Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Suy niệm về Đức Phật hay bức thông điệp cho hành tinh

05/05/201103:21(Xem: 3191)
Suy niệm về Đức Phật hay bức thông điệp cho hành tinh
phat-dan-sanh-01
SUY NIỆM VỀ ĐỨC PHẬT

HAY BỨC THÔNG ĐIỆP CHO HÀNH TINH

Thích Thiện Đạo

Thời gian qua mau, mùa xuân sắp hết, mùa hạ lại trở về. Đó đây không khí chuẩn bị Lễ Phật Đản đã thức tỉnh và thúc giục mọi người con Phật phải làm gì để cúng dường Đức Phật trong ngày lễ trọng đại này. Năm nay Phật Lịch 2552 – 2008 Đại Lễ Phật Đản sẽ do LHQ đứng ra tổ chức tại VN. Chúng ta cảm nhận thế nào về sự kiện to lớn và đầy ý nghĩa này?

Phải chăng Đức Phật có quyền lực bắt con người phải phục vụ theo ý muốn của Ngài để tôn vinh Ngài? Hay muốn thể hiện ảnh hưởng và sức mạnh của mình đối với nhân loại trên hành tinh này?

Dĩ nhiên câu trả lời, đối với người phật tử chân chánh, là không phải như thế. Ngay từ trong bản nguyện độ sanh cũng như trong kho tàng giáo lý mà Đức Phật đã thuyết giảng, không hề có nội dung kinh điển nào Đức Phật tự đề cao mình, hay bắt mọi người cùng đề cao Ngài. Đức Phật không bao giờ xem mình là một giáo chủ đến để thống lãnh cuộc đời bằng một số giáo điều, mà chỉ là một Sứ giả có sứ mạng đem thông điệp hoà bình đến với cuộc đời, và hướng dẫn phương pháp thực hiện thông điệp đó.

Bạn có nhận ra nội dung thông điệp đó không? Thông điệp có bị giới hạn về không gian và thời gian không?. Thông điệp mà Đức Phật mang lại có giống như một pháp lệnh trần gian không? Câu trả lời dứt khoát là không.

Là Phật tử được thấm nhuần giáo pháp của Phật, chúng ta cần phải có cái nhìn chính xác, một đức tin thật sáng suốt về những gì liên quan tới Đức Phật và giáo pháp của Ngài. Nếu không, các bạn chẳng bao giờ gặp được Đức Phật thật tướng, mà chỉ là Đức Phật thần linh giả tướng do con người tưởng tượng ra.

“Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” là tuyên ngôn bất hủ thể hiện tính cốt lỗi của giáo pháp Phật Đà. Nếu các bạn hiểu Đức phật như chính bản chất của Ngài được chứa đựng trọn vẹn trong ý nghĩa “Đạt đáo viên mãn giả”, nghĩa là một con người đã hoàn tất tiến trình giác ngộ và hướng dẫn người khác cùng đạt đến giác ngộ. Đức Phật không thủ đắc giác ngộ, và giác ngộ không phải là tài sản hương hỏa đặc ân cho ai. Hễ là một chúng sanh, một con người là có sở hữu giác ngộ, chỉ khác nhau ở mau hay chậm mà thôi.

Sự tôn vinh và lòng ngưỡng mộ Đức Phật chỉ là cách thể hiện niềm tin và sự tôn kính trọn vẹn đối với Ngài. Người Phật tử cảm thấy hạnh phúc và an ổn hoàn toàn mỗi khi lễ lạy Ngài. Ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp báo thân, cùng với mười hiệu tôn xưng là kết quả tất yếu của một quá trình lâu dài hoàn thiện thân tâm và hành bồ tát đạo lợi lạc hữu tình. Phước Trí Nhị Nghiêm hay Lưỡng Túc Tôn cũng đều là sự tôn xưng tán thán đối với một con người siêu việt về trí tuệ và đạo đức, về tài năng và nhân cách như Đức Phật.

Trong kinh Kim Cang, Đức Phật xác định tính vô thủ đắc của giác ngộ bằng câu nói cô đọng bình đẳng : “Tu nhất thiện pháp tức đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề”. Vâng! chỉ cần nỗ lực phụng hành các thiện pháp theo tinh thần Ba la mật, thì con đường giác ngộ được hiển lộ một cách tối thượng. Nếu chúng ta không hành động theo con đường thiện pháp thì sẽ bị lạc vào con đường thế trí, tức là vọng tưởng điên đảo, tà kiến chấp thủ.

Từ trong Đại bi tâm, Đức Phật đã xuất hiện như một sứ giả, mang thông điệp hoà bình đến với cuộc đời, phổ biến hướng dẫn chúng ta thực hiện thông điệp hòa bình bằng tinh thần giác ngộ. Có hiểu biết đúng mới cảm thông thật sự, có cảm thông thật sự mới có tha thứ, giúp đỡ yêu thương sâu sắc. Hiểu biết, cảm thông, tha thứ, giúp đỡ, yêu thương là chất liệu tạo nên hoà bình thật sự. Trong cuộc sống hiện tại, có một vấn nạn về hoà bình như sau: “Chúng tôi thật sự muốn có hoà bình, nhưng chúng nó không muốn có hoà bình, chúng nó thường gây xung đột”.

Theo Đức Phật không có hoà bình của chúng tôi, của các anh, của chúng nó, mà là hoà bình của tất cả chúng ta, của nhân loại, của cả hành tinh này. Nhân danh hoà bình để gây chiến tranh, đó không phải là hoà bình chân chính. Nơi này, nơi kia còn xung đột còn hận thù, còn chết chóc là vì có một bộ phận của nhân loại chưa ý thức sự cần thiết và giá trị của hoà bình, còn chạy theo tham vọng tranh chấp. Điều này có nghĩa rằng nhân loại chưa ý thức đồng bộ về hoà bình, còn xem hoà bình như một thứ hàng hóa có thể bị tranh giành phân chia. Cho tới khi nào hiểu biết được đánh giá đúng mức như là một nhu cầu thiết thực trong đời sống nhân loại, và yêu thương được xem là chất liệu đem lại hạnh phúc cho mọi tâm hồn, thì hoà bình thật sự sẽ phổ biến và bền vững.

Bản chất của hoà bình là nối kết, là không phân biệt, không bị giới hạn, nhưng con người đã làm cho hoà bình bị cắt xén, bị phân chịa bị giới hạn, thậm chí còn không có hiệu quả - Đức Phật dạy; “Cuộc sống thế nào là do ý thức con người tác động vào”. Cho nên ý thức tốt thì cuộc sống an lạc hạnh phúc. Ngược lại, ý thức xấu thì cuộc sống tối tăm đau khổ. Nghiệp thức con người là chủ nhân của mọi hiện tượng xã hội. Thật ảo tưởng về một xã hội hoà bình hạnh phúc văn minh trong khi chính mỗi thành viên của cộng đồng nhân loại còn đảo vô minh, hận thù tranh chấp, tham lam tha hóa, ích kỷ cục bộ. Cuộc sống thật sự văn minh chỉ khi nào con người biết hướng thiện, biết xả bỏ, biết hy sinh và hoà đồng. Còn tham lam là còn cục bộ, còn cục bộ là còn cố chấp, còn cố chấp là còn lạc hậu, còn lạc hậu thì không thể nói tới văn minh văn hóa.

Đức Phật ra đời là một dấu móc tâm linh quan trọng nhằm khai mở ánh sáng giải thoát và phát huy khả năng giác ngộ trong mỗi con người để vượt qua mọi khổ đau do vô minh chấp thủ. Nhờ thực hiện con đường giác ngộ mà rất nhiều quốc gia, nhiều cộng đồng xã hội và cá nhân đã thật sự có hoà bình an lạc.

Ngày nay tổ chức Văn Hóa Giáo Dục của Liên Hiệp Quốc, đã công nhận Phật giáo là tôn giáo hoà bình, được xây dựng trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ, và đã chọn ngày Phật Đản hằng năm là ngày lễ hội Tôn giáo hòa bình thế giới. Năm nay LHQ sẽ tổ chức trọng thể Lễ Phật Đản PL 2552 – 2008 tại Việt nam và chính phủ Việt nam đã đăng cai thực hiện.

Như vậy trải qua suốt chiều dài lịch sử trên 2550 năm có mặt trên hành tinh này, Phật giáo đã được thừa nhận là một Tôn giáo hoà bình vì lý tưởng hòa bình an lạc mà Tôn giáo này đã cống hiến cho nhân loại. Vậy là nhân loại đã chính thức thừa nhận, lương tri loài người đã thừa nhận, nền văn minh Thế giới đã thừa nhận Đức Phật là một vĩ nhân trên các vĩ nhân, một nhà cách mạng vượt không gian thời gian, một nhà văn hoá tâm linh không lệ thuộc vào giáo điều, một con người siêu việt về nhân cách và trí tuệ.

Đức Phật và giáo lý nhân bản của Ngài vì an lạc hạnh phúc cho mọi chúng sanh sẽ mãi mãi còn giá trị và cần thiết cho một thế giới vốn nhiều bất ổn, đói nghèo, thiên tai, tranh chấp hận thù. Chúng ta hy vọng song song với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, thì sự tiến bộ về mặt văn hóa đạo đức tâm linh sẽ mãi mãi có vị trí quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ hoà bình hạnh phúc lâu dài cho nhân loại.

Tóm lại, bức thông điệp mà Đức Phật đã trân trọng đem đến cho nhân loại trên 2550 năm, chính là tinh thần giác ngộ, tinh thần yêu thương chia sẻ biết tôn trọng sự sống và sự thật, cải thiện môi trường tâm linh, góp phần làm trong sạch môi trường tự nhiên, nhằm xây dựng bảo vệ một cuộc sống hoà bình an lạc, ở đó không còn cảnh người bóc lột người, không hận thù chiến tranh xung đột chia rẽ, con người sống với nhau bằng tình thương yêu chân thật, biết tôn trọng và bảo vệ lẫn nhau. Cao cả hơn nữa là biết nhận chân và phát huy các giá trị văn hóa tâm linh, nêu cao tinh thần bình đẳng tôn trọng an lạc hạnh phúc của mọi người như của chính mình. Mỗi người trong chúng ta cần phải gieo hạt giống từ bi vào mảnh đất nhân sinh để màu xanh hòa bình mãi mãi che mát hành tinh đang rực nóng vì hận thù tranh chấp. Hãy bảo vệ hành tinh này trước khi quá muộn.

Kính lạy Đấng Lưỡng Túc Tôn!

Nhân loại của chúng con đang thành kính hướng về Ngài với tất cả niềm tôn kính và tri ân vô hạn. Ánh sáng chánh pháp của Ngài đã giúp chúng con biết trở về đúng hướng, đã soi sáng tâm hồn chúng con trên những nẻo đường tăm tối. Tình thương mà Ngài đã đánh thức trong chúng con thật cần thiết để giữ yên cho thế giới khỏi biến thành biển lửa.

Máu của nhân loại đã đổ và vẫn còn tiếp tục đổ ra vì những nhân danh không cần thiết. Tham vọng và hận thù vẫn còn tồn tại dưới nhiều dạng thức. Bao nhiêu nền văn minh do con người xây dựng đã và đang bị con người hủy diệt một cách vô lương tâm.

Đã đến lúc ánh sáng của ngọn đèn chánh pháp phải được vận dụng một cách trân trọng để xua tan bóng đêm tà kiến đang bao phủ nhân loại.

Đã đến lúc tiếng chuông Từ bi phải được lắng nghe một cách tha thiết để mọi trái tim cùng đập nhịp đập yêu thương xây dựng tình người.

Kính dâng lên Ngài trái tim của một chúng sanh đang tha thiết nguyện cầu cho một thế giới xanh màu hòa bình hạnh phúc.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/05/2020(Xem: 3342)
New Delhi: Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ Premier Modi nói rằng: “Đức Phật kính yêu của chúng ta luôn nêu cao tinh thần vô ngã vị tha, sự phục vụ và cống hiến cho nhân loại. Những người đang tham gia phục vụ nhân loại bất kể thời gian, không gian, mọi lúc mọi nơi, là những người con yêu quý của Đức Phật”.
08/05/2020(Xem: 3071)
Chư tôn tịnh đức Tăng già đáng kính, Quý đạo hữu Phật tử thân mến, Tôi chân thành gửi lời chúc mừng đến tất cả quý Ngài, quý đạo hữu Phật tử vào dịp kỷ niệm Quốc tế lễ Vesak PL. 2564 (2020), trân trọng tri ân quý Ngài và quý đạo hữu Phật tử vì đã tổ chức sự kiện trọng đại này, nơi chúng ta kỷ niệm những kim ngôn khẩu ngọc quý báu về hòa bình, từ bi, trí tuệ và khiêm tốn của Đức Phật, ngày nay có liên quan đến hơn 2.500 năm trước.
08/05/2020(Xem: 2867)
Colombo, ngày 7 tháng 5 năm 2020: Cư sĩ Gototti Rajapaksa, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka, yêu cầu công dân thực hiện các hoạt động tôn giáo tại tư gia, bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang đe dọa toàn nhân loại.
07/05/2020(Xem: 3538)
Khi Phật giáo đồ trên khắp thế giới chuẩn bị đón mừng Quốc tế lễ Vesak PL. 2.564 (2020), kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật, Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn. Hàng triệu Phật giáo đồ trên khắp năm châu, nhiều người sống dưới sự khóa chặt nguy cơ lây bệnh bên ngoài khoanh vùng dập dịch triệt để, và tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt về giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19, sẽ đánh dấu ngày thiêng liêng tại tư gia, hoặc kết nối với cộng đồng của họ một cách khôn khéo, bằng cách tham gia các quan sát trực tuyến về ngày đại lễ Phúc đức Cát tường nhất của Phật giáo.
06/05/2020(Xem: 6703)
Lâu nay chúng ta rất khó khăn tìm gặp một gia đình Phật tử gương mẫu, tròn vẹn ý nghĩa trong việc tỏ lòng hân hoan kính mừng Phật đản ngay tại chính tư gia của họ. Khắp đó đây vẫn thấy có nhiều hộ tư gia treo cờ hoa kính mừng Phật Đản với nhiều hình thái lớn nhỏ khác nhau. Điều đó tưởng cũng đã thấy ấm lòng và vui vẻ lắm rồi trong vô số người khác còn thờ ơ với ngày lễ đản sanh của đức Phật tại tư gia của mình. Nói như thế là bởi vì phía bên trong mặt tiền những tư gia treo cờ hoa ấy có rất nhiều yếu tố, điều kiện khác nhau.
03/05/2020(Xem: 3184)
Rạng rỡ ánh minh chiếu khắp thôn Người vui tràn ngập cả tâm hồn Líu lo chim hót ngàn hoa nở Nhạc tấu mừng vui đón Thế Tôn
02/05/2020(Xem: 3454)
“Vesak”, ngày trăng tròn trong tháng 5, là ngày thiêng liêng nhất đối với hàng triệu Phật giáo đồ trên khắp thế giới. Đó là ngày Vesak cách đây hơn hai thiên niên kỷ, vào năm 623 trước Công nguyên. Quốc tế lễ Vesak Liên hợp quốc là đại lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca: ngày Phật Đản sanh, ngày Phật Thành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn cùng diễn ra trong ngày trăng tròn tháng Vesak hằng năm, tương ứng với ngày Rằm tháng Tư âm lịch.
02/05/2020(Xem: 8494)
Quay về Sám nguyện Chắp tay Hương đăng rực sáng Vào ngày đản sinh Trầm thơm thưa gửi tâm tình Hoa khai gót tịnh Niềm tin ắp tràn Nhạc trời đâu đó rung vang
02/05/2020(Xem: 6978)
Colombo, 1/5/2020: Sri Lanka đã tuyên bố Tuần lễ Quốc gia Vesak PL. 2564 (2020) từ thứ Hai, ngày 4 đến ngày 8 tháng 5 để đánh dấu sự kiện quốc tế lễ quan trọng nhất đối với Phật giáo đồ khắp nơi trên thế giới.
01/05/2020(Xem: 5440)
Ủy ban tổ chức Lễ hội Quốc gia và Quốc tế đã quyết định hủy bỏ Đại lễ kỷ niệm Ngày Visak Bochea trên Núi Núi Oudong (Oudong Mountain), Núi Oudong (Oudong Mountain) là một ngọn núi nổi tiếng ở Campuchia với nhiều di tích Hoàng gia, Ngày Visak Bochea, một lễ hội rất quan trọng ở Vương quốc Phật giáo Campuchia, lễ hội năm nay lại rơi vào thời gian đại dịch Virus corona.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]