Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tường thuật nhanh bài pháp thoại “Ôn Cố Tri Tân” HT Thích Như Điển giảng tối 17/10/2022 tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc.

18/10/202217:20(Xem: 4156)
Tường thuật nhanh bài pháp thoại “Ôn Cố Tri Tân” HT Thích Như Điển giảng tối 17/10/2022 tại Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Nam Úc.

Kính ghi nhận những lời đạo tình trong bài pháp thoại “Ôn Cố Tri Tân” HT Thích Như Điển giảng tối 17/10/2022 tại Chùa Pháp Hoa- Nam Úc.

 

Kính ghi nhận những lời đạo tình trong bài pháp thoại “Ôn Cố Tri Tân”
HT Thích Như Điển giảng tối 17/10/2022 tại Chùa Pháp Hoa- Nam Úc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch HT Thích Như Điển, Phương trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc,
Kính bạch TT Thích Viên Trí - Trụ trì Chùa Pháp Hoa Nam Úc,
Kính thưa quý đạo hữu có mặt trong đạo tràng Pháp Hoa và trên livestream,


Kính bạch Giảng sư HT Thích Như Điển,

Từ hơn 10 ngày nay được thông báo Hòa Thượng sẽ thuyết giảng tại Chùa Pháp Hoa Nam Úc liền sau một ngày bế mạc Lễ Hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư, Ngày về nguồn Kỳ 12 (14-15-16/10/2022 ) tại Tu Viện Quảng Đức- Melbourne, con đã thầm nghĩ Ngài thật có một năng lực hiếm có vì Đạo pháp không hề biết mệt nhọc chăng, mặc dù tuổi thọ đã qua thất thập.
.
Vì thật sự mỗi khi sau một chuyến bay dài trên 20 giờ là cơ thể con dường như rã rời, thế mà chỉ sau mấy giờ chỉ tịnh Ngài đã có mặt vào thời công phu sáng 13/10/2022 và kể từ ngày ấy, Ngài đã liên tục tham dự các chương trình đã hoạch định đúng theo cung an chức sự đã thỉnh mời. Thật kính ngưỡng phục thay.

Kính bạch HT Giảng Sư, chính vì biết Ngài mỗi khi về đến Úc là có biết bao nhiêu đạo hữu ngưỡng mộ Ngài và những người thân quen xưa cũ sẽ tìm đến Ngài, nên con không dám quấy rầy nhiều chỉ một lần diện kiến là quá diễm phúc cho con, nên con đã kính xin Thầy Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng cho phép con được ghi lại bài pháp thoại hôm nay và duyên đã đến …

Kính xin Hòa Thượng Giảng Sư thứ lỗi cho sự khiếm khuyết về cách hành văn, lỗi chánh tả và những điều sai lệch chi tiết nếu có sẽ được Ngài chỉ dạy lại, vì thật sự con vừa hoàn tất bài tường thuật lễ bế mạc Đại Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng Chu Niên 32 năm khai sơn Tu Viện Quảng Đức với hơn 8 ngàn chữ thì đến giờ nghe pháp thoại rồi. Kính trân trọng đa tạ Hòa Thượng.

Và bây giờ đã đến giờ …sau ba hồi chuông bát nhã.

TT Thích Viên Trí đã giới thiệu Ngài cùng hội chúng với cung cách trân quý như sau:

Kính bạch Chư Tôn Đức,
Kính thưa quý đạo hữu,

Tổ Đình Pháp Hoa chúng ta có được duyên lành cung đón HT Thích Như Điển, Chủ tịch GHPGVNTN Âu Châu, Chánh thư ký Hội Đồng Hoằng Pháp và là Phương trượng Chùa Viên Giá, Hannover Đức Quốc.

Hòa Thượng Phương Trượng rất gần gũi thân thương với Tổ đình Pháp Hoa nầy đặc biệt khi Sư Ông Thích Như Huệ còn tại thế, HT có cùng pháp hiệu Như với Sư Ông, nhưng HT luôn kính trọng Sư Ông như một bậc Thầy và là một người đồng hương của đất Quảng Nam, mà Sư Ông HT Thích Như Huệ và Bổn Sư HT Thích Như Điển là HT Thích Long Trí là hai bậc đáng kính trong Tứ Trụ Quảng Nam đã chống đỡ ngôi nhà Phật Pháp.

HT đã đến Nam Úc từ chiều hôm qua và sẽ thăm viếng Brisbane vào tối thứ Tư.

Kính mời đại chúng lắng lòng nghe HT ban pháp nhũ vì mỗi lần được gặp Ngài là một dịp hiếm có vì hiện nay Ngài cũng lớn tuổi rồi.

Và sau đó TT Viên Trí đã cung thỉnh Hòa Thượng Giảng Sư bắt đầu vào Pháp Thoại vì Đạo Tràng Pháp Hoa đã trang nghiêm như Pháp.

Sau khi niệm Hồng danh Phật Thích Ca Mâu Ni ba lần, HT giới thiệu bài giảng chỉ là một hình thức Ôn Cố Tri Tân để nhắc về kỷ niệm giữa Ngài và nước Úc thân thương và đạo tình giữa HT Thích Như Huệ, HT Thích Bảo Lạc và Ngài (HT Như Điển) .

HT nhắc lại kỷ niệm về chuyến thăm Tổ Đình Pháp Hoa năm 2016 khi Sư Ông HT Thích Như Huệ viên tịch, với khoảng cách 6 năm từ 2016 đến giờ quả là quá lâu so với những năm về trước mà HT thường viếng thăm nước Úc này từ 1978.

Và sáng nay trong lúc viếng Bảo Tháp và đọc lời ghi trên mộ bia, HT đã nhận thấy trên mộ bia cũng còn thiếu vài chi tiết nên nhân tiện có dịp gặp gỡ đại chúng, HT xin kể lại những mẩu chuyện để Ôn Cố Tri Tân thêm vào đó những chuyện liên quan giữa tình hình thế giới và VN của ngày 22/2/ 1972 là ngày HT cầm trên tay vé máy bay sang du học Nhật Bản do HT Thích Huyền Quang ấn ký.

Ngài cũng hỏi hội chúng có ai nhớ 22/2/1972 là ngày gì không và nếu đáp trúng thì sẽ được thưởng.

Và khi chẳng ai đáp đúng câu hỏi về ngày lịch sử đó ( kể luôn con đang lắng nghe) thì Ngài mới tiết lộ đó là một chi tiết lịch sử rất quan trọng.... là ngày Tổng Thống Hoa Kỳ Nixon sang bang giao với Trung Quốc và cùng đi là Ngoại trưởng Kissinger để thiết lập mối liên hệ giữa thế giới Cộng Sản và Tự do.
Những kỷ niệm về chuyến bay thật khó quên khiến chiếc vé máy bay 22/2 /1972 đến nay Ngài vẫn còn giữ.

( Được biết có 4 phần quà được Ngài ban thưởng khi đáp đúng câu hỏi) đó là các tác phẩm do Ngài phiên dịch hoặc viết chung với một tác giả khác)

1- Chết An Lạc, Tái Sanh Hoan hỷ (dịch chung với TT Nguyên Tạng đã được tái bản nhiều lần)
2- Đại Đường Tây Vực Ký do Ngài Khuy Cơ viết về Ngài Huyền Trang và đã được HT phiên dịch
3- Gồm 2 quyển Báo Viên Giác số 251 xuất bản tháng 10 năm 2022 tại Đức và đây là năm thứ 44 (kể từ năm 1979) mà Viên Giác đã hiện hữu nơi cuộc đời này.
4- một phần thưởng mà không có người đáp được nên con không biết là gì .

Xin nhắc lại giải thưởng thứ nhất lại đã được trao cho người đáp trúng câu hỏi thứ hai “Thế nào là Tam tịnh nhục “về tay Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên vì câu hỏi thứ nhất bỏ trống.

Và giải thưởng thứ hai được trao cho Phật tử đáp trúng khi được đáp trúng câu hỏi “Hiệp định Paris được ký kết vào ngày nào?” …Đó là 27/1/1973.

Và giải thưởng thứ ba cho người đáp trúng câu hỏi “Tên vị Tăng Thống thứ ba của GHPGVNTN tên gì?” —- HT Thích Đôn Hậu.


Thật ngạc nhiên làm sao khi biết được HT là người có chí hướng du hóa như các Tổ Sư, vì khi vừa đến Đức năm 1977 mà Ngài đã xin du lịch qua Úc năm 1978 và nơi đến đầu tiên là Brisbane, vì liên lạc được 1 gia đình Phật Tử đồng hương tỵ nạn từ 1975, tại đây họ đã có trồng cây trái (nhất là mít đã có trái) và rau muống của quê hương; sau đó Hòa Thượng trở xuống NSW góp mặt với Phật Giáo trước cả HT Thích Tắc Phước ( Thích Phước Huệ) và HT Thích Huyền Tôn.

Theo đó chúng con đã được biết ….Sau 1975 vì chế độ Cộng Sản đã bành trướng khắp toàn quốc VN nên có một số người hiện đang du học xin quy chế tỵ nạn. Trong số đó có HT Thích Như Điển, HT cũng nhắc lại những quy chế được áp dụng khi nộp hồ sơ xin tỵ nạn với lý do như sau:
1- Bất đồng ý kiến với chế độ đương thời
2-VN là một xứ sở mà tôn giáo bị đàn áp
3- Ở trong vị thế một dân tộc thiểu số vì không thể nói tiếng mẹ đẻ của mình.

Và sau này còn nhiều lý do khác như nhân đạo, nhân quyền v.v...

HT Giảng Sư cũng kể lại nguyên nhân vì sao HT Thích Bảo Lạc và HT Thích Như Huệ đến nước Úc thay vì qua Đức để chung lưng hoằng pháp với HT Giảng Sư.

Vì lý do vào thời ấy khí hậu nước Úc còn chưa bị ô nhiễm khí trời trong sạch những tia nắng ấm chan hòa so với cái lạnh của nước Đức và cũng vì tại Úc bấy giờ Phật giáo chưa phát triển, một Phật tử thuần thành bỡ ngỡ trước cách thức ăn tam tịnh nhục của Nam Tông nên có thỉnh cầu HT Như Điển làm sao thiết lập một ngôi chùa Bắc Tông và bảo lãnh một vị Thầy có phạm hạnh và đạo Đức làm Trụ Trì ngôi chùa.
Và điều rất dễ dàng để bảo lãnh khi ấy là chỉ cần 300 chữ ký của tín đồ Phật giáo và sẽ được cấp đất rộng 5000 mét vuông với điều kiện ký giấy nợ với chính phủ mỗi năm trả nợ một lần và chỉ trả 1 đồng tượng trưng.

Kính bạch HT Giảng Sư,

Nếu những ai đã đọc Hương Lúa Chùa Quê sẽ biết được giai đoạn từ năm 1974 tại Nhật HT Giáng sư phải trình luận án và đến năm 1977 làm sao để qua Đức tỵ nạn với giấy thông hành của chính phủ VN Cộng Hòa quả thật là đại phước duyên …..nhưng chỉ biết đến đó mà thôi còn từ năm 1978 đến nay con vẫn chưa am tường vì sao Ngài đã đi đi về về giữa Úc và nước Đức hơn những 40 lần, thì hôm nay nhờ nghe đến giai đoạn này quả thật kính tri ân công đức Hòa Thượng đã là gạch nối và tiên phong cho Phật giáo VN tại Úc Châu này.
Con trộm nghĩ...

Có lẽ dù ai đã đọc kỹ với hai mẩu chuyện của hai cuộc đời trong Hương Lúa Chùa Quê nhưng cuối cùng vẫn không thể nào sắp xếp lại thời gian cho đúng mà chỉ có người trong cuộc mới tường tận (dù trong Hương Lúa Chùa Quê trang 116, HT Bảo Lạc có nhắc đến chuyến đi qua Úc trong lúc phân vân không biết nên chọn nước nào giữa Mỹ, Canada và Úc may nhờ có HT Như Điển giúp ý kiến).
Và cuối cùng HT Thích Bảo Lạc đã đến Úc vào năm 1980.

Riêng về nguyên nhân HT Thích Như Huệ đến Úc mà trong mộ bia không ghi rõ năm nào thì chúng con đã được Ngài Giảng Sư đã kể lại như sau: khi HT Thích Như Huệ vượt biên được tàu Na Uy vớt đã nhờ HT Như Điển bảo lãnh sang Đức nhưng HT đã khuyến khích Ngài Như Huệ sang Úc vì 3 lý do (1-ngôn ngữ Đức rất khó học, 2-thời tiết rất lạnh và không có rau trái VN, và 3-Phật Giáo Úc Châu đang cần người hoằng pháp).

Và nhờ quen biết với đạo hữu Nguyễn văn Tươi (đại sứ VN CH tại Campuchia), hiện cư ngụ tại Adelaide nên sẽ dùng quy luật ba trăm chữ ký của Phật tử để bảo lãnh HT Như Huệ về Adelaide, lúc ấy phi trường cũ còn thô sơ giống phi trường Đà Lạt.

Và kể từ đó Ngài đã đến Úc mỗi năm và đi lại giữa NSW và Adelaide nhiều lần, mà ở nhiều nhất là trên vùng núi Blue Mountain khi ấy có tịnh thất Đa Bảo để HT Giảng Sư nhập thất và dịch kinh.

Kính ngưỡng phục Ngài và kính tri ân bài pháp thoại này, kính nguyện quý Phật tử Úc Châu xuyên qua bài trình pháp này của con, sẽ mãi tri ân công đức hoằng pháp của Ngài không những tại Nhật, Đức, Âu Châu, Hoa Kỳ mà tại Úc Châu mới là tiên phong nhất và phải được một lần đảnh lễ Ngài, vấn an sức khỏe ….( tri ân Chư Thiên đã giúp con được diễm phúc diện kiến Ngài vào sáng thứ Năm 13/10/2022 như nguyện ước).

Để chứng minh trí nhớ tuyệt luân của Ngài mà nhiều người thường hỏi vì sao Ngài có được, Ngài đã chỉ dạy một phương pháp “NÊN NHỚ NHỮNG GÌ ĐÁNG NHỚ VÀ NÊN QUÊN NHỮNG GÌ ĐÁNG QUÊN” đó là quên tự ngã của mình. Như câu chuyện bông lúa cúi đầu.....

Và nhất là khi Ngài đọc những câu thơ trong truyện Kiều và bài thơ “Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng” của Trần Trung Đạo (sẽ phụ chú ở đoạn dưới ).

Lời kết:

Kính bạch Hoà Thượng,

Trong một giờ 30 phút không ngừng nghỉ Ngài đã nhắc lại hết những gì hình thành GHPGVNTNHN tại Úc và Tân Tây Lan mà HT Bảo Lạc, HT Thích Như Huệ, Đức Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn và HT Thích Quảng Ba, đã cùng thành lập với HT Thích Phước Huệ từ 1980, nhưng sau đó vì đường hướng đấu tranh có vẻ sai lạc nên Quý Ngài đã tách rời và thành lập GHPGVNTH Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan vào năm 2001 mà HT Thích Như Huệ là Hội chủ.

Con cũng đê đầu đảnh lễ Ngài đã kể lại tích sử về thi hào Nguyễn Du khi viết tuyệt tác Kim Vân Kiều, Ông đã là Phật tử thuần thành và chứng đắc với kinh Kim Cang vì đọc cả ngàn lần, và sau này HT Nhất Hạnh đã có tác phẩm Thả Một Bè Lau để giải thích ý nghĩa đạo Phật trong tác phẩm Kim Vân Kiều đó, hơn thế nữa HT đã trao truyền cho chúng đệ tử về những thú vị của đọc sách trong 3 giai đoạn của cuộc đời (lúc nhỏ- trung niên - và lão niên) cũng giống như từ khi biết nhìn thấy mặt trăng - thưởng ngoạn ánh trăng - và chiêm nghiệm được ánh trăng toàn hảo và rực rỡ của ngày Rằm ).

Kính đa tạ và tri ân bài pháp quá tuyệt vời, với giọng ngâm thật truyền cảm của một người sống trong lý tưởng và đã xa quê 51 năm con đã rưng rưng lệ ...

Con kính nguyện Phật lực mười phương luôn gia bị Hòa Thượng tứ đại thường an, thân tâm mãi luôn an tịnh, Phước trí nhị nghiêm, Bồ đề quả mãn Phật đạo viên thành.

Và con kính dâng tặng Ngài bài thơ sau khi được nghe pháp thoại này …

GIÁ TRỊ QUÁ KHỨ


Danh đến từ Đức hạnh, tài năng cống hiến
Được tôi luyện bời học hỏi để thăng hoa
Giá trị của quá khứ là vô hạn cho Ta (1)
Nhưng chính nó là dấu vết của Tự Ngã .


Và xin nhớ:
Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo cả
“Cánh cửa này đóng, sẽ có cánh cửa khác mở ra”
Sám hối ….cẩn thận lại hành vi tư tưởng của ta
Luôn giả vờ vì nghe lời diễn giải Não Trái!


Vẫn nguyện cầu nhưng chấp nhận hiện tại
Ngừng phán xét ngừng kỳ vọng nơi ai
Vì nhị nguyên tốt, xấu chưa hẳn đúng hoài,
Sẽ hủy phá hạnh phúc và ngăn ta thông hiểu.!


Nếu đã biết …
nghiệp duyên tạo ra bạn, thù không thiếu!
Cái uyên ảo huyền nhiệm của cuộc đời …
Chỉ là thu thúc lục căn từng phút không rời
Cần có trí tuệ đến từ Tâm chân thật!


“Pháp giới vẫn thường trụ như thế”… Lời Phật!
Có được kiếp này những người bạn chân tình
Kiên định, thực hành …tự giác chính mình
Dành chút thời gian trở về quá khứ…trải nghiệm!
Người nào mình gặp trong đời
….nhìn lại đều giúp mình phát triển thêm ưu điểm!


Huệ Hương

(1) Ken Hensley từng phát biểu: “The past has infinite value if one learns from it.” (Tạm dịch: Giá trị của quá khứ là vô hạn nếu bạn biết học hỏi từ đó).


Con cũng... kính đa tạ TT Thích Viên Trí đã kể lại kỷ niệm và dây thân ái giữa HT Giảng Sư với gia đình TT, kính chúc TT được giới Đức tiến tu, Phước trí trang nghiêm, viên thành đạo quả.


Nam Mô A Di Đà Phật.
Melbourne 18/10/2022

Phật Tử Huệ Hương kính trình pháp.

—---------------------------------------—

Phụ lục bài thơ

Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng
Mười năm dài mộ mẹ chẳng ai trông
Cỏ có cao hơn nỗi nhớ trong lòng
Đất có lạnh hơn mùa đông Bắc Mỹ


Hải Vân đứng ngậm ngùi bao thế kỷ
Chảy về đâu lai láng nước Thu Bồn
Thuở học trò tôi hay đứng ven sông
Nghe nước vỗ dưới chân cầu Vĩnh Điện


Còn chăng nhỉ những con đường kỷ niệm
Những bạn bè dăm đứa lạc nơi đâu
Tóc chưa xanh mà đã vội hoen màu
Thời ly loạn tìm nhau trong ký ức


Cho tôi ghé thăm trường Trần Quý Cáp
Những màu rêu gạch ngói cũ còn chăng
Bài thơ xưa còn đọng dấu bên thềm
Tôi vẫn viết nhưng thơ buồn hơn trước


Đường Phố Hội chưa mưa đà ngập nước
Những căn nhà lụp xụp nối vai nhau
Đình Cẩm Phô, Khu Khổng Miếu, Chùa Cầu
Tên nghe lạ nhưng vô cùng tha thiết


Cho tôi ghé bến xe đò Nam Phước
Lần cuối cùng em đến tiễn tôi đi
Giờ chia tay sao chẳng nói năng gì
Nghìn năm để mây buồn vương trong mắt


Bao giờ nhỉ tôi về thăm Núi Quế
Đứng bên cầu Chợ Đụn nước trôi xuôi
Mùa sim lên tím rực cả lưng đồi
Hương ngây ngất tôi mộng thành thi sĩ


Ai đứng đó bên kia bờ Giao Thủy
Khăn lụa vàng còn chít ở ngang vai
Nghiệp tầm tơ khuya sớm vẫn đeo hoài
Nghề canh cửi chắc còn nhiều cực khổ


Trái tim tôi có một dòng máu đỏ
Sẽ một ngày chảy đến tận Câu Lâu
Nước sông Thu dù lụt lội đục ngầu
Nghe vẫn ngọt như bòn bon Đại Lộc


Bao giờ nhỉ tôi trở về Đà Nẵng
Nghe ngàn khơi thổi lạnh xuống sông Hàn
Bến Bạch Đằng còn những chuyến đò ngang
Ngày hai buổi nối cầu qua An Hải


Em Trường Nữ có bao giờ trở lại
Thả tơ tình trêu chọc đám con trai
Đường Hùng Vương thuở ấy rất là dài
Sao quá ngắn trong những chiều chung bước


Mây có trắng trên đỉnh chùa Non Nước
Mưa có buồn giăng kín núi Tiên Sa
Về chưa em sương phủ xuống Sơn Chà
Còn chăng nhỉ dấu chân tình trên cát


Tôi một dạo hay ôm đàn đứng hát
Bài ca buồn tiếng quốc vọng đêm khuya
Quảng Nam ơi khúc ruột đã chia lìa
Chiều viễn xứ ngậm ngùi cho non nước


Tôi đã bảo thơ tôi buồn hơn trước
Đời lưu vong chưa hẹn buổi quay về
Câu hỏi nầy chỉ hỏi để tôi nghe
Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng


Trần trung Đạo


ht nhu dien-2022 (1)ht nhu dien-2022 (2)ht nhu dien-2022 (3)ht nhu dien-2022 (4)ht nhu dien-2022 (5)ht nhu dien-2022 (6)ht nhu dien-2022 (7)ht nhu dien-2022 (8)ht nhu dien-2022 (9)ht nhu dien-2022 (10)ht nhu dien-2022 (11)ht nhu dien-2022 (12)ht nhu dien-2022 (13)ht nhu dien-2022 (14)ht nhu dien-2022 (15)ht nhu dien-2022 (16)ht nhu dien-2022 (17)ht nhu dien-2022 (18)ht nhu dien-2022 (19)ht nhu dien-2022 (20)ht nhu dien-2022 (21)ht nhu dien-2022 (22)ht nhu dien-2022 (23)ht nhu dien-2022 (24)ht nhu dien-2022 (25)ht nhu dien-2022 (26)ht nhu dien-2022 (27)ht nhu dien-2022 (28)ht nhu dien-2022 (29)ht nhu dien-2022 (30)ht nhu dien-2022 (31)ht nhu dien-2022 (32)ht nhu dien-2022 (33)ht nhu dien-2022 (34)ht nhu dien-2022 (36)ht nhu dien-2022 (37)ht nhu dien-2022 (42)


HT Giảng Sư cũng kể lại nguyên nhân vì sao HT Thích Bảo Lạc và HT Thích Như Huệ đến nước Úc thay vì qua Đức để chung lưng hoằng pháp với HT Giảng Sư

Vì lý do vào thời ấy khí hậu nước Úc còn chưa bị ô nhiễm khí trời trong sạch những tia nắng ấm chan hoà số với cái lạnh của nước Đức và cũng vì tại Úc bây giờ Phật Giáo chưa phát triển, một Phật Tử thuần thành bở ngờ trước cách thức ăn tam tịnh nhục của Nam Tông nên có thỉnh cầu HT Như Điển làm sao thiết lập một ngôi chùa Bắc Tông và bảo lãnh một vị Thầy có phạm hạnh và đạo Đức làm trụ trì một ngôi chùa

Và điêu rất dễ dàng để bảo lãnh khi ấy là chỉ cần 300 chữ ký của tín đồ Phật Giáo và sẽ được cấp đất rộng 5000 mét vuông với điều kiện ký giấy nợ với chính phủ mỗi năm trả nợ một lần

 

Kính bạch HT Giảng Sư,

 

 Nếu những ai đã đọc Hương Lúa Chiều Quê sẽ biết được giai đọan từ năm 1974 tại Nhật HT Giáng sư phải trình luận án và đến năm 1977 làm sao để qua Đức tỵ nạn với giấy thông hành của chính phủ VN Cộng Hoà quả thật là đại phước duyên …..nhưng chỉ biết đến đó mà thôi còn từ năm 1978 đến nay con vẫn chưa vẫn chưa am tường vì sao Ngài đã đi đi về về giữa Úc và nước Đức hơn những 40 lần thì hôm nay nhờ nghe đến giai đoạn này quả thật kính tri tri ân công đức Hoà Thượng đã là gạch nối và tiên phong cho Phật Giáo VN tại Úc Châu này.

Con trộm nghĩ...

 có lẽ dù ai đã đọc kỹ với hai mẫu chuyện hai cuộc đời trong Hương Lúa Chiều Quê nhưng cuối cùng vẫn không thể nào sắp xếp lại thời gian cho đúng mà chỉ có người trong cuộc mới tường tận (dù trong Hương Lúa Chiều Quê trang 116 , HT Bảo Lạc có nhắc đến chuyến đi qua Úc giữa lúc phân vân không biết nên chọn nước nào Mỹ, Canada và Úc may nhờ có HT Như Điển giúp ý kiến)

Và cuối cùng HT Thích Bảo Lạc đã đến Úc vào năm 1980.

 

Riêng về nguyên nhân H T Thích Như Huệ đến Úc mà trong mộ bia không ghi rõ năm nào thì chúng con đã được Ngài Giảng Sư đã  kể lại như sau: khi HT Thích Như Huệ vượt biên được tàu Na Uy vớt đã nhờ HT Như Điển bảo lãnh sang Đức nhưng HT đã khuyến khích Ngài Như Huệ  sang Úc vì 3 lý do (1-ngôn ngữ Đức rất khó học, 2-thời tiết rất lạnh và không có rau trái VN, và 3-Phật Giáo Úc Châu đang cần người hoằng pháp) .

 

Và nhờ quen biết với đạo hữu Nguyễn văn Tươi  (đại sứ VN CH tại Campuchia) hiện cư ngụ tại Adelaide nên sẽ dùng quy luật ba trăm chữ ký của Phật Tử để bảo lãnh HT Như Huệ về Adelaide, lúc ấy phi trường cũ còn thô sơ giống phi trường Đà Lạt

 

Và kể từ đó Ngài đã đi lại mỗi năm về Úc giữa NSW, và Adelaide nhiều lần mà nhất là trên vùng núi Blue Mountain khi ấy có tịnh thất Đa Bảo để HT Giảng Sư nhập thất và dịch kinh.

 

Kính ngưỡng phục Ngài và kính tri ân bài pháp thoại này , kính nguyện quý Phật Tử Úc Châu xuyên qua bài trình pháp này của con, sẽ mãi tri ân công đức hoằng pháp của Ngài không những tại Nhật, Đức, Âu Châu , Hoa Kỳ mà tại Úc Châu mới là tiên phong nhất và phải được một lần đảnh lễ Ngài, vấn an sức khỏe ….( tri ân Chư Thiên đã giúp con được diễm phúc diện kiến Ngài vào sáng thứ năm 13/10/2022 như nguyện ước).

 

Để chứng minh trí nhớ tuyệt luân của Ngài mà nhiều người thường hỏi vì sao Ngài có được Ngài đã chỉ dạy một phương pháp “ NÊN NHỚ NHỮNG GÌ ĐÁNG NHỚ VÀ NÊN QUÊN NHỮNG GÌ ĐÁNG QUÊN “ đó là quên tự ngã của mình. Như câu chuyện bông lúa cúi đầu

 

Và nhất là khi Ngài đọc những câu thơ trong truyện Kiều và bài thơ “Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng” của Trần Trung Đạo  (sẽ phụ chú ở đoạn dưới )

 

Lời kết:

 

Kính bạch Hoà Thượng,

 Trong một giờ 30 phút không ngừng nghỉ Ngài đã nhắc lại hết những gì hình thành GHPGVNTN tại Úc và Tân Tây Lan mà HT Bảo Lạc, HT Thích Như Huệ và Đức Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn cùng HT Thích Quảng Ba, đã cùng thành lập với HT Thích Phước Huệ từ 1980,  nhưng sau đó vì đường hướng đấu tranh có vẻ sai lạc nên Quý Ngài đã tách rời  và thành lập GHPGVNTH Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan vào năm 2001 mà HT Thích Như Huệ là hội chủ.

 

Con cũng đê đầu đảnh lễ Ngài đã kể lại tích sử về thi hào Nguyễn Du khi viết tuyệt tác Kim Vân Kiều , Ông  đã là Phật Tử thuần thành và chứng đắc với kinh Kim Cang vì đọc cả ngàn lần , và sau này HT Nhất Hạnh đã có tác phẩm Thả một Bè Lau để giải thích ý nghĩ đạo Phật trong tác phẩm Kim Vân Kiều đó, hơn thế nữa HT đã trao truyền cho chúng đệ tử về những thú vị của đọc sách trong 3 giai đoạn của cuộc đời (lúc nhỏ- trung niên - và lão niên) cũng giống như từ khi biết nhìn thấy mặt trăng - thưởng ngoạn ánh trăng - và chiêm nghiệm được ánh trăng toàn hảo và rực rỡ của ngày rằm ).

 

Kính đa tạ và tri ân bài pháp quá tuyệt vời, với giọng ngâm thật truyền cảm của một người sống trong lý tưởng và đã xa quê 58 năm  con đã rưng rưng lệ ...

 

 Con kính nguyện Phật lực mười phương luôn gia bị HT tứ đại thường an, thân tâm mãi luôn an tịnh, Phước trí nhị nghiêm , Bồ đề quả mãn Phật đạo viên thành.

Và con kính dâng tặng Ngài bài thơ sau khi được nghe pháp thoại này …

 

 GIÁ TRỊ QUÁ KHỨ

 

Danh đến từ Đức hạnh, tài năng cống hiến

Được tôi luyện bời học hỏi để thăng hoa

Giá trị của quá khứ là vô hạn cho Ta (1)

Nhưng chính nó là dấu vết của Tự Ngã .

 

Và xin nhớ:

Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo cả

“Cánh cửa này đóng, sẽ có cánh cửa khác mở ra”

Sám hối ….cẩn thận lại hành vi tư tưởng của ta

Luôn giả vờ vì nghe lời diễn giải Não Trái !

 

Vẫn nguyện cầu nhưng chấp nhận hiện tại

Ngừng phán xét ngừng kỳ vọng nơi ai

Vì nhị nguyên tốt, xấu chưa hẳn đúng hoài,

Sẽ hủy phá hạnh phúc và ngăn ta thông hiểu.!

 

Nếu đã biết …

nghiệp duyên tạo ra bạn, thù không thiếu !

Cái uyên ảo huyền nhiệm của cuộc đời …

Chỉ là thu thúc lục căn từng phút không rời

Cần có trí tuệ đến từ Tâm chân thật !

 

“Pháp giới vẫn thường trụ như thế “… Lời Phật !

Có được kiếp này những người bạn chân tình

Kiên định, thực hành …tự giác chính mình

Dành chút thời gian trở về quá khứ…trải nghiệm !

Người nào mình gặp trong đời

….nhìn lại đều giúp mình phát triển thêm ưu điểm !

 

Huệ Hương

(1) Ken Hensley từng phát biểu: “The past has infinite value if one learns from it.” (Tạm dịch: Giá trị của quá khứ là vô hạn nếu bạn biết học hỏi từ đó).

 

Con cũng... kính đa tạ TT Thích Viên Trí đã kể lại kỷ niệm và dây thân ái giữa HT Giảng Sư với gia đình TT, kính chúc TT được giới Đức tiến tu, Phước trí trang nghiêm, viên thành đạo quả .

 

Nam Mô A Di Đà Phật

Melbourne 18/10/2022

Phật Tử Huệ Hương kính trình pháp

—---------------------------------------—

Phụ lục bài thơ

 

 

Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng

Mười năm dài mộ mẹ chẳng ai trông

Cỏ có cao hơn nỗi nhớ trong lòng

Đất có lạnh hơn mùa đông Bắc Mỹ

 

Hải Vân đứng ngậm ngùi bao thế kỷ

Chảy về đâu lai láng nước Thu Bồn

Thuở học trò tôi hay đứng ven sông

Nghe nước vỗ dưới chân cầu Vĩnh Điện

 

Còn chăng nhỉ những con đường kỷ niệm

Những bạn bè dăm đứa lạc nơi đâu

Tóc chưa xanh mà đã vội hoen màu

Thời ly loạn tìm nhau trong ký ức

 

Cho tôi ghé thăm trường Trần Quý Cáp

Những màu rêu gạch ngói cũ còn chăng

Bài thơ xưa còn đọng dấu bên thềm

Tôi vẫn viết nhưng thơ buồn hơn trước

 

Đường Phố Hội chưa mưa đà ngập nước

Những căn nhà lụp xụp nối vai nhau

Đình Cẩm Phô, Khu Khổng Miếu, Chùa Cầu

Tên nghe lạ nhưng vô cùng tha thiết

 

Cho tôi ghé bến xe đò Nam Phước

Lần cuối cùng em đến tiễn tôi đi

Giờ chia tay sao chẳng nói năng gì

Nghìn năm để mây buồn vương trong mắt

 

Bao giờ nhỉ tôi về thăm Núi Quế

Đứng bên cầu Chợ Đụn nước trôi xuôi

Mùa sim lên tím rực cả lưng đồi

Hương ngây ngất tôi mộng thành thi sĩ

 

Ai đứng đó bên kia bờ Giao Thủy

Khăn lụa vàng còn chít ở ngang vai

Nghiệp tầm tơ khuya sớm vẫn đeo hoài

Nghề canh cửi chắc còn nhiều cực khổ

 

Trái tim tôi có một dòng máu đỏ

Sẽ một ngày chảy đến tận Câu Lâu

Nước sông Thu dù lụt lội đục ngầu

Nghe vẫn ngọt như bòn bon Đại Lộc

 

Bao giờ nhỉ tôi trở về Đà Nẵng

Nghe ngàn khơi thổi lạnh xuống sông Hàn

Bến Bạch Đằng còn những chuyến đò ngang

Ngày hai buổi nối cầu qua An Hải

 

Em Trường Nữ có bao giờ trở lại

Thả tơ tình trêu chọc đám con trai

Đường Hùng Vương thuở ấy rất là dài

Sao quá ngắn trong những chiều chung bước

 

Mây có trắng trên đỉnh chùa Non Nước

Mưa có buồn giăng kín núi Tiên Sa

Về chưa em sương phủ xuống Sơn Chà

Còn chăng nhỉ dấu chân tình trên cát

 

Tôi một dạo hay ôm đàn đứng hát

Bài ca buồn tiếng quốc vọng đêm khuya

Quảng Nam ơi khúc ruột đã chia lìa

Chiều viễn xứ ngậm ngùi cho non nước

 

Tôi đã bảo thơ tôi buồn hơn trước

Đời lưu vong chưa hẹn buổi quay về

Câu hỏi nầy chỉ hỏi để tôi nghe

Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng

 

Trần trung Đạo 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2021(Xem: 4894)
"84000: Diễn dịch kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật", một sáng kiến phi lợi nhuận toàn cầu và chia sẻ Tam tạng Thánh điển Phật giáo Tây Tạng do Ngài Lạt Ma, tác giả và nhà làm phim nổi tiếng, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Bhutan sáng lập, Tôn giả Dzongsar Jamyang Khyentse đã công bố danh mục hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới bản dịch sang Anh ngữ "Đại tạng Tengyur" (tức danh mục các tác phẩm Phật giáo được lưu truyền từ truyền thống Phật giáo Nalanda Ấn-độ hay một số khác có nguồn gốc từ Phật giáo Tây Tạng); Các bản dịch Luận bằng tiếng Tây Tạng được sưu tầm bởi các bậc Đạo sư Phật giáo vĩ đại của Ấn Độ, giải thích và biên tập kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật qua nhiều thể loại văn học nghệ thuật khác nhau.
19/12/2021(Xem: 2965)
Nhị vị tịnh đức giáo phẩm Tăng già Phật giáo Campuchia và Cư sĩ Chhit Sokhon, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia Him Chhem - Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, đã ra văn bản chỉ thị cho Thượng tọa Poeuy Mette, người có liên quan đến việc tranh chấp với tài phiệt trùm đại phú thương Seang Chanheng về một ngôi chùa Phật giáo Khmer tại Nhật Bản, giao quyền quản lý cho giáo phái Mohanikaya.
19/12/2021(Xem: 3120)
Vào ngày 13 tháng 12 vừa qua, tại tầng 4 Kỷ niệm quán Văn hóa Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc, Trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê, Seoul, sau khi bỏ phiếu bầu dân chủ, khi đã đắc cử, được sự tôn kính của Tăng đoàn Thiền phái Tào Khê, Thiền sư Trung Phong Tính Ba được Tấn phong ngôi Pháp vị Đại Tông sư (법계 대종사, 法階大宗師) đời thứ 15 Thiền phái Tào Khê. Sau đó, vào lúc 15 giờ chiều cùng ngày, tại Đại hùng Bảo điển Tổ đình Tào Khê Tự, Seoul cử hành nghi thức Cáo Phật, dâng hương Ngũ phần, dâng trà thiền, dâng hoa Bồ tát Vạn hạnh cúng dường Tam bảo.
19/12/2021(Xem: 3700)
Tân Hoa xã, Tây An ngày 10 tháng 12 vừa qua, (ký giả Dương Nhất Miêu, Lý Nhất Bác) phóng viên từ Viện Nghiên cứu Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc cho biết, tại thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây các nhà khảo cổ đã khai quật mộ địa của một gia tộc thời Đông Hán, đã được khai quật có ý nghĩa quan trọng bởi giá trị nghiên cứu, phát hiện tượng Phật bằng vàng và đồng thời Đông Hán.
15/12/2021(Xem: 4465)
Cư sĩ Kim Chung Khuê (김종규, 金鐘奎), Cục trưởng Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc chia sẻ rằng: "Những cơ sở tự viện và bảo tàng Phật giáo sẽ là những kháng thể mạnh mẽ để giúp chiến thắng bệnh tâm thần".
15/12/2021(Xem: 3073)
Ngày 2 tháng 12 vừa qua, nhân dịp lễ Kỷ niệm 17 năm Ngày thành lập Thư viện LBU và Đại học Phật giáo Lumbini (LBU), Tổng thống Nepal Bidya Devi Bhandari đã thúc giục nhà nước Cộng hoà Dân chủ Liên bang Nepal đưa Triết học và Giáo lý đạo Phật vào sách Giáo khoa Giáo dục Công dân, vào chương trình giảng dạy từ cấp phổ thông đến Đại học.
14/12/2021(Xem: 3986)
Dongguk University (동국대학교, 東國大學校) là ngôi trường Đại học Phật giáo uy tín duy nhất lại Hàn Quốc, được thành lập vào ngày 8 tháng 5 năm 1906 bởi chư tôn đức Tăng già Thiền phái Tào Khê sáng lập. Trải qua hơn một thế kỷ hoạt động, Trường Đại học Dongguk Phật giáo Hàn Quốc đã cung cấp hơn 300.000 nhân tài trong nhiều lĩnh vực như tôn giáo, kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục. . . cho sự phát triển của Hàn Quốc.
12/12/2021(Xem: 2700)
Vào giữa tháng 11 vừa qua, chi Hội Thánh Society of St.Vicent de Paul (SSVP), một tổ chức tự nguyện quốc tế trong Giáo Hội Công Giáo đã đề nghị với Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Johannesburg tán trợ cho Giáo hội địa phương để tặng quà cho 66 hộ nghèo ở Diepsloot, một thị trấn đông dân cư ở Gauteng, Nam Phi.
10/12/2021(Xem: 3817)
BBC News đã vinh danh nhà hoạt động xã hội Phật giáo, nữ Cư sĩ Phật tử Manjula Pradeep, một nhà hoạt động Nhân quyền, hoạt động vì quyền của các cộng đồng bị thiệt thòi nói riêng là người Dalits và Phụ nữ trong gần ba thập kỷ ở Ấn Độ.
10/12/2021(Xem: 3165)
Cuộc họp báo khẩn để thành lập Ủy ban Cứu nguy tình trạng Chính phủ Công giáo Roma thiên vị tôn giáo, xuyên tạc Phật giáo được tổ chức tại Văn phòng Trung ương Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc, thủ đô Seoul vào lúc 16 giờ ngày 2/12/2021. Ủy ban Hành động liên nghị đã quyết định với một phản ứng kịp thời, dứt khoác đối với sự cố liên tiếp bởi thành kiến, thiên vị tôn giáo của chính quyền Công giáo Roma.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]