Nam Mô A Di Đà Phật
Kính bạch Sư Phụ
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211).
Ngài thuộc đời thứ 19 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 15 của Thiền phái Lâm Tế.
Ngài ra đời tại Quảng An tỉnh Tứ Xuyên, Trung Hoa, là một trong hai vị đệ tử xuất sắc của thiền sư Mật Am Hàm Kiệt, và kế thừa Tổ thứ 15 của tông Lâm Tế thuộc phái Dương Kỳ.
Ngài đi tham học khắp nơi. Ngài đến tham vấn thiền sư Chiêu Giác và thọ cụ túc giới với ngài Đức Sơn, sau đó ngài du phương đến chùa Vạn Thọ ở Tô Châu.
Ngài đến cầu pháp với thiền sư Mật Am Hàm Kiệt tại Linh Ẩn thiền tự ở Hàn Châu.
Một đêm khuya, Ngài ngồi một mình ngoài sương tuyết nghe tiếng chuông, ngài ngẩn đầu lên nhìn thấy hai chữ “Chiêu Đường”, nghi tình vụt tan biến. Ngài ngộ đạo rất là vi diệu, thiêng liêng, tự chứng tự biết.
Sư Phụ giải thích, ai có duyên thỉnh chuông, đó là đại phước trong đời của mình, phải gởi tất cả tâm thành của mình trong tiếng chuông, giúp cho người nghe tiếng chuông tỉnh thức trở về với cõi tâm của họ, thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.
Ba nghiệp lắng thanh tịnh
Gởi lòng theo tiếng chuông
Nguyện người nghe tỉnh thức
Tan hết nẻo đau buồn
Sư Phụ đưa vào nghi thỉnh chuông ở tu viện Quảng Đức gồm các bài kệ nổi tiếng của những vị thiền sư Việt Nam để tưởng niệm công đức của quý Ngài.
Bài kệ của Thiền Sư Mãn Giác, bút hiệu Huyền Không, ở Los Angeles Mỹ:
Nguyện tiếng chuông này vang khắp cõi
Thiết vi ngục tối thảy đều nghe
Cõi trần trong sạch đều thông suốt
Giác ngộ sanh linh cả mọi loài
Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông
Sư Phụ giải thích về mái chùa chung, về sự là ngôi chùa ở quê hương, chùa Linh Mụ, chùa Báo Quốc, chùa Từ Đàm, chùa Vĩnh Nghiêm....
Về lý, mái chùa chung là chỉ cho Chơn như, Phật tánh ở trong bản tâm của vạn loài chúng sanh.
Ngài Phá Am Tổ Tiên đêm khuya nghe tiếng chuông, Ngài chợt nhận ra bản tâm chơn như hiển hiện, chiếu sáng, tất cả nghi tình tan biến, bến bờ giác ngộ bây giờ và tại đây.
Sư thượng đường thuyết pháp, có một vị hỏi: “tâm viên ý mã không thể nắm bắt, xin Hoà Thượng khai thị”.
Sư nói: “nắm bắt làm gì, hãy xem như gió thổi”.
Sư Phụ giải thích, tâm như con khỉ, ý như con ngựa, thay đổi luôn không ngừng nghỉ. Người sơ cơ thì phải đào luyện tâm cho thuần thục:
- theo 11 Tâm sở thiện: tín, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, không phóng dật, hành xã, bất hại.
- theo tổ sư thiền của Ngài Bồ Đề Đạt Ma, chỉ dùng một môn thuốc trị liệu là phản quang tự kỷ, quay lại bản tâm của mình ngay giờ phút hiện tại bây giờ và tại đây. Tất cả phiền não đều sanh ra từ niệm khởi, phải thấy ngay cái niệm khởi, dùng tia sáng Chánh niệm soi chiếu tiêu diệt ngay niệm khởi, không sợ niệm khởi, chỉ sợ không thấy niệm khởi.
Chư tổ lập ra pháp môn niệm Phật để ngăn chặn niệm khởi, an trú trong rỗng lặng, đạt vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Ngày 29-6-1211, Ngài an nhiên thị tịch, thọ thế 76 tuổi, 49 hạ lạp. Ngài để lại tác phẩm Phá Am ngữ lục.
Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) của Thiển Sư Hư Vân, do Hoà Thượng Minh Cảnh dịch Việt như sau:
Phá Am tổ đức cháu con đông
Tây Thục, Đông Ngô giảng pháp Không
Hàm Công phân chú khuyên cố gắng
Tâm vươn khó đừng nhắc kẻ ngông
Vốn không một vật, gìn chỉ mệt.
Nào phải vạn duyên nước giửa dòng
Rong ruổi tìm cầu ngày tháng chết
Cao xa mơ mộng kiếp tang bồng.
Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban cho bài pháp về thiền sư Phá Am Tổ Tiên rất vi diệu, Ngài đạt ngộ vào một đêm khuya thanh vắng, ân hưởng tiếng chuông chùa vang lên trong hư không khơi dậy tâm như nhiên bừng sáng, ánh đạo bờ giác hiện tiền chiếu diệu hoà vào cõi tịnh trùm khắp.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).
Tiếng chuông chùa thức tỉnh mọi nghi tình,
Tổ thứ mười lăm thiền phái Lâm Tế !
Tây Thục, Đông Ngô giảng pháp Không
Hàm Công phân chủ khuyên cố gắng
Tâm vượn khó đừng nhắc kẻ ngông
Vốn không một vật, gìn chi mệt
Nào phải vạn duyên nước giữa dòng
Rong ruổi tìm cầu ngày tháng chết
Cao xa mơ mộng kiếp tang bồng"
**
...
Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông
HT Thích Mãn Giác ( Huyền Không)
*** lời thơ HT Thích Nhất Hạnh
****
Một hôm, Ngài đang thuyết pháp, có người hỏi:
"Tâm viên ý mã không thể nắm bắt, " xin Hòa Thượng từ bi khai thị.
Ngài đáp: Nắm bắt nó làm gì?
Hãy như gió thổi, nước tự nhiên thành gợn sóng lăn tăn.
Vài tư liệu về ngôi chùa Hàn Sơn và Linh Ẩn
1- Chùa Hàn Sơn đã đi vào lịch sử văn hoá Trung Quốc với giai thoại đẹp về tình bạn giữa Hàn Sơn và Thập Đắc. Không những thế, ngôi cổ tự này còn là nguồn cảm hứng vô tận của bao lớp thi nhân và nổi bật là thi nhân Trương Kế với những vần thơ Đường bất hủ trong bài "Phong Kiều Dạ Bạc".
“Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”.
Bản dịch của thi sĩ Tản Đà:
“Trăng tà tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San”.
Tiếng chuông chùa Hàn Sơn là một di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Tô Châu. Tiếng chuông ngân lên vang vọng, thanh thoát xóa tan những ưu tư phiền muộn. Chuông được đúc theo bí quyết 6 phần đồng, 1 phần thiếc nên tiếng có thể vang rất xa và để lại những dư âm khó quên.
Có truyền thuyết kể rằng - Hàn Sơn là một bần sĩ sống trang hang núi đá Thiên Thai, chỗ ở của Tế Điên Hòa Thượng ở. Trên núi có chùa Quốc Thanh nổi tiếng, bấy giờ do thiền sư Phong Can trụ trì. Hàn Sơn hay lui tới ngôi chùa này, giao du với Thập Đắc. Thập Đắc cũng không khá gi hơn – là một đứa trẻ bị bỏ rơi, được Ngài Phong Can lươm đem về chùa mà nuôi nấng. Thập Đắc quý Hàn Sơn, hay gom góp thức ăn, đựng trong một ống tre, cho Hàn Sơn mang đi.
Và một vài truyền thuyết khác nhưng tựu trung Hàn Sơn được xem là Bồ tát Văn Thù và Ngài Thập Đắc chính là Bồ Tát Phổ Hiền
Ngày nay, khi đến viếng Hàn Sơn tự du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng bức bích họa nổi tiếng mang tên "Hàn Sơn - Thập Đắc" được khắc trên đá của danh họa đời Thanh – La Sính Sở, thủ bút của thư pháp gia nổi danh Trương Xư Liêu - đời Tống qua bộ kinh Kim Cương hay khám phá Tàng Kinh các - nơi lưu trữ kinh thư nhà Phật.
Ngoài ra, Hàn Sơn còn có hệ thống tượng Phật, Tôn hành giả, Thập bát La Hán, những bia đá ghi lại những vần thơ tuyệt tác của các thi nhân ở Trường lang và cũng không quên nhắc đến những chiếc chuông đã làm nên cái hồn cho Hàn Sơn tự, nhất là vào những đêm trừ tịch - khi 108 tiếng chuông ngân vang lên giữa đêm (cầu Phật Tổ ban phúc lành cho bá tánh), người ta mới cảm hết được cái thần và hồn của Phong Kiều Dạ bạc trên bến nước Cô Tô.
2- Chùa Linh Ẩn - ngôi chùa Cổ nhất thế giới
Bạn muốn tìm hiểu về Phật pháp, hay chỉ đơn giản là tìm đến một chốn bình yên thanh tịnh giữa cuộc sống bộn bề, hãy về Hàng Châu, đến với chùa Linh Ẩn - một ngôi chùa cổ - một trong những ngôi chùa lớn nhất, mang phong cách kiến trúc hoành tráng nhất tại Trung Quốc.
Sơ lược về ngôi chùa cổ Linh Ẩn
Chùa năm tại chân núi Linh Ẩn với rừng cây thơ mộng bao quanh. Theo lịch sử Trung Quốc, chùa Linh Ẩn còn có tên gọi chùa Vân Lâm, do một vị cao tăng từ Ấn Độ xây dựng vào khoảng năm 326 tại Hàng Châu, nằm giữa hai ngọn núi Phi Lai và Bắc Cao. Tính đến nay, ngôi chùa đã gần 1700 năm tuổi.
Tương truyền, cảnh vật thần tiên của vùng đất này đã tạo nên cảm hứng để thiền sư xây dựng ngôi chùa. Linh Ẩn trong tên chùa có nghĩa là “Nơi ẩn cư của các vị tiên linh”.
Kiến trúc chùa Linh Ẩn
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, xây dựng, bị tàn phá và lại tiếp tục được trùng tu, vào đời Ngũ Đại Ngô Việt Vương, chùa được mang tên mới là Linh Ẩn Tân Tự. Với kiến trúc khá đồ sộ, Linh Ẩn Tân Tự có 9 tòa nhà, 18 gian phòng và 72 ngôi điện thờ. Ngoài ra chùa còn có gần 1300 tăng phòng với số lượng tăng sĩ tu học tại chùa lên gần 3000 vị.
Đến thời các vị vua Cao Tông và Hiếu Tông của Trung Quốc, ngôi chùa sung túc hơn bởi sự chăm lo, phúng viếng của các bậc thiên tử. Cũng từ đó, ngôi chùa chiếm vị thế quan trọng trong các triều đại Nam Tống , triều đại nhà Thanh.
Trong thời đại mới của Trung Hoa Dân Quốc, chùa Linh Ẩn đã trải qua nhiều lần trùng tu với quy mô ngày càng mở rộng. với diện tích gần 130 mẫu, là hiện thân của một chuỗi kiến trúc vĩ đại.
Phi Lai Phong - hay Thiên Tử Sơn
Bước chân vào chùa bạn sẽ được chiêm ngưỡng Phi Lai Phong ngắm hàng trăm pho tượng Phật tạc thẳng vào vách núi đá vôi. Tên gọi của ngọn núi tương truyền theo sự tích núi Thiên Tử Sơn bay tới Hàng Châu từ Ấn Độ chỉ trong một đêm.
Điện Thiên Vương
Là nơi bạn sẽ được chiêm ngưỡng pho tượng 4 vị Thiên Vương uy nghi, sặc sỡ. Cùng đứng cạnh 4 pho tượng này là tượng Phật Di Lặc với nụ cười hiền hòa, trần điện trang trí rồng phượng đủ màu cầu kỳ.
Đại Hùng Bảo Điện
Trần điện cao gần 34m, giữa chánh điện là tượng thờ Đức Phật Thích Ca được tạc từ gỗ cây long não vào năm 1953. Đây được xem là pho tượng Phật bằng gỗ lớn nhất Trung Quốc
Điện thờ 500 vị La Hán
Đây là điện thờ với kiến trúc xây theo hình chữ Phạn. 500 pho tượng La Hán bằng đồng được đặt dọc theo những nét của chữ Phạn này, tạo thành một mê cung khổng lồ kỳ bí.
***
Trở về Mục Lục Bài giảng của TT Nguyên Tạng
về Chư Vị Thiền Sư Trung Hoa