiếng phát ra nơi miệng trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi. Còn niệm Phật trong đoạn này chỉ là tâm niệm, tâm niệm nhớ nghĩ đến Phật. Nói “niệm hay không niệm vẫn là niệm” nghĩa là bất kể miệng có niệm thành lời hay không, luôn luôn trong tâm vẫn tưởng nhớ đến Phật, tức là vẫn có niệm Phật.

Ðây chính là người niệm Phật dụngcông chuyên nhất. Ngoài sự niệm Phậtkhông nghĩ ngợi gì khác, cho đến khi công phuđược thuần thục, thế nên tâm niệm tự nhiên có sẵn câuniệm Phật luôn luôn tiếp nối nhau không hởdứt, vì vậy không cần phải dụng ý niệm Phậtdanh hiệu Phật vẫn không hở dứt trong nội tâm.

Người xưa nói: “Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm”tức là chỉ cho phép niệm Phật trong đoạn này vậy.

123. TÁN TÂM NIỆM PHẬTvẫn có công hiệu. Miệng niệm Phật, tâm chuyênnhất nghĩ tưởng đến Phật gọi là định tâmniệm Phật. Miệng niệm Phật, tâm không nghĩtưởng đến Phật mà lại suy nghĩ vẩn vơ gọi là tántâm niệm Phật, so với định tâm niệm Phậtcông hiệu hai bên vốn cách nhau rất xa.Nhưng sự thật thì nhất cử nhất động gì bênngoài đều ảnh hưởng đến nội tâm, nên dù làtán tâm niệm Phật, sự niệm Phật ấy khôngphải hoàn toàn vô công hiệu. Vả lại, trongkhi niệm lục tự Di-đà, không phải là không xuấtphát từ trong tâm ta mà ra hay sao? Chonên trong khi miệng ta niệm, bắt đầu là sáu chữấy phải bắt nguồn từ ý muốn do trong tâm taphát ra.

Thứ lại, khi sáu chữ đã phát thànhtiếng, âm thanh phát ra nhất định phải trở lui huân tập tâm ta. Như thế không thể nói rằng nó hoàn toàn không có hiệu lực, chẳng qua công hiệu của nó so với công hiệu củađịnh tâm niệm Phật có kém thua mà thôi. Ðiều cần nhất là giữ cho niệm niệm đừng xen hở, niệm một lúc lâu rồi tự nhiên lần hồi định tĩnh trở lại, không cần phải dụng tâm điều nhiếp, lâu ngày định niệm trở nênthành thục. Cho nên ngày đêm lúc nào tacũng niệm Phật, không cần nghĩ đến tán tâm hayđịnh tâm. Nếu định tâm niệm Phật được thìrất quý, nhưng rủi có bị tán tâm cũng đừnglo ngại.

124. NIỆM PHẬT TAM MUỘIlà nhớ chuyên, tưởng lặng vậy. Nhớ chuyên thì chí không chia, tưởng lặng thì khí thanh, thần sáng. Khí thanh thì trí giác soi khắp; thần sáng thì chiếu suốt chỗ tối tăm. Hai điều này thầm hợp nhau, hội lại mà ứng dụng.

Ðây chính là người niệm Phật đã đạt công phu đến mức vi diệu, cho nên lý niệm và sự niệm được viên dung một khối duy nhất. Như câu: “Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ” không khác nào một cái hồ bằng chất ngọc trắng trong, đựng một phiến nước đá trong trắng. Hai vật tuy khác tên mà tự thể trong trắng của nó dường như không thể nào phân chia làm hai khối. Nên gọi là niệm Phật tam muội, vì sự niệm và lý niệm đã đến chỗ chứng đắc rồi vậy.

125. TU PHÁP THẬP NIỆM:Sớm mai thức dậy, phục sức xong rồi, nên chắp tay hướng về Tây niệm Phật. Nên lấy hơi dài niệm liên tiếp luôn hết một hơi, kể là một niệm; niệm đủ mười hơi là mười niệm. Nhưng đừng quá cố gắng, hơi dài ngắn, tiếng cao thấp, niệm chậm mau đều tùy theo sức mình. Niệm xong, phát nguyện vắn tắt cầu sanh Tây phương. Nếu có thờ Phật, nên đối trước Phật mà niệm. Nhưng khi mới vào và lui ra, đều phải lễ ba lạy. Pháp thập niệm này rất tiện lợi cho người có nhiều duyên sự. Nếu mỗi ngày đều thật hành y theo đây, lấy trọn đời làm kỳ hạn, thì quyết định sẽ được vãng sanh.

126. PHÉP “TÙY THUẬN TRÌ DANH”là khi hôn trầm thì đi kinh hành, lúc tán loạn thì trở lại ngồi, hoặc đứng nằm đều tùy tiện mà trì niệm, làm sao cho câu niệm Phật đừng xa lìa. Ðây là yếu thuật để hàng phục tâm ma.

127.Khi niệm Phật, mí mắt nên sụp xuống, đừng nên quá dùng tinh thần, nếu dùng tinh thần quá hỏa khí sẽ bốc lên, làm cho nhức đầu choáng váng, hoặc mang các chứng bệnh: lên máu, đầu tê rần, ngứa, nhức, máu bầm tụ trên đỉnh đầu. Vậy phải niệm cho vừa chừng. Nếu thấy đầu óc nặng nề nóng bừng, phải trấn định tinh thần, lắng tai nghe mà niệm, hoặc chú tưởng nơi lòng bàn chân thì hỏa khí sẽ hạ xuống.

IV. ÐỀ PHÒNG MA CHƯỚNG ^

“Cổ đức đã bảo: “Thấy ma không ma, ma liền tự hoại. Thấy quái không quái, quái liền tự bại”.

Câu này có nghĩa: Nếu thấy ma quáimà lòng không xao động sợ hãi, giữ chánhniệm được vững vàng, hoặc chí tâm niệm Phật,loài ma quái ấy không làm chi được, sẽ tự bỏđi.

128. CÁC LOẠI MA

Ma tiếng Phạn là Ma-la, Trung Hoadịch là Sát. Bởi nó hay cướp của công đức,giết hại mạng sống trí huệ của người tu. Ma cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giảthối đạo tâm, cuồng loạn, mất chánh niệmhoặc sanh tà kiến làm điều ác rồi kết cuộc bịsa đọa.

Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong vòng sống chết luân hồi, là ma sự.

Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hưng thạnh. Ma tuy nhiều, nhưng kết yếu chỉ có ba loại là phiền não ma, ngoại ma và thiên ma.

ŸPHIỀN NÃO MA chỉ cho các phiền não tham nhiễm, hờn giận, si mê, khinh mạn, nghi ngờ, ác kiến cho đến các thứ ma: năm ấm, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới. Loại ma này cũng gọi là nội ma, do lòng mê muội điên đảo sanh ra, nên phải dùng tâm chân chánh, sáng suốt, giác ngộ mà giải trừ. Phàm phu tự mình đã có những nghiệp riêng, lại do cộng nghiệp sống chung trong khung cảnh, mà người xung quanh phần nhiều tánh tình hiểm ác, nghiệp chướng lẫy lừng, nên dễ động sanh phiền não. Có kẻ không chịu đựng nổi sự lôi cuốn của ngũ trần, nên bị sa ngã. Có người vì nghịch cảnh, khiến cho bi thương sầu não, chí tiến thủ tiêu ma.

Muốn đối trị ma này, hành giả phải quán xét phiền não là hư huyễn, xao động, nóng bức, trói buộc, tối tăm, chỉ làm khổ cho người và mình. Dứt phiền não ta sẽ trở về chân tâm tự tại giải thoát, mát lặng sáng trong, an vui mầu nhiệm.

Phiền não hay nội ma, nếu không chế phục được, tất sẽ chiêu cảm đến ngoại ma ở ngoài đến phá. Lời xưa nói: “Trong cửa có tiểu nhân, ngoài cửa tiểu nhân đến. Trong cửa có quân tử, ngoài cửa quân tử đến”.

ŸNGOẠI MA là những loài quỷ thần yêu mị bên ngoài. Người tu khi có đôi chút công phu, liền bị nó đến thử thách phá khuấy. Loài này có thể chia thành ba hạng là Bố ma, Ái ma và Não ma.

1.- Bố ma là loài mà ưa khủng bố, làm cho người kinh sợ. Thứ ma này thường hóa hình cọp, sói, rắn rít hoặc các loài thú hung dữ kỳ lạ, hay hình ác quỷ ghê rợn để dọa nhát người tu. Nếu hành giả kinh hãi, liền bị nó phá, làm mất chánh niệm, lắm khi sanh điên cuồng. Gặp cảnh này, nên nghĩ các tướng đều giả dối, an nhiên chuyên tâm niệm Phật hoặc trì chú, nó sẽ tự rút lui.

2.- Ái ma là loài ma kích động lòng ái dục cho đến tâm tham nhiễm cảnh ngũ trần. Tùy tâm niệm hành giả ưa thích điều chi, nó liền hiện ra thứ ấy. Chúng có thể dùng ma lực khiến cho người tu được tà định, tà trí, tài biện thuyết, biết phép thần thông, biết quá khứ vị lai. Những kẻ không hiểu cho là đã chứng đạo quả, thảy đều tin phục. Song kỳ thật người kia trong tâm điên đảo, chuyên làm phép quỷ mê hoặc thế gian.

3.- Não ma là loại ma chuyên phá rối, làm não loạn người tu. Muốn đối trị não ma, nên tụng Tam quy, Ngũ giới hoặc Giới bổn, bởi chúng là thứ quỷ phạm tội phá giới. Làm như thế chúng liền ẩn mất. Hoặc chuyên trì chú niệm Phật, chúng sẽ biến tan.

ŸTHIÊN MA là loại ma cõi Tha Hóa Tự Tại, thuộc tầng thứ sáu của trời Lục Dục. Chúng hiện ra nhiều cảnh, hoặc hăm dọa, hoặc khuyến dụ, hoặc giúp cho ta sức tà định tà trí cùng thần thông để gạt gẫm, chúng rình rập nếu hành giả có một niệm sơ hở, liền bị chúng ám nhập, xui giục làm những điều trái đạo đức, đời tu kể như đã hư tàn. Khi gặp những cảnh như trên, người tu phải dùng trí huệ quán sát, gắng giữ chánh niệm, đừng sanh tâm chấp trước mà lạc vào lưới tà. Phải kiên trì như thế mới xa lìa được ma chướng.

ŸSức tu của người thời nay, phần nhiều bị phiền não ma phá hoại, chưa đủ để cho thiên ma phải ra tay. Loại thiên ma này chỉ đến với những vị tu cao. Nếu thiên ma quyết phá những vị sức tu tầm thường, khó có hy vọng thoát khỏi. Người tu môn niệm Phật, nhờ có ánh sáng hào quang nhiếp hộ của Ðức A-di-đà mà không nạn ma, hoặc nếu có cũng là phần ít. Trái lại, người tu thiền, ma cảnh hiện nhiều, bởi chỉ nương vào tựlực.

Bởi vậy chuyên tâm niệm Phật là phương tiện mầâu nhiệm để thoát khỏi nạn ma mau thành tựu chánh định.

129. Khi niệm Phật cần phải chí thành, hoặc có lúc trong tâm khởi ra bi cảm, đó là tướng căn lành phát hiện. Nhưng phải đề phòng, đừng nên thường như thế, chẳng vậy thì bị loài ma bi thương nhập vào làm cho thương khóc mãi chẳng thôi. Phàm gặp việc chi vừa ý cũng đừng quá vui mừng; vui mừng quá tất bị loài ma hoan hỷ ám nhập, làm cho cười mãi như điên cuồng.

130.Trong kinh sách Phật, có nhiều chỗ khuyên răn người tu, lúc được cảnh giớitốt hay có sở đắc chi, chớ nên phô bày. Nếuphô bày thì dễ sanh ma chướng, tà niệm,hoặc có khi được rồi lại mất. Trừ ra hai phương diện:

1.- Bậc Bồ-tát hiện thân, vọng tâm đã dứt, vì muốn thủ tín cùng đời, hay vì dắt dìu, chỉ dẫn người sau, nên mới nói ra.

2.- Lòng mình có chỗ nghi, muốn thuật riêng lại với bậc thiện tri thức để nhờ quyết đoán sự chánh tà, tránh các điều hại, không phải có ý khoe khoang tự đắc.

Vậy xin các hành giả phải cẩn thận, đừng có được ít mà nói nhiều, và nếu không phải vì một trong hai trường hợp trên, xin chớ phô ra. Như thế mới khỏi mang tội đại vọng ngữ và tránh được các điều hại.

ŸNgười tu nếu đúng theo pháp màniệm Phật, thì thấy tướng hảo càng tốt,không thấy cũng vô hại, bởi nhân chắc thật, tất quảkhông hư dối. Như tu niệm không đúng pháp, hoặc dụng công chẳng chí cực, thì có sở đắc làma, không sở đắc là ngu si. Dù khi các cảnhtướng tốt hoặc xấu phát hiện, cũng nên giữ vữngchánh niệm, đừng quá vui mừng hoặc kinhsợ vì đó là những chỗ hở ma dễ nhập vào tâm.Người đời nay, khi tu hành phần nhiều cótánh hiếu kỳ, không chú trọng nơi chỗ dụng công,chỉ mong cầu được thấy hảo tướng. Ðã nhưthế, chẳng những không được cảnh tốt, màdo bởi vọng tưởng phân vân, ma nhân đó giả hiện Phật, Bồ-tát để gạt gẫm, khiến cho điêncuồng.

Nếu người có đôi chút công hạnh mà tham chấp cảnh giới, hoặc cầu các hảo tướng quá phần lượng, lại là một điều hại cần nên để tâm lưu ý.

V. SỰ LỢI ÍCH HIỆN THẾ VỀ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT ^

Niệm Phật:

Nghiệp báo tiêu trừ

Thiện căn tăng trưởng

Bớt khổ thêm vui

An thân lập mạng.

131.Những người thọ trì danh hiệu Phật A-di-đà thì lúc hiện thế đặng mười món lợi ích rất lớn:

1.-Ngày đêm thường có các bậc thiện thần ẩn hình để ủng hộ.

2.-Thường có hai mươi vị Bồ-tát như bậc ngài Quán Âm và cả thảy các vị Bồ-tát khác nữa hằng theo giúp đỡ.

3.-Thường đặng các Ðức Phật ngày đêm hộ niệm và Ðức Phật A-di-đà hằng phóng quang để nhiếp thọ cho nữa.

4.-Tất cả các thứ quỷ dữ, như quỷ Dạ xoa, quỷ La sát đều không dám hại, và những loài rắn độc, rồng độc cùng thuốc độc cũng không thể làm cho nguy hiểm được.

5.-Nào những nạn lửa, nạn nước, nạn oán thù gươm mác cũng không hại được.

6.-Những tội nghiệp kiếp trước của mình cũng đều tiêu diệt hết, còn các loài sinh vật lâu nay bị mình giết hại cũng được nhờ phần giải thoát mà khỏi sự oan báo.

7.-Ðêm ngủ chiêm bao thường thấy những sự chân chánh và có khi thấy được tướng hảo của Phật A-di-đà nữa, chớ không khi nào thấy điều ác mộng.

8.-Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận và khí lực thường khỏe mạnh, hành động sự gì cũng được phước lợi.

9.-Người đời ai cũng yêu vì, cúng dường và hoan hỷ lễ bái, kính trọng cũng như Phật.

10.-Ðến lúc lâm chung, trong tâm không sợ hãi mà giữ được chánh niệm, lại đặng thấy Ðức Phật A-di-đà và các vị Thánh chúng cầm hoa sen vàng tiếp dẫn về Tây phương mà hưởng thọ những điều khoái lạc vô cùng, vô tận.

132. Người niệm Phật có hào quang của Phật soi vào mình, ánh sáng chung quanh cách bốn mươi dặm, nên ma không thể xâm phạm được, do vì nhờ sức Phật A-di-đà và mười phương Phật thường hộ niệm, mãi từ ngày phát tâm cho đến khi thành đạo, từ trước đến sau mỗi việc đều lành cả.

133. Người niệm Phật nếu tấm lòng chân thiết, tự có thể nhờ từ lực của Phật khiến cho khỏi tai nạn đao binh, nước, lửa v.v... Dù có bị túc nghiệp sâu dầy, hoặc trường hợp chuyển quả nặng địa ngục thành báo nhẹ đời nay mà ngẫu nhiên bị những tai nạn ấy, nếu lúc bình nhật có lòng tín nguyện chân thiết, quyết định lúc bấy giờ sẽ được chư Phật tiếp dẫn.

VI. SO ÐỜI SỐNG GIỮA CÕI CỰC LẠC VÀ TRỜI NGƯỜI ^

Cảnh Ta-bà thời ngắn khổ,

Cõi trời vui sướng nhưng không bền,

Miền Cực lạc thuần vui lại bất thối,

Thế nên Cực lạc quyết được về!

134.Người mới học đạo, nhẫn lực chưa thuần nên phải mượn tịnh duyên đểgiúp phần tinh tiến. Bởi ở cõi Ta-bà Phật Thích-ca đã nhập diệt, Ðức Di-lặc chưa giáng sanh; miền Cực lạc thì đấng Từ phụ A-di-đà hiện đương thuyết pháp. Với đức Quán Âm, Thế Chí và vô số bậc thượng thiện nhân đều làbạn tốt. Ở Ta-bà các loài ma nổi dậy, làmnão loạn người tu; trái lại, nơi cõi Cực lạc trong ánh đại quang minh đâu còn ma sự! Ở Ta-bà dễ bị tiếng tà quấy loạn, sắc đẹp mê tâm; miền Cực lạc thì chim nước rừng cây đều tuyên diệu pháp, chánh báo thanh tịnh, đâu có nữ nhân! Thế thì duyên tu hành thuận tiện đầy đủ không đâu hơn cõi Tây phương.

135.Sự vui ở Cực lạc mầu nhiệm không cùng, đâu phải chỉ như cảnh chùa thanh tịnh. Vì vậy, xuất gia là tốt mà không chịu cầu vãng sanh, đó là điều lầm thứ nhất.

ŸNguyện tham phỏng bậc tri thức mà không muốn thấy Phật, là điều lầm thứ hai.

ŸMuốn gần gũi chùa lớn mà không mến hải chúng thanh tịnh ở Tây phương là điều lầm thứ ba.

ŸNgười ở Tây phương thọ mạng không lường, một khi gởi chất nơi hoa sen thì không còn sự khổ sanh già bệnh chết. Ở nơi đây tu hành tiếp tục mãi cho đến khi chứng quả Bồ-đề. Cam chịu luân chuyển ở cảnh Ta-bà ngắn khổ, mà quên miền Cực lạc trường xuân, đó là điều lầm thứ tư.

ŸThế nên những người chẳng tin lời Phật, khinh rẻ sự cầu sanh Tịnh độ há chẳng phải là mê lầm ư? Than ôi! Người không biết lo xa ắt có sự buồn gần, một khi mất thân này muôn kiếp đành ôm hận, chừng ấy hối sao cho kịp!

136.Vĩnh Gia Thiền sư nói: Người tu phước sanh lên cõi trời sẽ chiêu vời quả khổ ở tương lai, như bắn mũi tên lên hư không, khi sức đã mãn tên lại rơi xuống đất.

ŸTrong kinh có lời: Chư Thiên cõi Dục vì cảnh ngũ dục quá thắng diệu dồi dào làm cho say mê, lại không có sự thống khổ làm cho thức tỉnh, nên khó phát tâm chịu nhọc, chịu khổ mà tu hành đạo hạnh. Vì hưởng phước vui mãi mà không tu, tất có ngày hết phước phải sa đạo. Còn chư Thiên trong cõi Sắc và Vô sắc lại vì mãi an trụ trong cảnh giới thiền định, khó tấn tu đạo giải thoát. Lúc sức thiền định đã mãn, vẫn y nhiên trở lại luân hồi.

Do đó, sanh lên cõi trời thời không bảo đảm giải thoát.

137.Người tu phước sanh trở lại cõi người, dầu cho thân người đời sau của ta do căn lành mà ở ngoài những chướng nạn (tàn tật, ngoại đạo, tà giáo, không gặp Phật, không nghe đặng pháp, v.v...) nhưng theo lời Phật, Phật pháp càng ngày càng đi sâu vào thời mạt, bậc minh sư, thiện hữu chân chánh tu hành có đạo đức tất là khó có, khó gặp. Thầy bạn giải thoát đã không, ai là người dẫn đường cho ta đắc đạo. Lại đương nhằm kiếp giảm, tuổi thọ con người càng lúc càng bớt lần, đời sau tu học chưa được gì rồi kế chết, đời thứ ba, thứ tư sẽ ra thế nào? Ta sẽ đi vào đâu?

Lại nữa, Phật đã nói: “Chúng sanh được thân người như đất dính móng tay, còn sa vào ác đạo như đất toàn cõi đại địa”. Sau khi bỏ thân này, ta dám cả quyết là không đi xuống ư?

Thế là dầu được sanh làm người trở lại cũng không thể bảo đảm là sẽ giải thoát.

Lại còn e rằng một bước trật chân chắc chắn là lăn xuống đến hố sâu. Ðây là điều đáng lo sợ cho đời sau mãi mãi phải bị trầm luân.

Vậy chúng ta phải quyết tâm tấn tu để kịp lo sao cho được giải thoát, và phải giải thoát nơi đời hiện tại này mà thôi.

VII. NHỮNG BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN VÀ TÁN PHẬT ^

“Yếu môn vào đạo, phát tâm làm gốc,

Cấp vụ tu hành: lập nguyện ở trước”

- Nguyện lập thì chúng sanh mới có thể độ.

- Tâm phát thì Phật đạo mới được thành.

(Trích Phát Bồ-đề tâm văn)

138.Trong các bài phát nguyện, nổi tiếng nhất là bài “Khể thủ Tây phương” của ngài Liên Trì Ðại sư, bài “Nhất tâm quymạng” của ngài Từ Vân sám chủ, bài “Thập phương tam thế Phật” của ngài Ðại Từ Bồ-tát. Bài nào bài nấy lời văn rất hay, ý nghĩa rất đầy đủ và hàm súc. Sau một thời kinh và trì niệm danh hiệu Phật, ta nên vận hết thành tâm đọc một trong những bài ấy, hoặc đọc tiếp hai ba lần cũng được. Ðọc như thế tứclà mượn lời văn để tự mình phát lời nguyện rồi vậy. Lúc lâm chung nhất định sẽ được nhờ Phật tiếp dẫn vãng sanh thế giới Cực lạc.

Bài NHẤT TÂM QUY MẠNG

Của ngài Từ Vân sám chủ

BẢN DỊCH

Một lòng quy kính

Phật A-di-đà

Thế giới Cực lạc

Nguyện lấy tịnh quang chiếu con

Từ thệ nhiếp con

Con nay chánh niệm

Xưng hiệu Như-lai

Vì đạo Bồ-đề

Cầu sanh Tịnh độ

Phật xưa có thệ:

“Nếu có chúng sanh

Muốn sanh nước ta

Hết lòng tín niệm,

Dù chỉ mười niệm,

Mà chẳng đặng sanh,

Thề chẳng làm Phật”.

Nhờ nhân duyên niệm Phật này,

Ðược vào trong biển đại thệ,

Của Ðức Như-lai.

Nhờ từ lực Phật,

Các tội tiêu diệt,

Căn lành tăng trưởng,

Khi thân mạng gần chung,

Biết trước giờ chết,

Thân không bệnh khổ,

Tâm không tham luyến,

Ý không điên đảo,

Như vào thiền định,

Phật và Thánh chúng,

Tay nâng kim đài,

Ðến nghinh tiếp con,

Trong khoảng một niệm,

Sanh về Cực lạc,

Sen nở thấy Phật,

Liền nghe Phật thừa,

Bừng tỏ Phật huệ,

Lui về độ sanh,

Tròn nguyện Bồ-đề.

Bài THẬP PHƯƠNG TAM THẾ PHẬT

Của ngài Ðại Từ Bồ-tát

BẢN DỊCH

Trong ba đời mười phương,

Phật Di-đà thứ nhất,

Chín phẩm độ chúng sanh,

Oai đức cao tột bậc,

Con nay nguyện quy y,

Sám hối tội ba nghiệp,

Phàm làm được phước thiện,

Thảy nhất tâm hồi hướng,

Nguyền cùng người niệm Phật,

Tùy thời hiện cảm ứng,

Khi lâm chung thấy rõ,

Cảnh Tây phương trước mắt,

Thấy nghe đều tinh tấn,

Ðồng sanh về Cực lạc,

Thấy Phật đoạn sanh tử,

Như Phật độ hết thảy,

Dứt vô biên phiền não,

Tu vô lượng pháp môn,

Ðộ hết thảy chúng sanh,

Ðều trọn thành Phật đạo,

Hư không có hạn,

Nguyện con không cùng,

Hữu tình vô tình,

Ðều trọn trí giác.

MỘT BÀI PHÁT NGUYỆN KHÁC

Nguyện đem công đức này,

Trên đền bốn ơn sâu,

Nếu có kẻ thấy nghe,

Khi báo thân này mãn,

Trang nghiêm nơi cõi Phật,

Dưới độ ba đường khổ,

Ðều phát lòng Bồ-đề,

Ðồng sanh về Cực lạc.

BÀI TÁN PHẬT

Ðại từ đại bi thương chúng sanh,

Ðại hỷ đại xả cứu muôn loài,

Tướng tốt rực rỡ tự trang nghiêm,

Ðệ tử chí thành quy mạng lễ.

BÀI HỒI HƯỚNG

Nguyện đem công đức này,

Ðệ tử và chúng sanh,

Chung cùng khắp cả,

Ðều trọn thành Phật đạo.

VIII. KHUYÊN NIỆM PHẬT ^

“Lục tự Di-đà vô biệt niệm

Bất lao đàn chỉ đáo Tây phương”

(Sáu chữ Di-đà thường chuyên niệm,

Tương lai quyết định vãng Tây phương).

139. Người xuất gia phải chí thú nơisự giải thoát, đừng quá đua theo công nghiệphữu vi, vì trong ấy có nhiều lầm lỗi, e cho thiên đường chưa thấy, địa ngục đã trước thành!Nếu việc sống chết chưa xong, thì tất cảcông nghiệp hữu vi đều là nguyên nhân của sựkhổ. Một mai nhắm mắt đi rồi, tùy theo nghiệp mà thọ báo, chừng ấy mới hay việc đã làm là trên gông cùm thêm xiềng xích, dưới vạc nóng thêm củi than, mảnh pháp y đã mất nơi thân, nẻo dị loại đổi hình muôn kiếp.

140.Trong đời, những người tiền của như núi, thê thiếp đầy nhà, đâu phải họ không muốn trẻ mãi để ngày đêm hưởng phước báo thế gian. Nhưng vì kiếp sanh có hạn, tháng năm thúc giục tuổi già, cái chết há thiên vị kẻ giàu sang, sức nghiệp đâu nể kiêng người tài trí! Chừng ấy tội hành nghiệp cảm, còn chi là thói phong lưu; kiếp trả đền vay, luống hối cho đời phóng đãng! Những việc vừa nói, thế nhân hầu hết mắt đã từng thấy và tai cũng đã từng nghe. Người đời thường lần lựa chờ khi lớntuổi, việc nhà xong xuôi rồi sẽ niệm Phật, nhưng cái chết đâu có hẹn trẻ hay già! Tuy nóithế, đã mấy ai tuổi cao mà biết lo niệm Phật. Cổ nhân bảo: “Chớ đợi đến già rồi niệm Phật. Ðồng hoang mồ trẻ đã nhiều đây!”.

141.Tất cả người khổ trong đời, vì thân tâm không rỗi rảnh, nên khó tu hành. Nay ta có phần an nhàn, lại nghe pháp môn niệm Phật, vậy phải cố gắng hành trì nối tiếpnhau, khi chuyên tưởng, lúc nhiếp tâm, mới không uổng ngàn vàng tấc bóng. Nếu tuhành lôi thôi tất khó có kết quả, như thế là phụ rãy bốn ân, luống qua ngày tháng, một mai vô thường chợt đến, lấy gì mà chống đối!

142.Năm tháng không chờ đợi, đừng nên hẹn lại ngày mai. Trên con đường tuhành, việc niệm Phật là một việc vừa cầnthiết vừa cấp bách. Hễ gặp dịp tu được là tu liền, gặp dịp niệm được là niệm ngay, chớ nênchần chờ để cho thời gian luống qua một cách vô ích.

Phật dạy mạng người ở trong một hơi thở, thở ra mà không thở vào nữa là đời tàn! Bất luận lúc nào, giờ phút nào, con người cũng có thể chết được, không một ai có đủtài năng bảo đảm đời sống vững chắc lâu dài.

Sự thật đơn giản và phũ phàng ấy, từ Thánh nhân cho đến thế tục, không ai là không xác nhận. “Sanh hữu hạn, tử vô kỳ”, cho nên muốn kịp thời đối phó với cái chết bất thần, ta không nên để lỡ một thời gian nào trôi qua mà không tu niệm. Bất cứ lúc nào tu được, niệm được thì phải gấp rút và tinh tấn hành trì; có thế phút lâm chung mới tránh khỏi cảnh hoang mang, tayquàng, chân rối, lúng túng chẳng biết về đâu.

143.Phàm làm việc gì mà có lý có sự, việc mới thành tựu. Ví như đã biết lộ trìnhlại còn chịu cất bước ra đi. Nếu có lý màkhông có sự thì nào có khác gì kẻ biết đường nhưnglại không chịu đi. Cũng như có sự mà không lýthì không khác kẻ muốn đi mà không biết đường. Người đã biết đường và chịu đi theo đường ấy, lý sự tương xứng nhau, nhất định phải thành công. Hạng biết không chịu đi chắc chắn không đến đâu cả. Hạng chịu đi mặc dầu không biết đường nhưng có chí cương quyết, không chần chờ do dự, như vậy cuối cùng rồicũng sẽ đạt đến đích. Vì các lẽ ấy cho nên mặc dù thiếu lý soi đường những người chịu thực hành cũng chưa lấy gì làm lo. Có lo chăng là với hạng người chỉ ngồi nói lý suông mà không chịu thực hành. Vì vậy, Phật pháp có công năng độ kẻ ngu phu, thất phu không biết nửa chữ một cách dễ dàng chớ khó độ người thế trí biện thông, hoặc người không chịu thiết thực tu hành.

144.May thay, Ðức Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật đã vận dụng trí tuệ vô biên vàtừ bi vô lượng, đề ra pháp môn Tịnh độ, tứcmôn niệm Phật rất giản tiện mà hiệu lựcrất lớn, giúp được tín đồ không phí thì giờ,khỏi bỏ công việc mà vẫn có thể thành tựuđạo quả một cách chắc chắn. Hễ ai có tu là cóchứng, không luận tại gia hay xuất gia, khôngbỏ sót một ai. Hàng Phật tử tại gia, ngoàipháp môn niệm Phật này ra tưởng cũng khócó hy vọng thành công đối với cácpháp môn khác. Càng khó thành công thì lại càng dễsanh chán nản, lắm lúc còn làm cho thốikhuất rồi mất hẳn tín tâm, tai hại biết bao! Vì các lẽ ấy nên nói rằng pháp môn niệmPhật là pháp môn duy nhất cho hàng Phậttử tại gia.

ŸRất mong các vị Phật tử tại gianhận thức tròn đầy tất cả công hiệu viên dung của pháp môn niệm Phật để tu hành,cùng nhauniệm Phật và một ngày kia cùnggặp nhau trên ao sen bảy báu của Ðức PhậtA-di-đà.

Nam Mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ-Tát

145. NIỆM PHẬT QUYẾT ÐỊNH NGUYỆN VÃNG SANH

Sân lan trời ngã bóng chiều,

Cảm thân phù thế ít nhiều ngẩn ngơ

Tranh đời dệt mộng vẩn vơ

Say đua danh lợi mê mờ sắc thanh

Cánh bèo sóng vỗ bập bềnh

Tại ai hay cũng gây nên bởi mình?

Bể trần là mấy phù sanh

Thị phi thương ghét trong tình quẩn quanh

Mà trông chiếc là lìa cành,

Vinh hư cõi tạm trong vành đó thôi!

Mà trông ngọn nước chảy trôi

Mênh mang sáu nẻo biết rồi về đâu?

Kiếp người nào có bao lâu

Nắng mưa thôi cũng dãi dầu cỏ hoa!

Lầu sương nhạt ánh trăng tà

Hoàng lương một giấc tỉnh ra ngỡ ngàng!

Chi bằng về cõi Liên bang

Sen khoe sắc ngọc, gió đàn pháp âm

Trời giải thoát, cảnh thậm thâm

An vui muôn kiếp, tuyệt lỗi lầm xưa

Chỉ câu niệm Phật đừng thưa

Chỉ bền tín nguyện, tam thừa bước lên

Ðài vàng sẵn đã ghi tên

Cơ duyên sẵn đợi một nền đạo tâm.

146. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Ðức Thích-ca đã than thở và khuyến tấn:

Cõi Phật Vô Lượng Thọ

Hàng Thanh văn Bồ-tát

Công đức và trí tuệ

Không có thể khen nói!

Lại nơi cõi nước kia

Nhiệm mầu cực an vui

Sự thanh tịnh như thế

Sao không gắng làm lành

Mà niệm đạo tự nhiên?

Ðều phải siêng tinh tấn

Gắng sức tự mong cầu

Vãng sanh cõi Cực lạc

Tất lên chỗ siêu tuyệt

Vượt ngang năm nẻo ác

Ác đạo tự nhiên đóng

Thăng đạo không cùng tận

Dễ sanh mà không người!

Cõi kia không cảnh nghịch

Tự nhiên thuận tiến lên

Sao không xả việc đời

Siêng tu cầu đạo đức

Ðể được kiếp sống lâu

Thọ, vui không cùng cực

SỰ TÍCH “KHUYẾN TU”

Niệm Phật là nhân

Thành Phật là quả

Ai ơi gắng gổ đêm ngày

Chuyên tâm niệm Phật cầu ngày vãng sanh

147. SỰ TÍCH CHÂU LỢI BÀN ÐÀ GIÀ VÀ ÐỀ BÀ ÐẠT ÐA

Ngày xưa, khi Phật còn tại thế, cóngài Châu Lợi Bàn Ðà Già là người rất độn căn. Khi xuất gia làm đệ tử Phật, chỉ được Phậtdạy cho hai chữ “Chổi” và “Quét”, thế màhọc mãi không thuộc. Tuy thế, ngài vẫn không nản chí, hết lòng cố gắng, không hề xao lãng, cuối cùng vọng niệm tiêu trừ, nghiệp đoạn giải, ngài chứng được quả A-la-hán.

Ðồng thời với ngài Châu Lợi Bàn ÐàGià có ngài Ðề Bà Ðạt Ða, một đệ tử rấtthông minh và có biện tài vô ngại. Ðề Bàhọc đủ các môn thần thông, đọc làu cả sáu vạnpháp tụng, nhưng vì bản tính kiêu căng,không chịu tu tập nên cuối cùng bị đọa địangục. Xem đó đủ biết dù bác thông giáo lý, biệnluận như thác nước chảy, nhưng nếukhông thiết thực tu trì thì hoặc nghiệp từ vôthỉ vẫn nằm yên bất động, không giảm đượcmột hai ly, thử hỏi sự hiểu biết ấy có lợi íchgì không? Công hiệu lợi ích so với một bà già nấu bếp, mặt lem luốc, nửa chữ không biết,chưa chắc đã ai hơn ai, nhất là khi bà giànày tinh tấn niệm Phật, luôn luôn một lòng tintưởng, lúc lâm chung nhất định sẽ được vãngsanh.

Ai là người học Phật chân chínhnên xem đó là gương.

148. TÍCH TRƯƠNG TỔ LƯU

Ngày xưa, có người đến nhà bạn là TrươngTổ Lưu khuyên niệm Phật. Trương nghetheo nhưng xin khất lại một ngày khác vì có baviệc chưa làm xong: Một là cha mẹ đangcòn cần phải phụng dưỡng, hai là con cái chưa dựnggả xong, ba là việc nhà chưa thu xếp gọn.Trương hẹn khi nào làm xong ba việc ấy sẽ hạ thủ công phu, nhất tâm niệm Phật. Sau khi cáo từ ra về được vài tháng, người kia trở lại thăm, với chủ ý khiến được ông bạn đừngnên chần chờ nữa, nhưng than ôi! Khi đến mới biết bạn đã là người thiên cổ. Bèn ngậmngùi than thở và làm một bài thơ điếu rằng:

Ngô hữu danh vi Trương Tổ Lưu

Khuyên y niệm Phật thuyết tam đầu

Khước hậu Diêm công vô phân hiểu

Tam đầu vị liễu tiện lai câu.

Tạm dịch là:

Ông bạn tôi tên Trương Tổ Lưu

Tôi khuyên niệm Phật hẹn ba điều

Diêm vương ác hại không thèm hiểu

Ba việc chưa xong vội bắt liều.

Người đời dầu quyền cao chức trọng đến đâu, vẫn không thể bảo đảm cho tương laiđời mình một cách chắc chắn được. Trường hợpnhư Trương Tổ Lưu trên đây không phải là hiếm có. Vì thế, nếu đã có chí tu hành thì tâm phải cho quyết và phải biết lợi dụng thời gian mới khỏi để ân hận về sau. Vậy, lúc nào tu được là nên tu liền, phút nào niệm được là phải niệm ngay. Thế gian có câu ca rằng: “Ðời người khác thểbóng câu, sớm còn tối mất, biết đâu màlường”.

Ðạo Phật cũng có câu kệ:

Mạc đãi lão lai phương niệm Phật

Cô phần đa thị thiếu niên nhân

(Chớ đợi đến già rồi niệm Phật

Ðồng hoang mồ trẻ đã nhiều đây!)

149. Kệ khuyên niệm Phật

Vô thường mau lẹ sớm hồi đầu

Thân này tuy có chẳng bền lâu

Mai lo danh lợi, chiều nhắm mắt

Khá mau niệm Phật kẻo bạc đầu

Khuyên ai tinh tấn tìm giải thoát

Sống tu kẻo chết biết về đâu!

Ngày đêm gắng nhớ câu niệm Phật

Nguyện về Cực lạc khỏi đọa sâu.

IX. SỬ PHẬT, BỒ-TÁT VÀ 13 VỊ TỔ LIÊN TÔNG. ^

Cây có cội nước có nguồn

Công ơn Phật Tổ sánh dường non cao

Vâng lời Phật Tổ hành trì

Mong ngày đắc quả hằng tùy độ sanh

150. Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật

Thích-ca Mâu-ni là tiếng Phạn, dịch: Năng nhân Tịch mặc, Thích-ca là họ, Mâu-ni là tên; Phật có nghĩa là: Ðấng Giác ngộ. Ðức Bổn Sư khi xưa là Thái tử Tất-đạt-đa, ở xứ Trung Ấn Ðộ, nước Ca-tỳ-la-vệ, cha làTịnh Phạn Vương, mẹ là Ma-da Hoàng hậu. Tháitử xuất gia lúc 19 tuổi, đến 30 tuổi thành đạo, thuyết pháp 50 năm, trụ đời 80 tuổi. ÐứcPhật ra đời độ vô lượng chúng sanh, hiện nay đạo pháp của Ngài được khắp Á, Âu, tôn trọng.

Pháp môn niệm Phật ra đời là do công đức của Ngài giới thiệu và hướng dẫn đầu tiên trong Kinh Ðại A-di-đà.

151. Ðạo sư A-di-đà Phật

A-di-đà là tiếng Phạn, dịch Vô LượngThọ hoặc Vô Lượng Quang. Ngài là vị giáochủ ở thế giới Cực lạc, về phương Tây. TheoKinh Cổ Âm Vương thì đời quá khứ có nướcDiệu Hỷ, vị Quốc vương là Kiều Thi Ca. Bấygiờ có Phật Thế Tự Tại Vương ra đời. KiềuThi Ca xuất gia đầu Phật, hiệu là Pháp Tạng.Lại Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Pháp TạngTỳ-kheo ở nơi Phật Thế Tự Tại Vương phát lòng Bồ-đề, lại phát 48 lời nguyện mỗi nguyệnđều nói:

“NẾU KHÔNG ÐƯỢC NHƯ THẾ TÔI THỀ KHÔNG THÀNH PHẬT”

Những đại nguyện ấy đã thành tựu, và Ngài Pháp Tạng đã thành Phật tức là Ðức A-di-đà ở thế giới Cực lạc hiện nay.

Ðức Từ phụ A-di-đà Phật là một đấng hoàn toàn lịch sử ở thế giới Cực lạc, trên vàimươi thế kỷ, hồng danh mãi vang lên nơimiệng, nơi tâm của tất cả chúng sanh, y cứnơi kim ngôn của Ðức Bổn Sư, đấng Chân thậtngữ.

Dưới đây là nhân địa của Ðức Ðạo Sư A-di-đà Phật, để biết rằng kết quả vôthượng đây, tất do nơi nhân thù thắng thuở trướcvậy.

A. Bồ-tát Sa-di

(Một tiền thân Ðức Phật A-di-đà)

Trích thuật theo Kinh Pháp Hoa, phẩm Hóa Thành Dụ, thứ 7

Ðức Ðại Thông Trí Thắng Phật khi còn ở ngôi quốc vương, có 16 người con trai. Lúc quốc vương bỏ ngai vàng xuất gia thành Phật, thời 16 vị vương tử đồng vào pháp hội xin xuất gia làm Sa-di. Trải qua một thời gian tu học, 16 vị Sa-di chứng ngộ diệu lý, đều đặng thần thông trí huệ.

ŸSau khi giảng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cho đại chúng trong pháp hội, Ðức Ðại Thông Trí Thắng Phật liền nhập tịnh thất, trụ trong đại định.

Thời gian Ðức Phật ngồi yên lặng nơi tịnh thất, 16 vị Bồ-tát Sa-di đều thăng tòagiảng rộng nghĩa lý Kinh Pháp Hoa cho đạichúng. Mỗi vị Bồ-tát Sa-di độ được sáu trămtám mươi muôn ức na do tha hằng hà sangười.

ŸMười sáu vị Sa-di đó hiện nay đều đã thành Phật cả, đang ngự trong đạo tràng ở mười phương thế giới. Vị Sa-di thứ 16 thành Phật ở cõi Ta-bà hiệu là Thích-caMâu-ni, và vị thứ 9 hiện tại thành Phật ở cõi Cực lạc thế giới, tức là Ðức Từ phụ A-di-đà Phật.

B. Thái tử Thắng Công Ðức

(Một tiền thân Ðức Phật A-di-đà)

Trích thuật theo Kinh Nhất Hướng Xuất Sanh Bồ-tát

Về thuở quá khứ có vị Thái tửtên làBất Tư Nghì Thắng Công Ðức. Năm 16 tuổi, Thái tử được nghe Kinh Pháp Bổn Ðà-la-ni nơi Ðức Phật Bảo Công Ðức Tinh Tú Kiếp Vương Như-lai. Nghe kinh xong, Thái tử tinh tấn tu tập trong bảy muôn năm, không ngủ nghỉ mà cũng không nằm, không dựa. Nhờ sức dõng mãnh ấy nên lần lần Thái tử được gặp chín mươi ức trăm nghìn Ðức Phật. Bao nhiêu kinh pháp của chư Phật dạy truyền, Thái tử đều có thể thọ trì tu tập cả. Về sau, Thái tử xuất gia làm Sa môn, lại tu tập “Pháp Bổn Ðà-la-ni” chín muôn năm và giảng truyền chánh pháp cho mọi người.

Tinh tấn tu hành và cần mẫn giáo hóa, trong một đời hoằng pháp Thái tử độ được tám mươi ức na do tha người phát Bồ-đề tâm, trụ bậc bất thối chuyển.

Thái tử Thắng Công Ðức là tiền thân của Ðức Từ phụ A-di-đà Phật.

C. Vua Vô Tránh Niệm và hai vương tử

(Một tiền thân Ðức Phật A-di-đà và Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí Bồ-tát)

Trích thuật theo Kinh Bi Hoa

Vô lượng hằng hà sa kiếp về trước, ở thế giới San Ðề Lâm, con trai của Phụ tướng Bảo Hải, xuất gia thành Phật hiệu là Bảo Tạng Như-lai. Bấy giờ quốc vương Vô Tránh Niệm cùng đi với Phụ tướng Bảo Hải, các vị vương tử và thần dân, đến đạo tràng cúng dường Ðức Phật Bảo Tạng.

Sau khi nghe Ðức Phật giảng dạy, vua cùng Phụ tướng đều phát Bồ-đề tâm. Ðức vua nguyện trang nghiêm Tịnh độ để nhiếp thọ chúng sanh. Quan Phụ tướng nguyện thành Phật ở uế độ hầu ngự phục mọi loài. Ðức Phật Bảo Tạng phán rằng: “Quá trăm nghìn muôn ức Phật độ về phương Tây có thế giới của Tôn Ám Vương Như-lai, một hằng hà sa a tăng kỳ kiếp sau, thế giới đó sẽ đổi tên là Cực lạc; bấy giờ vua sẽ thành Phật nơi ấy hiệu là Vô Lượng Thọ Như-lai. Và quan Phụ tướng Bảo Hải sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni ở Ta-bà thế giới”.

ŸQuan Phụ tướng là tiền thân củaBổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. Ðức vua Vô Tránh Niệm là tiền thân của Từ phụ A-di-đà Phật.

ŸLúc vua Vô Tránh Niệm phátnguyện và được thọ ký xong, Thái tử Bất Huyến, trưởng tử của vua, phát Bồ-đề tâm, đối trước Phật phát nguyện rằng: “Sau này, thời gian tôi tu Bồ-tát hạnh, có chúng sanh nào gặp phải các sự khổ não khủng bố, v.v... sầu lo cơ cùng không ai cứu hộ, không chỗ cậy nương, kẻ ấy nhớ đến tôi, xưng danh hiệu của tôi, được thiên nhĩ tôi nghe đến, thiên nhãn tôi thấy đến, nếu những chúng sanh đó chẳng được thoát khỏi các sự khổ não khủng bố thời tôi thề trọn không thành bậc Chánh giác, và khi vua cha thành Phật ở Cực lạc thế giới, thời tôi thường ở Cực lạc thực hành Bồ-tát đạo và hộ trì Chánh pháp”.

ŸÐức Bảo Tạng Như-lai phán vớiThái tử: “Ông quan sát chúng sanh mà sanh lòng đại bi, muốn dứt tất cả sự khổ não của chúngsanh đều được an lạc, nay nên đặt hiệu choông là Quán Thế Âm. Về sau, lúc Ðức Vô LượngThọ nhập Niết-bàn, cõi Cực lạc đổi tên là NhấtThiết Trân Bửu Thành Tựu thế giới, ông sẽthành Phật nơi ấy hiệu là Biến Xuất NhấtThiết Quang Minh Công Ðức Sơn Vương Như-lai”.

ŸBấy giờ Vương tử Ni Ma, con thứ củavua, phát nguyện đem tất cả công đức hồi hướngVô thượng Bồ-đề, và lúc Thái tử BấtHuyến thành Phật, người sẽ là vị Bồ-tát thỉnhchuyển pháp luân trước nhất, cũng thường ởluôn một bên Sơn Vương Như-lai giúp Phậthoằng hóa.

ŸÐức Bảo Tạng Như-lai liền thọ ký cho Vương tử Ni Ma sẽ được toại nguyện, lúc Sơn Vương Như-lai nhập Niết-bàn, người sẽ hộ trì Chánh pháp và sau cùng sẽ thành Phật nơi thế giới ấy, hiệu là Thiện Trụ Công Ðức Bửu Vương Như-lai, quang minh, thọ mạng, quốc độ cùng tất cả Phật sự đều đồng như Ðức Sơn Vương Như-lai.

ŸThái tử Bất Huyến là tiền thân của Quán Thế Âm Bồ-tát và Vương tử Ni Ma là tiền thân của Ðại Thế Chí Bồ-tát.

ŸÐức Phật chỉ cõi Tịnh độ hoàn toàn an vui, cứu cánh thanh tịnh giải thoát, cùng những pháp môn Tịnh độ, để người ham mộ nguyện về, đây là môn “Nhiếp thọ”.

ŸBổn nguyện của hai Ðức Phật:Thích-ca Mâu-ni nguyện ở uế độ để ngự phục chúng sanh cang cường. A-di-đà Phậtnguyện trang nghiêm Tịnh độ để nhiếp thọ chúng sanh thanh tịnh.

152. Quán Thế Âm Bồ-tát

Theo Kinh Bi Hoa, về kiếp quá khứ, thuở đời Phật Bảo Tạng, khi Ðức A-di-đàcòn làm Luân Vương, thì Bồ-tát làm vị Thái tử thứ nhất của Ngài, hiệu là Bất Huyến.Lúc Thái tử đối trước Ðức Bảo Tạng phát đại nguyện rồi, Phật liền ban cho danh hiệu là Quán Thế Âm. Hiện tại Bồ-tát ở cõi Cực lạc phụ giúp Phật A-di-đà mà hoằng hóa và tiếp dẫn chúng sanh. Về sau, Bồ-tát kế vị Ðức A-di-đà mà thành Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Công Ðức Sơn Vương Như-lai; thế giới Cực lạc đổi tên lại là Nhất Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu. Về phần nhân hạnh, quảđức, cùng sự ứng hóa của Bồ-tát, trong Kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Ðại Bi có nói đến.

153. Ðại Thế Chí Bồ-tát

Theo Kinh Bi Hoa, về kiếp quá khứ, thuở đời Phật Bảo Tạng, khi Ðức A-di-đàcòn làm Luân Vương thì Bồ-tát làm vị Thái tửthứ hai của Ngài, hiệu là Ni Ma. Lúc thái tử Ni Ma đối trước Ðức Bảo Tạng phát thệ nguyện rồi, Phật liền ban cho danh hiệu là Ðắc Ðại Thế và thọ ký cho sau thành Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương.Hiện tại, Bồ-tát ở cõi Cực lạc phụ giúp Phật A-di-đà hoằng hóa và tiếp dẫn chúng sanh. Về sau, Bồ-tát thành Phật kế đức Quán Thế Âm.Thế giới, thời kiếp và Phật sự, cùng Phật CôngÐức Sơn Vương tương đồng. Trong KinhLăng Nghiêm Bồ-tát nói pháp môn niệm Phật rấtlà tinh thiết, người tu tịnh nghiệp nên tuântheo.

154.Dưới đây là 13 vị Tổ trong Liên tông Phật giáo Trung Hoa:

Huệ Viễn Ðại sư, Sơ Tổ

Thiện Ðạo Ðại sư, Tổ thứ 2

Thừa Viễn Ðại sư, Tổ thứ 3

Pháp Chiếu Ðại sư, Tổ thứ 4

Thiếu Khang Ðại sư, Tổ thứ 5

Vĩnh Minh Ðại sư, Tỏ thứ 6

Tĩnh Thường Ðại sư, Tổ thứ 7

Liên Trì Ðại sư, Tổ thứ 8

Ngẫu Ích Ðại sư, Tổ thứ 9

Triệt Lưu Ðại sư, Tổ thứ 10

Tỉnh Am Ðại sư, Tổ thứ 11

Triệt Ngộ Ðại sư, Tổ thứ 12

Ấn Quang Ðại sư, Tổ thứ 13

155. Huệ Viễn Ðại sư(Sơ Tổ Liên tông)

Ðại sư họ Cổ, người xứ Nhạn Môn, tin về học thuyết Nho, Lão. Năm 21 tuổi, sư nghe ngài Ðạo An giảng Kinh Bát-nhã, bỗng tỏ ngộ than rằng: “Các môn học Nho, Lão đều như lúa lép thôi!”. Nhân đó bèn xuất gia phát thệ hoằng dương Phật giáo. Ngài Ðạo An từng khen: “Chánh pháp truyền bá ở Trung Hoa, là do Huệ Viễn này chăng?”. Sau, Ðại sư vào Lô Sơn, cảm rồng khai mạch nước, thần vận chuyển cây để cất chùa Ðông Lâm. Ngài từng đào ao trồng sen, hợp chúng lại ngày đêm sáu thời niệm Phật cầu sanh Tây phương, nhân gọi là Liên xã.

Ðại sư ở trong núi hơn 30 năm, vuavời cũng không đi, từng ba lần trông thấyThánh tướng, song trầm hậu không nói ra. Năm Nghĩa Hy thứ 12, Phật lại hiện, ngài bèn ngồi ngay nhập diệt, thọ được 83 tuổi.Người sau tôn Ðại sư làm Sơ Tổ trong Liêntông.

156. Thiện Ðạo Ðại sư(Tổ thứ 2 Liêntông).

Ðại sư ban sơ, nhân thấy đạo tràngtịnh nghiệp của ngài Ðạo Xước, mừng rỡ nói rằng: “Ðây mới thật là nẻo bí yếu để thành Phật”. Rồi đó ngài đến kinh đô khuyên chúng tu Tịnh độ, thường quỳ niệm cho đến khi kiệt lực mới thôi. Ðại sư giảng môn Tịnh độ hơn 30 năm, tu hành chuyên cần, chưa từng ngủ nghỉ. Ðược bao nhiêu của thì ngài dùng tả Kinh A-di-đà hơn mười muôn quyển, vẽThánh cảnh Tây phương hơn ba trăm bức. Ðại sưcảm hóa hàng đạo tục rất đông, trong ấy số người được tam muội sanh Tịnh độ nhiềukhông xiết kể. Một hôm, ngài leo lên cây liễu, hướng về Tây chú nguyện rằng: “Xin Phật tiếp dẫn tôi về Tịnh độ”. Nói xong, gieo mình rơi nhẹ nhàng như lá, ngồi kiết già mà tịch. Vua Cao Tông phục sự thần dị của ngài, phong cho hiệu chùa là Quang Minh.

157. Thừa Viễn Ðại sư(Tổ thứ 3Liêntông)

Trích ở bộ “Liễu Tứ Hậu Văn Tập”

Ðại sư ban đầu học đạo với Ðường Thiền sư tại Thành Ðô, kế theo học với Tân Thiền sư ở Tứ Xuyên, sau đến Kinh Châu tham học với Chơn Thiền sư ở Ngọc Tuyền.

Sau khi đã đại ngộ, đạo lực đã thành, Chơn Thiền sư bảo ngài đến Hoành Sơn để hóa độ người đời.

Lúc đầu, ngài đến ở dưới gộp đá phíaTây Nam của non Hoành. Có ai thí cho cơmcháo thời ăn, hôm nào không thí chủ thờingài ăn bùn, không hề đi quyên xin, đến nỗimình gầy, mặt nám, trên thân chỉ một cái y rách.

Về phần truyền giáo, ngài đứng nơitrung đạo mà dạy người pháp môn chuyên niệm Phật để mau được thành công. Ngài viết lời Phật dạy ra nơi bênđường, bênkhe. Khắc giáo pháp lên trên đà, trên vách. Tận tụy khuyên bảo người không nệ mệt nhọc.

Không bao lâu người tin hướng theo ngài, lấy số vạn mà kể. Rồi những kẻ mang tiền mang gạo, kẻ đốn cây đẵn gỗ, mọi ngườiđồng tâm xây chùa dựng điện. Ngài vẫn thản nhiên không khước từ, cũng không bảo làm. Chẳng mấy lúc mà cụm rừng hoang đổi thành cảnh Di-đà đồ sộ.

Phần riêng ngài vẫn y rách cơm thô. Có ai cúng thí dư ra thời bảo đem cứu giúp kẻ nghèo đói tật nguyền.

Năm Trinh Nguyên thứ 18 nhàÐường, ngày 19 tháng 7, ngài thị tịch nơi chùa Di-đà, thọ 91 tuổi.

158. Pháp Chiếu Ðại sư(Tổ thứ 4 Liên tông)

Trích ở những bộ “Tống Cao Tăng truyện và Lạc Bang văn loại”

Pháp Chiếu Ðại sư, ban đầu ở chùaVân Phong tại Hoàng Châu chuyên cần tutập.

Năm Ðại Lịch thứ 4 nhà Ðường, ngài mở đạo tràng niệm Phật tại chùa Hồ Ðông. Ngày khai hội cảm đến mây lành giăng che, trong mây hiện cung điện, Ðức A-di-đà Phật và Quán Thế Âm, Ðại Thế Chí hiện thân vàng chói cả hư không. Khắp thành Hoàng Châu, nam nữ già trẻ đều đặt bàn thắp hương đảnh lễ. Do Phật và Bồ-tát hiện thân như thế, nên mọi người đều phát tâm tinh tấn hành đạo. Ðạo tràng này ngài khai được năm hội.

Năm Ðại Lịch thứ 5, ngài được gặp Văn Thù và Phổ Hiền, hai vị Bồ-tát tại chùaÐại Thánh Trúc Lâm tự ở Ngũ Ðài Sơn. Hai vị Bồ-tát khuyên ngài gắng chuyên chí nơi pháp môn niệm Phật để giáo hóa mọi người và đồng thọ ký cho ngài sẽ được vãng sanh Cực lạc và mau chứng quả Vô thượng Bồ-đề.

Triều vua Ðức Tông, ngài mở đạo tràngniệm Phật ở Tinh Châu cũng được năm hội.

Mỗi đêm khuya, vua và người trong cung thường nghe văng vẳng tiếng niệmPhật rất thanh. Nhà vua bèn sai người theotiếng mà tìm và sau khi biết đó là tiếng niệmPhật ở đạo tràng Tinh Châu. Nhàvua bènphái sứ giả mang lễ vật thỉnh ngài vào triều.

Ngài mở đạo tràng niệm Phật tại hoàng cung cũng được năm hội. Vì thế nên người đời gọi ngài là Ngũ Hội Pháp .

Một hôm, đang lúc định tâm niệm Phật,bỗng có một vị Thánh tăng hiện đến bảo ngài rằng: “Tòa sen báu của Pháp sư đã hoàn thành.

Ba năm sau hoa nở”. Ðúng ba năm sau, ngài hội đại chúng mà dặn rằng: “Ta về Cực lạc, mọingười phải gắng tinh tu”.

Dặn bảo xong, ngài ngồi ngay mà tịch.

159. Thiếu Khang Ðại sư(Tổ thứ 5 Liên tông)

Trích ở những bộ “Tống Cao Tăng truyện và Lạc Bang Văn loại”

Thiếu Khang Ðại sư, họ Châu, người Tiêu Ðô. Lúc bé, câm từ khi sanh. Năm 7 tuổi, ngài theo mẹ vào chùa Linh Sơn lễPhật. Mẹ chỉ Phật mà hỏi đùa: “Con có biếtai đó không?”. Ngài bỗng đáp rằng: “Thích-caMâu-ni Phật”. Biết là có duyên với Phật pháp, cha mẹ ngài bèn cho ngài xuất gia.Năm 15 tuổi, ngài thông suốt được năm bộkinh.

Nhà Ðường, năm Trinh Nguyên thứ nhất, ngài viếng chùa Bạch Mã ở Lạc Dương, thấy chỗ cất kinh sách trong điện có ánh sáng xẹt ra, ngài tìm xem thời ánhsáng ấy phát sinh từ tập văn “Tây phương hóa đạo” của nhị Tổ Thiện Ðạo Ðại sư. Ngài vái rằng: “Nếu tôi có duyên với Tịnh độ,nguyện tập văn này lại phóng quang minh”. Ngài vừa nguyện dứt lời, tập văn ấy liền chiếu sáng, trong ánh sáng dạngdạng có hóa Bồ-tát. Ngài nói: “Kiếp thạch có thể mòn, chớ chí nguyện tôi quyết không dời đổi”.

Sau ngài đến Trường An lễ di tượng của nhị Tổ Thiện Ðạo Ðại sư. Khi đương lễ, tượng của Tổ bỗng bay lênhư không, lại có tiếng bảo ngài rằng: “Ông y theo lời dạy của ta mà phổ độ chúng sanh, ngày sau công đức thành tựu sẽ sanh về Cực lạc”.

Ngài đến Giang Lăng gặp một sư cụ bảo: “Ông muốn truyền đạo thời nên đến Tân Ðịnh, có duyên ở đó”. Dứt lời, sư cụ bỗng biến mất.

Ngài đến Tân Ðịnh, thấy người xứ ấy chưa ai biết niệm Phật là gì. Ngài quyên tiền rồi dụ các trẻ nhỏ niệm Phật. Lúc đầu, các trẻ niệm một câu Phật thời ngài thưởng một tiền, sau lần lần mười câu thưởng một tiền. Ít lâu, không cần thưởng tiền chúng nó cũng niệm. Trước, thời có mặt ngài chúng mới niệm, sau rồi chỗ nào và lúc nào chúng nó cũng vẫn niệm. Hơn một năm sau, cả xứ Tân Ðịnh, mọi người đều biết niệm Phật và phàm nam nữ, già trẻ hễ thấy ngài liền niệm “A-di-đà Phật”. Người người tay lần chuỗi, miệng lẩm nhẩm, tiếng niệm Phật vang khắp các nơi.

Ngài bèn lập Tịnh độ đạo tràng ở Ô Long Sơn, xây đàn tam cấp, cứ ngày trai, các thiện tín nam nữ đều họp nơi đó để cùng nhau niệm Phật và nghe pháp. Thường số người họp trên ba nghìn. Ngài ngồi trên tòa cao to tiếng xướng hiệu Phật rồi đại chúng đồng hòa theo. Ngài xướng một câu thời đại chúng thấy một Ðức Phật nhỏ từtrong miệng ngài mà ra, mười câu là mười Phật, nối liền nhau như xâu chuỗi. Ngài bảo đại chúng: “Quý vị đã được thấy Phật, chắc sẽ được vãng sanh”. Mọi người đều mừng lắm.

Năm Trinh Nguyên thứ 21, tháng 10, ngài họp hết kẻ tăng người tục lại rồi dặn rằng: “Với thế giới ác trược này, mọi ngườinên nhàm chán, với Cực lạc Tịnh độ kia,nên hết lòng tăng tấn. Giờ này ai thấy đượcquang minh của ta, thời thiệt là đệ tử của ta”.

Nói xong, ngài xòe tay phóng ra vài tia sáng đẹp dài, rồi ngồi yên mà tịch.

Ðại chúng xây tháp ngài ở Ðài Nham, hiệu là Ðài Nham Pháp sư.

160. Vĩnh Minh Ðại sư(Tổ thứ 6 Liêntông)

Ngài tục tánh họ Vương, người xứ Tiền Ðường. Thuở còn tại chức ở ngoài đời, ngài có lấy tiền thuế mua vật mạng phóng sanh, bị khép vào tử tội, song thần sắc không biến, nên được vua ân xá. Sau đó, ngài cũng, trước y chỉ theo Thúy Nham Thiền sư, kế tham học với Thiều quốc sư, nhờ đức Quán Âm dùng nước cam lồ rưới nơi miệng nên được trí huệ biện tài.

Ðại sư có trứ tác bộ Tông Cảnh Lục gồm 100 quyển, lại viết ra bộ vạn Thiện Ðồng Quy Tập, khuyên tu Tịnh độ. Trung Ý Vương mến hạnh đức, thỉnh ngài về trụ trì chùa Vĩnh Minh. Ðại sư định khóa mỗi ngày 108 việc thiện, ban đêm lên chót núi niệm Phật, mọi người nghe tiếng thiên nhạc rền vang giữa hư không.

Ngài tụng Kinh Pháp Hoa đến một muôn ba ngàn bộ. Năm Khai Bảo thứ 8, Ðại sư đốt hương cáo từ chúng, rồi ngồi ngay mà hóa, thọ được 72 tuổi.

161. Tĩnh Thường Ðại sư(Tổ thứ 7 Liên tông)

Trích ở bộ “Phật Tổ Thống Ký”

Tĩnh Thường Ðại sư, người TiềnÐường, họ Nhan, tự Thứu Vi, xuất gia hồi thuở mớilên bảy. Trong khoảng niên hiệu Thuần Hóanhà Tống, ngài trụ trì chùa Nam ChiêuKhánh. Vì mộ Tịnh độ đạo tràng ở Lô Sơn,ngài lập Liên xã, khắc tượng A-di-đà Phật.Ngài tự trích lấy máu chép phẩm “TịnhHạnh” trong Kinh Hoa Nghiêm. Nhân đóbèn đổi tên Liên xã làm Tịnh Hạnh xã. Hàng sĩphu trí thức thời bấy giờ dự hội được 120người. Tướng quốc Vương Văn Ðán làm Hộithủ. Mọi người đều tự xưng là Tịnh hạnh đệ tử. Về phần Tỳ-kheo tăng Ðại sư độ đượctrên nghìn người.

Năm Thiên Hy thứ 4, ngày 12 tháng giêng, Ðại sư đoan tọa niệm Phật, giây lát bỗng nói to rằng: “Phật đã đến!”. Rồi yên lặng mà tịch, thọ 62 tuổi. Giờ ngài tịch, cả đại chúng đều thấy mặt đất biến thành sắc huỳnh kim, rất lâu mới trở lại màu cũ.

162. Liên Trì Ðại sư(Tổ thứ 8 Liên tông)

Ðại sư húy Châu Hoằng, họ Trầm,người ở đất Nhân Hòa. Lúc ban sơ, ngàinương theo Tánh Thiên Hòa thượng xuất gia. Sau khithọ đại giới, lại đi khắp nơi tham học với cácbậc tri thức. Khi Ðại sư lễ Thánh tích ở nonNgũ Ðài, cảm đức Văn Thù phóng quang. Ði đếnnúi Vân Thê, thấy cảnh trí u tịch, ngài có ýmuốn nương ở đó suốt đời. Dân chúng ở làng ấy thường bị khổ vì nạn hổ. Ðại sư tụngkinh thí thực, hổ đều lẩn tránh. Gặp năm trờihạn, ngài đi dọc theo bờ ruộng niệm Phật,gót chân đến đâu, mưa rơi đến đó. Từ đó, người quyhướng càng ngày càng đông. Ðại sư đềudùng môn niệm Phật mà nhiếp hóa. Ngài có trứtác pho Vân Thê Pháp Vựng, gồm hai mươi mấy thứ sách, đại khái đều đề xướng về Tịnh độ.

Trước khi lâm chung, Ðại sư từ giã khắp các đệ tử và hàng cố cựu, khuyên chân thật niệm Phật. Ðến kỳ hạn, ngài ngồi niệm Phật mà hóa, thọ 81 tuổi.

163. Ngẫu Ích Ðại sư(Tổ thứ 9 Liên tông)

Ðại sư họ Chung, hiệu Trí Húc, quê ở Ngô huyện. Người cha trì chú Ðại Bi mười năm, mộng thấy đức Quán Thế Âm bồng con trao cho mà sanh ra ngài.

Ban sơ, ngài theo Nho giáo, làm sách bài bác đạo Phật. Ðến khi đọc qua bộ Trúc Song Tùy Bút Lục, liền đốt bản thảo sách mình. Năm 21 tuổi, ngài xuất gia tập tham thiền, nhân bị bệnh nặng gần chết, mới chuyển ý, tu tịnh nghiệp.

Về sau, Ðại sư ở ẩn nơi chùa Linh Phong, trứ thuật rất nhiều. Khi lâm chung, ngài trối dặn thiêu hóa sắc thân, lấy troxương hòa với bột làm hoàn thí cho chim cá, đặng kết duyên Tây phương, rồi ngồi ngay màtịch.

Ba năm sau, hàng môn nhân mở bảo khám ra thấy sắc diện Ðại sư như người sống, tóc mọc dài lấp cả tai, không nỡ theo lời di chúc, xây nhục tháp thờ ở Linh Phong.

164. Triệt Lưu Ðại sư (Tổ thứ 10 Liên tông)

Ðại sư họ Tưởng, húy Hành Sách, người ở Nghi Nhơn. Ngài xuất gia năm 23 tuổi, chuyên tu tịnh nghiệp, thường trụ tại chùa Tây Khê ở Hàng Châu mở mang Tịnh tông, sự hoằng hóa rất thạnh. Ðại sư có soạn ra mấy bộ: Liên Tạng Tập, Tịnh độ Pháp ngữ, lưu hành ở đời. Niên hiệu Khang Hy thứ 21, ngài thị tịch thọ 55 tuổi.

Bấy giờ, có người Tông Hoàng và con nhà họ Ngô chết một lượt, trải qua một ngày tỉnh dậy đều nói y nhau: “Tôi bị minh ty bắt đem trói để dưới điện, bỗng thấy hào quang sáng rực khắp nơi, hương thơm hoa báu đầy cả hư không. Minh Vương mọp xuống đất đưa một vị Ðại sư về Tây phương, xem kỹ lại là Triệt công. Tôi nhờ hào quang chiếu liền được tha trở về”.

165. Tỉnh Am Ðại sư(Tổ thứ 11 Liên tông)

Tổ họ Thời, tự Tư Tê, người xứThường Thục. Ngài xuất gia thuở 7 tuổi, thọ đại giới lúc 24 tuổi. Ðối với Thiền, giáo, tánh, tướng đều suốt thông. Ðại sư từng ở chùa Chân Tịch, duyệt tạng kinh, niệm Phật qua ba năm, nguồn biện luận như thác đổ. Ngài lại đến chùa Dục Vương lễ tháp, cảm ơn xá lợi phóng quang, nhân đó soạn ra sám Niết-bàn và văn Khuyến phát Bồ-đề tâm, người đọc phần nhiều rơi lệ.

Lúc tuổi già, Ðại sư về ở chùa Phạm Thiên tại Hàng Châu, kết Liên xã để khuyênnhắc lẫn nhau chuyên tu tịnh nghiệp. Mùa Ðông năm Ung Chánh thứ 11, Ðại sư dựbiết ngày 14 tháng 4 năm sau mình sẽ vãngsanh. Ðến kỳ hạn, ngài nói: “Mười hôm trước ta đã thấy Phật, nay lại được thấy”. Nói xong niệm Phật mà quy Tây.

166. Triệt Ngộ Ðại sư (Tổ thứ 12 Liên tông)

Ðại sư họ Mã, húy Tế Tỉnh, người đất Phong Nhân, 22 tuổi xuất gia, thông suốt cảThiền, Giáo. Ban sơ, ngài chủ trì chùa VạnThọ ở Bắc Kinh, danh đồn khắp Nam Bắc,hằng đề xướng pháp môn Tịnh độ khuyênchúng tinh tu. Kế đó, Ðại sư lại trụ trì chùaGiác Sanh, tiếng tăm cũng lừng lẫy như trước.Sau, ngài về ở non Hồng Loa, đại chúng quyhướng càng đông, bèn thành ra đạo tràngTịnh độ.

Ðời nhà Thanh, niên hiệu Gia Khánh thứ 15, vào mùa Xuân, Ðại sư nói trước ngày về Tây và bảo: “Thân huyễn không bền, đừng để một đời luống qua, mọi người nên cố gắng niệm Phật”. Quả nhiên tới ngày kỳ hẹn, Ðại sư thấy Phật đến tiếp dẫn, liền chánh niệm mà tọa hóa. Lúc ấy đại chúng nghe mùi thơm ngào ngạt, khi trà tỳ được xá lợi trăm hột.

167. Ấn Quang Ðại sư (Tổ thứ 13 Liên tông)

Ðại sư họ Triệu, người ở Cấp Dương, suốt thông tông giáo, chuyên tu tịnh nghiệp, từng trải ở các non Chung Nam, Hồng Loa, Phổ Ðà.

Năm Dân quốc thứ 19, ngài đến đất Ngô, sáng lập Linh Nham tịnh tông đạo tràng, khuyên người lấy luân thường nhân quả làm cơ sở, niệm Phật sanh Tây phương làm chỗ quy túc. Ðại sư ấn tặng sách Phật năm trăm muôn bộ, tượng Phật hơn trăm muôn bức.

Mùa Ðông năm Dân quốc thứ 29, ngài niệm Phật tọa hóa ở Linh Nham đạo tràng. Khi trà tỳ, 32 cái răng còn nguyên, được xá lợi ngũ sắc vài ngàn hột. Ðại sư hưởng tuổi đời 80, tăng lạp 60, trứ thuật trăm muôn lời, đệ tử hơn hai mươi muôn, phần nhiều là bậc hiền triết và người có danh vọng trong Quốc đảng.

X. SỰ TÍCH “NIỆM PHẬT VÃNG SANH” ^

Niệm Phật vãng sanh Liên trì

Là nhờ chuyên nhất: đứng, đi, nằm, ngồi

Biết bao gương sáng phải noi

Cố y theo đó tài bồi thân tâm.

168. SỰ TÍCH BÀ THÁI XƯƠNG

Bà Thái Xương, vợ một Hoa kiều, nguyên buôn bán ở Quy Nhơn, là một đàn việt chùa Bạch Sa hiện nay. Bà chuyên tu pháp môn niệm Phật và chỉ phát nguyện khi thọ chung được gặp ngày vía Ðức A-di-đà (tức là ngày 17 tháng 11 âm lịch) và được biết trước giờ phút thọ chung ấy. Năm bà mất, đã 80 tuổi mà vẫn khỏemạnh.

Ðầu tháng 11 năm ấy, bà đến xinthầy Bạch Sa tụng cho một bộ Kinh Thủy Sám và một bộ Kinh Pháp Hoa để kịp đến ngày 17tháng ấy bà về chầu Phật. Thầy Bạch Sa lấy làm kinh ngạc vô cùng, nhưng vì bà là bổnđạo thuần thành đã lâu năm nên thầy cũngphải chìu theo. Ðến ngày 17, bà con và đạohữu vì tin ấy đã làm cho họ kinh ngạc, tụtập đến nhà bà rất đông để thỏa mãn tánh hiếu kỳ.

Suốt buổi sáng hôm ấy bà vẫn khỏe mạnh và bình tĩnh như thường ngày, khiến thầy Bạch Sa trong thâm tâm rất e sợ, không khéo phen này làm trò cười cho thiên hạ. Bỗng đâu đến khoảng quá 10 giờ sáng, bà bảo người giúp việc in một in cơm đem lên nhờ thầy cúng Phật rồi đem xuống cho bà, bà chắn in cơm làm hai phần, tự mình ăn một nửa, của một nửa bảo người giúp việc ăn mà từ tạ rằng: “Gọi là đền đáp công ơn mụ giúp đỡ tôi trong mười mấy năm trường, nay đến ngày vĩnh biệt, xin biếu mụ ăn nửa phần cơm này để sau nhờ Phật tiếp dẫn mụ về Tây phương”. Nói xong, rửa mặt súc miệng và thay áo quần thì đúng 12 giờ trưa.

Bà chào tất cả mọi người, ngồi xếp bằng, hai tay chắp trước ngực mà hóa một cách vui vẻ trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người trong nhà. Năm ấy ở Quy Nhơn, thiên hạ xôn xao bàn tán rất nhiều về cái chết của bà Thái Xương. Tiếng đồn bà thành Phật lan ra khắp các tỉnh.

Xem đó đủ biếtsự phát nguyện vãng sanh Cực Lạc là một điều tối cần thiết cho người tu theo pháp môn Tịnh độ. Phát nguyện là một nhu kiện không thể không có, ta không nên suất lược để phải mất công hiệu và lợi ích rất lớn về sau.

169. Tích sư Khắc Cần

Sư Khắc Cần họ Trương, người Hồ Nam (Trung Hoa), từ bé tánh khờ khạo. Năm năm mươi ngoài tuổi, sư xuất gia tại am Hồng Thể ở Thiện Hóa, sau thọ Cụ túc giới ở Lộc Sơn. Sư không biết chữ, học mấy thời khóa tụng ngót năm năm mới thuộc. Sau đó 10 năm, sư đi khắp ngũ nhạc, tứ sơn và các đại tòng lâm để tham học, nhưng rốt cuộc không tham hiểu một mảy gì, vẫn khờ khạo như cũ.

Ðến năm 60 tuổi, sư nghe Minh Quả Pháp sư giảng về công đức của pháp môn trì danh niệm Phật quý tại “nhất tâm bất loạn”. Nếu tâm loạn nên chăm chú nghe kỹ tiếng niệm thời tạp niệm sẽ tự trừ, vọng tưởng sẽ tự diệt, tâm sẽ đặng thanh tịnh, v.v... Từ đó sư mới được biết pháp môn niệm Phật, bèn chuyên tu.

Sáu năm sau thời tánh cũ của sư đều mất, tâm hằng tự tại minh mẫn. Lúc rảnh sư thường bảo người rằng: “Tu hành quý tại nhất tâm bất loạn. Nghiệp chướng của tôi do niệm Phật tiêu sạch. Mấy năm gần đây, chẳng những không phiền não mà thân tâm đều được khinh an”.

Một hôm, sư cho người đi mời sư huynh Hàm An. Qua ngày kế, Hàm An đến, sư vừa thấy liền cười nói: “Khắc Cần này xin cáo từ sư huynh!”. Hàm An hỏi: “Tính đi đâu?”. Sư đáp: “Ði Tây phương Cực lạc thế giới”. Hàm An bảo: “Nói khùng phải không?”. Sư nói: “Từ sáu năm gần đây, tâm tôi không loạn động, niệm A-di-đà Phật, câu câu rõ ràng mục kích Tịnh độ. Tự biết ngày giờ quyết định vãng sanh. Chẳng phải khi dối vậy!”. Sư liền đem tất cả công sự trong am giao phó cho Hàm An rồi lại bảo: “Giờ ngọ ngày mai tôi sẽ từ biệt sư huynh, anh em già với nhau, tất cả phải lo cho nhau, sư huynh nên gắng chuyên tu pháp môn niệm Phật để chuẩn bị tư lương”.

Sáng hôm sau, sư tắm gội, thay y, Tịnh độ. Chiều hôm ấy, sư ngồi một mình niệm Phật không nói chuyện. Sáng hôm sau nữa, sư lại tắm gội, thay y phục, thắp hương lễ Phật, tạ Tổ xong, sư vẫn vào tịnh thất ngồi niệm Phật. Ðến giờ ngọ sư mới chậm rãi đi vào ngồi kiết già trong khánh, tay cầm chuỗi yên lặng niệm Phật. Mãi đến hai giờ sau, Hàm An thấy đã lâu mà không thấy sự động tịnh, bèn lại gần thăm xem, thì ra sư đã tịch rồi. Chừng đó mới cả kinh mà tin thật và đồng thời cùng với các sư Phổ Ấm v.v... đều nghe mùi hương lạ. Lúc đó là giờ ngọ, ngày mùng 5 tháng 7 năm Tân Sửu, triều vua Quang Tự nhà Thanh. Bấy giờ nhằm tiết trời nóng nực mà thi hài của ngài vẫn để yên nơi đình khánh ấy đến 7 ngày, vẫn không sình nứt thúi hôi chi cả; người mục kích đều ngợi khen, cho là điều lạ ít có.

170. Tích Trương Chung Húc và Trương Thiện Hòa

ŸTrương Chung Húc, người nhà Ðường, sống nghề làm thịt gà. Khi sắp chết, thấy người lùa bầy gà đến hô: Mổ! Mổ! Bầy gà xúm mổ Húc, mặt, mắt đều chảy máu ròng ròng, đau không chịu nổi. Sa môn Hoằng Ðạo hay tin bèn đến trương tượng Phật, khuyên Húc niệm Phật. Ðược một lát bỗng có mùi hương lạ, thơm ngát cả nhà, bầy gà biến mất, máu hết chảy, ông Húc đoan tọa mà mất.

ŸTrương Thiện Hòa cũng người nhà Ðường, làm nghề giết bò. Lúc bệnh ngặt,thấy vài mươi con bò đến nói tiếng người rằng:“Mầy giết chúng tao, phải đền mạng!”.

Ông Hòa hối vợ thỉnh sư tăng. Sư tăng bảo:

“Trong Quán Kinh nói: “Nếu chúng sanh nào gây tạo ác nghiệp, đáng đọa vào ác đạo, mà chí tâm xưng niệm A-di-đà Phật đủ 10 niệm thời tiêu tội, được vãng sanh Cực lạc thế giới”.

Ông Hòa nói: “Lửa địa ngục đến rồi, không thể chờ lư hương được!”. Ông liền tay tả cầm lửa, tay hữu cầm hương, hướng về Tây phương to tiếng niệm Phật. Chưa đầy 10 hơi, ông bỗng nói: “Phật đã đến trao cho tôi tòa sen báu”. Dứt lời liền tắt hơi.

XI. SO VÀ GIỚI THIỆU THIỀN VỚI TỊNH ^

Thiền nào có khác Tịnh đâu

Có chăng chỉ khác công phu tu hành

Ngộ là Phật, mê: chúng sanh

Ngoài ra kết quả đành rành như nhau

171. “THIỀN CÙNG TỊNH ÐỘ VẪN KHÔNG HAI, NẾU LIỄU THÌ LIỄU CẢ,MÊ CŨNG ÐỒNG MÊ”, lời của Thiên Như Ðại sư quả thật xác đáng. Bởi chân tâm baohằng sa muôn pháp, hàm vô biên quốc độ, nơiThiền gọi là “Bản lai diện mục”, nơi Tịnhgọi là “Tự tánh Di-đà”. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Mười phương hư không sanh trong tâm ông như áng mây nổi điểm giữa trời xanh rộnglớn bao la, huống chi vô lượng thế giới ởtrong hư không ư?”. Cổ đức cũng bảo: “Hằng sa pháp ấy Bồ-đề đạo, nghĩ đến Bồ-đề cách vạn tầm!”.Vì chân tâm bao hàm muôn tượng, nênnếu người tu Thiền mà hiểu Thiền bằng lýkhông không, rồi bảo chẳng có Cực lạc, bác sự cầu sanh,tất chưa phải là người hiểu Thiền. Sở dĩ ngàiThiên Như nhiều phen cặn kẽ chỉ bày là đểphá mối chấp không đó.

Về phần thể, chân tâm xán lạn bao hàm vô biên thế giới, gọi là “Thiền Tịnh độ”, và vô lượng thế giới ảnh hiện trong chân tâm, tất cả đều tịch tịnh như huyễn, gọi là “Tịnh độ Thiền”.

Về phần dụng, hành giả khi đã ngộ tánh bản lai, rồi khởi lên bi nguyện, tunhững hạnh trang nghiêm cõi Phật, thành tựu chúng sanh, gọi là “Thiền Tịnh độ”, và nếu dùng môn Tịnh độ để nhiếp hóa hữu tình trở về chân tánh, gọi là “Tịnh độ Thiền”

ŸTóm lại, Thiền tức Tịnh độ, Tịnh độ tức là Thiền. Nếu bác Tịnh độ chính là chưa hiểu rõ Thiền, và bác Thiền cũng chẳng suốt thông Tịnh độ. Liễu thì liễu cả, mê cũng đồng mê, bởi do lý đó.

172.So với Thiền, pháp niệm Phật, khi chưa đạt được “NHẤT TÂM BẤT LOẠN”, hai bên khác nhau rất xa.

ŸBuổi sơ phát tâm, với phép tu thiền định, hành giả không được có tâm ưa, chán, thủ, xả; với phép tu niệm Phật, hành giả lại phải ưa thủ cảnh Cực lạc và mong xả cảnh Ta-bà. Với phép tu Thiền định, tâm không được trú trước vào cảnh giới, nếu còn trú trướctức là sai lạc; với phép tu niệm Phật, tâm lấy cảnh làm đối tượng, tâm năngduyên và cảnh sở duyên phải rõ ràng. Với phép tuThiền định, tâm phải xa lìa pháp chấp, với phép tu niệm Phật, hành giả cần phải lợidụng pháp chấp. Với phép tu Thiền định,hành giả phải thể nhận được pháp tánhthân ngay trong thế gian này; với phép tu niệm Phật, hành giả khởi tưởng sẽ chết ở thếgian này và sẽ sanh về thế giới bên kia. Vì các lýdo trên, Thiền tông và niệm Phật có chỗ bất đồng. 

ŸNhưng khi niệm Phật đã đến chỗ “NHẤT TÂM BẤT LOẠN”, nghĩa là đã đắc định rồi, thì lại là việc khác. Ðạt được cảnh giới tam muội, tức là hư không tan rã, đại địa lấp bằng, hiện tiền một niệm dung hợp được với pháp thân chư Phật trong mười phương, như trăm ngàn ngọn đèn cùng dung hợp ánh sáng và cùng chiếu chung trong một căn nhà, không tan mất, không lẫn lộn. Lúc ấy ý thức phân biệt ly khai. Cảnh giới này so với cảnh giới chân như tam muội của Thiền tông không hai, không khác. Xem thế thì biết rằng Tịnh độ tức là Thiền tông, kết quả của hai bên nào có khác gì nhau!

173. Mộ Liên Pháp sư nói:“Thiền chính là chân như Phật tánh sẵn có của chúng ta”. Thiền tông gọi là “Bản lai diện mục” trước khi cha mẹ sanh, mà không nói rõ ra, cố muốn cho người tự tham cứu, tự ngộ lấy. Kỳ thiệt chính là: Tâm thể thuần chân, linh tri ly niệm, không năng không sở, tức tịch tức chiếu vậy.

ŸTịnh chính là tin sâu nguyện thiết, chuyên tâm trì danh cầu sanh Cực lạc.

ŸNgười hành Thiền khi sức tham cứu đã tột, vọng niệm dừng, vọng tình dứt, suốt thấy bản lai diện mục, minh tâm kiến tánh, đó gọi là có Thiền.

ŸCòn người tu Tịnh độ, chân thiệt phát Bồ-đề tâm, tin sâu nguyện thiết, chuyêntrì hồng danh cầu sanh Tây phương Cực lạc, thế gọi là có Tịnh.

174.Người tu hành mà chưa đại triệt, đại ngộ, là không Thiền, lại cũng không cótín nguyện niệm Phật, là không Tịnh. Dầu triệtngộ Thiền tông, minh tâm kiến tánh, nhưngkiến tu phiền não chưa dễ đoạn trừ, phảitrải qua nhiều công phu tu trì gột rửa cho sạchcả mới ra khỏi luân hồi sanh tử. Nếu còn một phần phiền não thời lục đạo luân hồi vẫn y như cũ, nói chi đến người chưa đoạn phần nào.

175.Các tông đại khái chia ra làm hai, là KHÔNG MÔN và HỮU MÔN. Không môn từ phương tiện lý tánh đi vào. Hữu môn từ phương tiện sự tướng đi vào. Nhưng đi đến chỗ tận cùng thì dung hội tất cả, sự tức lý, lý tức sự, tánh tức tướng, tướng tức tánh; nói cách khác: Sắc tức là không, không tức là sắc, không và sắc chẳng khác nhau.

Cho nên khi xưa có một vị Ðại sư tham thiền ngộ đạo, nhưng lại mật tu Tịnh độ. Lúc lâm chung ngài lưu kệ phó chúc cho đại chúng, rồi niệm Phật, sắp vãng sanh. Một vị Thiền giả bỗng lên tiếng hỏi: “Cực lạc là cõi hữu vi, sao tôn đức lại cầu về làm chi?”. Ðại sư quát bảo: “Ngươi nói vô vi ngoài hữu vi mà có hay sao?”.Thiền giả nghe xong chợt tỉnh ngộ. Thế nên Thiền và Tịnh đồng về một mục tiêu. Hữu môn cùng Không môn tuy dường tương hoại mà thật ra là tương thành cho nhau vậy.

Ÿ“Thuốc không quý tiện, lành bệnh là thuốc hay; pháp chẳng thấp cao, hợp cơ là pháp diệu”. Tịnh độ với Thiền tông thật ra chẳng thấp cao, hơn kém. Nhưng luận vềcăn cơ, thì Thiền tông duy bậc thượng căn mớithể được lợi ích; còn môn Tịnh độ thì gồmnhiếp cả ba căn (thượng, trung, hạ), hạngnào nếu tu cũng đều dễ thành kết quả. Luận vềthời tiết, thì thời mạt pháp này, ngườitrung, hạ căn nhiều, bậc thượng căn rất ít, nếumuốn đi đến thành quả giải thoát một cách chắcchắn, tất phải chú tâm về Tịnh độ phápmôn. Ðây là bởi lòng đại bi của Phật, Tổ, vì quán thấy rõ thời cơ muốn cho chúng sanh sớmthoát nỗi khổ luân hồi, nên trong các kinhluận đã nhiều phen nhắc nhở. Ðiều này làmột sự kiện rất quan yếu và hết sức xác thật!

ŸTuy nhiên, chúng sanh sở thích và tánh dục có muôn ngàn sai biệt không đồng, nên chư Phật phải mở vô lượng pháp môn mới có thể thâu nhiếp hết được. Vì vậy Tịnh độ tuy hợp thời cơ, song chỉ thích ứng một phần, không thể hợp với sở thích của tất cả mọi người, nên cần phải có Thiền tông và các môn khác, để cho chúng sanh đều nhờ lợi ích, và Phật pháp được đầy đủ sâu rộng.

176. Giới thiệu lợi hại giữa Thiền và Tịnh

I. Có Thiền không Tịnh độ,

Mười người, chín ngại đường.

Khi ấm cảnh hiện ra,

Chớp mắt đi theo nghiệp.

II. Không Thiền có Tịnh độ,

Muôn tu, muôn người sanh.

Khi được thấy Di-đà,

Lo gì không tỏ ngộ!

III. Có Thiền, có Tịnh độ,

Cũng như cọp mọc sừng.

Ðời nay làm thầy người,

Ðời sau làm Phật, Tổ.

IV. Không Thiền, không Tịnh độ,

Giường sắt, cột đồng lửa.

Muôn kiếp lại ngàn đời,

Chẳng có nơi nương tựa!

Kệ của Vĩnh Minh Ðại sư

177. Ðề bạt

Tức tâm Tịnh độ lý không ngoa

Tịnh khác Thiền đâu, vẫn một nhà!

Phước kết trang nghiêm phần sắc tướng,

Huệ tuôn vô ngại cõi hằng sa.

Trời Tây sáng lạ màu vi diệu,

Nguyện Phật thâm sâu, đức hải hà.

Ngoảnh lại đường tu, ai sớm tỉnh?

Nỗi thương ác đạo mãi vào ra!

Tây Trai lão nhân

XII. SỰ CHUYỂN HƯỚNG TỪ THIỀN SANG TỊNH ^

Ðời mạt pháp hiếm người tu chứng

Bởi nhiễm ô ái dục nặng nề

Pháp Thiền rất khó hành trì

Chuyển sang niệm Phật khó gì vãng sanh.

178.Thuở xưa, môn Thiền trực chỉ rất thạnh hành ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và cả ở Việt Nam. Tại Việt Nam, nhất là vào đời Lý, Trần, Tăng Ni có cả nửa thiên hạ và hầu hết đều tu Thiền. Thời này Phật giáo ở Việt Nam rất hưng thạnh.

Nhưng cơ duyên cũng theo thời mà chuyển biến. Có rất nhiều vị Thiền đức tuybên ngoài truyền bá tông Thiền, nhưng bêntrong lại mật tu Tịnh độ, để bảo đảm không thốiđọa. Có nhiều vị khác, sau khi tham ngộThiền tông, quán xét thời cơ, vì lòng thương xót lợisanh, hết sức hoằng dương pháp môn Tịnhđộ.

Thế lực của Thiền tông lần suy kém,bởi ít người tu chứng. Trái lại, môn niệm Phậtlại lần chiếm ưu thế, Tăng tục nhiều người tuTịnh độ được vãng sanh. Bây giờ, tuy Thiềntông vẫn lưu hành, nhưng trên thực tế chínhthời kỳ Tịnh độ đã nắm quyền hướng dẫn.Bởi ảnh hưởng đó mà ở Việt Nam, môn niệmPhật hầu như phổ cập trong quần chúng vậy.

NHỮNG VẦN THƠ HƯỚNG VỀ CÕI CỰC LẠC LIÊN TRÌ HẢI HỘI ^

Thắng hội hòa vui cõi Lạc bang,

Hoa mầu cây báu đất tô vàng,

Ðài cao ẩn hiện ngôi vương giác,

Diệu pháp truyền rao khắp bốn phang.

Nơi đây nào thấy có đêm tràng,

Chỉ thấy làu làu bóng Diệu quang,

Nhạc ngọc thoáng rơi giòng Bát-nhã,

Thiền nhân quay nhẹ chiếc Từ thoàn.

Mành châu cột gió lời bi tráng,

Hoa ngọc cười xuân sắc dịu dàng,

Ao báu mát trong nguồn bát đức,

Linh cầm lảnh lót giọng thinh thang.

Nơi đây bể khổ không quyền hạn,

Dân trí nhàn vui rảnh rang,

Hoa nở sáng ngày dâng pháp cúng,

Chiều về định tĩnh học thiền quang.

Ðẹp màu thanh nhã màu tươi rạng,

Cực lạc trời Tây lắm tịnh nhân,

Sống mãi không già, không bệnh chết,

Vui hoài chẳng mất, chẳng mơ màng.

Di-đà bổn nguyện hồn cao sáng,

Tịnh độ ngày thêm cuộc mở mang,

Nhắn gởi bạn lành chung mối niệm,

Quy Tây đường lối bước mau sang.

ŸTỰ KHUYẾN

Cõi đời nhơ đục khổ dường bao,

Ai sớm quy Tây khỏe thế nào!

Vinh nhục trò đời thôi khó nói,

Thị phi miệng thế nghĩ ra sao?

Sang hèn an phận cho qua buổi,

Cao thấp đua nhau luống mỏi hao.

Phải phải, chăng chăng buồn biếng nói

Chỉ mong nước Phật nhẹ ra vào.

Chỉ mong nước Phật nhẹ ra vào,

Ðưa rước quần sanh chẳng ngại lao.

Hoa nở Liên đài tên biến hiện,

Gió lồng thiên nhạc giọng vang rao.

Ðất lành, giống tốt siêng gieo rải,

Cõi tục, đời nhơ sớm tránh mau.

Nguyện khắp trần gian xa ác nghiệp,

Hướng về Tịnh độ phước thanh cao.

Tỳ-kheo-ni Như Thanh


ŸTỰ KHUYẾN

Họa vận

Thế tục đua chen khổ biết bao,

Tu là giải thoát, rõ chăng nào?

Lợi danh ảo ảnh mây nhòa khói,

Quyền thế hững hờ nước dợn xao!

Thua được cạnh tranh thêm nhọc mỏi,

Sang hèn so sánh luống tiêu hao,

Thị phi lắm chuyện khôn thành dại,

Cõi Phật nhất tâm sẽ được vào.

Cõi Phật nhất tâm sẽ được vào,

Hồng trần mờ mịt bụi trần lao.

Tây phương rực rỡ mây thiền lộng,

Tịnh độ du dương pháp diệu rao.

Nước đức rưới thân tiêu nghiệp sớm,

Sen vàng thoát chất rảnh duyên mau.

Bồ-đề đạo thọ oằn bông trái,

Tự giác, giác tha chứng quả cao.

Viết tại chùa Từ Nghiêm, 11-8 Canh Tuất

Tương Song ngày 11-9-1970

Ni sư Từ Quang - THÍCH NHƯ CHÍ

ŸTỰ KHUYẾN

Phụng họa

Trần gian giả tạm, giấc chiêm bao,

Ảo ảnh phù sanh, có khác nào!

Phú quý vinh hoa dường bọt nước,

Từ bi hỷ xả tợ chòm sao.

Xa đường danh lợi thân không mệt,

Gần đạo Bồ-đề trí chẳng hao.

Vi diệu nhiệm mầu ai sớm biết,

Thậm thâm cõi Phật, kíp nên vào.

Thậm thâm cõi Phật, kíp nên vào,

Tịnh thủy nhuần thân dứtkhổ lao.

Ðuốc tuệ sáng soi, người phơi phới,

Hoa Ðàm rực rỡ, gió rao rao.

Căn lành vun tưới càng tăngtrưởng,

Nghiệp dữ tiêu trừ cũng lẹmau.

Chín phẩm sen vàng nêu trước mắt,

Liên trì đất báu vượt lêncao.

Thượng Thanh

19-9-70

ŸCHỌN HÀNH TRANG

Ai ở trăm năm cũng phải về,

Hành trang sao chẳng chọn cho xuê.

Của tiền vật chất sanh muôn việc,

Ðạo đức tinh anh giữ một bề,

Phú quý xem qua đều mộng ảo,

Công danh gẫm lại chuyện nồi kê.

Sao bằng tu niệm bồi công đức,

Cực lạc Liên hoa sẽ được kề.

Minh Thiện Thượng Thanh

13-10-1970

ŸHOẠ VẬN

Trăm năm cõi tạm ở rồi về,

Gác tía lầu son cũng chửa xuê.

Bã lợi gạt người bày lắm chuyện,

Mùi danh phỉnh chúng vẽ nhiều bề.

Trường đời vật chất say cơn mộng,

Cửa đạo tinh thần tỉnh giấc kê.

Một niệm tịnh tâm tiêu nghiệp chướng,

Bồ-đề Phật quả sẽ gần kề.

Ni sư Từ Quang

THÍCH NHƯ CHÍ tự CHÍ KIÊN

Sài Gòn, 21-9 Canh Tuất

Tương Song 20-10-70 - PL.2514

ŸCHỌN HÀNH TRANG

Họa vận

Non nước quê xưa sớm trở về,

Thiền trang chọn sẵn ngắm càng xuê.

Bồ-đề phẩm vị mang đầy túi,

Bát-nhã thanh hương chất một bề.

Lục vị thuốc mầu gồm mấy gói,

Nhất tâm gạo quý nửa nồi kê.

Ly trần sẵn có xe đưa rước,

Cõi tịnh quay lưng đã dựa kề.

Cõi tịnh quay lưng đã dựa kề,

Khách trần nhìn lại chín nồi kê.

Vinh hoa phú quý đây còn mộng,

Thanh tịnh vô vi đó trọn bề.

Ly niệm cõi chơn vừa hiện rõ,

Thanh tâm sự thế chẳng gì xuê.

Ra đi nguồn cảm lòng mê muội,

Chợt tỉnh mau mau sớm trở về.

Tỳ-kheo-ni NHƯ THANH

24-10-70 tức 25-9 Canh Tuất

Chùa Từ Nghiêm

Ÿ HƯỚNG VỀ CỰC LẠC

Ðời ngũ trược, xa trông bát ngát

Gót hồng trần, lưu lạc mấy xuân

Lòng riêng luống những bâng khuâng

Cõi nào thoát kiếp trầm luân khổ phiền

Nguồn hạnh phúc hỏi miền chân thật

Nghĩ thành tâm niệm Phật là hay!

Hương nguyền một nén xa bay

Hướng về Cực lạc hôm mai khẩn cầu

Ðời dâu bể bể dâu lắm độ

Cảnh khổ đau đau khổ thêm thương

Không nương về đấng Nguyện Vương

Biết ai dắt dẫn ra đường tối tăm?

Xót thương nỗi đau về vật chất

Giết nhau vì giọt mật hư danh

Kiếp luân hồi mãi quẩn quanh

Mà ba đường ác đã thành gia cư

Giấc mơ tỉnh, bây chừ tủi thẹn!

Bước quy Tây dám hẹn ru mà?

Lầu sương lạc ánh trăng tà

Kiếp người lẩn quẩn bệnh già một bên

Ví chăng giữ lòng bền niệm Phật

Có lo gì phải mất phẩm sen!

Việc đời mặc tiếng chê khen

Cuộc đời mặc kẻ đua chen sắc tài

Ðường sanh tử sẽ bày trước mắt

Bước khổ vui dè dặt mà trông

Ðã hay lửa đỏ sen hồng

Lửa sen âu cũng do lòng tạo nên

Thôi thì gắng xây nền công đức

Thôi thì rèn niệm lực tinh chuyên

Nguyện sanh về cõi Bảo Liên

Nguyện đem Thiền Tịnh hòa duyên khắp miền

Nhắn ai đồng hội đồng thuyền!

Lánh cõi giả tìm nơi trong sáng

Học lý mầu soi rạng tinh thần

Quyết trau lòng, trọn trả thâm ân

Lẽ đâu dám nay lần mai lựa

Nơi tu viện sớm hôm nương dựa

Niệm chân kinh lọc lượt tâm trần

Lẽ thị phi đừng mãi phân vân

Niềm chánh giáo ân cần trau sửa.

BỐN MƯƠI TÁM ÐẠI NGUYỆN của Ðức Phật A-di-đà ^

Cha lành thương con dại

Nên phát lời đại nguyện

Tạo cảnh giới Cực lạc

Ðể nhiếp độ chúng sanh

Thoát ly khổ sanh tử

Tiến tu thành đạo quả

Hườn lai cõi Ta-bà

Tùy nguyện độ chúng sanh

Ðồng sanh về Cực lạc.

Nguyện thứ 1.-Lúc tôi thànhPhật, nếu trong cõi nước tôi có địa ngục, ngạquỷ, súc sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 2.-Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi sau khi thọ chung lại còn sa vào ba ác đạo, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 3.-Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi thân chẳng màu vàng ròng tất cả, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 4.-Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi thân hình có kẻ tốt người xấu chẳngđồng nhau, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 5.-Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi chẳng có túc mạng thông, ít nhất là biết rõ những việc trong trăm nghìn ức na do tha kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 6.-Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi chẳng được thiên nhãn, ít nhất là thấy rõ trăm nghìn ức na do tha thế giới của chư Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 7.-Lúc tôi thànhPhật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôichẳng được thiên nhĩ, ít nhất là nghe và thọ trì tấtcả lời thuyết pháp của trăm nghìn ức na do tha Ðức Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 8.-Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi chẳng được tha tâm trí, ít nhất là biết rõ những tâm niệm của tất cả chúng sanh trong trăm nghìn ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 9.-Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nướctôi chẳng được thần túc, khoảng một niệm, ít nhất là lướt qua khỏi trăm nghìn ức na dotha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 10.-Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi còn có quan niệm tham chấp lấy thân, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 11.-Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi chẳng trụ chánh định tụ, nhẫn đến trọn diệt độ, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 12.-Lúc tôi thành Phật, nếu quang minh còn hữu hạn, ít nhất chẳng chiếu thấu trăm nghìn ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 13.-Lúc tôi thành Phật, nếu thọ mạng còn hữu hạn, ít nhất chẳng đến trăm nghìn ức na do tha kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 14.-Lúc tôi thành Phật, chúng Thanh văn trong cõi nước tôi, nếu có ai tính đếm biết được số bao nhiêu, dầu đó là vô lượng Bích Chi Phật đồng tính đếm trong trăm nghìn kiếp, thời tôi không ở ngôiChánh giác.

Nguyện thứ 15.- Lúc tôi thànhPhật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nướctôi thọ mạng còn hữu hạn, trừ người có bổnnguyện riêng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 16.-Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi còn có người nghe danh từ bất thiện, thờitôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 17.-Lúc tôi thànhPhật, nếu vô lượng chư Phật trong thập phươngthế giới chẳng đều khen ngợi xưng danh hiệu của tôi, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 18.-Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh chí tâm tinmộ muốn sanh về cõi nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh, (trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy báng chánh pháp), thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 19.-Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ đề tâm tu các công đức nguyện sanh về cõi nướctôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôikhông ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 20.-Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi và tu các công đức chí tâm hồi hướng muốn sanhvề cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 21.-Lúc tôi thành Phật, nếu như hàng nhân thiên trong cõi nước tôi, tất cả chẳng đều đầy đủ ba mươi hai đại nhân tướng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 22.-Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở cõi khác sanh về nước tôi, cứu cánh quyết đều đến bậc nhất sanh bổ xứ, trừ người có bổn nguyện riêngtự tại hóa hiện, vì chúng sanh mà phát hoằng thệ tu các công đức độ thoát mọi loài, đi khắp các thế giới tu Bồ-tát hạnh, cúng dường thập phương chư Phật, khai hóa vô lượng chúng sanh, làm cho tất cả đều đứng vững nơi đạo Vô thượng Chánh giác, siêu xuất công hạnh của các bậc thông thường, hiện tiền tu tập đức của Phổ Hiền, nếu chẳng được như thế thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 23.-Lúc tôi thành Phật, các Bồ-tát trong cõi nước tôi, thừa thần lực của Phật mà đi cúng dường thập phương chư Phật, trong khoảng thời gian một bữa ăn,nếu không đến khắp vô lượng vô số ức na do tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 24.-Lúc tôi thành Phật, các Bồ-tát ở trong cõi nước tôi, khi ở trước thập phương chư Phật hiện công đức của mình muốn có những vật cúng dường, nếu không được đúng như ý muốn, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 25.-Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ-tát trong cõi nước tôi không diễn thuyết được nhất thiết trí, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 26.-Lúc tôi thành Phật, nếu các Bồ-tát trong cõi nước tôi chẳng đều được thân kim cương na la diên, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 27.-Lúc tôi thành Phật, trong cõi nước tôi, tất cả đồ dùng của nhân thiên, hình sắc đều sáng đẹp, sạch sẽ, rất tột vi diệu, không có thể tính biết, dầu là người được thiên nhãn. Nếu có người biện danh số các đồ ấy được rõ ràng, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 28.-Lúc tôi thành Phật, nếu Bồ-tát trong cõi nước tôi, dầu là người ítcông đức nhất, chẳng thấy biết đượccội câyđạo tràng cao bốn trăm muôn do tuần, vôlượngquang sắc, thời tôi không ở ngôiChánh giác.

Nguyện thứ 29.-Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát trong cõi nước tôi nếu thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết kinh pháp, mà chẳng được trí huệ biện tài, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 30.-Lúc tôi thành Phật, nếu có ai hạn lượng được trí huệ biện tài của Bồ-tát trong cõi nước tôi, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 31.-Lúc tôi thành Phật, cõi nước tôi thanh tịnh, nơi nơi đều soi thấy tất cả vô lượng vô số bất tư nghị thế giới ở mười phương, như là thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng được như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 32.-Lúc tôi thành Phật, trong cõi nước tôi từ mặt đất vàng lên đến hư không, lầu nhà cung điện, ao nước hoa cây, tất cả vạn vật đều là vô lượng chất báu và trăm nghìn thứ hương hiệp chung lại mà thành. Vạn vật đều xinh đẹp kỳ diệu, mùi thơm xông khắp thập phương thế giới, Bồ-tát các nơi ngửi đến mùi thơm ấy thời đều tu hạnh của Phật. Nếu chẳng được vậy, tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 33.- Lúc tôi thành Phật,các loài chúng sanh trong vô lượng bất khả tưnghị thế giới ở mười phương, được quangminh của tôi chạm đến thân, thời thân tâmnhu nhuyến nhẹ nhàng hơn thiên nhân. Nếuchẳng được vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 34.-Lúc tôi thành Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất khả tư nghị thế giới ở mười phương nghe danh hiệu của tôi mà không được vô sanh pháp nhẫn cùng các môn thâm tổng trì, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 35.-Lúc tôi thành Phật, các người nữ trong vô lượng bất tư nghị ở mười phương vui mừng tin mến phát Bồ đề tâm, nhàm ghét thân gái. Nếu sau khi mạng chung mà còn làm thân người nữ nữa, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 36.-Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương nghe danh hiệu tôi, vẫn thường tu phạm hạnh mãi đến thành Phật. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 37.-Lúc tôi thành Phật, hàng nhân thiên trong vô lượng bất tư nghthế giới ở mười phương nghe danh hiệu tôi, cúiđầu đảnh lễ, năm vóc gieo xuống đất, vui mừng tin mến tu Bồ-tát hạnh, thời chư Thiên vàngười đời đều kính trọng người đó. Nếuchẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 38.-Lúc tôi thành Phật, hàng nhân thiên trong cõi nước tôimuốn có y phục, thời y phục tốt đúng pháp liền theo tâm niệm của người đó mà tựnhiên đến trên thân. Nếu còn phải cắt may nhuộm giặt, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 39.-Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nướctôi hưởng thọ sự vui sướng không như vị lậutận Tỳ kheo thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 40.-Lúc tôi thành Phật, các Bồ-tát trong cõi nước tôi tùy ýmuốn thấy vô lượng thế giới nghiêm tịnh củachư Phật ở mười phương, thời liền được thấy rõ cả nơi trong cây báu đúng theo ý muốnnhư thấy mặt mình trong gương sáng. Nếuchẳng được vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 41.-Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó nhẫn đến lúc thành Phật mà các sắc căn còn thiếu xấu, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 42.-Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, thảy đều được giải thoát tam muội. Trụ tam muội đó trong khoảng thời gian một niệm, cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà vẫn không mất chánh định. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 43.-Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi, sau khi mạng chung thác sanh nhà tôn quý. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 44.-Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở, tu Bồ-tát hạnh vẹn đủ công đức. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 45.-Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát ở phương khác nghe danh hiệutôi đều đặng Phổ đẳng tam muội, trụ tammuội này mãi đến lúc thành Phật, thường đượcthấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếuchẳng như vậy thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 46.-Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ-tát trong cõi nước tôi muốn nghe pháp gì, thời liền tự nhiên đặng nghe pháp ấy. Nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 47.-Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ-tát ở thế giới phương khácnghe danh hiệu tôi mà chẳng được đến bậcbất thối chuyển, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

Nguyện thứ 48.-Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ-tát ở thế giới phương khácnghe danh hiệu tôi, mà chẳng liền được đệ nhất Âm hưởng nhẫn, đệ nhị Nhu thuận nhẫn, đệ tam Vô sanh pháp nhẫn, ở nơi Phật pháp chẳng liền được bậc bất thối chuyển, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

ŸTrong 48 lời nguyện trên đây của Ðức Phật A-di-đà đều có câu:“Thệ quyết không thủ ngôi Chánh giác”. Xin lưu ý rằng đó là một điều quan trọng. Không thủ ngôi Chánh giác tức là từ chối quả vị Phật, không chịu làm Phật, để riêng an hưởng: Thường, Lạc, Ngã, Tịnhmột mình, trong khi chúng sanh trong quốc độ còn đau khổ.

ŸLời nguyện vừa hợp tình, vừa xứng lý, vừa quảng đại bao la, thể hiện hoàn toàn được cả một trời đại từ đại bi thăm thẳm, khó thể nghĩ bàn.

ŸTrong Kinh “Phật thuyết A-di-đà” Ðức Thích-ca dạy rằng: “Ðức Phật A-di-đà thành Phật đã từ 10 kiếp rồi và 48 lờiđại nguyện của Ngài đều đã được thực hiện hoàn toàn viên mãn. Nếu không như thế, Ngài quyết không chịu thành Phật”.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2024(Xem: 212)
Tịnh Độ là một trong mười tông phái của Phật giáo Trung Hoa. Pháp sư Huệ Viễn được coi là Tổ đầu tiên của Tịnh tông Trung Hoa; thành lập Bạch Liên Xã quy tụ được hơn ba ngàn cả tăng lẫn tục toàn các bậc hào kiệt trong đời, trong đó có 18 vị là bậc thượng thủ, để lại cho hậu thế đời sau vô số câu chuyện vãng sinh ly kỳ. Đây là tông phái siêu việt, với nhiều đặc thù thuộc Đại thừa viên đốn. Gọi Đại thừa bởi tông này lấy tâm Bồ đề làm nhân, lấy quả vị cứu cánh Phật làm quả. Viên, bởi tông này lý sự vẹn toàn, tóm thâu cả Tiểu thừa giáo, Đại thừa thỉ giáo, Đại thừa chung giáo và Đại thừa đốn giáo. Đốn, vì tông này không luận bàn về pháp tướng mà chỉ chuyên về chân tánh, không cần trải qua nhiều thứ lớp, tu tập trong một đời có thể chứng lên quả vị Bất thối chuyển. Đây chính là những điểm siêu xuất, đặc thù của tông Tịnh Độ.
20/09/2024(Xem: 544)
Đại sư Thiếu Khang họ Chu quê ở huyện Tấn Vân tỉnh Chiết Giang. Một hôm, mẹ ngài mơ thấy mình đi trên đỉnh Định Hồ, có Ngọc nữ trao cho bà một cành hoa sen xanh và nói: “Hoa sen xanh này biểu tượng cho Đại cát tường xin tặng cho bà. Bà sẽ sanh được quý tử, mong bà yêu thương giữ gìn nó”. Nghĩa là cành hoa sen này biểu tượng cho điều tốt lành lớn, nay trao tặng cho bà. Bà sẽ sanh được con trai tôn quý. Hy vọng bà chăm sóc con trai thật tốt.
30/08/2024(Xem: 273)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 418)
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).
28/08/2024(Xem: 997)
Đạo Phật giáo là nơi cứu khổ Độ chúng-sanh không bỏ một ai Lòng thương yêu khắp nhân-loài Không hề muốn thấy một ai khổ trần Đường chơn-chánh trên hơn tất cả Nẻo nhiệm-mầu chẳng có chi bì Muốn người rõ tánh từ-bi Cho nên Phật bảo con đi khuyên đời
28/06/2024(Xem: 1436)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát. Suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã sống bằng phẩm vật cúng dường. Tương tự, sự phát triển của Phật giáo lan rộng khắp thế giới và được hộ trì cho tới giờ cũng là nhờ phẩm vật cúng dường của đàn na thí chủ. Do vậy, bài này được viết để mời nhau giữ hạnh bố thí và cúng dường.
06/05/2024(Xem: 625)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ. So với hai kinh kia thì kinh A Di Đà ngắn, ngôn ngữ dễ hiểu, nội dung không quá thâm sâu hay mật nghĩa như những kinh Đại Thừa khác. Phật tử bắc tông phần nhiều ai cũng đọc tụng và khá nhiều người thuộc nằm lòng.
16/04/2024(Xem: 817)
Một đám đông Mỹ-Mễ-Mít làm việc chung với nhau, ngày nào cũng đùa giỡn rần rật, chơi khăm rồi cười sằng sặc, tán dóc đủ thứ chuyện trên đời, từ chính trị cho đến chuyện súng ống tràn lan, giá xăng tăng… Nhưng nhiều nhất và thường xuyên nhất vẫn là chuyện bóng cà na và chuyện đàn bà. Y cũng là một tên tích cực trong nhóm, thậm chí còn nổi trội về những trò gây cười. Y là tay nghịch ngầm và có nhiều ý tưởng mới, hễ y ra tay hay góp lời là cả đám cười hả hê. Những lúc câu chuyện trở nên thô tục quá thì y giật mình nhớ lại vấn đề chánh niệm nên ngưng nói. Giữ chánh niệm không phải là dễ, nhất là khi ở trong một môi trường mọi người đều thất niệm hay không biết chánh niệm là gì, quả thật những chuyện đùa , chuyện sắc dục nó hấp dẫn và dễ dãi hơn là chuyện chánh niệm.
16/03/2024(Xem: 2573)
Nam Mô có nghĩa là Trở về A, nghĩa là: vô Di Đà, nghĩa là: Lượng Phật, nghĩa là Giác, tánh biết Niệm danh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là “ trở về với tánh giác vô lượng của bản thân mình, đó là A Di Đà tánh, là ông Phật của chính mình” Cứu cánh của Pháp môn Tịnh Độ là đạt tới điểm chung của Thiền cũng là khám phá ra ông chủ của mình . Tịnh Độ là ông Phật của chính mình chứ không phải ở ông Phật Tây Phương Cực Lạc. 🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
20/01/2024(Xem: 1347)
Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản Tịnh Độ Thánh Hiền Lục của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang, Thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com