Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế nào là những Nguy cơ Đe dọa Phật giáo

26/03/202308:23(Xem: 904)
Thế nào là những Nguy cơ Đe dọa Phật giáo

phat giao han quoc (0)
Thế nào là những Nguy cơ Đe dọa Phật giáo

(무엇이 불교를 위협하는지 모른다면)

 

Đế quốc Maurya là một thế lực hùng mạnh trên một diện tích rộng lớn vào thời Ấn Độ cổ đại, do vương triều Maurya cai trị từ năm 321 đến 185 trước TL, triều đại đầu tiên thống nhất miền bắc Ấn Độ, có liên hệ mật thiết với lịch sử Phật giáo. Đặc biệt, Đại đế Asoka thuộc thế hệ thứ ba vương triều Maurya do ông nội ông, Chandragupta, sáng lập.

 

Hoàng đế Maurya Ashoka (trị vì từ năm 273 đến 232 trước TL), một trong những hoàng đế Ấn Độ kiệt xuất, Hoàng đế Maurya Ashoka toàn thắng trong một loạt các cuộc chinh phạt và đã cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore.

 

Sau khi lên ngôi, Hoàng đế Maurya Ashoka đã mở ra những cuộc xâm lăng và mở rộng bờ cõi của mình trong tám năm sau đó, để rồi sở hữu một đế quốc rộng lớn từ Ấn Độ ngày nay, Pakistan, Bangladesh cho đến các vùng đất Afghanistan và Iran. Cố nhiên, hệ quả của những cuộc chinh phạt này là những cuộc chiến tranh chết chóc và đẫm máu. Cuộc chiến cuối cùng do Hoàng đế Maurya Ashoka cầm quân đã diễn ra tại Kalinga, nằm trên bờ biển phía đông Ấn Độ (ngày nay là Orissa). Kết cuộc là Kalinga bị chiếm đoạt và tiêu diệt, khoảng 10 nghìn quân của Hoàng đế Maurya Ashoka thiệt mạng nhưng có đến 100.000 người phía Kalinga đã bị giết một cách dã man và 150.000 người bị bắt làm tù binh. May mắn và kỳ diệu thay, sau cuộc chiến khốc liệt này, dù đang ở trên đỉnh cao của địa vị thống lãnh san hà đại địa của một cõi Ấn Độ, nhưng Hoàng đế Maurya Ashoka đã nhận ra sai lầm của mình, ngai vàng này, giang san này đã có được từ sự tham lam, hung bạo và tàn sát của mình, chính nó được thiết lập bằng thảm họa của chiến tranh, từ thương vong tang tóc, từ đầu rơi máu chảy, tan xương thịt nát cho hàng vạn người dân vô tội, nên ông đã quyết tâm trở về con đường thiện lành như người xưa từng nói “phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”, quăng bỏ con dao, ngay đó thành Phật. Thật vậy, Hoàng đế Maurya Ashoka đã cải tà quy chính, trở về chính đạo, quy y Tam Bảo, thụ trì Bồ tát giới và nhanh chóng trở thành một ông vua hộ trì Phật Giáo một cách thành tín trong phần đời còn lại của mình.

 

Sau khi trở thành vị minh quân Phật tử, ông đã phát huy ánh sáng chánh tín, chánh kiến, chấm dứt chiến tranh và giết chóc, thực hiện các chính sách phúc lợi khác nhau cho những người có nhu cầu, và thúc đẩy việc xây dựng vốn đầu tư xã hội như giao thông đường bộ, đường thủy và chỗ ở cho du khách thập phương hành hương du lịch. Ông đã thực hiện chính sách khoan dung đối với mọi người và khu vực thù địch với ông trong quá khứ, đồng thời thực hiện chính sách bao dung độ lượng không chỉ thừa nhận Phật giáo mà còn cả các tôn giáo tín ngưỡng khác nhau được người dân tin tưởng.

 

Là một quân vương ủng hộ Phật giáo, Ông đã lập nhiều bia đá ghi lại những thánh tích trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và theo truyền thống Phật giáo, tên ông gắn liền với việc lưu truyền Phật giáo.

 

Hoàng đế Maurya Ashoka là một nhân vật quan trọng trong việc truyền bá đạo Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng trên khắp Nam và Trung Á và được ghi bằng Sắc lệnh xây dựng hàng nghìn Tu viện, Bảo tháp, và Di tích Phật giáo khác trên toàn khu vực.

 

Sắc lệnh của Hoàng đế Maurya Ashoka, được biết như những chữ khắc, là một bộ sưu tập các hình khắc được tìm thấy trên cột trụ cổ đại, hình thành đá và vách hang. Các Sắc lệnh, đại diện cho các bằng chứng xác thực đầu tiên của Phật giáo, đã được phát hiện trong suốt thời hiện đại Afghanistan, Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Pakistan và mô tả chuyển đổi Hoàng đế Maurya Ashoka đến và nỗ lực để truyền bá Phật giáo, quan điểm của ông về Phật pháp, Đạo đức và Giới luật tôn giáo.

 

Hoàng đế Maurya Ashoka cử các Sứ giả đi khắp các miền của Ấn Độ, nhiều phái đoàn hoằng pháp ra nước ngoài như Sri Lanka, Myanmar, Malaysia và Sumatra (Indonesia ngày nay). Ngoài việc chăm lo đời sống ấm no cho người dân, thương dân như con ruột, như người thân trong gia đình.

 

Hoàng đế Maurya Ashoka đã hướng dẫn hai người con hoàng thái tử Mahinda và công chúa Singhamiha xuất gia làm tăng ni, gia nhập tăng đoàn tu học và sau đó được gởi sang Sri Lanka để hoằng pháp vào khoảng giữa thế kỷ thứ 3 TTL. Phái đoàn hoằng pháp do Đại đức Mahinda và Sư Cô Singhamiha dẫn đầu đến Sri Lanka để truyền đạo, đã mang theo Tam tạng Thánh giáo và một cây Bồ Đề để trồng tại Sri Lanka, cây Bồ Đề này hiện nay vẫn còn và là một biểu tượng thiêng liêng cao quý đối với Phật tử Sri Lanka. Phái đoàn hoằng pháp này đã thành công khi cảm hóa được đức vua Sri Lanka là Devanampiya Tissa tin theo Phật Pháp và trở thành người hộ trì Chính Pháp tại Sri Lanka qua việc phát tâm xây dựng một Đại Tự (Mahavihara) ở thủ đô Anuradhapura, mở đầu cho việc truyền bá ánh sáng Chính Pháp trên xứ sở này, để rồi sau đó Phật Pháp được lan tỏa đi Myanmar, Thái Lan và những quốc gia Á Châu khác.

 

Nếu không có ý chí và nguyện lực của Hoàng đế Maurya Ashoka, vị Sứ giả Như Lai thì đạo Phật còn tồn tại ở một số vùng của Ấn Độ, đã không truyền bá chính pháp Phật đà khắp châu Á, và thiết lập nền tảng như một ‘Tôn giáo thế giới’. Ngoài ra, trong thời kỳ hiện đại, người phương Tây đã có thể phủ nhận phi thực tế rằng: “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là nhân vật không có thật, và những ghi chép trong Tam tạng Thánh điển là không thể tin được” khi nó phổ biến dưới danh nghĩa ‘khoa học’, và ở nhiều nơi trên thế giới. Chính nhờ những kim ngôn khẩu ngọc, lời giáo huấn quý báu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được Hoàng đế Maurya Ashoka đã khắc vào các bia ký và cột đá, ông đã cho xây dựng nhiều Thánh tích khác nhau mà các đại khí Phật giáo, từng được sử dụng khác nhau, có thể được thống nhất.


phat giao han quoc (0)phat giao han quoc (02)phat giao han quoc (03)phat giao han quoc (04)

 

Vương triều Shunga (thế kỷ II TTL), Hoàng đế Pushyamitra (187-151 TTL) đàn áp Phật giáo, người từng chỉ huy dưới thời vị vua cuối cùng của triều đại Maurya, đã chiếm đoạt quyền lực và thành lập một triều đại Shunga mới. Theo các ghi chép như “Luận A tỳ Đạt ma Đại Tỳ bà sa” (아비달마대비바사론, 阿毘達磨大毘婆沙論), “Truyện A Dục vương” (아육왕전, 阿育王傳) và “Kinh Xá lợi Phật vấn” (사리불문경, 舍利佛問經), một ngày kia, Hoàng đế Pushyamitra hỏi rằng: “Tôi cần làm gì để tên tuổi của tôi mãi mãi lưu lại dân gian?” Công công đứng hầu đáp rằng: “Muôn tâu Thánh thượng! Chỉ có hai cách. Cách thứ nhất là kiến tạo 84.000 ngôi Bảo tháp như Hoàng đế Maurya Ashoka, và hỷ xả tài sản của Vương quốc để cúng dường Tam bảo. Cách thứ hai là phá hủy các Bảo tháo và dùng bạo lực tiêu diệt Phật pháp và đốt chùa, giết sư. Bằng cách này, tên tuổi của vị Hoàng đế vĩ đại sẽ mãi mãi tiếng vang thiên hạ.” Hoàng đế Pushyamitra phán rằng: “Ta không có tài năng và đức độ như Anh minh Đại đế Maurya Ashoka, nên ta sẽ chọn cách thứ hai để được lưu danh thiên cổ”. Dù thế nào đi nữa, vì tham vọng “để lại danh tiếng muôn đời”. .” Hoàng đế Pushyamitra đã lưu danh xấu nghìn đời là “Vị hôn quân tàn ác, đã gây ra tội lỗi tày trời vời với đạo Phật, trong lịch sử Phật giáo, Hoàng đế Pushyamitra vị hôn quân đầu tiên hủy hoại Phật pháp quy mô lớn”.

 

Tuy nhiên,  theo học giả rất nổi tiếng trong giới Phật học của thế kỷ 20, giáo sư Sử học Étienne Lamotte đã viết trong tác phẩm “Lịch sử Phật giáo Ấn Độ” (인도불교사) rằng: “Sự thành công của công việc truyền giáo do thần Vishnuism đạt được trong suốt 200 trước Tây lịch, đã đặt Phật giáo vào mối nguy hiểm lớn hơn nhiều so với cuộc đàn áp Phật giáo của Hoàng đế Pushyamitra.” Điều này rất nghiêm trọng vì phải mất một  thời gian dài để nhận ra đây là một mối đe dọa.”

 

Chúng ta hãy suy nghĩ xem, trước đây tình hình Phật giáo Ấn Độ cách đây 20 thế kỷ qua. “Thế kỷ 20, Điều gì đã xảy ra khi Phật giáo Hàn Quốc đã bị đe dọa nghiêm trọng, khi sự phân biệt đối xử và áp bức của các chế độ trước đây, và Pháp nạn Phật giáo ngày 27 tháng 10?”

 

Một sự kiện lịch sử đáng quan tâm trong lịch sử Phật giáo Hàn Quốc hiện đại, gọi là “Pháp nạn Phật giáo 27.10.1980”. Pháp nạn Phật giáo ngày 27.10 là điểm kết thúc của lịch sử Phật giáo thập niên 1960-1970, và là điểm khởi đầu của lịch sử Phật giáo thập niên 1980-1990. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn có rất ít phân tích mang tính học thuật về “Pháp nạn Phật giáo 27.10”. Bản chất và nội dung của  biến cố, nguyên nhân, tiến trình, tác động và hậu quả đối với Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, vấn đề nhân quyền đối với chư tôn thiền đức tăng già bị nạn, vào thời điểm bấy giờ sự tàn bạo của chế độ quân sự, thì không ít người trong và ngoài nước biết đến giới Phật giáo Hàn Quốc. 

 

Pháp nạn (법난) ngày 27 tháng 10 (十二七法難) là một cuộc đàn áp Phật giáo quy mô lớn của chế độ độc tài toàn trị ở Hàn Quốc vào năm 1980.

 

Tác giả Lee Byeong-doo (무엇이)

Việt dịch Thích Vân Phong

Nguồn 법보신문




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2021(Xem: 3039)
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chế tác một "bản sao siêu tuyệt" bức tranh trong hang động thế kỷ thứ 7 và hai bức tượng Phật Bamiyan bị Taliban phá hủy, sử dụng kết hợp các kỹ thuật truyền thống và kỹ thuật số mà họ hy vọng sẽ cứu vãn "linh hồn" của tác phẩm cho các thế hệ tương lai.
21/11/2021(Xem: 2239)
Gần đây, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hạ lệnh đóng cửa Trường Phật học Gedeng, thuộc Tu viện Ganden Rao Denglangjie (壽靈寺), huyện Luhuo, châu tự trị dân tộc Tạng Garzê, tỉnh Tứ Xuyên, với lý do vi phạm luật sử dụng đất và thiếu cơ sở pháp lý liên quan, đồng thời hạ lệnh phá dỡ trường Phật học. Các lớp học và ký túc xá của trường, cưỡng bức toàn bộ học sinh phải trở về tư gia của họ.
18/11/2021(Xem: 2142)
Theo truyền thông quốc gia Phật giáo này đưa tin, vào ngày 14 tháng 11 vừa qua, Lễ hội Kathina cấp Quốc gia Dưới sự Bảo hộ và chủ trì của Tổng thống nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, sự kiện được tổ chức tại các cơ sở tự viện Phật giáo Miyugunarama, Raja Maha Viharaya, Colabagama, Kurunegala.
14/11/2021(Xem: 3614)
Vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, Cư sĩ Mã Anh Cửu, cựu Tổng thống Đài Loan và đoàn tùy tùng của ông đã thân lâm viếng thăm Phật đà Kỷ niệm quán (佛陀紀念館), và thưởng ngoạn "Triển lãm đặc biệt Con đường Hải tuyến Phật giáo & Nghệ thuật Truyền thông Mới" (佛教海線絲綢之路&新媒體藝術特展) và kịch trường tương tác 360 độ để có tự thân trải nghiệm. Sau chuyến thăm thực tế này, Cư sĩ Mã Anh Cửu nói rằng, trước đây ông đã nghe nói về cuộc triển lãm này, quả thật là "Thật tuyệt vời!"
14/11/2021(Xem: 2428)
Vào hôm thứ Hai ngày 1 tháng 11 vừa qua, các thành viên của năm tổ chức bộ lạc từ gia tộc của Tripura, đã tổ chức một cuộc biểu tình trước Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) tại Bangladesh, để lên án các cuộc tấn công và phóng hỏa đốt tu viện Phật giáo tại làng Katakhali quận Cox's Bazar, Bangladesh.
12/11/2021(Xem: 2186)
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất, mà thế giới nhân loại phải đối mặt. Báo cáo của Liêp Hợp quốc đã cảnh báo rằng, lượng khí phát thải nhà kính do các hoạt động của con người đang ở mức kỷ lục, “không có dấu hiệu thuyên giảm”. Rất nhiều quốc gia đã ghi nhận thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình cao và tăng mực nước biển. Trong khi đó, làn sóng đầu tiên về gia tăng số lượng người tỵ nạn vì biến đổi khí hậu sẽ định hình lại cuộc sống của con người.
11/11/2021(Xem: 2146)
Hội thảo Quốc tế Tuần lễ Thiền Thư giãn này, do báo ibulgyo.com (불교신문) thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc và báo Bulgwang Media (불광미디어가) đồng đăng cai tổ chức, đã long trọng khai mạc vào ngày 5 tháng 11 vừa qua.
11/11/2021(Xem: 2796)
Ba pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Đản sinh, Thành đạo và nhập Niết bàn, tạc trên vách đá Phnom Sampov, huyện Banan, tỉnh Battambang, Vương quốc Phật giáo Campuchia. Đội thi công xây dựng dự kiến ​​hoàn thành vào cuối năm 2021. Ông Sin Sarin, một nhà thầu xây dựng xác nhận rằng, ba pho tượng Phật được khởi công kiến tạo vào năm 2018. Nhưng chậm trễ trong thi công là do vướng trong mẫu thiết kế.
09/11/2021(Xem: 2586)
Vào chiều ngày 8 tháng 11 vừa qua, Thủ tướng chính phủ Vương quốc Phật giáo Campuchia, Cư sĩ Hun Sen cho biết, Australia đã cam kết cung cấp hơn ba triệu liều vaccine cho Vương quốc Phật giáo Campuchia. Điều này sẽ giúp quốc gia Phật giáo này có những phấn khởi, tăng cường cho nhân dân Campuchia.
08/11/2021(Xem: 3508)
Tổ chức Từ thiện Xã hội Cộng sinh Toàn cầu và Thiếu Lâm Tự (소림사), thành phố Bucheon, Gyeonggi, Hàn Quốc đã hoàn thiện trong xây dựng ngôi Trường Tiểu học Bucheon Sorimsa (부천소림사초등학교) và trao tặng một nơi lý tưởng học tập cho các em thiếu niên tại Nepal.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567