Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Phật Đản 2508 - 1964 Luôn Sáng Rực Trong Trái Tim Người Con Phật Chúng Ta

14/05/201921:17(Xem: 3590)
Mùa Phật Đản 2508 - 1964 Luôn Sáng Rực Trong Trái Tim Người Con Phật Chúng Ta

    
MÙA PHẬT ĐẢN 2508 - 1964 LUÔN SÁNG RỰC TRONG TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT CHÚNG TA

 Phat Dan 1964

            
Mùa Phật Đản lần thứ 2643,Phật lịch 2563 (2019) lại về trên đất nước  yên bình của chúng ta. Đặc biệt năm nay Việt Nam lại được hân hạnh đăng cai đại lễ Vesak lần thứ 3 được tổ chức tại Chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam. Vốn không có điều kiện hay phước báu to lớn nào để được trực tiếp đến chung vui cùng mọi người. Đành dành mọi  lo toan cho hàng xóm, cho từng ngôi nhà thân hữu có một lá cờ  mừng Đức Phật đản sanh hằng năm. Và nhờ vậy, mỗi mùa Phật Đản trong tôi lại là một dịp sống dậy với một ký ức đẹp nhất của tuổi thơ. 

 

                     Với  tôi, hay bất cứ người Phật tử nào ở Sài gòn  nói riêng và cả nước nói chung,  lễ Phật Đản Phật lịch 2508 – 1964 sẽ luôn là một  dấu ấn lịch sử khó phai mờ trong tâm khảm. Một  đại lễ  bình thường như mọi năm được diễn ra trên đất nước có bề dày  hai ngàn năm  bánh xe pháp lăn đều  trong trong lịch sử chung của dân tộc, góp phần tạo nên dung mạo cuộc sống người dân Việt. Nhưng riêng  lễ Phật Đản  1964 mà chỉ mới một năm trước đo thôi, máu và nước mắt của tăng ni Phật tử đã phải đổ ra để  mong cầu  cho một  viễn cảnh “tôn giáo bình đẳng “, khi cờ  Phật giáo bị xéo dày dưới gót sắt bạo tàn, những người con Phật bị dập vùi dưới làn xích sắt xe tăng, bị bắt bớ, giam cầm và những ngọn lửa phải bùng lên để thiêu đốt bạo quyền.v…v… Một bức tranh ảm đạm đau buồn nhất  trong lịch sử tồn tại của mình ngay trên mảnh đất thân yêu này.

                         Với một chú bé mới 9, 10 tuổi đầu, mới vừa được khoát lên mình bộ áo Oanh Vũ tung tăng cùng chúng bạn; cũng đủ ghi khắc nét hốt hoàng của gia đình khi  vội vã đem bàn thờ Phật vào tận buồng ngủ để thờ và ba mẹ  dặn đi dặn lại rằng tạm thời ngừng đi chùa, ngừng đọc kinh ở nhà hằng đêm cùng với bà ngoại! Những đạo hữu thường khi đi chùa cùng bà mình cũng chẵng còn dám  liên lạc, thậm chí sang nhà thăm nhau hay chuyện vãn. Làng xóm khi nào yên bình và dung dị dễ  thương đến vậy nay như một  hoang cảnh đìu hiu lặng lẽ theo từng con nước lớn ròng của bờ sông trước ngõ. Hằng ngày bên này bờ sông, vẫn nghe rõ từng tiếng súng  chát chúa, những tiếng la hét thất thanh  và những cuộc ồn ào biểu tình vọng sang. Bà ôm tôi vào lòng nói “Đừng sợ nghe con, hãy tụng kinh thầm trong lòng và cầu nguyện ơn trên Tam Bảo gia hộ cho họ (Tức những Tăng Ni Phật tử và người dân đang biểu tình chống đối gia đình trị nhà Ngô bên kia sông)”. Tôi hỏi lại bà “Họ làm sao vậy bà, và tại sao  họ cấm mình đi chùa?” Bà nói “Bên đó máu người con Phật đã đổ rồi con ạ! “Rồi bà ghì chặt  thêm hai vai tôi vào lòng. Tôi nghe rất rõ tiếng niệm Phật của bà khi ấy đồng với nhịp đập con tim, trong  sự buồn đau cho đạo pháp và cho  mình!

                        Rồi thì chuyện gì cũng phải  trả về cho định luật nhân quả ngàn đời.  Cái ác, cái xấu không được tồn tại mãi trên nền tảng chân lý và lẽ công bằng xã hội. Bà và gia đình cũng thôi lo sợ, bàn thờ lại được trả về vị trí tôn xứng nhất trong nhà. Lũ trẻ chúng tôi không còn ráng thức mỗi đêm để nhìn lên bầu trời, tìm trong những đám mấy hình dáng Bồ tát Quan Âm xuất hiện! Và cùng mọi người nhìn mặt trời buổi xế chiều quay hoặc nô nức  sang đò, kéo nhau đến chùa Linh Sơn  xem… Phật khóc! Những việc làm mà sau này tìm hiểu mới biết đó là đòn tâm lý đánh vào  tâm trạng quần chúng đang uất hận chế độ Ngô Đình Diệm. Như vậy đủ thấy người dân ủng hộ Phật giáo và cuộc đấu tranh  với tinh thần Bi-Trí-Dũng của Phật giáo cao vợi như thế nào.

anh1_dkthanhanh3_dkthanh

                       Trong những tháng ngày chia sẻ niềm an vui chung ấy, mỗi buổi trưa nước lớn, được ba mẹ cho phép nhảy xuống sông tắm. Bạn bè chung quanh tung tăng nghịch nước, tôi thì chú ý  hướng tầm mắt về phía bên kia bờ sông  thầy một cột sắt ngày một cao thêm. Hỏi người lớn  họ cũng chưa biết đó là cái gì. Ba tôi nói để ngày mai đi làm về ghé ngang coi là cái gì rồi  sẽ báo lại cho cả nhà hay, dặn  dò anh em tôi không ai được tự ý  qua đó xem, lỡ có chuyện  gì…! Ba má tôi lo ngại như thế vì thời gian qua có nhiều biến động  dồn dập.  Và rồi  ngày hôm sau ba  tôi đã không thất hứa khi đi làm về báo lại, nhưng cũng chưa biết “người ta  làm cái gì". Không lâu sau đó, cận ngày mùng 8 âm lịch, khi những cánh sen phía trên cột sắt ấy  bắt đầu tỏa  ánh điện  sáng rực  giữa trời đêm và tượng Phật sơ sinh được cẩu  gắn lên thì  mọi người  đều reo hò “Phật Đản, Lễ Đài Phật Đản”. (Ảnh 1) Chiều mùng 7 âm lịch, dù trời mưa lất phất, ba má cho tiền người chị dẫn tôi qua đò Cây Bàng để xem tận nơi. Tất cà đều choáng ngợp với vè hoành tráng của lễ đài, và tôi nhìn mọi thứ phải ngước cổ lên mới thu hết tất cả vào tầm mắt, vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ. Từ đó hằng đêm, ra trước bờ sông nhà mình, nhìn sang lễ đài Phật Đản, ánh sáng  như cao vút giữa  trời đêm  hòa với tiếng nhạc Phật Đàn và tiếng tụng kinh luân phiên theo gió đưa vọng sang. Cũng mỗi đêm ấy, khi cùng bà đi chùa tụng kinh Khánh Đản về, ngang Cầu Ông Cậy (vị trí đường hầm Thủ Thiêm bây giờ), tôi luôn đòi bà vịn tay cho  lên lan can cầu nhìn sang lễ đài bên kia sông (vị trí từ Cây Bàng nhìn sang gần nhất) một chút rồi  về. (Ảnh 3).

anhphatdan1964

                     Tối 14 tháng tư âm lịch, cả một vùng sông nước Cây Bàng, Thủ Thiêm của tôi như ngày hội vì ai cũng cũng đổ ra bờ sông nhìn hàng nghìn ánh đèn hoa đăng được thà từ  nghi lê bên kia lễ đài, trôi ken đặt mặt sông nhấp nhô theo mặt  nước trôi. Một khúc sông Sài gòn  bình yên, không một gợn sóng nhỏ (vì các hoạt động trên sông của tàu bè lớn nhỏ được lệnh phải  ngưng từ 17 giờ chiều) như để nâng niu từng nguyện ước của con nhà Phật  qua rồi thời đau thương, được gởi gấm, thả theo từng  ánh đèn hoa đăng lung linh, sáng ngập cả mặt sông. Phía bờ sông  nhà tôi phía hướng đông, gió thường thổi qua đây, nên  sáng hôm sau những cánh sen bằng nhựa dùng để  gắn đèn hoa đăng tối qua, trôi tấp  dày đặc theo bờ  với  nhiều màu sắc  rộn vui. Nhà nào cũng vớt vài cái làm kỷ niệm. Khi buổi lễ bên kia lễ đài bắt đầu thì máy bay thả tờ rơi và đèn xếp bằng giấy với những lời chúc mừng Phật Đản cảm động. Và cũng  theo  gió tây, người dân Cây Bàng - Thủ Thiêm chúng tôi  lại được diễm phúc đón nhận nhiều nhất. Sau đó được  ba mẹ dẫn qua xem lễ đài và chứng kiến từng đoàn xe hoa phật Đàn  chạy khắp các ngả đường Sài gòn một  buổi sáng  của ngày Lễ Phật Đản rất đẹp trong tâm trí tuổi thơ của tôi.(Ảnh 4)

                             Mang theo những hình ảnh tuyệt đẹp ấy trên bước đường  trưởng thành  phụng sự  Đạo Pháp và Dân Tộc, từ đó đến nay chưa thấy lại lần thứ hai ngày lễ tôn vinh xứng đáng công ơn Đức Từ Phụ và Phật giáo Việt Nam như vậy. May mắn  cho bản thân  trước ngưỡng cửa  vào đời, tôi đã được tận hưởng  không khí hân hoan  ngày lễ Phật Đàn có một  không hai ngày ấy. Ngày lễ hân hoan, tươi vui mà trong Thông điệp Phật Đàn của đức Đệ Nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết ( 1891 – 1973 ) khi ấy cũng dành những câu tưởng niệm nghiêm trang: “ Tôi thành thật gợi lại hình ảnh hy sinh của các Phật tử và sự tự thiêu của liệt vị Tăng-ni, đặt cao ngôi vị Bồ Tát của các Ngài trong tâm khảm phật giáo đồ Việt Nam. Phật giáo đồ Việt nam đã hy sinh để bảo vệ chính pháp, để vận động tự do tín ngưỡng và tôn giáo bình đẳng. Tuy nhiên, những sự khó khăn trong nhiệm vụ bảo vệ chính pháp và xây dựng nền đạo giáo dân tộc, không phải là đã hết. Tôi kêu gọi toàn thể  Tăng đồ và tín đồ Việt nam, không kể Nam tông hay Bắc Tông, không kể trong hay ngoài tổ chức thống nhất hiện hữu, hãy đoàn kết hơn nữa, nghĩ đến nguy cơ của phật pháp và dân tộc mà thương nhau và nỗ lực…”(Trích Thông Điệp Phật Đản 2508- Tài liệu BTC lễ Phật Đản ấn hành. Nhà in Đông Nam Á ấn hành ngày 20.05.1064).

 

                             Như đã thưa, những hình ảnh  Lễ Phật Đàn 2508 – 1964 rất đẹp, diễn ra và in đậm trong tâm khàm tôi, sau này có cơ duyên tiếp cận với nguồn sử phong phú, mới biết tất cả đều diễn ra theo đúng chương trình vạch định của Ban Tổ Chức từ mùng 8 đến ngày rằm tháng tư âm lịch. Từ đó về sau chúng ta thường gọi “Tuần lễ Phật Đản” là vậy. Nhìn vào đó, người ta sẽ thấy các hoạt động của tuần lễ Phật Đản diễn ra không chỉ bó hẹp trong khuôn viên tự viện, chùa mà còn mở rộng ra các nơi để các tầng lớp quần chúng  đều có điều kiện tiếp cận với ngày vui đại lễ  và nhưng tinh hoa Phật đà phong phú.

                            Thí dụ ngày mùng 8 ở chùa thì khai kinh  còn ở Vườn Tao Đàn lúc 18 giờ khai mạc triển lãm và bế mạc 21 giờ ngày 15 tháng tư âm lịch. Ngày mùng 9, Gió sư Nguyễn Đăng Thục thuyết trình đề tài “ PG với tinh thần  văn nghệ VN và thế giới”  lúc 8 giờ tại rạp Thống Nhất (Xổ số kiến thiết ở đường Lê Duẫn hiện nay) 20 giờ thuyết tại chùa Ấn Quang, Văn nghệ Phật Đản cùng lúc tại số 14 đường Lê Văn Duyệt – trụ sở Tồng Liên Đoàn lao công VN (nay là  liên đòan lao động TP.HCM). Ngày ,mùng 10 tháng tư Dành riêng cho Tổng Vụ Thanh Niên với các hoạt động chào mừng Phật Đản, lửa trại, hoạt động xã hội.v…v.. tại Sân Vận Động Hoa Lư (nay ở số 2 đường Đinh Tiên Hoàng phường Đa Kao quận 1). Ngày 11 tháng tư âm lịch dành riêng cho các hoạt động của Ban Xã hội. Lúc 10 giờ thi sĩ Đông Hồ thuyết trình đề tài “Thiến vị - Đạo vị, Thi Vị trong văn chương V.N “ tại rạp Thống Nhất. Ngày 12 tháng tư âm lịch: Lễ cầu nguyện Quốc Thái Dân an, lúc 10 giờ lễ cầu siêu chư thánh tử đạo và chiến sĩ trận vong. 17 giờ thuyết pháp. Tất cả đều diễn ra tại chùa Ấn Quang. Ngày 13 tháng tư âm lịch dành riêng cho các đoàn thể. Lúc 8 giờ thuyết pháp tại chùa Ấn Quang. Lúc 10 giờ T.T Thích Minh Châu thuyết giàng đề tài “Giáo Dục Phật giáo" tại rạp Thống Nhất. 20 diễu hành xe hoa và lúc 20 giờ 30 thuyết pháp tại số 16 Trần Quốc Toản (- nơi sắp làm chùa chung của Giáo Hội (hiện là Việt Nam Quốc Tự đường 3 tháng 2 ). Và cuối cùng sáng ngày 15 tháng tư âm lịch   lễ chính thức được diễn ra tại đường Nguyễn Huệ, bến Bạch Đằng  Sài Gòn (Có chương trình riêng rất  phong phú)- ( Trích tập tài liệu “ Kỷ Niệm Phật Đản 2508” - Ban Tổ chức Lễ Phật Đản ấn hành).

                              Đã 54 năm trôi qua, thời gian của một chú bé  mới mười tuổi đầu  nay đã bước sang phía bên kia triền dốc cuộc đời với hơn nữa thế kỷ miệt mài vẫn hết lòng dành cho  lý tưởng Phật đà. Nhắc lại chuyện xưa  không phải để chỉ mong mỏi hay luyến tiếc với tâm thái hoài cổ đơn  điệu mà trên hết vẫn là một lời tri ân  trong sâu thẳm trái tim  mỗi người con Phật chân chính, như lời trích Thông Điệp của đức Đệ Nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết đã  dẫn trên, mà còn là hoài niệm về những điều mong mỏi chúng ta chưa hoặc không làm được cho ngày  lễ Phật Đản hàng năm; có thể do khách quan, chủ quan và cả sự lập công quá đáng trên  phương diện xã hội, góp phần làm cho ngày đại lễ quan trọng nhất  dần đi vào bốn vách tường rào của khuôn viên tự viện nhỏ hẹp. Ngày lễ Phật đản vì thế lại trở về với những tháng năm mà cái gọi là “ Đạo Dụ số 10” của  Ngô Đình Diệm thành công muốn biến Phật giáo trở thành một  tôn giáo nhỏ bé không có  tổ chức và không có  người  lãnh đạo, dễ bề bắt nạt.

                  Lịch sử thì vẫn huy hoàng , vẫn  miệt mài ghi khắc công ơn, công lao của các tiền nhân đi trước lẫn những  gì hiện chúng ta  đang  thực hiện  trong bối cảnh  một đất nước đã thống nhất, một Giáo Hội  hiện hành, nhận lãnh trách nhiệm viết tiếp lịch sử : Phật Giáo Việt Nam.

 

                                                                                                        Sài gòn mùa sen nở  2563- 2019

                                                                                                            Dương Kinh Thành

                                                                                                         (Trung Tâm Nghiên Cứu PGVN)

                                                      

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2013(Xem: 10791)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời Yêu thương xin nở nụ cười Vị tha là để lòng người thanh cao.
12/06/2013(Xem: 5775)
Mỗi mùa Phật Đản là dịp để chúng ta quán chiếu nhiều và sâu về sự ra đời của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Mỗi cử động của Ngài dù nhỏ nhiệm đến đâu cũng ẩn chứa những bài pháp mầu nhiệm. Năm nay chúng ta hãy quán chiếu những bài Pháp liên hệ đến sự ra đời của Đấng Thiên Nhơn Chi Đạo Sư
21/05/2013(Xem: 4666)
Mỗi năm gần đến ngày Phật đản, Phật tử chúng ta lại có dịp suy ngẫm về bối cảnh lịch sử - xã hội, trong đó Đức Phật thị hiện và đạo Phật ra đời...
21/05/2013(Xem: 5093)
Trong khuôn khổ “Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2557” và kỷ niệm 50 năm Pháp nạn (1963-2013) tối ngày mùng 10 tháng Tư Quý Tỵ (19-5-2013) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã diễn ra buổi thuyết trình với đề tài “Pháp nạn 1963: Tưởng niệm, bản chất văn hóa, tinh thần bất bạo động” do GS Cao Huy Thuần diễn thuyết. Chư tôn Hòa thượng Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế, chư tôn Hòa thượng Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, chư tôn đức Tăng, Ni các Tổ đình, Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, quý vị lãnh đạo chính quyền các cấp tỉnh, Thành phố Huế, các thân nhân chư anh linh Thánh Tử đạo và đông đảo các giới Phật tử đã đến dự. Buổi thuyết trình xúc động như một buổi tưởng niệm chư vị Thánh Tử Đạo. Bản tin Phật đản xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài thuyết trình đến với quý độc giả.
04/05/2013(Xem: 5081)
Vào năm 563 trước Tây lịch, một cậu bé được sanh ra trong một hoàng tộc tại miền Bắc Ấn Độ. Hoàng tử này trưởng thành trong giàu sang xa xỉ, nhưng sớm nhận ra tiện nghi vật chất và sự an toàn trên thế gian không đem lại hạnh phúc thật sự. Ngài động lòng trắc ẩn sâu xa trước hoàn cảnh khổ đau quanh Ngài, chính vì vậy mà Ngài nhất định tìm cho ra chìa khóa đưa đến hạnh phúc cho nhân loại. Vào năm 29 tuổi Ngài rời bỏ vợ đẹp con ngoan và cung vàng điện ngọc để cất bước lên đường học đạo với những bậc thầy nổi tiếng đương thời.
10/04/2013(Xem: 5444)
Ánh đạo vàng Nhạc và lời: Hằng Vang Trình bày: Ca sĩ Thùy Dương Nguồn: Nhạc sĩ Hằng Vang
10/04/2013(Xem: 4665)
Đức Phật Từ Bi Nhạc sĩ: Chúc Linh Ca Sĩ Y Phương Nguồn: www.quangduc.com
10/04/2013(Xem: 5339)
Hợp Xướng Phật Giáo Việt Nam Sáng tác: Lê Cao Phan Phát triển hợp xướng: Đặng Công Ninh Trình bày: Gia đình Phật tử Từ Tân & Liên chúng La hầu La Tổ đình Quan Thế Âm Lĩnh xướng: Ngọc Hiệp Nguồn: Nhạc sĩ Đặng Công Ninh
10/04/2013(Xem: 4031)
Ngày Đẹp Trần Gian Nhạc và lời: Hằng Vang Trình bày: Ca sĩ Bích Phượng Nguồn: Nhạc sĩ Hằng Vang
09/04/2013(Xem: 10810)
Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]