Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giá trị Nghệ thuật trong Thời đại Kỹ thật số

29/03/202306:33(Xem: 938)
Giá trị Nghệ thuật trong Thời đại Kỹ thật số

Giá trị Nghệ thuật trong Thời đại Kỹ thật số

 (The Value of Art in a Digital Age)

 

Cú nhấp chuột không chỉ “xoáy” vào cuộn giấy trên màn hình máy tính mà còn “khuấy động” tâm tư người điều khiển nó. Vì vậy, cố gắng sống chân thực và không chịu khuất phục trước vô số trải nghiệm vô nghĩa đã trở thành sự phấn đấu hằng ngày của tất cả chúng ta. Ở đây, vị Tổ sư sáng lập Thiền phái Won - Phật giáo Hàn Quốc là Đại Tông sư đạo hiệu Thiểu Thái San, tục danh Phác Trọng Bân (1891-1943) đã thấy trước mặt trái của sự tiến bộ nền văn minh khoa học chính là khả năng làm nô lệ hóa tâm trí con người. Do đó, phương châm sáng lập của Thiền phái Won - Phật giáo Hàn Quốc nhắm thẳng vào vấn đề:

 

“Khi thời đại văn hóa tinh thần và văn minh vật chất song hành với nhau thì chúng ta mới có thể thành tựu được một thế giới hòa bình, an lạc hạnh phúc”.

 

“Khắp nơi đều có hình ảnh Đức Phật, mỗi sự kiện đều cúng dường chư Phật”.

 

Sự quan tâm của chúng ta, quan trọng nhất là cần sự bảo toàn, sự chăm sóc, sự bảo trợ cho nguồn nhân lực. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, thế giới kỹ thuật số làm hạn chế sự tập trung của ý thức chúng ta, khiến chúng ta bị cuốn hút theo những phiền nhiễu bên ngoài. Tuy nhiên, sự thận trọng này không làm giảm thời gian của chúng ta trước màn hình máy tính khi kiểm tra email, việc làm của ngành Hoạch định/Dự án, tham gia các cuộc họp zoom và đọc tin tức trên web. Vâng, năng suất làm việc đã tăng lên nhưng cuối  cùng tâm trí cũng đã bị hạn chế và sự phản kháng.

 

Tại thời điểm này, giống như mọi người, tâm trí tôi bắt đầu tìm kiếm sự an lạc, giải thoát và cuối cùng là tìm đến nghệ thuật. Khi tôi đến thưởng lãm một phòng trưng bày, thỉnh thoảng tôi bắt gặp một bức tranh đẹp mà tôi có cảm giác như mình đã từng dạo bước chân an lạc hạnh phúc nơi chốn thiền môn thanh tịnh linh thiêng. Nghệ thuật bố cục thời gian và không gian đã giúp tôi tiếp cận môi trường xung quanh một cách kiên nhẫn và khiêm tốn. Thuở ấu thơ, tôi đã ngồi trước bức tranh nghệ thuật của hiền mẫu tôi và tự hỏi tại sao mẹ tôi lại họa vẽ hỗn hợp thêm các màu sắc đỏ và cam cho bầu trời? Lạ thật! Không phải chỉ một mảng trời xanh mây trắng thôi sao?

 

Trong khoảnh khắc bối rối, dòng nghệ thuật đã cuốn hút tôi vào một câu chuyện. Sự hấp dẫn ấy khiến tôi lạc vào thế giới của trí tưởng tượng và mê mẫn với nhiều sự thắc mắc tò mò hơn. Quả thật! Một tác phẩm nghệ thuật có khả năng làm phong phú thêm phạm vi cảm xúc của chúng ta. Nghe một bài hát mới hay ngâm nga một bài thơ, chúng ta như được mở ra một trải nghiệm mới. Khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc, sự đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của người khác và hớn hở vui mừng trước sự thành công của người khác hẳn chúng ta đều được nâng cao tính cách nghệ thuật kết nối với sự trải nghiệm phổ quát về những nỗi khổ niềm đau và sự an lạc thịnh đạt. Một cảm giác khó tả khi nhìn vào bức tranh có những đôi mắt hút hồn như thế này sẽ làm êm dịu hệ thần kinh và giải tỏa đi sự căng thẳng. Đây cũng là bài nghiên cứu khoa học làm cho phần thầm kín trong con người lộ ra và chạm đến những tình cảm đạo đức của chúng ta. Nếu bạn phỏng vấn bất kỳ người yêu mến nghệ thuật nào về cách hiểu một tác phẩm nghệ thuật tranh ảnh chắc chắn bạn sẽ được khuyên nên dành thời gian quý báu cho nó.

 

Chúng tôi buộc phải dành một sự quan tâm đặc biệt đến những nét mỹ hảo. Bởi lẽ không phải lúc nào cũng dễ hiểu và có thể đòi hỏi nỗ lực từ phía chúng ta. Vâng! Bạn có thể bị mê hoặc bởi những chân dung thiếu nữ của Modligliani, với chiếc áo cổ dài như thiên nga, và nó có thể khiến bạn giựt mình buộc phải dừng lại, mở lòng ra như một đứa trẻ rồi cung kính đón nhận tác phẩm với sự tò mò trong tâm thế “tôi chả biết” (I don’t know).

 

Đại Tông sư Thường San Phác Tướng Thực (상산 박장식대종사, 1911 -2011) đã viết trong tác phẩm 우리의 바램은 평화 (Tất cả chúng ta đều hy vọng hòa bình) rằng  “Phát triển nghệ thuật như một phương tiện để tiếp cận người khác, cũng cấp bách như ‘việc tu chỉnh giáo lý cho phù hợp với thời đại’. Con người là sinh vật lý trí cũng như tình cảm. Vì thế, không thể bỏ qua khía cạnh tình cảm.” (158–59) Chỉ một câu này thôi đã khiến tôi tò mò tìm hiểu các vị giáo thụ sư mà tôi diện kiến vốn hiếm khi thảo luận về ý nghĩa của nghệ thuật. Càng suy ngẫm về lời nói của các Ngài ấy, tôi càng nhận ra sự thật to lớn trong những gì các Ngài ấy nói về nghệ thuật có ảnh hưởng đến chúng ta ở một mức độ sâu sắc. Nghệ thuật có thể kích thích khả năng đồng cảm nội tại của chúng ta. Sự đồng cảm giúp chúng ta chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, khát vọng và nguyện ước của người khác. Nghệ sĩ không sản xuất nghệ thuật; đúng hơn là họ đã sinh ra nó.

 

Nghệ thuật cho phép chúng ta trải nghiệm thế giới qua nhãn quan của người khác, những người thường nhìn thẩm thấu hơn chúng ta. Một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất là bức họa thư pháp 일원상, Nhất Viên tướng” (hình ảnh một vòng tròn) của Đệ tam Tổ sư Phật giáo Won Đại San Kim Đại Cử (대산종사 김대거, 1914-1998). Sự cố gắng diễn ra dễ dàng và thoải mái, sự thanh thản hồn nhiên nhưng lại tỉnh táo. Nét vẽ họa tiết hướng chúng ta trải nghiệm qua sự đồng nhất thuần túy về nhân loại chung sống hài hòa với nhau trong đại gia đình trên hành tinh và bản chất thực sự. Tất nhiên bức bức họa thư pháp “일원상, Nhất Viên tướng” của của Đệ tam Tổ sư Phật giáo Won Đại San Kim Đại Cử lấy cảm hứng từ vị Tổ sư sáng lập Thiền phái Won-Phật giáo Hàn Quốc là Đại Tông sư đạo hiệu Thiểu Thái San dùng cây gậy vẽ trên mặt đất khi huấn thị của các đệ tử, “Đây là ngôi chùa nguyên thủy của vũ trụ bao la. Bên trong nó bao hàm, không có ngoại lệ, các nguyên tắc phức tạp vô hạn, kho báu vô tận và sự chuyển hóa sáng tạo vô hạn lượng.” (Giáo lý của Phật giáo Won, 333)


pg won

Hình 1: Ảnh kỹ thuật số theo phong cách tranh ấn tượng, tạo bởi Dall-E 2. Ảnh: openai.com
 
 
net ve-dai san kim
Hình 2: Bản thư pháp bút lông của Đệ tam Tổ sư Phật giáo Won Đại San Kim Đại Cử. Ảnh: Tác giả

 


Một trong những niềm vui và kỷ niệm lớn nhất của tôi là dạo bước thưởng lãm vòng quanh Phòng trưng bày nghệ thuật với mẹ tôi, bà cũng là một nghệ sĩ. Hiền mẫu kính quý của tôi từ từ di chuyển từ bức tranh này sang bức tranh khác, với sự tập trung và hoàn toàn bình yên. Sau đó, với đôi mắt long lanh cùng nụ cười hiền hòa của bà, lớp học nghệ thuật ngẫu hứng của bà bắt đầu về một họa sĩ hoặc thời đại hôị họa cụ thể. Chúng tôi ngồi trong một quán cà phê và tôi chợt nhớ ra rằng một trong những khía cạnh mạnh mẽ nhất của nghệ thuật là món quà kết nối giữa con người với nhau. Nghệ thuật là một trải nghiệm chung tạo chất xúc tác cho tình người chúng ta thêm gắn kết với nhau. Đây là một phương tiện hữu hiệu giúp chúng ta hiểu nhau và cảm thông cho nhau. Không có khoảng cách, tất cả chúng ta đều có thể quay quần bên nhau như những người thân trong gia đình cùng thưởng thức nghệ thuật âm nhạc trong sự im lặng mà vẫn cảm nhận được cảm giác cộng đồng. Nghệ thuật nhắc nhở chúng ta rằng, cuộc sống của chúng mình sẽ luôn luôn là một phần của điều gì đó lớn lao hơn bất kể điều gì hiện tại đang xảy ra.

 

Tác giả Grace Song

Việt dịch Thích Vân Phong

Nguồn (Buddhistdoor Global

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2018(Xem: 40111)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
20/04/2017(Xem: 6720)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
21/12/2015(Xem: 7421)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
28/08/2010(Xem: 52406)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567