Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm nghĩ của một Phật tử khi tham dự Đại hội Hoằng Pháp kỳ 2.

01/01/202505:28(Xem: 19)
Cảm nghĩ của một Phật tử khi tham dự Đại hội Hoằng Pháp kỳ 2.


Hoi dong hoang phap (1)Hoi dong hoang phap (4)Hoi dong hoang phap (5)
Cảm nghĩ của một Phật tử

khi tham dự Đại hội Hoằng Pháp kỳ 2.

Ngày 19/12/2024, con là một Phật tử ở Việt Nam được vinh dự và vô cùng hoan hỷ khi được tham dự Đại hội Hoằng Pháp kỳ II trên diễn đàn trực tuyến Zoom Meeting online. Con đã tham gia vào chương trình theo thời gian quy định, 11am ngày thứ Tư, 18/12/2024.

Mở đầu, con được cùng quý Chư Tôn Đức và quý Cư sĩ Phật tử cùng niệm Phật cầu gia hộ và lắng đọng trong một phút Từ Bi quán. Sau lời tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự và thông qua chương trình Đại hội của MC Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng với những nội dung cô đọng và giàu giá trị Phật pháp.

Nối tiếp cho chương trình Đại hội, chúng con được nghe những lời Đạo từ của Hòa Thượng Thích Đức Thắng, Chánh Thư Ký xử lý Viện Tăng Thống về những thành tựu và công đức của các vị Đại lão Hòa thượng, góp phần cho hành trình Phật giáo của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất phát triển.

Sau đó, chúng con được nghe phần thuyết trình về công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam từ Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Phương Trượng Tổ Đình Pháp Bảo Úc Châu, thành viên Hội Đồng Chứng Minh - Cố Vấn Giáo Hội Úc Châu; Thành viên Hội Đồng Trưởng Lão của Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới, Cố Vấn Hội Đồng Hoằng Pháp. Phần thuyết trình của Hòa Thượng đã giúp chúng con biết được đây là một công trình phiên dịch rất to lớn và trọng đại, công cuộc thực hiện Đại Tạng Kinh chữ Việt là điều đáng ca tụng, là việc làm lịch sử,  Hòa Thượng cũng đã cho biết khái quát về công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh và những nhu cầu, kỳ vọng của quý Tăng, Ni, Phật tử được thỉnh Đại Tạng Thanh Văn để thờ và nghiên cứu.

Trong kỳ Đại hội này, chúng con cũng đã được nghe những báo cáo từ các Ban của Hội Đồng Hoằng Pháp (Ban Hoằng Pháp các Châu; Ban Báo chí & Xuất bản; Ban Phiên dịch Tam Tạng; Ban Bảo Trợ) về những thành quả trong ba năm qua cũng như hoạch định chương trình làm việc trong thời gian tới. Với những lời đúc kết ngắn gọn về quá trình tu học, nghiên cứu và góp phần vào việc phát triển văn hóa, giáo dục, hoằng pháp trong và ngoài nước, để sự nghiệp hoằng pháp đệ nhất tối thắng này được tiến hành vững chắc và liên tục từ thế hệ này cho đến nhiều thế hệ tiếp theo, duy trì ngọn đèn Chánh pháp tồn tại lâu dài trong thế gian vì lợi ích và an lạc của hết thảy chúng sanh. Chúng con được nghe Hòa Thượng Thích Thái Hòa trình bày thành quả xuất bản Thanh Văn Tạng đợt 1, đợt 2 và dự kiến cho đợt 3 sắp đến để quý Tăng, Ni, Phật tử có thể theo dõi và kính thỉnh.

Tiếp theo sau đó, con được nghe thư của Sư cô Thanh Trì và Cư sĩ Nguyên Đạo báo cáo việc hướng dẫn các lớp Phạn ngữ và Tạng ngữ để quý Tăng, Ni, Phật tử có thêm kiến thức căn bản của Văn Tạng, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu về văn bản Phật giáo theo phương pháp học hiện đại. Những lời chia sẻ trong báo cáo của Sư Thanh Trì là điều vô cùng quý báu để quý Tăng, Ni, Phật tử có thể tìm hiểu và theo học.

Trong quá trình diễn ra Đại hội, chúng con được lắng nghe và giao lưu cùng các vị Tôn Túc, Cư sĩ về quá trình đến với Phật pháp, ý nghĩa các kỳ Đại hội và những cảm xúc khi được tham dự Đại hội.

Sau cùng, chúng con được nghe những lời Đạo từ của Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn đúc kết lại các nội dung trong chương trình Đại hội, Ngài chia sẻ về ý nghĩa Đại hội Hoằng pháp, giá trị Phật pháp của Thanh Văn Tạng và nhắc nhở quý Chư Tôn Đức, Tăng, Ni nhớ lại công ơn của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ. Những lời sách tấn của Đức Đại Lão Hòa Thượng đã nhắc nhở Tăng, Ni, Phật tử cần nương tựa vào ánh sáng Phật pháp và thực hành theo lời Phật dạy trong thời kỳ mạt pháp.

Qua Đại Hội Hoằng Pháp kỳ II, chúng con vô cùng tán thán và tri ân những tâm huyết và hạnh nguyện của quý Chư Tôn Đức, Tăng, Ni, Cư sĩ Phật tử đã dành cho quá trình hoằng pháp, mang lại những kiến thức quý giá để chúng con được tiếp bước trên con đường đến với Phật pháp một cách trí tuệ, tri túc và vững chãi. Đặc biệt là Công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, một công trình vĩ đại của Phật giáo Việt Nam nhằm đưa những kiến thức nhà Phật đến với Tăng, Ni, Phật tử, góp phần cống hiến cho nhân loại một thành tựu vô giá trong sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp, trụ tại thế gian.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Phật tử An Tường Anh




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2020(Xem: 6394)
Cuộc Triển lãm Kinh sách Phật giáo hai nghìn năm tuổi tại Thư viện Anh Quốc, khai trương vào ngày (25 tháng 10 – 23 tháng 02 năm 2020), sẽ khám phá nguồn gốc, triết lý và sự phù hợp đương đại của Phật giáo từ khi bắt đầu phía bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch để có hơn 500 triệu Phật tử trên khắp thế giới ngày nay.
01/08/2018(Xem: 12690)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
01/01/2018(Xem: 42186)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
20/04/2017(Xem: 7459)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
21/12/2015(Xem: 8246)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
28/08/2010(Xem: 61288)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]