Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiên Nhân Sư

13/04/201105:13(Xem: 2550)
Thiên Nhân Sư
Duc_Phat_Thich_Ca (4)

THIÊN NHÂN SƯ
Thích Thông Huệ

Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của những người con Phật, bởi vì đây là thời khắc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một Bậc Siêu nhân - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tất cả chúng ta nhân dịp này, dù bằng hình thức nào, cũng muốn dâng lên Ngài lòng biết ơn, sự kính ngưỡng của mình đối với một cuộc đời vô cùng thanh cao đẹp đẽ.

Kinh Pháp Cú 387 dạy rằng:

Mặt trời sáng ban ngày
Mặt trăng sáng ban đêm

Khí giới sáng Sát lợi

Thiền định sáng Phạm chí

Hào quang Đức Phật chói sáng thường hằng.

Mặt trời đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài, nhưng chỉ hạn cuộc vào ban ngày và trong Thái dương hệ. Mặt trăng chỉ soi sáng trái đất vào những đêm có trăng. Dòng vua chúa Sát-đế-lợi dùng khí giới biểu hiện quyền uy, củng cố địa vị. Phạm chí Bà-la-môn tu tập thiền định, nhờ đạo lực hướng dẫn tinh thần cho tín đồ. Tất cả công năng ấy đều có tính cách tương đối, giới hạn về đối tượng và không gian, thời gian. Chỉ có hào quang Đức Phật là chói sáng miên viễn, vượt mọi tưởng tượng và hiểu biết của con người.

Hào quang ấy không phải là một thực thể có hình tướng, mà chính là trí tuệ siêu tuyệt của một Bậc Đại giác. Trí tuệ Đức Phật không do học hỏi vay mượn từ những kiến thức bên ngoài, mà là tánh giác thường hằng sẵn đủ. Vắng bặt mọi suy tư biện biệt của ý thức, buông sạch mọi dính mắc căn-trần, soi rọi tận cùng sâu thẳm của nội tâm, Ngài thể nhập chân tánh, phát khởi trí Vô sư sau 49 ngày đêm thiền định. Những điều Đức Phật dạy về nhân sinh và vũ trụ đều do Ngài đã thấy đã chứng, nên đó là những sự thật tuyệt đối. Các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới đã vô cùng kinh ngạc khi biết rằng, trong lúc họ phải dùng những dụng cụ hiện đại để khảo sát các sự vật hiện tượng ở tầng vĩ mô và vi mô, thì từ 25 thế kỷ trước, Đức Phật đã từng diễn tả vô cùng chính xác mà không cần thiết bị hỗ trợ nào. Khoa học càng tiến bộ, càng chứng minh những lời dạy của Ngài là nguyên lý bất di dịch, đến nỗi một nhà bác học lừng danh thế kỷ XX đã thốt lên “Điểm tận cùng của khoa học chỉ là điểm khởi đầu của Phật giáo!”. Vô hình trung, các vị công nhận rằng, Đức Phật là nhà đại khoa học và hơn thế nữa, một nhà SIÊU KHOA HỌC.

Về phương diện xã hội, Ấn Độ ngày xưa chia làm bốn giai cấp. Chỉ có Đức Phật, với câu nói bất hủ “Không có giai cấp khi mọi dòng máu cùng đỏ, không có giai cấp khi mọi nước mắt cùng mặn”, đã làm một cuộc cách mạng toàn triệt, phá bỏ tường thành phân biệt đẳng cấp lâu đời. Lại nữa, bằng lời tuyên bố dõng dạc “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, Đức Phật đã đưa con người và mọi loài chúng sinh trở về bản vị. Ai cũng có Phật tánh, ở Thánh chẳng thêm nơi phàm chẳng bớt. Chỉ vì quên tánh giác mà chúng sinh tạo nghiệp rồi thọ khổ, đắm chìm trong sinh tử. Nếu quay về, nhận ra và sống cùng tánh giác, có ngày chúng sinh bình đẳng với chư Phật mười phương. Sự bình đẳng tuyệt đối giữa giáo chủ với môn đồ, giữa con người với muôn vật chỉ được tuyên thuyết và đề cao trong đạo Phật. Điều này giải thích tại sao chúng ta tôn xưng Ngài là nhà ĐẠI CÁCH MẠNG.

Bằng trí tuệ Vô sư, Đức Phật thấy rõ mọi nỗi khổ của con người, trong đó bệnh tật là nỗi khổ tái diễn nhiều lần và đa dạng nhất. Một thầy thuốc giỏi suốt đời tận tuỵ, cũng chỉ chữa trị được một số bệnh nào đó. Y học ngày nay, được chuyên môn hoá như các ngành khoa học khác, nên mỗi thầy thuốc lại càng chuyên sâu vào chỉ một lĩnh vực của mình. Đại tài như Hoa Đà, Biển Thước cũng khó giải quyết những vấn đề phát sinh từ sự ô nhiễm môi trường, từ cuộc sống hối hả đua chen, từ sự bất cẩn gây tại nạn và từ những vũ khí giết người hàng loạt. Vì sao nói như thế?

- Bởi vì, thầy thuốc chỉ điều trị ngọn ngành mà không biết và không thể chữa căn nguyên của bệnh tật, là Tham-Sân-Si, như Đức Phật đã thấy rõ. Ngài không những hiểu tường tận nguyên nhân gây bệnh, Ngài còn tuỳ bệnh cho thuốc. Ngài không những điều trị cho con người, Ngài còn dạy bảo vệ môi trường sống. Ngài không những chữa trị thân tâm một đời, Ngài còn dạy nhiều phương pháp thoát ly sinh tử vĩnh kiếp. Tất cả thầy thuốc trên thế giới, nếu biết được đối tượng, phương pháp và kết quả điều trị của Ngài, chắc không ai không cúi đầu bái phục. Cho nên, chúng ta không hề khoa trương mà tôn Đức Phật là bậc VÔ THƯỢNG Y VƯƠNG!

Bên cạnh trí tuệ tuyệt vời, Đức Phật còn phát Đại Từ bi tâm giáo hoá muôn loài. Theo ý nghĩa trong đạo Phật, Giáo là dạy bảo, nhờ trí tuệ; Hoá là làm đối tượng cảm phục để chuyển hoá, nhờ từ bi. Trong suốt 45 năm hành đạo, Đức Phật đã chỉ dạy về Bản phận làm người, về cách đối nhân xử thế, cách trị quốc an dân. Hơn thế nữa, Ngài còn hướng dẫn nhiều phương pháp đưa con người tiến lên bậc Hiền Thánh. Ngài là vị thầy dẫn đường của Trời Người và tất cả chúng sinh, xứng đáng được tôn vinh là nhà ĐẠI GIÁO DỤC.

Một nhà bác học với trí thông minh hơn người, với sức tập trung cao độ, với khả năng làm việc phi thường, với tâm huyết phụng sự nhân loại đến độ quên cả bản thân, chúng ta phải kính cẩn nghiêng mình trước vị ấy. Đôi khi chỉ cần thành tựu một công trình nghiên cứu, nhà bác học đã được tôn là bậc vĩ nhân, là cứu tinh của nhân loại. Tuy nhiên, những bậc vĩ nhân - ân nhân ấy dù sao cũng chỉ có sự hiểu biết hạn chế vào lĩnh vực chuyên môn của mình, và cũng chỉ cứu sống tấm thân tứ đại nay còn mai mất. Chính bản thân các vị cũng không tránh được phiền não bệnh tật, và cuối cùng, không thoát khỏi sinh tử vô thường.

Đức Phật chúng ta không khảo sát sự vật hiện tượng qua thức tri tưởng tri-sản phẩm của ý thức phân biệt. Ngài nhìn sâu vào tận cùng bản thể các pháp, tuệ tri, liễu tri, thắng tri mọi vật nên vừa hiểu rõ tất cả sự lý thế gian, vừa thâm nhập các pháp xuất thế; vừa tự mình thoát ly phiền não sinh tử, vừa tuỳ duyên dạy người những phương tiện liễu sinh thoát tử. Nếu nói về sự quyết tâm, sự cần khổ kiên trì, sự tập trung đã đạt mục đích tối hậu, thì trong 5 năm tìm đạo và 6 năm khổ hạnh nơi rừng sâu, Ngài thể hiện ý chí siêu phàm. Nói về sự quên mình vì hạnh phúc đích thực của tha nhân, thì cuộc đời Ngài là cả một sự hy sinh vĩ đại: Khi chưa thấy đạo, Ngài sẵn sàng từ bỏ tất cả quyền lực vật chất và những ràng buộc tình cảm thế gian. Khi trở thành Đấng Giáo chủ được Trời người kính ngưỡng, Ngài cũng vẫn bay một bát, đôi chân trần đi khắp cõi Ấn Độ vì lợi ích vĩnh cửu cho chúng sinh. Như thế, dù chúng ta tôn Đức Phật là bậc ĐẠI BÁC HỌC, ĐẠI VĨ NHÂN, ĐẠI ÂN NHÂN hay bất cứ danh xưng nào khác, thiết tưởng cũng không thể xứng với tầm vóc và ơn đức của Ngài!

Ngày Phật đản là dịp ôn lại những công hạnh cao cả của Đức Phật. Chúng ta nhớ gương Ngài để nhìn lại bản thân, xem đã làm được gì có ích cho mình cho người, đã tiến bao nhiêu bước trên lộ trình tâm linh, có xứng đáng là con của Bậc Đại giác? Ngày Phật đản cũng là cơ hội cho ta nhớ đến vị Phật sơ sinh hiện diện ngay chính bản thân, mà mỗi giây phút ta phải nâng niu, phải luôn lớn. Được chút ít kết quả trên đường tu, chúng ta chia sẻ cho mọi người mọi vật chung quanh, để tất cả đều được sống trong hào quang miên viễn của chư Phật. Có như thế, chúng ta mới thật sự đón mừng ngày Phật đản một cách trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa nhất.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2014(Xem: 7343)
Kinh Phật -- Gia Huy - Nhạc Phật giáo
11/05/2014(Xem: 7665)
Mừng Phật Đản - Bienvenue à la naissance du Bouddha Let's rejoice at the Buddha's advent. Music and Lyrics : Quách Vĩnh Thiện March 19, 2010. Voice : Hương Giang http://thienmusic.com
28/04/2014(Xem: 7463)
Album Nhạc: Nụ Cười, Dòng Nhạc: Thiền Ca Nhạc Sĩ Lê Minh Hiền, Vol. 4
26/04/2014(Xem: 6828)
Lời Ru - Chú Đại Bi Do Ca Sĩ Phi Nhung trình bày
25/04/2014(Xem: 8228)
Nhạc Sĩ Lê Minh Hiền, pháp danh Quảng Minh Đức. Sinh năm 1965 tại làng An Bằng, huyện Phú Vang, Huế. Vượt biển năm 1982 và đến Mỹ định cư từ 1984, sau đó đã lập gia đình với Ca Sĩ Võ Thu Nga và có ba con trai. Năm 2007 quy y thọ ngũ giới với Hoà Thượng Ân Sư Thích Tịnh Từ Tu viện trưởng Tu viện Kim Sơn. Nhạc Sĩ Lê Minh Hiền đã sáng tác và tự thực hiện 4 CD nhạc đời và 2 CD nhạc Phật Ca Thiền Ca. Mỗi ngày nhạc sĩ dành thời gian để đọc, nghe, học từ những bài Pháp thoại của Chư Tôn Đức và ước nguyện dùng âm nhạc để truyền đạt Phật Pháp tới giới trẻ.
23/04/2014(Xem: 8630)
Phật Ca & Thiền Ca 02 Nhạc sĩ Lê Minh Hiền. 01. Nguyện Hương. Nhạc: Lê Minh Hiền. Ca Sĩ Bảo Yến 02. Quan Âm Vô Lượng. Nhạc: Lê Minh Hiền. Ca Sĩ Võ Thu Nga 03. Sống. Nhạc: Lê Minh Hiền. Ca Sĩ Gia Huy 04. Tiếng Vọng Trái Tim. Nhạc: Lê Minh Hiền. Ca Sĩ Bảo Yến 05. Hoa Thanh Lương. Nhạc: Lê Minh Hiền. Ca Sĩ Phương Trang 06. Nguyện Cho Thế Giới Hòa Bình. Nhạc: Lê Minh Hiền. Họp ca Võ Thu Nga & Cadillac 07. Dòng Sông Êm Đềm. Nhạc: Lê Minh Hiền. Ca Sĩ Bảo Yến 08. Ánh Sáng Từ Bi. Nhạc: Lê Minh Hiền. Ca Sĩ Gia Huy 09. Đến Rồi Đi. Nhạc: Lê Minh Hiền. Ca Sĩ Bảo Yến 10. Cảm ơn Thời Gian. Nhạc: Lê Minh Hiền. Ca Sĩ Võ Thu Nga 11. 12 Lời Khấn Nguyện của Quán Thế Âm. Lời TS Thích Tịnh Từ (giọng đọc: Huy Hoàng & Võ Thu Nga)
17/12/2013(Xem: 11864)
Di Đà Sáu chữ nhớ ơn sâu, Công phu ráng luyện giúp thân mình. Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật. Nam, thật phương Nam Lửa Bính Đinh. Mô, chỉ rõ vật vô hình. A, Tiên Thiên Thận Thủy Bắc Phương Nhâm Quý. Di, giữ bền chặt Tinh Khí Thần. Đà, sắc vàng trùm khắp cả. Phật, thân tịnh ở nơi mình.
17/12/2013(Xem: 12521)
Lục Căn, Lục Trần Nhạc và Lời : Quách Vĩnh-Thiện Cap d'Agde, le 24 juillet 2005 Lục Căn, Lục Trần là Linh Căn của ta, Thể xác ta cấu trúc từ siêu nhiên, Lục Căn, Lục Trần giam trong phiền muộn, Sai khiến Sân, Si, Hỉ, Ái, Dục, Tham.
09/12/2013(Xem: 12285)
Quay Về Nội Tâm Nhạc và LờI : Quách Vĩnh-Thiện Paris, le 3 mars 2004. Tiếng hát : Mỹ Dung.
14/11/2013(Xem: 6431)
Mừng Phật Đản. Bienvenue à la naissance du Bouddha. Paroles et Musique : Quách Vĩnh Thiện. Traduction française : Minh Thiện - Trần Hữu Danh. Chanteuse : Hương Giang. www.thienmusic.com www.youtube.com/thienmusic
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]