Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Luận Sử Tông Tịnh Độ

22/04/201311:32(Xem: 7573)
Luận Sử Tông Tịnh Độ

Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam
Tập
85

Luận sử tông Tịnh độ

Việt dịch:Quảng Tấn - Quảng Ân - Quảng Bình

Quảng Hiếu - Huệ Hải - Quảng Xả

Quảng Mẫn - Tâm Đức - Huệ Chí - Tâm Đại

Hạnh Minh - Nhuận Độ - Nguyên Thành

Tâm Hiếu - Như Giáo - Nguyên An

Chứng Nghĩa:Thích Đổng Minh
Phụ chú:Thích Tâm Nhãn

Chùa Long Sơn, Nha Trang
Phật Lịch: 2548 - 2004

--- o0o ---

LỜI GIỚI THIỆU

Bất luận kẻ Tăng người tục nào, sau khi đến với Phật giáo, thời gian đầu hầu hết đều thuộc câu: “Nhất cú Di-đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo Tây phương”, nghĩa là Di-đà sáu chữ niệm luôn, Tây phương thẳng đến nhọc nhằn chi đâu.

Tổ tổ tương truyền: Trong tám vạn bốn ngàn pháp môn đối với đời mạt pháp, chỉ có pháp môn niệm Phật cầu sanh Tịnh độ là dễ tu nhất, căn cơ nào tu cũng được. Cho nên pháp môn niệm Phật được mệnh danh “Thần dược”. Vì “Thuốc không ở chỗ quý hay tiện, trị bệnh bớt là tốt. Pháp không có cao có thấp, khế hợp căn cơ gọi là diệu”. Như trăm sông đều chảy về biển cả. Biển đây là biển giải thoát. Tám vạn bốn ngàn pháp môn chung qui cũng là “Chỉ tâm nhất xứ” (chấm dứt vọng niệm).

Dịch phẩm “Luận sử tông Tịnh độ” này, là chuyên đề luận về sự diễn tiến lịch sử pháp môn niệm Phật của các vị Thiền sư, Tông sư Trung Quốc; tương đối bàn về pháp môn Tịnh độ một cách cụ thể, dễ lãnh hội.

Trong khi chuẩn bị ấn hành tập Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam số 85 (Luận sử tông Tịnh độ) thì cư sĩ Võ Như Bửu, trưởng Ban bảo trợ của Ban phiên dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tạ thế. Chúng tôi xin trân trọng hồi hướng phước báo dịch phẩm “Luận sử tông Tịnh độ” đến hương linh cư sĩ Võ Như Bửu được vãng sanh Tịnh độ, để rồi vị “cư sĩ thăng hoa” này tiếp tục phò hộ chúng tôi hoàn thành Phật sự phiên dịch Pháp Tạng.

Chúng tôi nhất tâm giới thiệu tập Pháp Tạng “Luận sử tông Tịnh độ” với lời đề nghị: Chúng ta tập thế nào cứ mỗi hơi thở vô đều thầm niệm hai chữ “Nam Mô” và mỗi hơi thở ra với bốn chữ “A-di-đà Phật”. Vậy ngày nào chúng ta còn có hít vô thở ra là ngày ấy tâm niệm gắn liền Hồng danh Phật, và đời sống của chúng ta luôn thấy đức Phật A-di-đà hiện hữu. Như thế nghĩa là “Di-đà sáu chữ niệm luôn, Tây phương thẳng đến nhọc nhằn chi đâu”.

Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh

kính bạch

LỜI NÓI ĐẦU

Sự manh nha tư tưởng Tịnh độ phát nguyên từ tinh thần căn bản Phật giáo Ấn Độ; tư tưởng ấy không những siêu thoát ra ngoài cõi đời ngũ trược ô nhiễm mà còn bỏ lại sau lưng thế giới đang cháy rực bởi ngọn lửa phiền não thiêu đốt. Và đặc biệt tư tưởng Tịnh độ cũng thẩm thấu được toàn thể “Bản nguyện” mà đức Thích Ca Mâu Ni đã hoài bão. Nhưng theo những học giả cận đại khảo chứng về lịch sử bối cảnh xã hội, họ nhận thức rằng giáo thuyết này không phải bắt nguồn từ Ấn Độ mà có thể truyền nhập từ Ba Tư, vì tính cách quan niệm của họ liên tưởng giáo phái tôn thờ sùng bái lửa “Zoroastrianism”, hợp với nghĩa “Vô lượng quang” của đức Phật A-di-đà (Đức Phật có ánh sáng vô tận). Nhưng quan niệm ánh quang minh của giáo phái thờ lửa không nhất thiết liên hệ với nghĩa “Vô lượng quang”, theo truyền thống Bà-la-môn giáo đa phần cũng có quan niệm này.

Cuộc sống nhân loại từng trải qua thời kỳ bóng đêm ngự trị thì ai mà không mong cầu, khát ngưỡng đến “ánh sáng”, cho nên ánh sáng ấy là biểu tượng truy cầu của nhân loại. Hàm nghĩa A-di-đà Phật cũng chỉ là như vậy, nhưng trên tinh thần cụ thể lại là hiện thân của đức Thích Ca Mâu Ni. Tinh thần ấy do Phật giáo Đại thừa phát triển theo mỗi lời thệ nguyện của Phật A-di-đà – mười phương chư Phật đều có thể thành tựu. Hiện nay, tất cả chúng ta đều nguyện cầu sanh về thế giới của Đại nguyện chủ A-di-đà cách mười vạn ức cõi Phật. Ý nghĩa tín ngưỡng này rất thâm thúy, nó ảnh hưởng thiết thực đến đời sống thường nhật và đến thực thể sinh mạng của mỗi con người. Do Ấn Độ truyền giáo thuyết này vào Trung Quốc đầu tiên nên nó trở thành sự thực, trở thành chơn chánh. Tịnh độ tông bắt đầu xuất hiện từ thời Đông Tấn; đó cũng là điểm mốc thời gian lịch sử Tịnh độ tông khởi nguyên. Sự hoằng dương kinh qua hơn một ngàn năm trăm năm, đã trở thành tông phái Phật giáo quan trọng nhất tại Trung Quốc, đồng thời cũng làm nền tảng tinh thần cho người Trung Quốc, “người người kính Quan Âm, nhà nhà thờ Di-đà”. Chúng tôi gọi là sử Tịnh độ tông, vì từ khi Tịnh độ tông phát nguyên cho đến Tịnh độ tông phát triển trên hai ngàn năm đều có một dàn ý (tiểu sử) rõ ràng trong mỗi bài, hiển hiện trước mắt độc giả.

Tập sách này gồm 19 bài, chín bài đầu mang tính chất thông sử luận về Tịnh độ, mười bài sau chủ yếu nêu lên những nhân vật tông Tịnh độ và mỗi nhân vật đại biểu như bậc “Long tượng” cho Tông môn trong một thời đại. “Ngọn đuốc” tinh thần Tịnh độ tông được thắp sáng miên viễn là nhờ các ngài đã một đời tận tụy tuyên dương và khai triển.

Trong bổn Tịnh độ này bao quát cả quan niệm về Tịnh độ Đâu-suất, Tịnh độ Lưu Ly v.v… nhưng tại Trung Quốc trên danh nghĩa lập tông Tịnh độ chỉ thuần tuý tôn kính Di-đà làm đối tượng tín ngưỡng. Trong bộ “Phật giáo học thuật tùng san”1 có những tập “Tịnh độ luận”, hoặc “Tịnh độ tư tưởng luận” cũng hoàn toàn hướng đến tín ngưỡng Di-đà làm chuẩn mực cho Tịnh độ tông. Phần tín ngưỡng Tịnh độ Đâu-suất Di-lặc chỉ dành riêng trong quyển 692, tựa “Nghiên cứu Bồ-tát hạnh và Tịnh độ Di-lặc”.

Chúng tôi hy vọng các Thức giả, Thiện hữu sùng kính, qui ngưỡng Tịnh độ tông có thể xem trọn tập và tuỳ duyên tu học hành trì.

Ban biên tập

“Phật giáo học thuật tùng san”

Tâm Nhãn dịch

THƯ MỤC THAM KHẢO PHỤ CHÚ

1.Đại Chánh tân tu đại tạng kinh

2.Phật quang đại từ điển - Phật quang xuất bản xã ấn hành

3.Trung Quốc Phật giáo nhân danh đại từ điển - Thượng Hải từ thư xuất bản xã ấn hành

4.Phật giáo tiểu từ điển - Thượng Hải từ thư xuất bản xã ấn hành

5.Thực dụng Phật học từ điển - Phật đà giáo dục cơ kim hội

6.Từ điển Thiền học Hán Việt - Nhà xuất Tp. HCM

7.Từ điển Phật học Hán Việt - Nhà xuất bản Khoa học xã hội

8.Trung văn đại từ điển - Trung Quốc văn hoá nghiên cứu sở ấn hành

9.Đại từ điển - Tam dân thư cục ấn hành

10. Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc - Nguyễn Tôn Nhan biên dịch

11. Liên tông thập tam tổ - Hòa thượng Thích Thiền Tâm soạn dịch

12. Các tông phái của Phật giáo - Tuệ sỹ dịch

13. Đại cương văn học sử Trung Quốc - Nguyễn Hiến Lê soạn dịch



BAN ĐIỀU HÀNH PHIÊN DỊCH

PHÁP TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

-Trưởng ban điều hành:

Thích Đỗng Minh

-Phó ban kiêm hiệu đính:

Thích Đỗng Tuyên

-Phó ban kiêm tài chính:

Thích Minh Thông

-Phó ban kiêm điều hành, chứng nghĩa:

Thích Tâm Hạnh

-Phụ tá Trưởng ban:

Thích Huệ Đắc

Thích Nguyên Xuân

Thích Nguyên An

Thích Tâm Pháp

Thích Tâm Nhãn

- Thư ký: Cư sĩ Giác Tuệ

Thành Viên Ban Phiên dịch:

1.Thích Đỗng Minh

2.Thích Tịnh Diệu

3.Thích Đỗng Tuyên

4.Thích Minh Thông

5.Thích Tâm Hạnh

6.Thích Minh Thành

7.Thích Nhật Từ

8.Huệ Đắc

9.Quảng Hạnh

10.Nhật Hiếu

11.Nguyên Xuân

12.Tâm Pháp

13.Tâm Nhãn

14.Nguyên Đăng

15.Nguyên An

16.Quảng Niệm

17.Vạn Hành

18.Nguyên Thành

19.Nguyên Chơn

20.Đạo Luận

21.Nguyên Tâm

22.Huệ Hải

23.Đạo Tri

24.Quảng Mẫn

25. Tâm Đại

26. Đạo Biện

27. Hạnh Minh

28. Đạo Trí

29. Quảng Thông

30. Minh Chánh

31. Hoằng Trí

32. Tâm Tôn

33. Quảng Sanh

34. Tịnh Nhơn

35. Đạo Không

36. Diệu Nghiêm

37. Hành Giải

38. Hạnh Thiện

39. Tịnh Nguyên

40. Nguyên Nhuận

41. Cư sĩ Thiện Đức

42. Cư sĩ Tuệ Khai

43. Cư sĩ Giác Tuệ

44. Cư sĩ Hạnh Cơ

45. Cư sĩ Phước Thắng

46. Cư sĩ Pháp Hiền

47. Cư sĩ Tịnh Minh

Phương danh Ban bảo trợ tại Hoa Kỳ
về Phật sự phiên dịch

“Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam”

Trưởng ban:Cư sĩ Như Bửu

Thư ký: Cư sĩ Quảng Thành

Phó thư ký:Cư sĩ Đức Hạnh

Thủ quỹ:Cư sĩ Nguyên Phương

Thành viên Ban bảo trợ:

Cư sĩ Thiện Thông

Cư sĩ Nguyên Lượng

Cư sĩ Từ Mẫn

Cư sĩ Chơn Quang

Và cựu Học Tăng Phật Viện Việt Nam cùng chí hướng, hiện cư trú tại Hải ngoại.

--- o0o ---


Chân thành cảm ơn HT Thích Đổng Minh đã gởi tặng bản điện tử tập sách này.

TK Thích Nguyên Tạng. 01-04-2004

--- o0o ---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com