Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Viện Tăng Thống Trân Trọng Công Bố

03/09/202218:30(Xem: 5882)
Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Viện Tăng Thống Trân Trọng Công Bố


vien tang thong-letterhead

Phật lịch 2566                                                                                                                       Số 01/VTT/HDGPTW/TC



 HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM TRUNG ƯƠNG
TRÂN TRỌNG CÔNG BỐ



Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trong lời mở đầu của Hiến Chương, đã nêu rõ: “Công bố lý tưởng hòa bình của Giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Nam Tông và Bắc Tông tại Việt nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: Đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.


“Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặt sự tồn tại của mình nơi nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.

“Quan niệm thống nhất Phật Giáo Việt Nam được thể hiện theo chủ trương điều hợp, nghĩa là giáo lý, giới luật và nếp sống của các tông phái, cũng như của hai giới Tăng sĩ và Cư sĩ, chẳng những được tôn trọng mà còn phải nỗ lực phát triển trong sự kết hợp có chỉ đạo. Chính đó là sắc thái đặc biệt của nền Phật giáo thống nhất tại Việt nam.”


Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam không phải là một hiệp hội thế tục, do đó, không tự đặt mình dưới sự chỉ đạo của bất cứ quyền lực thế tục, không là công cụ bảo vệ sự tồn tại của bất cứ xu hướng chính trị của bất cứ tổ chức thế tục nào; không hành đạo, hoằng đạo theo bất cứ định hướng ý thức hệ nào; duy chỉ một định hướng duy nhất: Thập phương Bạc-già-phạm nhất lộ Niết-bàn môn; một cứu cánh duy nhất là giải thoát.


Các thành viên trong hàng Giáo phẩm không là thành viên của bất cứ tổ chức, đoàn thể thế tục nào. Cộng đồng đệ tử Phật duy nhất là cộng đồng Bốn chúng, được thiết lập bởi Đức Thích Tôn bằng Pháp và Luật thiện thuyết.


Cộng đồng Bốn chúng đệ tử Phật, trong hiện tại, hành đạo và hoằng đạo giữa các cộng đồng dân tộc trong một thế giới đang bị bao phủ trong hận thù, nghi kỵ, điên đảo tranh chấp quyền lực, danh vọng, lợi dưỡng. Trong một thế giới đảo điên, với sự phổ biến chóng mặt của các phương tiện truyền thông toàn cầu; xoay vần giữa những nhiễu loạn thông tin, trí ngu đồng đẳng, thực giả khó phân, chánh kiến tà kiến không phân biệt, Phật thuyết, ma thuyết đồng giá. Và, trong một đất nước trải qua 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn, dù được biện minh hay lý giải bằng bất cứ lý luận gì: Vì một xã hội tiến bộ được định hướng theo ý thức hệ gì, duy tâm, duy vật hay duy linh các thứ, thì thực tế không thể phủ nhận đối với ai còn đủ lương tri để nhìn lại lịch sử dân tộc, hòa bình và thống nhất đã đẩy dân tộc dấn sâu vào hận thù, nghi kị kéo dài trên nửa thế kỷ vẫn chưa có dấu hiệu hòa dịu. Trong một thế giới như vậy, một đất nước như vậy, chúng đệ tử Phật, trực tiếp hoặc gián tiếp, có ý thức hay không ý thức, dễ bị cuốn hút trong vòng xoáy của danh vọng và lợi dưỡng, đã minh giải những giá trị chân thật được tác thành bởi Minh và Hành xuất thế bằng những giá trị thế tục; từ nơi đó khoét sâu và làm vỡ cộng đồng hòa hiệp mà đức Thích Tôn đã thiết lập bằng Pháp và Luật thiện thuyết.


Tự thể bị tổn thương, cùng với tác động ngoại tại bởi những thông tin nhiễu loạn, sự phân hóa nội bộ càng lúc càng trầm trọng, cho đến lúc, vô khả nại hà, đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã ban hành quyết định lịch sử: Giải thể toàn bộ nhân sự và đình chỉ mọi hoạt động Viện Hóa Đạo, đồng thời với Di chúc quyết định Ủy thác quyền điều hành Viện Tăng Thống cho HT. Thích Tuệ Sỹ “đứng đầu vào vị trí của Viện Tăng Thống bảo đảm tiếp tục sứ mệnh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong tương lai”… “Bất cứ lúc nào, khi hội đủ điều kiện thuận duyên HT. Thích Tuệ Sỹ thay mặt Viện Tăng Thống triệu tập Đại Hội bất thường để bầu cử nhân sự mới cho tất cả chức vụ trong Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.”

Phụng hành Di chúc Ủy thác, cùng với các tâm thư của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ gởi Bốn chúng đệ tử, trong những ngày tháng cuối cùng, với ước nguyện Tăng-già hòa hiệp thanh tịnh, là sở y để chúng đệ tử hành Đạo và hoằng dương Chánh Pháp.


Bản thể thanh tịnh hòa hiệp của Tăng-già không thể y cứ trên một thực thể trống rỗng. Đức Thích Tôn, đấng Đại Trí, đã thấy rõ sâu sắc nguyên nhân phát sinh, quá trình phát triển, và hậu quả của những mâu thuẫn, tranh luận và tranh chấp khả dĩ xảy ra giữa các chúng đệ tử, từ những mâu thuẫn về kiến giải sai biệt trong giáo nghĩa Pháp và Luật mà đức Thế Tôn đã thi thiết, cho đến những bất hòa, xung đột trong sinh hoạt thường nhật. Để dập tắt nguyên nhân và hậu quả dẫn đến bản thể Tăng-già bị vỡ, đức Thích Tôn đã thi thiết bảy nguyên tắc diệt tránh. Trong trường hợp phân hóa đạt đến cực điểm, Tăng áp dụng nguyên tắc Tì-ni “Như thảo phú địa.” Vận dụng nguyên tắc này trong bối cảnh hiện tại, y chỉ trên đạo lý “sư tư tương thừa, chủng tánh bất đoạn”, chư Tôn đức nguyên thành viên Viện Hóa Đạo được thỉnh cử từ Đại hội Nguyên Thiều, đã đồng thuận lập Ban Vận Đông Hòa Hiệp Tăng Già, với nhiệm vụ tham vấn, thỉnh vấn, đề nghị thỉnh cử Chư Tôn Trưởng Lão, Hòa Thượng, đăng lâm pháp tịch Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, để hướng đến suy tôn Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống, cơ quan lãnh đạo tối cao của Giáo Hội, sở y cho tất cả mọi sinh hoạt hành đạo và hoằng đạo của Bốn chúng đệ tử.


Ngày 17 tháng 7 năm 2022 – Phật lịch 2566, HT. Thích Đức Thắng, Trưởng Ban Vận Động Hòa Hiệp Tăng-già, gởi văn thư Bạch trình Phật sự lên Chư vị nguyên thành viên Viện Hóa Đạo được thỉnh cử từ Đại hội Nguyên Thiều về kết quả tham vấn, thỉnh vấn, đề nghị thỉnh cử Chư Tôn Trưởng Lão, Hòa Thượng, đăng lâm pháp tịch Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, và Chư vị đã đồng thanh chuẩn thuận đề nghị danh hiệu chư Tôn đức được cung thỉnh đăng lâm pháp tịch Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương.


Ngày 21 tháng 8 năm 2022, Phật lịch 2566, buổi lễ phát nguyện và suy tôn Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, đồng thời suy cử Chánh Thư Ký Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống, được cử hành tại Chùa Phật Ân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.


Ngày 22 tháng 8 năm 2022, Phật lịch 2566, buổi lễ chính thức trao truyền Di chúc, ấn tín, và khai ấn, được cử hành tại Tổ đường Từ Hiếu, quận 8 TP. Hồ Chí Minh.


Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương thể hiện bản thể thanh tịnh hòa hợp của Tăng-già, làm sở y cho Bốn chúng đệ tử hành Đạo và hóa Đạo, tác Như Lai Sứ, hành Như Lai sự.


Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương kế thừa sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Lịch đại Tổ Sư, kế thừa và phát huy lý tưởng phụng sự dân tộc và nhân loại như đã được minh định bởi Hiến Chương của Giáo Hội, vì một đất nước thanh bình an lạc, vì một truyền thống nhân ái bao dung, vì một xã hội đạo đức tôn trọng phẩm giá của con người, tôn trọng các quyền tự do bình đẳng giữa người và người.

Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, trong hiện tình của Giáo Hội, là y xứ từ đó hướng đến kiện toàn các cơ cấu Hội Đồng Lưỡng Viện của Giáo Hội vốn đã giải thể theo Quyết Định số 12/TT/VTT/QĐ, Phật lịch 2562, Saigon ngày 25/11/2018 bởi Đức Đệ Ngũ Tăng Thống.

Cho đến khi Hội Đồng Lưỡng Viện được suy tôn, các quy định của Hiến chương Giáo hội, trong Chương thứ tư, về Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, tạm thời áp dụng tùy duyên, y chỉ Pháp và Luật mà Đức Thích Tôn đã thi thiết.

Viện Tăng Thống được điều hành bởi một vị Chánh Thư Ký, thừa uy đức ủy nhiệm của Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương.

Cơ cấu lâm thời của Hội Đồng Viện Tăng Thống gồm hai Hội Đồng, mệnh danh là Pháp Tòa Hoằng Pháp và Pháp Tòa Hoằng Giới, đứng đầu bởi một vị Thượng Thủ, điều hành bởi một vị Điển Tòa.

Pháp Tòa Hoằng Pháp hướng dẫn nội dung và các phương tiện thuyết giáo y chỉ nguyên tắc Khế lý và Khế cơ.

Pháp Tòa Hoằng Giới y chỉ Tì-ni tạng duy trì kỷ cương và cương lĩnh của Tăng-già, giáo giới và xiển minh ý chỉ Phật chế Tì-ni tạng, hành sự chất trực, nhu nhuyễn; hoằng dương giới đức và truyền thụ giới phẩm cho Bốn chúng đệ tử, gồm xuất gia và tại gia.

Chư Tôn Trưởng Lão, thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương, cùng Bốn chúng đệ tử, bằng Bồ-đề nguyện và Bồ-đề hành, cùng hòa hợp như nước với sữa, cùng hòa hợp đồng tu, vì cứu cánh của chính mình, vì sự hưng suy của Đạo Pháp và Dân Tộc, vì sự tăng ích và an lạc của nhiều người, của mọi loài chúng sanh.

Nguyện hồi hướng tất cả phước báo có được do tu trì đến với tất cả mọi loài chúng sanh, thảy cùng tăng ích và an lạc trong tịnh lạc giải thoát.

Phụng sự chúng sanh là cúng dường Chư Phật.

Phật lịch 2566, Tổ đường Từ Hiếu, ngày 01 tháng 09 năm 2022
Khâm thừa uy đức ủy nhiệm
Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương,
Chánh Thư Ký
Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống
 (Xem bản pdf có ấn ký)
Tì-kheo Thích Tuệ Sỹ




*****

Vài hình ảnh 

Lễ Suy Tôn Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

vài ngôi vị Chánh Thư Ký Xử Lý Thường Vụ

Viện Tăng Thống, tổ chức tại Chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai

ngày 21/8/2022 

*****

ht tue sy (1)ht tue sy (2)ht tue sy (3)ht tue sy (4)ht tue sy (5)ht tue sy (6)ht tue sy (7)ht tue sy (8)ht tue sy (9)
*****

Vài hình ảnh 
Lễ trao truyền Di chúc, ấn tín, và khai ấn
được cử hành tại Tổ đường Từ Hiếu, quận 8, Sài Gòn
ngày 22/8/2022

trao an tin (1)trao an tin (2)trao an tin (3)trao an tin (4)trao an tin (5)trao an tin (6)trao an tin (7)trao an tin (8)






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2021(Xem: 4894)
"84000: Diễn dịch kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật", một sáng kiến phi lợi nhuận toàn cầu và chia sẻ Tam tạng Thánh điển Phật giáo Tây Tạng do Ngài Lạt Ma, tác giả và nhà làm phim nổi tiếng, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Bhutan sáng lập, Tôn giả Dzongsar Jamyang Khyentse đã công bố danh mục hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới bản dịch sang Anh ngữ "Đại tạng Tengyur" (tức danh mục các tác phẩm Phật giáo được lưu truyền từ truyền thống Phật giáo Nalanda Ấn-độ hay một số khác có nguồn gốc từ Phật giáo Tây Tạng); Các bản dịch Luận bằng tiếng Tây Tạng được sưu tầm bởi các bậc Đạo sư Phật giáo vĩ đại của Ấn Độ, giải thích và biên tập kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật qua nhiều thể loại văn học nghệ thuật khác nhau.
19/12/2021(Xem: 2965)
Nhị vị tịnh đức giáo phẩm Tăng già Phật giáo Campuchia và Cư sĩ Chhit Sokhon, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương quốc Campuchia Him Chhem - Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, đã ra văn bản chỉ thị cho Thượng tọa Poeuy Mette, người có liên quan đến việc tranh chấp với tài phiệt trùm đại phú thương Seang Chanheng về một ngôi chùa Phật giáo Khmer tại Nhật Bản, giao quyền quản lý cho giáo phái Mohanikaya.
19/12/2021(Xem: 3120)
Vào ngày 13 tháng 12 vừa qua, tại tầng 4 Kỷ niệm quán Văn hóa Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc, Trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê, Seoul, sau khi bỏ phiếu bầu dân chủ, khi đã đắc cử, được sự tôn kính của Tăng đoàn Thiền phái Tào Khê, Thiền sư Trung Phong Tính Ba được Tấn phong ngôi Pháp vị Đại Tông sư (법계 대종사, 法階大宗師) đời thứ 15 Thiền phái Tào Khê. Sau đó, vào lúc 15 giờ chiều cùng ngày, tại Đại hùng Bảo điển Tổ đình Tào Khê Tự, Seoul cử hành nghi thức Cáo Phật, dâng hương Ngũ phần, dâng trà thiền, dâng hoa Bồ tát Vạn hạnh cúng dường Tam bảo.
19/12/2021(Xem: 3700)
Tân Hoa xã, Tây An ngày 10 tháng 12 vừa qua, (ký giả Dương Nhất Miêu, Lý Nhất Bác) phóng viên từ Viện Nghiên cứu Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc cho biết, tại thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây các nhà khảo cổ đã khai quật mộ địa của một gia tộc thời Đông Hán, đã được khai quật có ý nghĩa quan trọng bởi giá trị nghiên cứu, phát hiện tượng Phật bằng vàng và đồng thời Đông Hán.
15/12/2021(Xem: 4465)
Cư sĩ Kim Chung Khuê (김종규, 金鐘奎), Cục trưởng Cục Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc chia sẻ rằng: "Những cơ sở tự viện và bảo tàng Phật giáo sẽ là những kháng thể mạnh mẽ để giúp chiến thắng bệnh tâm thần".
15/12/2021(Xem: 3073)
Ngày 2 tháng 12 vừa qua, nhân dịp lễ Kỷ niệm 17 năm Ngày thành lập Thư viện LBU và Đại học Phật giáo Lumbini (LBU), Tổng thống Nepal Bidya Devi Bhandari đã thúc giục nhà nước Cộng hoà Dân chủ Liên bang Nepal đưa Triết học và Giáo lý đạo Phật vào sách Giáo khoa Giáo dục Công dân, vào chương trình giảng dạy từ cấp phổ thông đến Đại học.
14/12/2021(Xem: 3986)
Dongguk University (동국대학교, 東國大學校) là ngôi trường Đại học Phật giáo uy tín duy nhất lại Hàn Quốc, được thành lập vào ngày 8 tháng 5 năm 1906 bởi chư tôn đức Tăng già Thiền phái Tào Khê sáng lập. Trải qua hơn một thế kỷ hoạt động, Trường Đại học Dongguk Phật giáo Hàn Quốc đã cung cấp hơn 300.000 nhân tài trong nhiều lĩnh vực như tôn giáo, kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục. . . cho sự phát triển của Hàn Quốc.
12/12/2021(Xem: 2700)
Vào giữa tháng 11 vừa qua, chi Hội Thánh Society of St.Vicent de Paul (SSVP), một tổ chức tự nguyện quốc tế trong Giáo Hội Công Giáo đã đề nghị với Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Johannesburg tán trợ cho Giáo hội địa phương để tặng quà cho 66 hộ nghèo ở Diepsloot, một thị trấn đông dân cư ở Gauteng, Nam Phi.
10/12/2021(Xem: 3817)
BBC News đã vinh danh nhà hoạt động xã hội Phật giáo, nữ Cư sĩ Phật tử Manjula Pradeep, một nhà hoạt động Nhân quyền, hoạt động vì quyền của các cộng đồng bị thiệt thòi nói riêng là người Dalits và Phụ nữ trong gần ba thập kỷ ở Ấn Độ.
10/12/2021(Xem: 3166)
Cuộc họp báo khẩn để thành lập Ủy ban Cứu nguy tình trạng Chính phủ Công giáo Roma thiên vị tôn giáo, xuyên tạc Phật giáo được tổ chức tại Văn phòng Trung ương Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc, thủ đô Seoul vào lúc 16 giờ ngày 2/12/2021. Ủy ban Hành động liên nghị đã quyết định với một phản ứng kịp thời, dứt khoác đối với sự cố liên tiếp bởi thành kiến, thiên vị tôn giáo của chính quyền Công giáo Roma.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]