Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các nhóm Tôn giáo Thiểu số ở Pakistan: Christians, Hindus, Sikhs Cảm thấy bị Tổn thương bởi Phân biệt Đối xử

24/11/202121:23(Xem: 3041)
Các nhóm Tôn giáo Thiểu số ở Pakistan: Christians, Hindus, Sikhs Cảm thấy bị Tổn thương bởi Phân biệt Đối xử

Các nhóm Tôn giáo Thiểu số ở Pakistan Christians Hindus Sikhs Cảm thấy bị Tổn thương bởi Phân biệt Đối xử
Các nhóm Tôn giáo Thiểu số ở Pakistan: Christians, Hindus, Sikhs
Cảm thấy bị Tổn thương bởi Phân biệt Đối xử
(Pakistan and religious minorities: Christians, Hindus, Sikhs,
and others feel betrayed)

Ủy ban Quốc hội và Nghị viện nước Cộng hoà Hồi giáo Pakistan đã bác bỏ một dự luật quan trọng để bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số. Điều này liên quan đến những người phụ nữ không phải tín đồ đạo Hồi, bị buộc phải cải đạo sang Hồi giáo, sau khi bị những người đàn ông tín đồ Hồi giáo bắt cóc.


Những tín đồ của các tôn giáo Christians, Hindus, Sikhs và các nhóm tôn giáo thiểu số bao gồm cả người Hồi giáo Ahmadiyya, phải đối mặt với sự phân biệt đối xử bởi thể chế Hồi giáo này đến mức không thể tưởng tượng được. Do đó, ngay cả khi các nhóm tôn giáo thiểu số thông báo với cảnh sát, về việc những người phụ nữ bị hãm hiếp, bị ép buộc kết hôn với kẻ bắt giữ họ, thì luật pháp quốc gia này vẫn chưa bình đẳng. 


Tờ AsiaNews đưa tin, "Nhóm nhân quyền Rwadari Tehreek đã tổ chức một cuộc biểu tình tại thủ đô ở Islamabad để phản đối Ủy ban Quốc hội và Nghị viện Pakistan, gần đây đã bác bỏ dự luật bảo vệ người thiểu số và cấm việc cưỡng bách cải đạo"


BC đưa tin, "Farah, một cô bé 12 tuổi là tín đồ Thiên Chúa giáo, nói rằng cô bé đã bị bắt rời khỏi tư gia ở Pakistan vào mùa hè năm ngoái, bị cùm chân, buộc phải cải sang đạo Hồi và kết hôn với kẻ bắt cóc. Số phận ước tính mỗi năm sẽ ập đến hàng trăm phụ nữ và trẻ em tín đồ Thiên Chúa giáo, Hindus, Sikhs ở quốc gia Hồi giáo này".


Cô bé Farah nói, "Họ đã xiềng dây xích sắt vào chân của con, và trói con bằng một sợi dây. Con đã cố gắng cắt sợi dây và tháo dây xích ra, nhưng con không thể xoay sở được. Con cầu nguyện mỗi đêm, khấn vái rằng, 'Đức Chúa ơi, xin hãy giúp con'."


Đặc biệt quan tâm đến các khu vực tỉnh Sindh và vùng Punjab, mặc dù mối đe dọa này đang ở khắp nơi trên lãnh thổ Hồi giáo này. Tuy nhiên Ủy ban Quốc hội và Nghị viện nước Cộng hoà Hồi giáo Pakistan đã bác bỏ dự luật, sẽ trao quyền cho các nhóm tôn giáo thiểu số nhiều hơn. Do đó, những người Hồi giáo đối với các cơ chế kiểm soát quyền lực thông thường của người Hồi giáo đối với những người không phải tín đồ đạo Hồi được thiết lập để tiếp tục liên quan đến chuyển đổi vũ lực. 


Phó Giám đốc Tổ chức Tổ chức Quốc tế về Quyền của các dân tộc thiểu số, Claire Thomas cho biết, "Việc không giải quyết được vấn đề cấp bách này có nghĩa là Chính phủ nước Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, và các tổ chức của họ (cảnh sát, tư pháp và các dịch vụ xã hội) bị trở lực trong việc chấm dứt trừng phạt đối với những kẻ thực hiện các vụ bắt cóc, hiếp dâm và tảo hôn/tảo hôn dưới vỏ bọc cưỡng bách cải đạo; và có nghĩa là bất bình sẽ tiếp tục hình thành trong các cộng đồng dân tộc thiểu số trải qua, hoặc chứng kiến những sự kiện như thế, nhưng không tìm được biện pháp khắc phục". 


Reuters đưa tin, "Các nhà vận động cho biết việc cưỡng bách cải đạo và kết hôn của các bé gái và phụ nữ thuộc các nhóm tôn giáo thiểu số, bao gồm cả các tín đồ Thiên Chúa giáo, Hindu giáo, là một vấn đề ngày càng gia tăng ở quốc gia Hồi giáo này, bị nhắm mục tiêu của những kẻ ác ôn, phần lớn là những người thuộc các gia đình nghèo và tầng lớp thấp".


Phóng viên ký giả Lee Jay Walker nói: "Các chính trị gia theo chủ nghĩa Hồi giáo cho rằng, dự luật này là 'Chống Hồi giáo' một cách kinh ngạc. Tuy nhiên, họ sẽ phản ứng thế nào nếu sự đảo ngược diễn ra tại châu Âu? Do đó, những người ủng hộ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tôn giáo vẫn còn sống, và hoạt động mạnh mẽ trên khắp các cấp trên của các thể chế nhà nước Hồi giáo Pakistan"


Thích Vân Phong

(Nguồn: Modern Tokyo Times)

 
***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2018(Xem: 12810)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
01/01/2018(Xem: 42394)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
20/04/2017(Xem: 7531)
Với tôi, tiếng Nhật là ngoại ngữ thứ 3 mà tôi phải học (sau tiếng Anh và tiếng Pháp) vào năm 1972 khi tôi mới đến Nhật. Lúc ấy hầu như tôi không biết một tiếng Nhật nào cả. Là một Tăng Sĩ của Phật Giáo Việt Nam, năm 1971 sau khi học xong Trung Học Đệ Nhị cấp tại Việt Nam, vì thích đi du học tại Nhật Bản nên tôi liền đến Tòa Đại Sứ của Nhật tại miền Nam Việt Nam để tìm hiểu và nộp đơn xin du học. Kết quả là vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 tôi đã đến Nhật.
21/12/2015(Xem: 8358)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
28/08/2010(Xem: 62879)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]