Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người nằm xuống, vẫn “thương bạn bè qua sông qua suối không có đò”

13/03/201807:37(Xem: 10964)
Người nằm xuống, vẫn “thương bạn bè qua sông qua suối không có đò”
nhạc sĩ Anh Việt Thu (1)

Người nằm xuống, vẫn  “thương bạn bè qua sông qua suối không có đò”
Nhân ngày giỗ lần thứ 43 của cố nhạc sĩ Anh Việt Thu
 

Mãi đến hôm nay, người viết mới có được những lời tưởng niệm  với  một nhạc sĩ tài hoa và cũng là người thầy  đầu tiên về lãnhvực âm nhạccủa mình.Nhạc sĩ Anh Việt Thu – Tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang – có người em tên Việt Thu, lấy nghệ danh  như vậy  ngụ ý người anh lo cho đứa em Việt Thu ( 1939 – 1975 )(ảnh 1).Sự chậm trễ này do điều kiện khách quan, đến khi có đủ cơ duyên mới tìm hiểu và thu góp được  nhiều sự kiện. Thời gian  làm học trò với nhạc sĩ  tuy chỉ có hai khóa học, 6 tháng nhưng có rất nhiều kỷ niệm và chuyển biến lớn trong hoạt động  văn nghệ của mình mãi đến sau này.Đặc biệt trong lãnh vực vằn hóa, văn nghệ Phật giáo. Những kiến thức đặc biệt đó  đã giúp  rất nhiều cái nhìn sâu sắc và tường tận các   vụ việc văn nghệ của mình. Hơn nữa ông bà ta từng nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, dù thời gian  cận  những ngày của năm 1975 và sau đó nữa  cuộc sống đã cuốn phăng mọi lo toan đến cách xa ngàn dặm.

                       Các khóa nhạc khi ấy cũng mang tên Phù Sa do chính nhạc sĩ đứng chịu trách nhiệm cùng các cộng sự  tài danh như nhạc sĩ Phạm Minh Cảnh  dạy về nhạc lý căn bản; nhạc sĩ Lan Phương dạy về phát âm và có cả các  tiết  do soạn giả Loan Thảo đứng lớp. Địa điểm  nằm trong Trung Tâm Nhân Xã của giáo sư Hoàng Xuân Việt , ở số 2 Nguyễn Văn Thinh, bây giờ là Mạc Thị Bưởi, quận 1 tp.HCM.

                      Nhạc của Anh Việt Thu có sức ảnh hưởng trong cuộc đời tôi rất lòn bởi vốn bản tính dễ cảm và thích văn thơ của mình; Khi chân ướt chân ráo gia nhập trước tiên  là GĐPT tôi đã được  mời lên hát trong nhiều buổi văn nghệ tại chùa mà bài hát đạo chưa thuộc bài nào nên cứ hát mãi ca khúc Đa Tạ, đến nỗi anh chị huynh trưởng đoàn sinh  GĐPT khi ấy gọi tôi với biệt danh là “Anh Đa Tạ “! Những nhạc sĩ và là những vị thầy khi ấy  không những dạy chúng tôi chuyên môn mà còn  nắn nót tinh thần nhân bản rất chuyên cần. Thí dụ nhạc sĩ Phạm Minh Cảnh khi kẻ dòng nhạc , nhạc sĩ không cho chúng tôi cầm thước kẻ mà phải dùng chính  bàn tay không của mình, vì theo  nhạc sĩ nói “ Để coi lòngdạ chúng ta có ngay thẳng hay không”.

                    Tôi tìm tìmđến học với nhạc sĩ Anh Việt Thu  trước hết vì  mến mộ sự tài hoa  của  nhạc sĩ khi viết những ca khúc êm ả, bình dị nhưng rất  thâm sâu, rất  giống bản tính đời thường của chính nhạc sĩ; kế nữa là hầu hết những sáng tác của nhạc sĩ đều nói về tình nghĩa anh em bạn bè thân thiết mà trong hoàn cảnh nào khi hát lên ai cũng có thể lấy đó làm nỗi niểm riêng cho chính mình.Và quan trọng hơn là chi tiết vào mùa xuân  năm  1965, nhạc sĩ Anh Việt Thu đã làm lễ cưới với  cô Nguyễn Nữ Hiệp- một hoa khôi trường Gia Long Sài gòn lúc đó tại một ngôi chùa lớn , nhìn qua ảnh vị  chủ trì buổi lễ rất giống  cố Hòa thượng Phó Tăng Thống Thích Thiện Hòa ( 1907 – 1978) mà bây giờ chúng ta có tên gọi là Lễ Hằng Thuận. Thật sự là một diễm phúc lớn.( ảnh 2 – 3)

nhạc sĩ Anh Việt Thu (1)nhạc sĩ Anh Việt Thu (2)nhạc sĩ Anh Việt Thu (3)nhạc sĩ Anh Việt Thu (4)nhạc sĩ Anh Việt Thu (5)

Trong số những sáng tác đuợc  cấp phép  biểu diễn hiện nay có thể kể đến Tám Điệp khúc, Đa Tạ, Gió Về Miền Xuôi, Mưa Cẩm Giang, Nhớ Nhau Hoài, Trong Cuộc Tình Sầu.Vang Bóng v…v…Cũng như các  nhạc sĩ khác  sống giữa lòng  Sài gòn trước  năm 75, để  sống được bằng tài năng , ca khúc của mình , ai cũng phải dè chừng, nếu không thỉ cũng chỉ là  viết lên những ẩn ý sâu xa. Đó là khi nghe Gió Về Miền Xuôiai cũng  cảm thương thân phận người vợ nhọc nhằn  trước nổi khổ của chiến tranh. “ Gió về miền xuôi / qua bốn vịnh năm doi, đò vẫn đưa đưa ngược xuôi/ Để em qua sông qua suối thăm chồng …”. Trong tình tự quê hương, khi nghe “Ở nơi đó, có còn không anh/ tháng giêng mưa bụi/ Tiếng trống chầu Hát Bội/ Lễ Kỳ yên…Tháng giêng mưa bụi/ Vẫn mưa cài/ Óng ả lụa Duy Xuyên…” (Vang Bóng).Bây giờ nghe lại bài “Lời Ru Tiếng Nhớ “ ngoài tự tình dân tộc đằm thắm có một chi tiết rất hay “ Cho tôi sống lại một ngày/ làm sao em đun gạo chín bằng rơm..” khi hầu như   bây giờ ít ai, đặc biệt các bạn nữ còn biết nhóm lửa, vo gạo nấu cơm bằng lò củi, và nếu có khét (khê) thì cũng la thứ “cơm cháy” có mùi thơm riêng biệt, đáng nhớ muôn đời. Trong tình bạn, nghe bài “Đi Về Phía Mặt Trời” luôn xót thương cho  bạn bè anh em “Nơi bạn bè/ rong chơi an nghỉ/ lần cuối cùng …Thương bạn bè, thương bạn qua sông qua suối/ không có đò…”Hay như “Mưa Cẩm Giang”, (một địa danh  ở huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh- nằm trên quốc lộ  22B ), với cơn mưa chiều bất chợt trong thơ của Trường Anh, nhạc sĩ Anh Việt Thu đã nắn nót  những câu văn hay nhưng khi nghe thì tê tái, chạnh lòng  “Thăm thẳm đường trường/ Tôi người cô độc/ Mòn gót giày cắm trọ quán đêm nay/ Mưa Cẩm Giang/ Như niềm đau ai khóc/ Đường sụt sùi qua mấy nẽo truông lầy…”. Ngày đó con đường này nắng thì gồ ghề, mưa  thì lầy lội, đêm xuống  buồn tê tái, cho nên khi  nghe những từ như đường sụt sùi, mấy nẻo truông lầy  hay như mòn gót giày người nghe dễ liên tưởng đến sự mỏi  gối cùng chân, mệt mỏi  với lộ trình thăm thẳm xa xôi.

                      Có thể mói, nhạc sĩ Anh Việt Thu rất có duyên  và thành công khi chọn phổ thơ thành những tác phẩm âm nhạc  hay, đuợc công chúng ái mộ nhanh chóng, có lẽ một phần do nhạc sĩ có diễm phúc được giao du và kết thân với  những nhà thơ, nhà văn hàng đầu thời bấy giờ, biết lắng nghe và biết chia sẻ.  Cho đến tận bây giờ, những thâm tình thân hữu ấy vẫn bền bĩ đến với nhạc sĩ, dù là bên mộ chí ở quê nhà  An Hữu (ảnh 4- nhà thơ Thiên Hà bên phần mộ nhạc sĩ Anh Việt Thu tại  An Hữu- Cái Bè- Tiền Giang). Điều này thật chí lý khi người viết nhớ  trong kinh Pháp Cú có câu “Nếu không gặp được bạn đồng hành, hiền lương, giàu trí lự, thì hãy như vua tránh nước loạn, như voi bõ về rừng “. Một bài thơ hay, một áng văn  đẹp khi phổ thành  nhạc  sẽ làm sáng thêm ý nghĩa cũng như tôn cao thêm giá trị  của cả tác phẩm thơ và nhạc. Chính vì  vậy mà trước đây, người viết đã không ngần ngại, từng  cho hai người em kết nghĩa  mượn bút danh (Dương Như Tâm) của mình để thử làm một cuộc phổ thơ từ  những nốt nhạc  đang còn học dỡ dang trong nhạc viện; và rất ngạc nhiên không hề  có một bài thơ nào đưa đến mà các em  ưng ý, nếu có cũng chỉ là miễn cưỡng, kết cuộc tất cả phải buông bả tất cả, đề  bây giờ  trở thành  những người điểu phối âm nhạc lớn cho các trung tâm nghệ thuật ở…nước ngoài  !

                    Nhá văn Du Tử Lê nhận định rất chính xác rằng “ Sự kiện này cho thấy, nhạc sĩ Anh Việt Thu không chỉ là một nhạc sĩ tào hoa; ông còn là một nhân cách đáng quý trọng trong đời thường nữa”.

                    Rất tiếc cơn bão bệnh đã  lấy đi sự sống  của nhạc sĩ Anh Việt Thu khi chỉ mới 36 tuổi đời tại bệnh viện ngày 15/03/1975 nhằm ngày mùng 3 tháng 2 năm Ất Mão. Xin được  thằp lên nén nhang lòng,  kính viếng hương linh cố nhạc sĩ Anh Việt Thu, người nhạc sĩ, người thầy tôi luôn  ngưỡng mộ. Và bài viết này  cũng  xin mến tặng hai người em từng  mang danh Dương Như Tâm của tôi, mong hai em vững tiến trên phím đàn, cho bạn bè, cho gia đình như chính cuộc đời của cố nhạc sĩ Anh Việt Thu.

 

Sài gòn  12/03/2018

Dương Kinh Thành

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2020(Xem: 5482)
Chúng ta đi giữa đất trời thiên niên thế kỷ thứ ba, nghe đâu đây suối nguồn róc rách chảy từ trái tim Phật với nụ cười vô biên không giới hạn thời gian và không gian. Từng tia nắng reo vui lấp lánh niềm tin MỘT THẾ GIỚI - MỘT HY VỌNG của nhân loại đang hướng tới để yêu thương tràn đầy bước lên thềm thế kỷ 21, thật ấm áp tình người trên trái đất nầy.
29/04/2020(Xem: 5315)
Vừa tròn bách nhật 100 ngày từ khi xuất hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Hàn Quốc, Ủy ban Phòng chống tai nạn và Quản lý an toàn Trung ương Hàn Quốc (중앙안전관리위원회) ngày 28/4 vừa qua nhận định kỳ nghỉ Quốc lễ Phật đản PL.2564 vào ngày mồng 8 tháng 4 năm Canh Tý (30/4/2020) và ngày Quốc tế Lao động (1/5) là bước đệm quan trọng cho quá trình chuyển đổi sang phòng dịch trong đời sống thường nhật, qua đó yêu cầu người dân tiếp tục nỗ lực phòng dịch.
10/04/2020(Xem: 6337)
Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka đã ban hành Quyết định dừng tổ chức Quốc lễ Vesak PL.2564 - DL. 2020, do tình hình nguy hiểm có khả năng lây nhiễm bởi đại dịch Covid-19.
05/03/2020(Xem: 2982)
Phật Giáo Ca: Vui Thay Phật Ra Đời Lời: Kinh Pháp Cú Nhạc sĩ: Ngộ Anh Kiệt
14/09/2019(Xem: 12420)
Nhạc phẩm DÂNG HOA - Tác giả: Vô Danh - Trúc Linh (trước 1975) Bài hát Dâng Hoa chung cho các Đạo Tràng - Hòa âm: Giác An - Ca sĩ: Hiếu Ngọc.
28/08/2019(Xem: 18667)
Bác Đào Văn Bình vừa gởi cho con một bài nhạc Phật mà bác đã sáng tác từ trong Trại Tù Hà Tây (Bắc Việt). Trước tấm chân tình đó, con viết lên bài thơ: Tịnh Độ Nằm Ở Trong Ta xin kính tặng bác và luôn xem bác như là một thiện tri thức trên con đường tu tập. Con: TT Tịnh Độ chẳng phải đâu xa Tâm ta thanh tịnh thấy ra rõ ràng Dù trong tù ngục bất an Vẫn không nhuốm bụi trần gian não phiền
16/05/2019(Xem: 3563)
Với dòng lịch sử hơn 2500 năm, nếu cứ lấy trung bình một thế hệ là 25 - 30 năm thì đạo Phật đã trải qua gần cả trăm thế hệ của nhân loại. Đạo Phật thường được ví von như giòng suối vàng giải khổ, an nhiên đem lại Niềm Vui và Nụ Cười. Thời đại, hoàn cảnh, văn hóa, xã hội của từng bộ tộc hay quốc gia tuy không giống nhau về nội dung, hình thái và cảm xúc; nhưng hiện tượng và bản chất của lòng vui và nụ cười thì vẫn không có gì khác biệt.
14/05/2019(Xem: 3575)
Mùa Phật Đản lần thứ 2643,Phật lịch 2563 (2019) lại về trên đất nước yên bình của chúng ta. Đặc biệt năm nay Việt Nam lại được hân hạnh đăng cai đại lễ Vesak lần thứ 3 được tổ chức tại Chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam. Vốn không có điều kiện hay phước báu to lớn nào để được trực tiếp đến chung vui cùng mọi người. Đành dành mọi lo toan cho hàng xóm, cho từng ngôi nhà thân hữu có một lá cờ mừng Đức Phật đản sanh hằng năm. Và nhờ vậy, mỗi mùa Phật Đản trong tôi lại là một dịp sống dậy với một ký ức đẹp nhất của tuổi thơ.
08/05/2019(Xem: 14033)
Xin giới thiệu CD Nhạc Phật Giáo mới nhất của của Nhạc Sĩ Phi Long Thích Viên Giác Giữa hai dòng sông: (Ca sĩ Mỹ Lệ trình bày) Trang Nhà Quảng Đức chân thành cảm ơn Đại Đức Viên Giác gởi tặng CD này và xin chân thành giới thiệu đến với quý độc giả gần xa. Xin quý đồng hương Phật tử thỉnh CD nhạc này để góp phần xây dựng Chánh Điện Chùa Đôn Hậu do chính Đại Đức Thích Viên Giác khai sáng
08/05/2019(Xem: 14413)
Tìm Về Chốn Xưa Nhạc và lời: TVG-Phi Long Cố vấn thực hiện: Thiện Bảo Hòa âm: Quang Vĩ - Thanh Hải - Vân Tuyên Thu thanh & Mix: Kim Lợi Studio Thiết kế hình ảnh & bìa: TMT STT Nhạc phẩm Nhạc và Lời Ca Sĩ 01 Lời giới thiệu La Thoại Phi 02 Thời gian qua mau TVG - Phi Long Lâm Minh Chi 03 Mai về đâu ? TVG - Phi Long Bouner Trinh 04 Những tối mùa đông TVG - Phi Long Vân Trường 05 Thuyền Bát Nhã TVG - Phi Long Cẩm Ly 06 Tìm về chốn xưa TVG - Phi Long Trang Mỹ Dung 07 Rồi cũng thế TVG - Phi Long Văn Quang Long 08 Mùa xuân trên xứ Bắc Âu TVG - Phi Long Giao Linh 09 Thế kỷ 21 TVG - Phi Long Nhóm AC&M 10 Tình yêu TVG - Phi Long Nhã Phương 11 Chào đón chư Tôn TVG - Phi Long Thùy Dương-Vân Khánh 12 Những tối mùa đông TVG - Phi Long Bonus Track 13 Chào đón chư
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]