Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển Tập Nhạc Phật Giáo của Huynh Trưởng Thị Thiện Phạm Công Hoàng

22/06/202318:21(Xem: 5526)
Tuyển Tập Nhạc Phật Giáo của Huynh Trưởng Thị Thiện Phạm Công Hoàng


nhac-thi thien pham cong hoang

Lời mở đầu

 

Văn nghệ trong GĐPT là một bộ môn không thể thiếu, có tác động vô cùng lớn trong sinh họat và là một phương tiện truyền đạt giáo lý, giáo dục rất hữu hiệu. Người huynh trưởng GĐPT do đó ngoài vai trò giáo dục thường là những người nghệ sĩ có trái tim rung động, có trí óc sáng tạo và hiểu rõ những tác dụng của ngôn ngữ, âm thanh.

Tôi được biết đến anh Thị Thiện – Phạm Công Hoàng từ lúc anh chưa là đoàn viên GĐPT qua chiếc đàn Mandolin, một cây đàn song hành cùng âm nhạc Châu Âu thời Phục Hưng. Người nghệ sĩ đó nay là một huynh trưởng mang trách nhiệm Ủy Viên Văn Nghệ tại Âu Châu. Anh vẫn với chiếc đàn Mandolin nho nhỏ ngày xưa, cùng với đàn Guitar đem lại nhiều Ca Khúc đóng góp trong làng nhạc GĐPT.

Những bài nhạc của anh không phải là những bản nhạc ngắn trong vòng tròn sinh hoạt. Nhạc của anh thường gắn liền với các sự kiện trong GĐPT hoặc Giáo Hội. Hát nhạc của anh không những chúng ta như trở lại với những thời gian đó, mà còn cảm nhận thật sâu xa lòng biết ơn của người Phật Tử.

-       Tri ân trại huấn luyện như bài “Đất, Nước, Gió, Lửa” cho trại Huyền Trang I Âu Châu.

-       Tri ân sự xây dựng và giữ vững của một Ban Hướng Dẫn như “ 30 năm GĐPT Đức Quốc” và “ Khóa Phật Pháp thường niên GĐPT Đức Quốc „

-       Tri ân quý thầy và giáo hội như bài “ Bổn Sư” và “ Phật Pháp trời Âu”

-       Tri ân thầy tổ, tiền nhân  “ Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”

-       ...

Anh không phải là nghệ sĩ phổ nhạc mà lời và nhạc đều do anh sáng tác. Lời nhạc của anh đã chuyển tải niềm tin vững chải cho nhau.

-       Hiểu vô thường để không bám víu như bài “Cõi Ta Bà”

-       Thắp sáng hạnh lành như bài “ Ươm mầm Từ Bi” và “Mẹ Hiền Quán Thế Âm”

-       Luôn ghi nhớ nơi mình trở về “Nương tựa Phật Pháp Tăng”

Thi Thien Pham Cong Hoang
Huynh Trưởng Thị Thiện

Đọc lời và hát những bài của anh chúng ta nhận thấy hình ảnh một người nghệ sĩ huynh trưởng GĐPT. Có lẽ người nghệ sĩ GĐPT thường đi từ cái TÂM đến cái TÀI. Làm một bản nhạc anh thường lấy cảm hứng từ sự kiện, viết lời và hát nghêu ngao. Anh chưa hề qua một trường lớp về nhạc lý nên sau đó mới tìm cách viết nốt nhạc cũng như trường canh. Chính vì lẽ đó nhạc của anh thật gần gủi như lời nói, lời ru rất dễ đi vào lòng người.

Rất mong anh có thêm nhiều bài hát để đóng góp cho kho tàng nghệ thuật GĐPT Âu Châu


Berlin, mùa xuân năm 2023
Tâm Bạch, Trần Huyền Đan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 8204)
Kính lạy đấng Thế Tôn bậc thầy của nhân thiên, bậc siêu việt trên mọi siêu việt, bậc không thể nghĩ bàn, không thể tán thán, không thể ca tụng, xưng dương hết ý được, do vì những lời lẽ ngôn từ tán thán chỉ là ý thức vọng động phân biệt kẹt chấp phạm trù ngôn ngữ thế gian; hay có thể nói bao giờ phàm phu chúng ta có thể hành động, có thể đi vào an định trong giáo pháp của Ngài.
05/04/2013(Xem: 3358)
Hôm nay chúng ta làm lễ Phật đản 2.517. Hơn 2.500 đã trôi qua, từ khi bức thông điệp của Đức Phật được nói lên tại vườn Lộc Uyển, bức thông điệp vì con người và cho con người, "vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người".
24/03/2013(Xem: 17366)
Album nhạc: Trăng Tròn Nghìn Năm của Ni Sư Thích Giới Hương
18/03/2013(Xem: 6441)
Mỗi năm hoa Vô Ưu lại nở một lần, những người con Phật sống dưới bất cứ phương trời nào, dù ngôn ngữ bất đồng, nhưng muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày Đản sinh của đức Từ Phụ. Hình ảnh của đức Thế Tôn là một bài ca bất tuyệt, giáo pháp của Ngài là ánh hải đăng chiếu sáng nghìn thu. Những pháp âm tại vườn Lộc Uyển, núi Linh Thứu thuở nào dường như còn vang vọng đâu đây. Pháp âm ấy tỏa khắp muôn phương, thấm sâu vào tâm hồn của những chúng sinh đang khát khao hạnh phúc và chân lý.
01/01/2013(Xem: 7753)
Đã là người không ai không băn khoăn tự hỏi mình do đâu mà có? Sự hiện diện của mình trên cõi đời này như thế nào? Hoàn cảnh của mình sống như thế nào? v.v...Thật là bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu câu hỏi làm người ta băn khoăn, thắc mắc, ăn không yên, ngũ không yên. Để giải quyết các vấn đề trên, các triết học và tôn giáo đều có đưa ra những lời giải đáp hay biện minh về "vấn đề sống" ấy, gọi là nhân sinh quan. Là một tôn giáo, có một triết học rất cao, đạo Phật tất nhiên cũng có dành một phần lớn để nói về nhân sinh quan.
04/05/2012(Xem: 3963)
Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất...
04/05/2012(Xem: 8085)
Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thương và trí tuệ soi sáng nhân gian...
04/05/2012(Xem: 4701)
Phật dạy bỏ gánh nặng thì qua được đường hiểm ba cõi, diệt vô minh thì được chân minh, nhổ mũi tên tà, đoạn dứt khát ái...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]