Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giá trị Nghệ thuật trong Thời đại Kỹ thật số

29/03/202306:33(Xem: 917)
Giá trị Nghệ thuật trong Thời đại Kỹ thật số

Giá trị Nghệ thuật trong Thời đại Kỹ thật số

 (The Value of Art in a Digital Age)

 

Cú nhấp chuột không chỉ “xoáy” vào cuộn giấy trên màn hình máy tính mà còn “khuấy động” tâm tư người điều khiển nó. Vì vậy, cố gắng sống chân thực và không chịu khuất phục trước vô số trải nghiệm vô nghĩa đã trở thành sự phấn đấu hằng ngày của tất cả chúng ta. Ở đây, vị Tổ sư sáng lập Thiền phái Won - Phật giáo Hàn Quốc là Đại Tông sư đạo hiệu Thiểu Thái San, tục danh Phác Trọng Bân (1891-1943) đã thấy trước mặt trái của sự tiến bộ nền văn minh khoa học chính là khả năng làm nô lệ hóa tâm trí con người. Do đó, phương châm sáng lập của Thiền phái Won - Phật giáo Hàn Quốc nhắm thẳng vào vấn đề:

 

“Khi thời đại văn hóa tinh thần và văn minh vật chất song hành với nhau thì chúng ta mới có thể thành tựu được một thế giới hòa bình, an lạc hạnh phúc”.

 

“Khắp nơi đều có hình ảnh Đức Phật, mỗi sự kiện đều cúng dường chư Phật”.

 

Sự quan tâm của chúng ta, quan trọng nhất là cần sự bảo toàn, sự chăm sóc, sự bảo trợ cho nguồn nhân lực. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, thế giới kỹ thuật số làm hạn chế sự tập trung của ý thức chúng ta, khiến chúng ta bị cuốn hút theo những phiền nhiễu bên ngoài. Tuy nhiên, sự thận trọng này không làm giảm thời gian của chúng ta trước màn hình máy tính khi kiểm tra email, việc làm của ngành Hoạch định/Dự án, tham gia các cuộc họp zoom và đọc tin tức trên web. Vâng, năng suất làm việc đã tăng lên nhưng cuối  cùng tâm trí cũng đã bị hạn chế và sự phản kháng.

 

Tại thời điểm này, giống như mọi người, tâm trí tôi bắt đầu tìm kiếm sự an lạc, giải thoát và cuối cùng là tìm đến nghệ thuật. Khi tôi đến thưởng lãm một phòng trưng bày, thỉnh thoảng tôi bắt gặp một bức tranh đẹp mà tôi có cảm giác như mình đã từng dạo bước chân an lạc hạnh phúc nơi chốn thiền môn thanh tịnh linh thiêng. Nghệ thuật bố cục thời gian và không gian đã giúp tôi tiếp cận môi trường xung quanh một cách kiên nhẫn và khiêm tốn. Thuở ấu thơ, tôi đã ngồi trước bức tranh nghệ thuật của hiền mẫu tôi và tự hỏi tại sao mẹ tôi lại họa vẽ hỗn hợp thêm các màu sắc đỏ và cam cho bầu trời? Lạ thật! Không phải chỉ một mảng trời xanh mây trắng thôi sao?

 

Trong khoảnh khắc bối rối, dòng nghệ thuật đã cuốn hút tôi vào một câu chuyện. Sự hấp dẫn ấy khiến tôi lạc vào thế giới của trí tưởng tượng và mê mẫn với nhiều sự thắc mắc tò mò hơn. Quả thật! Một tác phẩm nghệ thuật có khả năng làm phong phú thêm phạm vi cảm xúc của chúng ta. Nghe một bài hát mới hay ngâm nga một bài thơ, chúng ta như được mở ra một trải nghiệm mới. Khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc, sự đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của người khác và hớn hở vui mừng trước sự thành công của người khác hẳn chúng ta đều được nâng cao tính cách nghệ thuật kết nối với sự trải nghiệm phổ quát về những nỗi khổ niềm đau và sự an lạc thịnh đạt. Một cảm giác khó tả khi nhìn vào bức tranh có những đôi mắt hút hồn như thế này sẽ làm êm dịu hệ thần kinh và giải tỏa đi sự căng thẳng. Đây cũng là bài nghiên cứu khoa học làm cho phần thầm kín trong con người lộ ra và chạm đến những tình cảm đạo đức của chúng ta. Nếu bạn phỏng vấn bất kỳ người yêu mến nghệ thuật nào về cách hiểu một tác phẩm nghệ thuật tranh ảnh chắc chắn bạn sẽ được khuyên nên dành thời gian quý báu cho nó.

 

Chúng tôi buộc phải dành một sự quan tâm đặc biệt đến những nét mỹ hảo. Bởi lẽ không phải lúc nào cũng dễ hiểu và có thể đòi hỏi nỗ lực từ phía chúng ta. Vâng! Bạn có thể bị mê hoặc bởi những chân dung thiếu nữ của Modligliani, với chiếc áo cổ dài như thiên nga, và nó có thể khiến bạn giựt mình buộc phải dừng lại, mở lòng ra như một đứa trẻ rồi cung kính đón nhận tác phẩm với sự tò mò trong tâm thế “tôi chả biết” (I don’t know).

 

Đại Tông sư Thường San Phác Tướng Thực (상산 박장식대종사, 1911 -2011) đã viết trong tác phẩm 우리의 바램은 평화 (Tất cả chúng ta đều hy vọng hòa bình) rằng  “Phát triển nghệ thuật như một phương tiện để tiếp cận người khác, cũng cấp bách như ‘việc tu chỉnh giáo lý cho phù hợp với thời đại’. Con người là sinh vật lý trí cũng như tình cảm. Vì thế, không thể bỏ qua khía cạnh tình cảm.” (158–59) Chỉ một câu này thôi đã khiến tôi tò mò tìm hiểu các vị giáo thụ sư mà tôi diện kiến vốn hiếm khi thảo luận về ý nghĩa của nghệ thuật. Càng suy ngẫm về lời nói của các Ngài ấy, tôi càng nhận ra sự thật to lớn trong những gì các Ngài ấy nói về nghệ thuật có ảnh hưởng đến chúng ta ở một mức độ sâu sắc. Nghệ thuật có thể kích thích khả năng đồng cảm nội tại của chúng ta. Sự đồng cảm giúp chúng ta chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, khát vọng và nguyện ước của người khác. Nghệ sĩ không sản xuất nghệ thuật; đúng hơn là họ đã sinh ra nó.

 

Nghệ thuật cho phép chúng ta trải nghiệm thế giới qua nhãn quan của người khác, những người thường nhìn thẩm thấu hơn chúng ta. Một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất là bức họa thư pháp 일원상, Nhất Viên tướng” (hình ảnh một vòng tròn) của Đệ tam Tổ sư Phật giáo Won Đại San Kim Đại Cử (대산종사 김대거, 1914-1998). Sự cố gắng diễn ra dễ dàng và thoải mái, sự thanh thản hồn nhiên nhưng lại tỉnh táo. Nét vẽ họa tiết hướng chúng ta trải nghiệm qua sự đồng nhất thuần túy về nhân loại chung sống hài hòa với nhau trong đại gia đình trên hành tinh và bản chất thực sự. Tất nhiên bức bức họa thư pháp “일원상, Nhất Viên tướng” của của Đệ tam Tổ sư Phật giáo Won Đại San Kim Đại Cử lấy cảm hứng từ vị Tổ sư sáng lập Thiền phái Won-Phật giáo Hàn Quốc là Đại Tông sư đạo hiệu Thiểu Thái San dùng cây gậy vẽ trên mặt đất khi huấn thị của các đệ tử, “Đây là ngôi chùa nguyên thủy của vũ trụ bao la. Bên trong nó bao hàm, không có ngoại lệ, các nguyên tắc phức tạp vô hạn, kho báu vô tận và sự chuyển hóa sáng tạo vô hạn lượng.” (Giáo lý của Phật giáo Won, 333)


pg won

Hình 1: Ảnh kỹ thuật số theo phong cách tranh ấn tượng, tạo bởi Dall-E 2. Ảnh: openai.com
 
 
net ve-dai san kim
Hình 2: Bản thư pháp bút lông của Đệ tam Tổ sư Phật giáo Won Đại San Kim Đại Cử. Ảnh: Tác giả

 


Một trong những niềm vui và kỷ niệm lớn nhất của tôi là dạo bước thưởng lãm vòng quanh Phòng trưng bày nghệ thuật với mẹ tôi, bà cũng là một nghệ sĩ. Hiền mẫu kính quý của tôi từ từ di chuyển từ bức tranh này sang bức tranh khác, với sự tập trung và hoàn toàn bình yên. Sau đó, với đôi mắt long lanh cùng nụ cười hiền hòa của bà, lớp học nghệ thuật ngẫu hứng của bà bắt đầu về một họa sĩ hoặc thời đại hôị họa cụ thể. Chúng tôi ngồi trong một quán cà phê và tôi chợt nhớ ra rằng một trong những khía cạnh mạnh mẽ nhất của nghệ thuật là món quà kết nối giữa con người với nhau. Nghệ thuật là một trải nghiệm chung tạo chất xúc tác cho tình người chúng ta thêm gắn kết với nhau. Đây là một phương tiện hữu hiệu giúp chúng ta hiểu nhau và cảm thông cho nhau. Không có khoảng cách, tất cả chúng ta đều có thể quay quần bên nhau như những người thân trong gia đình cùng thưởng thức nghệ thuật âm nhạc trong sự im lặng mà vẫn cảm nhận được cảm giác cộng đồng. Nghệ thuật nhắc nhở chúng ta rằng, cuộc sống của chúng mình sẽ luôn luôn là một phần của điều gì đó lớn lao hơn bất kể điều gì hiện tại đang xảy ra.

 

Tác giả Grace Song

Việt dịch Thích Vân Phong

Nguồn (Buddhistdoor Global

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2023(Xem: 1257)
Trân trọng kính cung thỉnh chư vị Tăng Ni và kính mời quý đồng hương Phật Tử tham dự ngày Đại Lễ Phật Đản, Thành Đạo và Nhập Niết Bàn năm 2023. Ngày: Thứ Bảy 13 tháng 5, 2023. Địa điểm: 576 Victoria Parade East Melbourne. Góc đường Victoria Parade và đường Hoddle Street Catholic Leadership Center. Giờ: Có mặt lúc 9:45 am tại địa điểm. Có lễ sớt bát, cúng dường chư vị Tăng Ni , đi diễu hành qua phố phường tại Thành phố Melbourne cuối cùng rồi đến tòa Thị Sảnh ( Melbourne TownHall ) cùng nhau cử hành Đại Lễ. Lưu Ý: Phần cúng dường chư vị Tăng Ni do Phật tử chùa Quang Minh hỉ cúng. Phần lunch của Phật tử do chùa Từ Quang đảm trách Phần nước do ban tổ chức chịu trách nhiệm. Cách đi : Lấy xe lửa đến trạm North Richmond. Rồi lấy xe tram số 12, 109 hay Bus , 905, 906, 907 hoặc 302 tới góc đường Victoria Parade và Hoddle Street thì xuống. Diệu Thông thay mặt HT Thích Phước Tấn & Ban Tổ Chức
23/04/2023(Xem: 6022)
Thông Báo Thay Thư Mời tham dự Đại Lễ Phật Đản 2647 và Lễ Tưởng Niệm 60 Năm (1963-2023) Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu để Bảo Tồn Đạo Pháp
19/04/2023(Xem: 2479)
Trong khi các chính trị gia và nhà đầu tư trên khắp thế giới ca ngợi việc thực hành chánh niệm như một công cụ “trấn tỉnh” để giảm mức độ căng thẳng, tăng năng suất và duy trì sự tập trung, không coi trọng trí tuệ là ưu tiên hàng đầu mà là sản phẩm phụ phát sinh từ chánh niệm sâu sắc. Nhưng trí tuệ là một trong ba thành phần không thể thiếu của giáo lý nhà Phật, cùng với kỷ luật đạo đức và định tâm, để phát triển cá nhân và trau dồi tinh thần.
12/04/2023(Xem: 3725)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
10/04/2023(Xem: 1355)
Chenrezig Institute (Quan Âm Viện) hiện đang tiến hành dự án xây Chánh điện mới theo kiến trúc truyền thống Tây Tạng. Phật tử Việt Nam chúng con ở Brisbane cũng muốn phụ chùa một phần công sức, nên chúng con kính mong quý Phật tử Việt Nam xa gần phát tâm phụ giúp, vì đề án này đã được trình lên Đức Đạt Lai Lạt Ma và Lama Zopa Rinpoche vào tháng 3 vừa qua, khi Thầy Trụ Trì, Geshe Phuntsok Tsultrim và các thành viên ban Trị Sự đã diện kiến hai Ngài ở Ấn Độ, và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban lực gia trì cho đề án. Lama Zopa Rinpoche cũng có đôi lời về đề án này.
04/04/2023(Xem: 2597)
96 học sinh tiểu học viếng Tu Viện Quảng Đức: ngày 8/3/2023, Sáu Thầy, Cô giáo cùng 96 học sinh lớp 4 thuộc Trường Tiểu Học Fawkner, đã viếng thăm và tìm hiểu giáo lý Đạo Phật; TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng đã tiếp phái đoàn, hướng dẫn ngồi thiền và giảng giải giáo lý cơ bản cho các em. Phần lớn các em là học sinh da trắng Úc theo đạo Thiên Chúa, đã tỏ ra rất thích thú khi nghe về giáo lý ăn chay, vô thường và sự tái sinh của người quá cố, có nghĩa là sau khi chết có thể trở lại làm người, có thể đọa lạc vào loài cầm thú hay rơi vào địa ngục, ngạ quỷ... Đây là những điều mới mẻ đối với các em. Hằng năm có nhiều trường tiểu học trong tiểu bang thường đưa các em đến Tu Viện Quảng Đức để tham quan, tìm hiểu về kiến trúc, văn hóa và giáo lý Đạo Phật, sau khi về lại trường, các học sinh sẽ viết 1 bài essay về buổi học ngoại khóa của mình, đây là 1 nét sinh hoạt đặc biệt của học đường tại Úc châu.
27/03/2023(Xem: 1079)
Ngày Giải phóng Quốc gia Triều Tiên, những thành phần Cơ đốc nhân cực đoan ngông cuồng đã gây ra hàng loạt các vụ phóng hỏa thiêu hủy, phá hoại, trong đó có nhiều di sản văn hóa cấp quốc gia đã bị phá nát trong khi cộng đồng Phật giáo đang kiên quyết phản ứng mạnh mẽ để kiềm chế và ngăn chặn các việc sai quấy này.
26/03/2023(Xem: 889)
Đế quốc Maurya là một thế lực hùng mạnh trên một diện tích rộng lớn vào thời Ấn Độ cổ đại, do vương triều Maurya cai trị từ năm 321 đến 185 trước TL, triều đại đầu tiên thống nhất miền bắc Ấn Độ, có liên hệ mật thiết với lịch sử Phật giáo. Đặc biệt, Đại đế Asoka thuộc thế hệ thứ ba vương triều Maurya do ông nội ông, Chandragupta, sáng lập. Hoàng đế Maurya Ashoka (trị vì từ năm 273 đến 232 trước TL), một trong những hoàng đế Ấn Độ kiệt xuất, Hoàng đế Maurya Ashoka toàn thắng trong một loạt các cuộc chinh phạt và đã cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore.
23/03/2023(Xem: 964)
Tiến sĩ Jeffery A. Martin, người sáng lập và Giám đốc Công nghệ số cộng đồng trong chuyển đổi số, một doanh nhân và nhà khoa học xã hội. Gần đây, ông đã tiếp cận với phóng viên báo Buddhadoor Global. Thảo luận của ông về cách thức như thế nào để chuyển đổi “tính ích kỷ” (selfish) trở nên hạnh phúc hơn đã trở thành một cuộc điều tra trên toàn thế giới về việc nâng cao hạnh phúc con người.
22/03/2023(Xem: 3459)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567