Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Chuyện Lá Cờ Phật Giáo 60 Năm Trước

05/05/202316:32(Xem: 1855)
Từ Chuyện Lá Cờ Phật Giáo 60 Năm Trước

VIẾT TRONG MÙA PHẬT ĐẢN
TỪ CHUYỆN LÁ CỜ PHẬT GIÁO 60 NĂM TRƯỚC






Năm nay người con Phật trên khắp thế giới lại bày tỏ lòng kính thành của mình dâng lên Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật nhân ngày đản sanh lần thứ 2647 - Phật Lịch 2567 (2023). Với Phật Giáo Việt Nam (PGVN), Phật Đản năm nay còn là cột mốc kỷ niệm tròn 60 năm sự kiện Pháp nạn PGVN năm 1963-PL 2507.

Trong cuộc sống, thời gian 60 năm vẫn chưa đi hết một thế kỷ trăm năm để đúc kết nên một nền tảng hay dấu ấn lịch sử mang tính chất xưa-cũ; nhưng với tuổi thọ trung bình của người Việt Nam thì 60 năm là thời gian đã đi qua hơn nửa đời người với biết bao buồn vui, đau khổ hay vui sướng, hạnh phúc. Với sự kiện Pháp nạn năm 1963 thì dù là 60 hay 70 thậm chí dài theo năm tháng mai này, thì câu chuyện vẫn còn nguyên trong sách sử, còn nguyên tâm khảm hàng triệu người con Phật. Với nền tảng Từ Bi Vị Tha của chân lý Phật Đà, tất cả đểu trôi qua như giấc mộng, như áng mây bàng bạc, hờ hững bay qua giữa khoàng không vô định. Và hơn thế nữa, từ ngàn xưa, chính bởi nền tảng cao đẹp đó mà bánh xe pháp lăn đi trên khắp các quốc độ vô biên này không để rơi một giọt máu nào trong lịch sử. Phật giáo không phải tác nhân gây chiến tranh, đau khổ cho bất kỳ ai, hay bất kỳ nơi nào mình đến, nên Phật giáo không có kẻ thù. Điều này ai cũng thừa nhận, ai cũng biết và đặc biệt cả thế giới đều biết ( Liên Hiệp Quốc ngày nay chẳng đã tôn vinh Phật giáo là một tôn giáo của hòa Bình và ngày lễ Vesak –Tam Hợp hằng năm nhân dịp này, đó sao? ). PGVN cũng không đi ngoài con lộ cao đẹp đó, vẫn kiên trung với lý tưởng Phật Đà qua hơn hai ngàn năm đến và xây dựng nền tàng đạo đức cho đất nước Việt Nam thân yêu một cách không ngừng nghĩ. Hiền từ và ôn hòa với mãnh đất mình đang hiện diện, những máu, nước mắt qua nhiều cơn pháp nạn dường như cũng được lau sạch, chỉ còn cất khiêm nhường vào ngăn tủ lịch sử đau thương! Thế cho nên đã có khi, chính nhiều người dân trên đất nước này, ngay cả những người con Phật thân yêu của chúng ta, vẫn quên, hoặc không biết rằng 60 năm trước PGVN từng trải qua cơn nguy biến, đau khổ khôn lường. Có lẽ trách nhiệm phần lớn thuộc về cách hành xử và tôn trọng lịch sử của chính chúng ta - những người là con Phật thuần thành, và sẽ không quên trách nhiệm các vị hoằng pháp có đủ đầy trí tuệ lẫn kiến thức lịch sử.

Kỷ niệm 60 sự kiện Pháp nạn PGVN năm 1963, không chỉ là nhắc đến con số tròn trong lịch sử đấu tranh “vì quyền bình đẳng tự do tôn giáo” mà lẽ ra đó không phải là lời nói từ một tôn giáo từng gắn liền như máu với thịt với đất nước Việt Nam từ hơn hai ngàn năm qua, bởi vì nếu không thì lời nói ấy trở nên sự mĩa mai với chính lịch sử truyển thừa của PGVN; mà là dịp để nhắc nhỡ với thế hệ mai sau một thời hàng triệu trái tim đều cùng chung nhịp đập với vận mệnh mà hơn hai năm qua chư liệt tổ sư, chư hiền Thánh Tăng đã nhọc công gầy dựng và vung đắp. Một lý do nữa khiến sự kiện kỷ niệm 60 năm Pháp nạn của PGVN năm 1963 cần được nhắc mãi khi mà ở đó đây vẫn còn lạc lõng những lối suy định cực đoan, bóp méo sự thật và đáng nói hơn là sự xúc phạm có ý đồ không trong sáng về ngọn lửa của Bồ Tát Thích Quảng Đức. Để một ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức bùng lên, cũng như nhiều sự hy sinh khác là điều khó lường một khi sự bất bạo động đã bị đè nén đến uất ức khó lường. Ngược dòng về cái gọi là “Đạo Dụ số 10” dẫn đến chuyện lá cờ Phật giáo tại tư gia Phật tử ở Huế bị triệt hạ thô bạo, là một khoàng cách khá dài, từ đó những hệ lụy kéo theo, khiến sụp đổ luôn tham vọng suốt chín năm trường chế độ gia đình trị họ nhà Ngô dốc lòng xây dựng. Sự kiện này đã có nhiều tài liệu trong và ngoài nước đều có nói đến với nhiều mối tương quan và ngày càng mở ra thêm nhiều góc khuất trong lịch sử. Một trong những tài liệu ấy, bài viết này xin được chọn và trích một đoạn ngắn sau đây cũng tương đương đối bao quát toàn cảnh, chú ý nhất vẫn là lá cờ Phật giáo:

“…Biến cố Phật giáo là một biến cố lớn, không những cho chế độ Ngô Đình Diêm 1963 mà còn cho cả chính đạo Phật tại Việt nam. Biến cố này cũng đã đóng góp vào sự vươn mình của dân tộc cũng như cho những chuyển động của trí thức nhân bản hơn của nhân loại trong thập niên 60. Rất nhiều máu đỏ đã chảy trong biến cố này. Cũng có nhiều nhân vật đen cũng đã chảy vào trong biến cố này. Để ghi chép và lưu trữ lại những chứng tích, những suy nghiệm về các tội ác của Ngô Đình Diệm trong lần trở mình hùng tráng của dân tộc và Phật giáo tại Việt Nam.Với những biện pháp hành chính quỷ quyệt, những thủ đoạn tàn ác và các chủ trương văn hóa nham hiểm. Trong 9 năm trời chế độ Diệm đã tìm mọi phương cách tiêu diệt dần dần mọi lực lượng và ảnh hưởng PGVN theo kề hoạch “tằm ăn dâu”. Đến những năm 1962, 1963 chế độ Diệm lại có thêm chương trình ấp chiến lược mà họ tin tưởng có thể sẽ chiến thắng công sản, lại vừa có thể Công Giáo hóa toàn dân nông thôn. Chiếm được nông thôn là chiếm được địa bàn căn bản và lâu đời nhất của PGVN. Họ sẽ bao vây Phật giáo, cô lập Phật giáo ở các vùng nông thôn, các đô thị và như vậy Phật giáo như cá trong ao hồ cạn, không còn nước nữa để bơi lội vẫy vùng.Nếu anh em Ngô Đình Diệm kiên nhẫn dùng kế hoạch trên thì có lẽ biến cố Phật giáo năm 1963 đã chưa xảy ra vì một lý do rất dễ hiểu dù nổi thống khổ của Phật tử đã cùng cực nhưng Phật tử đã cắn răng chịu đựng. Nhưng “mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”. Nhà Ngô đã đi ngược lòng dân và đi ngược ý trời nên mới lấy quyết định cấm treo cờ Phật giáo nhân ngày lễ Phật Đản, một quyết định bàn đầu nhà Ngô tưởng là không mang lại hiệu quẩ đáng kể nhưng thật sự lại đưa chế độ Diệm vào đường cùng…”. (Trích “ Tâm Sự Tướng Lưu Vong” của tác giả Hoàng Linh - Đỗ Mậu - tức Tướng Đỗ Mậu (1917 – 2002 ), NXB Công An Nhân Dân 1995.

co phat giao (1)co phat giao (2)


ĐẾN NỖI NIỀM TREO CỜ PHẬT GIÁO HÔM NAY

Từ chuyện lá cờ PG 60 năm trước, cho đến tận hôm nay, lá cờ PG với người con Phật chúng ta luôn có ý nghĩa quan trọng, vượt rất xa quan niệm thông thường. Ở đây là chuyện những lá cờ PG trong Pháp nạn 63, trong chiến tranh lọan lạc và trong bình an no ấm. Với người viết, từ độ tuổi Oanh Vũ hồn nhiên cho đến khi trưởng thành, làm huynh trưởng, nhất là khi được biệt phái sang Học Sinh Phật Tử để phát triển đoàn thể này, lá cờ ngũ sắc tuyệt đẹp ây luôn được tôi gắn bên ngực áo một cách hảnh tiến. Từ hơn mười năm trở lại đây, mỗi mùa Phật Đản tôi thường vận động mọi người chung quanh và gia đình bản thân, nên treo một lá cở PG để tỏ rõ niềm kính tin Phật pháp và tưởng nhớ công đức của chư Phật, chư Tổ cùng bao người đi trước. Nhiều bài viết được thực hiện trong việc cổ súy này. Một cá nhân dù có cố gắng bao nhiêu thì kết quả cũng chỉ hạn chế theo tầm ảnh hưởng của cá nhân. Vì vậy tôi luôn lắng nghe và tìm xem các chùa, các Thầy có khuyên Phật tử mình về nhà nên treo một lá cờ PG nhân mùa Phật đản hay không, thú thật lòng rất buồn so với mong đợi. Rồi lắng nghe các giảng sư, các đạo tràng đông đảo, nhất là những nơi quy tụ được giới trẻ, nhưng cũng rất hiếm


co phat giao (4)
(Ảnh: Cờ PG trong bình yên)




Nơi tôi ở hiện nay là giữa lòng chẳng những một mà hai giáo xứ lâu đời, việc mỗi năm vận động và treo những dãy cờ ở vài khúc đường chung quanh, cũng như biếu những lá cờ cho các hộ tư gia treo, là một việc là hết sức khó khăn và có phần mạo hiểm với cá nhân chúng tôi. Không xa hai khu giáo xứ này có một ngôi chùa. Ngôi chùa nay tuy không bề thế và cũng chưa hẳn là nơi quy tụ đông nhất các Phật tử thường xuyên đến lễ bái nhưng cũng là điểm đáng lưu ý vì là nơi gần hai giáo xứ kia. Mùa Phật Đản 5 năm trước, ngôi chùa này tự dưng treo mỗi cột đèn một lá cờ PG, kéo dài hết cả một con đường, làm mình vui biết bao. Khi hỏi ra thì được biết số cờ cây để treo đó là do mấy bác tài xế có xe gởi ở chùa mỗi đêm, góp cúng dường. Chúng tôi thầm tính như vậy số cờ và cây ấy phải nhiều năm sau mới cũ hoặc không còn sử dụng được. Những tưởng từ đó về sau họ cũng sẽ tiếp tục như thế, bởi vì viễn cảnh rợp trời cờ PG đã hình thành trong trí tưởng tượng của mình, phía trong hai khu giáo xứ này có chúng tôi hợp thành, phía ngoài có cung đường ngôi chùa đó tạo thế liên hoàn tốt đẹp! Thế mà chỉ một lần duy nhất đó thôi, một năm guy nhất đó thôi, Phật Đản năm sau và cho đến hôm nay họ im bặt luôn!

Một hình ảnh khó hiểu khác có nên buồn cười chăng khi có ngôi chùa hào phóng mua tặng cờ đèn để gởi tặng (nhưng không phải cho Phật tử của mình) mà gởi lên tận rừng sâu đâu đâu nói rằng tặng các đồng bào dân tộc họ treo trong buông làng cho vui mùa Phật Đản! Hỏi vì sao thì họ trả lời những người dân tộc này khi thấy cờ hoa màu mè của PG họ rất thích, nên trước tiên tận dụng cái sở thích đó để tạo không khí hân hoan, hồ hởi nơi núi rừng ( !) kính mừng Phật Đản! Họ muốn “chơi đẹp” để thể hiện trí tưởng tượng “hoằng pháp không biên độ” cho thỏa mãn sở thích cá nhân hơn là thiết thực kính mửng Phật Đản thật sự?

Như đã nói, lá cờ PG với mình ngoài ý nghĩa thiêng liêng còn có hình ảnh công lao của bao tiền nhân đi trước, đặc biệt từ sự kiện Pháp nạn 60 năm trước. Do vậy trong những lần làm công việc chuyên môn, vô tình bắt gặp những lá cờ PG, dù có thoáng qua, tôi cũng cố gắng ghi lại để trước hết tự cõi lòng mình ngưỡng mộ và sau nữa để lưu giữ lại hình ảnh làm bạn đồng hành, an ủi trên lộ trình vận động treo cờ PG hằng năm. Một những lần đó, khi xem các đoạn phim thời sự về chiến tranh, thấy đó đây những lá cờ PG cô đơn , tơi tả bay trong lửa đàn chiến tranh khi chiến sự tràn vào thành phố, thị tứ, xóm làng. Xem những hình ảnh đó lòng dâng lên niềm xúc động khôn tả, một góc nơi trái tim thấy nhói đau vì tự nghĩ: Trong lúc hoạn nạn, khó khăn, hay giữa lúc chiến tranh khói lửa mà vẫn có người treo được lá cờ PG ấy tung bay trong vô vàn chướng duyên được như vậy, thì ngày nay, giữa lúc bình yên, điều kiện đầy đủ thuận duyên mà mình không hoặc chưa treo được một là cờ PG như vậy trước tư gia để chào mừng ngày Đản Sanh, và ngày lễ Vesak của LHQ thì còn thiếu sót nào hơn? (Ảnh: Những lá cờ PG trong chiến tranh, loạn lạc) 


co phat giao (5)co phat giao (6)co phat giao (7)


Một đơn cử xin được nói đến là ở nước Hoa Kỳ xa xôi kia, trước căn nhà của cố GS Trần Chung Ngọc ( 1931 – 2014) đã hãnh diện treo lá cờ Phật giáo như để khằng định lý tưởng và lòng ngưỡng mộ đối với chân lý Phật Giáo. Là một vị GS từng giảng dạy môn sử học ở các trường Đại Học Hoa Kỳ, một nhà nghiên cứu kỳ cựu, và cũng từng là một nhà khoa học có thời gian công tác trong ngành khoa học trên đất nước này. Hình ảnh luôn là điểm sáng, làm gương soi cho chúng ta ngưỡng mộ (Ảnh: Nhà cố GS Trần Chung Ngọc treo cở PG ) 


co phat giao (8)

Một điểm sáng được thắp lên khiến những người con Phật quan tâm rất vui và hài lòng giữa rất nhiều nơi chỉ lo thủ phận và vun quén cho ngôi chùa mình. Đó là việc Tu Viện Tường Vân ( Huyện Bình Chánh) do Thượng Tọa Thích Phước Tiến làm viện chủ, đã ra tâm thư kêu gọi Phật tử khắp nơi ( không chỉ riêng ở ngôi chùa mình ) treo cờ, băng ron nhân mùa Phật Đản PL 2561 – 2017. Tâm thư mang ý nghĩa tích cực này còn được nhắc lại những mùa Phật Đản tiếp theo sau đó. Việc làm ít thấy các nơi khác thực hiện, vì vậy mọi người thêm ngưỡng mộ tinh thần Phật Đản tuyệt vời của chư Tăng Tu Viện Tường Vân, và hôm nay, trong bài viết hôm nay tác giả xin được nhắc lại để tỏ lòng ngưỡng mộ sâu xa này. Được biết thêm, ngoài tâm Thư tích cực đó, Tu Viện tường vân còn thực hiện một Clip chào cờ Phật giáo với kỷ thuật khá hay, giử lá cờ luôn tung bay no tron màn hình và dòng nhạc tuy vẵn là điện tử nhưng vừa vặn với nghi thức chào cờ đúng cách, tạo nên cảm xúc tuyệt vời khi xem. Và Clip được đưa lên You Tube để được lan tỏa rộng rải. Đúng là những việc làm hữu ích, cần thiết cho nền tảng phát triển văn hóa Phật giáo.

Chuyện về lá cờ PG tuy nghe qua những tưởng đó chỉ là biểu tượng đơn thuần, nhưng với anh em chúng tôi đó là câu chuyện dài nhiều tập mà nhiều năm qua, mỗi một mùa Phật Đản đến rồi đi thường được luôn nhắc nhớ và mở ra thêm nhiều suy tư chưa dứt. Đó đây vẫn có nhiều việc làm tích cực nhằm đứa lá cờ PG đến được với công chúng mỗi khi Phật Đản về, ai cũng mang tâm nguyện thiết tha và rất thiêng liêng ấy gởi vào việc làm của mình nhưng rất đáng tiếc là những việc làm tích cực ấy không được thường xuyên, liên tục, phần lớn dựa vào chỉ tiêu và được đóng khung trước trong bảng đúc kết thành tích tổng kết, bỏ lại sau lưng những mùa Phật Đản rời rạc, xơ xác vài ba lá cờ PG cô đơn bay trong sự cố gắng quá sức của một vài cá nhân mòn mõi!


Viết trong mùa Phật Đản 2647-2567
Dương Kinh Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2022(Xem: 3202)
Lần đầu tiên tôi được cảm giác "Hòa bình"*, như một câu khẩu hiệu nhóm nhạc, trở lại vào sau giữa thế kỷ 20 thập niên 1950 từ các nhạc sĩ be-bop trong làng nhạc jazz khu vực Toronto, Canada, những người đã quen với việc giao tiếp bằng biệt ngữ Tiểu văn hóa (Hipster) và được mã hóa. "Hòa bình" biểu thị việc cố gắng không trở nên nổi khùng trong thế giới điên cuồng thát loạn, tàn nhẫn, bất cần. Chúng tôi đang tổn thương tâm lý và chúng tôi cần được an ủi.
30/12/2021(Xem: 3925)
Cư sĩ Salim Wijaya và Cư sĩ Julie Suwanto, những Phật tử Indonesia tài năng đang làm việc tại Công ty Signa Philippines, đã chính thức làm lễ Hằng thuận (kết hôn) tại Phật Quang Sơn Vạn Niên Tự, 656 Ocampo St, Malate, Manila, 1004 Metro Manila, Philippines vào ngày 23 tháng 12 vừa qua. Hai họ đã thành tâm cung thỉnh trụ trì Vạn Niên Tự Pháp sư Diệu Tịnh chứng minh hôn lễ, chúc phúc cát tường.
30/12/2021(Xem: 3111)
Kỷ niệm 120 năm (818-2018) ngày Quốc sư Minh Tịch Đạo Nghĩa (명적도의국사가, 明寂道義國師, 783-821) người đặt nền móng và sáng lập Thiền phái Tào Khê tại bán đảo Đông Bắc Á này, người đầu tiên dẫn mạch nguồn Thiền pháp Tào Khê từ Trung Hoa sang Hàn Quốc.
30/12/2021(Xem: 3087)
Tại Kampong Cham, cách sông Mekong không xa, một tỉnh phía đông của Campuchia, ngôi già lam cổ tự Phum Thmei Serey Mongkol, nơi trưu trữ hầu như đầy đủ nhất trong cả Vương quốc Phật giáo này bởi các văn bản Thánh điển Phật giáo được viết trên lá bối.
26/12/2021(Xem: 2270)
Liên hợp Quốc tế Phật Quang Sơn Đài Loan-Malaysia chính thức thành lập vào ngày 19 tháng 12 vừa qua, đoàn đội lãnh đạo đã được bầu chọn cho nhiệm kỳ từ năm 2022-2024. Còn một chặng đường dài để lãnh đạo Liên hợp Quốc tế Phật Quang Sơn Đài Loan-Malaysia và tiến về phía trước cùng đồng nhịp phát triển với Hiệp hội Phật Quang Sơn Malaysia.
22/12/2021(Xem: 3853)
Hindustan Times khẳng định, Đoàn nhà khảo cổ học người Ý và các nhà khai quật Pakistan đã khai quật ngôi già lam cổ tự 2.300 tuổi tọa lạc tại Quận Swat, Thung lũng Swat, vùng địa lý tự nhiên bao quanh sông Swat. Thung lũng là trung tâm chính của Ấn Độ giáo và Phật giáo thời kỳ đầu dưới vương quốc Phật giáo Gandhāra cổ đại, vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan và là trung tâm chính của Phật giáo Gandhāra, với các quần thể Phật giáo tồn tại trong thung lũng cho đến thế kỷ thứ 10, sau đó khu vực này phần lớn trở thành người Hồi giáo.
22/12/2021(Xem: 2311)
Trãi qua sáu năm liên tiếp, Đại học Phật giáo Nam Hoa (NHU) vẫn trong top 100 trường Đại học "Xanh" nhất thế giới! Đêm 14 tháng 12 vừa qua, Tổ chức xếp hạng Đại học phát triển bền vững thế giới (UI Greenmetric World University Ranking‎) đại diện hơn 20 quốc gia thế giới có Văn phòng đặt tại Indonesia đã công bố Bảng xếp hạng Đại học Thế giới GreenMetric năm 2021 (GreenMetric World University Ranking), Đại học Phật giáo Nam Hoa đứng vị trí 64 toàn cầu và đứng hàng thứ 6 toàn quốc, theo bảng xếp hạng toàn cầu có cải thiện 32 bậc so với năm ngoái.
22/12/2021(Xem: 2921)
Vào tháng tới, Bảo tàng Brooklyn đã lên kế hoạch cho ra mắt một bộ sưu tập mới, dành cho Nghệ thuật Phật giáo với nhiều đồ vật chưa từng thấy. Bảo tàng Brooklyn là một bảo tàng nghệ thuật nằm tại thành phố New York, quận Brooklyn, Hoa Kỳ. Với chủ đề "Nghệ thuật Phật giáo", sắp tới phòng trưng bày là một phần của Bảo tàng trụ sở tại New York, Hoa Kỳ, mối quan tâm mới đối với nghệ thuật từ các nền văn hóa phương Đông và Hồi giáo. Phòng trưng bày mới sẽ mở cửa đón khách tham quan vào ngày 21 tháng 1 năm 2022. Nơi trưng bày có 70 đồ vật từ 14 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Thái Lan. Một số đồ vật có tuổi đời từ thế kỷ thứ 2 sau kỷ nguyên Tây lịch, trong khi những đồ vật khác hầu như không có tuổi đời hai thập kỷ.
19/12/2021(Xem: 1964)
Vào ngày 14 tháng 12 vừa qua, Lớp học trực tuyến của Học viện Đông Thiền Phật Quang sơn, Phật giáo Indonesia, 100 sinh viên đã tốt nghiệp 10 khóa học sau ba năm học Phật pháp. Chư vị khách mời tham dự lễ Bế giảng Tốt nghiệp có sự hiện diện của Pháp sư Giác Thành, trụ trì tổng Giáo khu Phật Quang sơn Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia, Pháp sư Tuệ Chiêu Viện trưởng Tùng lâm Học viện Phật Quang sơn, Pháp sư Học Hóa, Cố vấn ban ngôn ngữ Phật giáo hệ Indonesia, Pháp sư Như Âm, Vụ trưởng Khoa nam Tùng lâm Học viện Phật Quang sơn, Pháp sư Diệu Mục, Trụ trì Phật Quang sơn Singapore; và gần 50 người khác đã tham gia buổi lễ trực tuyến.
19/12/2021(Xem: 3746)
"84000: Diễn dịch kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật", một sáng kiến phi lợi nhuận toàn cầu và chia sẻ Tam tạng Thánh điển Phật giáo Tây Tạng do Ngài Lạt Ma, tác giả và nhà làm phim nổi tiếng, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Bhutan sáng lập, Tôn giả Dzongsar Jamyang Khyentse đã công bố danh mục hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới bản dịch sang Anh ngữ "Đại tạng Tengyur" (tức danh mục các tác phẩm Phật giáo được lưu truyền từ truyền thống Phật giáo Nalanda Ấn-độ hay một số khác có nguồn gốc từ Phật giáo Tây Tạng); Các bản dịch Luận bằng tiếng Tây Tạng được sưu tầm bởi các bậc Đạo sư Phật giáo vĩ đại của Ấn Độ, giải thích và biên tập kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật qua nhiều thể loại văn học nghệ thuật khác nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567