Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại học Harvard thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh

03/05/202318:46(Xem: 4253)
Đại học Harvard thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh

Sư cô Chân Không (ngồi) tham dự các sự kiện chào mừng việc ra mắt Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh tại Đại học Harvard


Trường Sức khỏe Cộng đồng T.H. Chan thuộc Đại học Harvard hôm 26/4 vừa thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh với một hội nghị chuyên đề có sự tham gia của các thiền sư và học giả trên khắp thế giới, trong đó có các đại đệ tử của cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Sứ mạng của trung tâm này là ‘giúp cho con người trên khắp thế giới sống có mục đích, sống thanh thản, sống yêu đời thông qua thực hành chánh niệm’; thực hiện các phương cách thực chứng để cải thiện sức khỏe và sự an lạc thông qua chánh niệm và giáo dục công chúng về chánh niệm, thông cáo báo chí của Đại học Harvard cho biết.

Số tiền tài trợ để mở Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh này là 25 triệu đô la Mỹ do một mạnh thường quân ẩn danh hiến tặng – một trong những khoản hiến tặng đơn lẻ lớn nhất từ trước đến nay cho trường đại học danh giá này.

Cải thiện sức khỏe và sự an lạc

“Chánh niệm là cách thực hành an trú hoàn toàn trong từng khoảnh khắc. Đó là phương châm sống Phật giáo có từ xa xưa dạy chúng ta an trú ở đây và vào lúc này – ý thức những gì đang diễn ra trong thân tâm và xung quanh chúng ta trong mỗi khoảnh khắc mà không phán xét. Phương pháp này có thể được áp dụng để giảm căng thẳng, tăng cường nhận thức bản thân và nuôi dưỡng cảm giác tiếp nhận cũng như sự an lạc,” thông cáo báo chí giải thích.

Tuy nhiên, ‘lĩnh vực chánh niệm còn tương đối mới và các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Thích Nhất Hạnh nhận thấy cần có thêm các công cụ khoa học để đánh giá tác động của can thiệp chánh niệm đối với sức khỏe và sự an lạc’, thông cáo báo chí viết.

Trong thư ngỏ gửi cho các giáo sư và sinh viên Trường Sức khỏe Cộng đồng T.H. Chan, Giáo sư Michelle A. Williams, viện trưởng nhà trường, cho biết các khoa kết nối với Trung tâm Thích Nhất Hạnh ‘sẽ theo đuổi các nghiên cứu nghiêm cẩn để tìm ra các cách tiếp cận hứa hẹn nhất nhằm cải thiện sức khỏe và sự an lạc bằng con đường chánh niệm’.

“Tôi muốn mọi người chú ý đến ý nghĩa của việc đặt trung tâm chánh niệm này trong trường Sức khỏe Cộng đồng. Sứ mạng của chúng tôi ở đây là thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe của mọi người trên khắp thế giới. Chúng tôi hoạt động ở quy mô đại chúng, chúng tôi hướng đến tiếp cận và nâng đẩy toàn bộ cộng đồng. Trung tâm Chánh niệm này sẽ hoạt động theo tinh thần đó. Và như vậy, nó sẽ tôn vinh di sản của vị thiền sư phi thường mà trung tâm này được mang tên,” Giáo sư Williams viết.

Thông cáo báo chí cho biết trung tâm chánh niệm này được đặt tên Thích Nhất Hạnh nhằm tôn vinh vị thiền sư, nhà lãnh đạo tinh thần toàn cầu, học giả và nhà hoạt động hòa bình ‘được tôn kính trên khắp thế giới’ cho những bài giảng của ông về chánh niệm, đạo đức và hòa bình’.

“Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Thích Nhất Hạnh đã đi khắp nơi một cách không mệt mỏi để truyền bá các nguyên tắc bất bạo động, lòng trắc ẩn và tình đoàn kết,” thông cáo báo chí viết.

“Trên quê hương của ông, ông đã hiện thực hóa các nguyên tắc này bằng cách thành lập một tổ chức cứu trợ hoàn toàn tình nguyện có tên gọi là Trung tâm Thanh niên Phụng sự Xã hội. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dành cả đời phấn đấu cho hòa bình và công bằng xã hội, đào tạo thế hệ tương lai những tu sỹ Phật giáo dấn thân và xây dựng các cộng đồng lành mạnh về sống trong chánh niệm.”

Hội nghị chuyên đề

Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh được đặt trong Khoa Dinh dưỡng của Trường Sức khỏe Cộng đồng, Đại học Harvard, và sẽ được Walter Willett, Giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học, lãnh đạo.

Giáo sư Lilian Cheung, giám đốc nghiên cứu và thực hành chánh niệm tại Khoa Dinh dưỡng, đã gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào năm 1997 tại một khóa tu chánh niệm và sau đó bà đã cùng viết chung với thiền sư một cuốn sách có tựa đề: ‘Hương vị: Ăn uống chánh niệm, Sống chánh niệm’.

“Trong những năm qua, tôi trở nên rất quan tâm đến việc tìm hiểu làm sao áp dụng thực hành chánh niệm vào khoa y, vốn tìm cách ngăn ngừa bệnh tật và thúc đẩy an lạc ở quy mô đại chúng. Đó chính là điều mà Trung tâm sẽ làm,” Giáo sư Cheung được Thông cáo báo chí dẫn lời cho biết.

Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh ra mắt với một hội nghị chuyên đề kéo dài một ngày vào ngày 26/4 với sự tham gia của các học giả, các nhà thực hành chánh niệm hàng đầu và các thiền sư thực tập dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến từ các trung tâm Làng Mai ở châu Âu và Mỹ, thư ngỏ của Giáo sư Williams cho biết, nhằm chia sẻ những nghiên cứu mũi nhọn, hoạch định các nghiên cứu trong tương lai và lan tỏa năng lượng cho nhau.

Trước đó, vào tối ngày 25/4, Câu lạc bộ các Giáo sư Harvard đã tổ chức một bữa tối riêng tư để chào mừng sự ra mắt của Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh với sự tham gia của Chủ tịch Đại học Harvard Lawrence Bacow, các đại đệ tử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh như Sư cô Chân Không và Thiền sư Thích Chân Pháp Ấn, Giám đốc Viện Phật học Ứng dụng châu Âu, cùng các giáo sư và ban giảng huấn trường Sức khỏe Cộng đồng T.H. Chan.

Cho đến đầu năm 2023 đã có gần 25.000 công trình nghiên cứu về chánh niệm trong các ấn bản được xem xét đồng đẳng bao trùm nhiều lĩnh vực đa dạng, theo Trường Sức khỏe Cộng đồngT.H. Chan, và các công trình nghiên cứu về chánh niệm do Viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ tài trợ đã tăng từ 2 trong năm 2018 lên đến 327 công trình trong năm 2022.

Các nghiên cứu khoa học này đã đưa ra bằng chứng cho thấy thực hành chánh niệm có thể giúp nâng cao sức khỏe con người. Quan trọng hơn, chúng cho thấy thực hành chánh niệm còn có thể tác động tích cực đến các mục tiêu giáo dục, hệ thống tư pháp, cấu trúc kinh tế-xã hội và môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu về chánh niệm chỉ mới tập trung vào tâm lý học, khoa học thần kinh, giáo dục… mà ít tập trung vào lĩnh vực y tế.


Source: VOA Tiếng Việt
https://www.voatiengviet.com/a/dai-hoc-harvard-thanh-lap-trung-tam-chanh-niem-thich-nhat-hanh/7070376.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/02/2022(Xem: 5281)
Ông Holland Kotter, đồng trưởng ban phê bình nghệ thuật trên tờ New York Times, đã đưa ra một đánh giá tuyệt vời về cuộc triển lãm. Trong đó, Holland Kotter kể lại chuyến đi đến Nhật Bản vào năm 1983, nơi lần đầu tiên ông trải nghiệm khi tương tác với các Phật tử đang làm việc được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo: "Khi tôi gặp một pho tượng Phật Đương lai Hạ sinh Di Lặc được tạc bằng gỗ tuyệt xảo từ thế kỷ thứ 9, một du khách đến thăm tôi đã nhanh chóng vỗ tay hai lần, một điều gì đó (tôi sẽ tìm hiểu) mà những du khách đến các ngôi tự viện Phật giáo để tôn vinh vị Phật hay vi Bồ tát nào đó". (New York Times)
08/02/2022(Xem: 5345)
Tại làng baho swabi, quận Swabi, nay là Khyber Pakhtunkhwa, các nhà khảo cổ và Bảo tàng KP đã phát hiện một Bảo tháp Phật giáo 1800 tuổi, các di vật và đồ tạo tác. Theo Daily Pakistan, đã được phát hiện hơn 400 cổ vật và Bảo tháp Phật giáo có niên đại 1800 năm.
05/02/2022(Xem: 3967)
Vào ngày 19 tháng 1 vừa qua, Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka đã trao giấy Quyết định bổ nhiệm Thượng tọa Dhammakitti, vị tăng sĩ Phật giáo sinh ra tại Sri Lanka, có quốc tịch Hàn Quốc làm Tổng quan Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Sri Lanka bổ nhiệm một vị tăng sĩ Phật giáo làm kênh giao lưu với Đại Hàn Dân Quốc ở cấp quốc gia và trao quyền Tổng quan Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka. Việc bổ nhiệm Thượng tọa Dhammakitti với trách nhiệm nêu trên có ý nghĩa quan trọng bởi Chính phủ Sri Lanka đã chứng nhận vị tăng sĩ này đã đóng góp vào việc giao lưu quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia Phật giáo Hàn Quốc-Sri Lanka như một kênh liên lạc chính thức.
16/01/2022(Xem: 6098)
Dịch bệnh hoành hành, Tình người bất diệt. Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, nhân dịp kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo, vào ngày 9 tháng 1 năm 2022, để kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với công công chúng, Trung tâm Thiền Tịnh Phật Quang Sơn Di Bảo, Malaysia đã chuẩn bị cung cấp 1500 hộp cháo Lạp Bát chia sẻ với họ. Để có thể phát cháo Lạp Bát đến tận tay công chúng khi còn nóng, các tình nguyện viên đã chuẩn bị nguyên liệu từ ngày hôm trước, cho cháo Lạp Bát đã nấu vào hộp và phân phát cho các thành viên của các thành viên Phật Quang Sơn, tòa soạn báo, những tín đồ lân lân cận và công chúng.
14/01/2022(Xem: 3132)
Viện Chiêm nghiệm Khoa học Phật giáo Nālandā Hoa Kỳ, một cộng đồng phi lợi nhuận, do Học giả Phật học uyên thâm, Giáo sư Tiến sĩ Joe Loizzo sáng lập, nhằm truyền tải những truyền thống về khoa học, chiêm nghiệm vào những truyền thống văn hóa đương đại và cách sống, hướng đến mục tiêu của một tương lai tươi sáng bền vững.
14/01/2022(Xem: 3007)
Thiền phái Tào Khê, một tông phái Phật giáo ảnh hưởng lớn nhất Hàn Quốc, đã nỗ lực hết mình để lên án Chính quyền Công giáo Roma tín đồ Thiên ChúaMoon Jae-in (문재인; 文在寅; Văn Tại Dần) Tổng thống Hàn Quốc "thiên vị tôn giáo", chư tôn tịnh đức tăng già và Phật tử từ khắp nơi trên đất nước Hàn Quốc, cam kết sẽ tổ chức một cuộc mít tinh xuất phát từ Tổ đình Tào Khê Tự, trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, Gyeonji-dong, Jongno-gu, trung tâm thủ đô Seoul vào ngày 21 tháng 1 tới, lần đầu tiên sau 14 năm nhằm để xóa bỏ thành kiến, thiên vị tôn giáo và bảo vệ nền độc lập của Phật giáo Hàn Quốc.
14/01/2022(Xem: 6335)
Năm 1999, lần đầu tiên khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh của các cây bút nổi tiếng trên thế giới, một trong số ít những vị lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất thế giới đến viếng thăm Trung Quốc, Ngài đã mang theo cuốn sách bản dịch tiếng Trung "Đường xưa Mây trắng" (故道白雲, Old Path White Clouds): Bước chân của Đức Phật như một món quà cho các Phật tử và thân hữu bạn bè của Ngài trong đó, sử dụng từ các nguồn cổ bằng tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Hán, nội dung cuốn sách này trình bày nhưng câu chuyện cuộc đời và những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật lịch sử, Siddhartha Gautama. Bản dịch tiếng Trung của tác phẩm "故道白雲" (Đường xưa Mây trắng) của nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi (何蕙儀), được công nhận là trung thực với bản gốc cả về ý nghĩa và phong cách, đã được tái bản rộng rãi ở Trung Hoa đại lục, Hồng Kông và Đài Loan.
14/01/2022(Xem: 3041)
Ngoại giao tôn giáo có thể là một chiến thuật chính sách đối ngoại phức tạp của Đại Cung điện Kremlin, nhưng nó sẽ không bao giờ vượt qua các nhu cầu chính sách đối ngoại cơ bản của Nga.
14/01/2022(Xem: 4236)
Mạng lưới quốc tế Phật giáo Nhập thế “Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, 和平團契, BPF), trụ sở hiện nay tại thành phố Oakland, tiểu bang California, Hoa Kỳ, là tổ chức phi lợi nhuận dành riêng cho phật tử tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi xã hội tiến bộ. Các tổ chức phi lợi nhuận BPF là chi nhánh quốc tế của “The Fellowship of Reconciliation” (FoR or FOR) với phương châm hoạt động hướng tới hòa bình toàn cầu, giúp đỡ người dân gặp khó khăn tại các quốc gia như Myanmar, Bangladesh, Tây Tạng và Việt Nam.
14/01/2022(Xem: 4774)
Thầy Claude Anshin Thomas sinh năm 1947, gốc người Mỹ, Thiền giả, diễn giả, học giả về Công lý & Hòa bình, Giáo thụ Thiền học, nhà văn quốc tế, chiến sĩ hòa bình ủng hộ bất bạo động. Đến tuổi thanh xuân, Thầy từng là một cựu chiến binh Hoa Kỳ tham gia chiến tranh chống Cộng sản tại chiến trường Việt Nam. Khi về quê nhà Hoa Kỳ, sau những lần bệ kiến Thiền sư Thích Nhất Hạnh và kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với Thiền sư Cư sĩ Bernie Glassman (1939-2018), vị Thiền giả, một nhà tiên phong nổi tiếng thế giới trong phong trào Thiền Phật giáo Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo tinh thần, tác giả, nhà xuất bản, một nhà tiên phong trong Doanh nghiệp Xã hội Phật giáo bền vững; Thầy Claude Anshin Thomas đã nhận thức được ý nghĩa là hòa bình bất bạo động, biến súng đạn thành chất liệu Từ bi để hóa giải hận thù và năm 1995 Thầy xuất gia theo thiền phái Tào Động Phật giáo Nhật Bản, trở thành vị thiền giả nổi tiếng. Thầy truyền đạt giáo lý Thiền đạo Phật theo cách thức phi tôn giáo, trực tiếp và đúc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]