Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kịch bản Hồi sinh Tôn giáo đang Diễn ra - Dưới sự Giám sát Nghiêm ngặt của ĐCSTQ

24/08/202122:20(Xem: 3452)
Kịch bản Hồi sinh Tôn giáo đang Diễn ra - Dưới sự Giám sát Nghiêm ngặt của ĐCSTQ

Kịch bản Hồi sinh Tôn giáo đang Diễn ra -
Dưới sự Giám sát Nghiêm ngặt của ĐCSTQ
(There’s a religious revival going on in China –
under the constant watch of the Communist Party)

Kịch bản Hồi sinh Tôn giáo đang Diễn ra Dưới sự Giám sát Nghiêm ngặt của ĐCSTQ 1

Hình 1: Nhà cầm quyền ĐCSTQ đã thúc đẩy sự phục hưng của Nho giáo, cùng với các thực hành tôn giáo truyền thống, như một phần của chương trình nghị sự theo chủ nghĩa dân tộc của họ. Ảnh: AP/Mark Schiefelbein

 

Vào đầu tháng 7 vừa qua, Lễ kỷ niệm 100 năm (1921-2021) ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP)
https://www.nytimes.com/live/2021/06/30/world/china-communist-party-anniversary
 
đã được tổ chức tại quảng trường Thiên An Môn, thủ đô Bắc Kinh. Trong hầu hết những thập kỷ đó, ĐCSTQ đã tìm cách hạn chế hoặc xóa sạch các thực hành tôn giáo truyền thống, vốn được coi là một phần trong quá khứ "phong kiến" của Trung Hoa.

 

Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) tịch thu điền sản, buộc các vị Tăng, Ni phải học Chủ nghĩa Marx-Lenin, cưỡng ép nhồi sọ, buộc các vị tăng ni tham gia lao động. Điển hình, tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang có một "công trường Phật giáo", trong đó có hơn 2.500 vị Tăng, Ni bị cưỡng bức lao động, hoang đường hơn nữa là ĐCSTQ khuyến khích chư Tăng, Ni kết hôn, dẫn đến sự tan rã đức tin đạo Phật. Ví dụ trước ngày 8/3 năm 1951, Hội Phụ nữ Trường Sa tỉnh Hồ Nam lệnh cho các vị nữ tu trên toàn tỉnh, trong vài ngày phải quyết định kết hôn! Ngoài ra, các vị thanh niên Tăng sĩ Phật giáo có thể lực phải gia nhập quân đội, bị đưa đến chiến trường làm bia đỡ đạn!

 

Nhiều tổ chức tôn giáo khác cũng bị tan rã trước bạo lực của ĐCSTQ, những phần tử cốt cán tinh túy trong Phật giáo và Đạo giáo bị vùi dập, phần còn lại phổ biến là kẻ tầm thường, là những đảng viên được cài cấm, giả dạng Tăng sĩ Phật giáo, Đạo giáo và Mục sư, làm lệch kinh điển Phật học, méo mó Đạo giáo và Kinh Thánh. Từ những kinh điển này sẽ thấy rõ bằng chứng về sự vận động của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

Nhưng kể từ cuối những thập niên 1970, Đảng Cộng sản vô thần này đã từ từ cho phép một cuộc phục hưng tôn giáo ở Trung Quốc, https://www.routledge.com/Introducing-Chinese-Religions/Poceski/p/book/9780415434065 diễn ra nhiều mặt và sâu rộng. Gần đây hơn, Chủ tịch đương nhiệm, Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã tán thành, việc Đảng tiếp tục khoan dung đối với tôn giáo https://www.reuters.com/article/us-china-politics-vacuum/xi-jinping-hopes-traditional-faiths-can-fill-moral-void-in-china-sources-idUSBRE98S0GS20130929 để lấp bít khoảng trống đạo đức, đã phát triển trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng đối với tốc độ nhanh.

 

Tuy nhiên, sự ủng hộ này đi kèm với những cảnh báo và hạn chế, gồm cả yêu cầu các nhà lãnh đạo tôn giáo ủng hộ nhà cầm quyền ĐCSTQ.

 

Là một học giả về các tôn giáo Trung Quốc https://people.clas.ufl.edu/mpoceski/, tôi đặc biệt quan tâm đến những thay đổi đáng kể này.

 

Sự hồi sinh của tôn giáo

 

Chủ nghĩa vô thần vẫn là hệ tư tưởng của Đảng cộng sản, với các thành viên bị cấm tuyên xưng đức tin tôn giáo. Những nỗ lực tích cực của nhà cầm quyền ĐCSTQ, nhằm triệt tiêu tất cả các tín ngưỡng và thực hành tôn giáo, đã đạt đến đỉnh điểm trong những thập kỷ hỗn loạn của Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản (無產階級文化大革命,1966-1976).

 

Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, một phong trào chính trị xã hội tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa diễn ra trong 10 năm từ tháng 5 năm 1966 tới tháng 10 năm 1976, https://theconversation.com/why-china-still-cant-make-sense-of-the-cultural-revolution-59624 gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Hoa lục.

 

Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị, và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tuy nhiên, phong trào này cũng gây ra những vụ bạo động, sự hỗn loạn và tổn thất lớn, nên nó cũng được gọi là "10 năm hỗn loạn", "10 năm thảm họa" (十年动乱, 十年浩劫). Tất cả cơ sở tự viện Phật giáo và các tôn giáo đều bị đóng cửa hoặc phá hủy. Mọi hình thức hoạt động tôn giáo đều bị cấm, ngay cả khi có sự cổ xúy mạnh mẽ cho việc sùng bái lãnh tụ Cộng sản vô thần cực đoan Mao Trạch Đông https://republic.com.ng/aprilmay-2018/china-cultural-revolution/, tôn giáo đảm nhận vai trò của một tôn giáo được đảng, nhà nước chính thức công nhận.

 

Là một phần của những cải cách lớn và nới lỏng kiểm soát xã hội, được khởi xướng từ cuối những thập niên 1970 đầu năm 1980, Đảng vô thần này đã dần chấp nhận một loạt các hành vi và truyền thống

https://oxford.universitypressscholarship.com/view/10.1093/acprof:oso/9780199735655.001.0001/acprof-9780199735655 đáp ứng nhu cầu tôn giáo hoặc cung cấp các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo. Phật giáo, Đạo giáo, https://freedomhouse.org/report/2017/battle-china-spirit-chinese-buddhism-taoism Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Tin Lành - năm tôn giáo được đảng, nhà nước chính thức công nhận - đã được tổ chức trở lại, mặc dù với những thành công khác nhau.

 

Ngày càng thêm nhiều cơ sở tự viện Phật giáo được trùng tu, phục dựng, Hiệp hội, các cuộc hành hương và lễ hội địa phương, và số lượng Tăng sĩ và Phật tử, Thiên Chúa giáo và Đạo giáo. Nhiều địa điểm tôn giáo mở cửa https://www.penguinrandomhouse.com/books/241115/the-souls-of-china-by-ian-johnson/ cho việc thờ cúng riêng tư, và dịch vụ cộng đồng, được mọi người từ mọi tầng lớp thường xuyên lui tới.

 

Chính quyền địa phương thường quan tâm đến việc khôi phục, và phát huy các cơ sở tôn giáo, phần lớn là để kích cầu du lịch, https://rowman.com/ISBN/9781442205062/Faiths-on-Display-Religion-Tourism-and-the-Chinese-State phát triển kinh tế xã hội địa phương.

 

Do đó, một đô thị lớn như Thượng Hải đã trở thành nơi có các cơ sở tôn giáo lớn nhỏ. Chúng bao gồm từ các đền thờ địa phương đến các cơ sở tự viện Phật giáo và Đạo giáo, nhà thờ Thiên Chúa giáo, Tin Lành và Hồi giáo. Ngoài ra, còn có những người mới tham gia vào bối cảnh tôn giáo, điển hình là các trung tâm Yoga https://www.globaltimes.cn/content/1052607.shtml mọc lên ở nhiều thành phố của Trung Quốc.

 

Có vẻ như mọi người đã hoan nghênh những chính sách cởi mở này. Một nghiên cứu năm 2020 của Trung tâm Nghiên cứu Pew http://www.globalreligiousfutures.org/countries/china/religious_demography#/?affiliations_religion_id=0&affiliations_year=2020cho thấy 48,2% dân số Trung Quốc có một số hình thức tôn giáo.

 

Dữ liệu chính xác còn gây tranh cãi và rất khó để tiến hành nghiên cứu đáng tin cậy ở Trung Quốc. Nhưng những kết quả này cho thấy rằng, nhiều người Trung Quốc tham gia vào các hoạt động khác nhau có thể được dán nhãn tôn giáo.

 

Sự kết hợp của các thực hành tôn giáo

 

Theo truyền thống, hầu hết người dân Trung Quốc không theo một đức tin nào, hoặc xây dựng một bản sắc tôn giáo hạn hẹp. Họ tham gia với nhiều niềm tin và thực hành tôn giáo khác nhau, một khuôn mẫu của lòng mộ đạo https://oxford.universitypressscholarship.com/view/10.1093/acprof:oso/9780199731398.001.0001/acprof-9780199731398có từ nhiều thế kỷ trước thời Trung Hoa cổ đại.

 

Điều này bao gồm các khía cạnh của các tôn giáo, Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo, cũng như nhiều thực hành được gọi là "tôn giáo bình dân". https://www.penguinrandomhouse.com/books/241115/the-souls-of-china-by-ian-johnson/ Những hoạt động này, bao gồm viếng thăm các ngôi đền chùa miếu môn, tham dự các cuộc lễ hội, hành hương chiêm bái, cầu nguyện và dâng hương, thờ cúng tổ tiên, tôn kính các vị thần thiêng liêng khác nhau. Ngoài ra còn có các thực hành phổ biến trong dân gian như phong thủy địa lý, một nghệ thuật cổ đại để hài hòa con người với môi trường xung quanh, và bói toán tiên tri.

 

Những truyền thống phong phú này thường có sự kinh động theo vùng, chẳng hạn như việc tôn kính Thiên Hậu Thánh Mẫu (天后聖母), một vị thần quan trọng trong tín ngưỡng của người Trung Hoa và người Việt gốc Hoa.

 

Bà được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển, được tôn kính đặc biệt cả trong Phật giáo và Đạo giáo ở các quốc gia Đông Á, và nhất là tại Đài Loan. Ngày tưởng niệm bà là ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm. Thiên Hậu Thánh Mẫu được tôn thờ rộng rãi bởi mọi tầng lớp xã hội, và được coi là một biểu tượng quan trọng của văn hóa địa phương.

 

Sự tương đồng của Nho giáo

 

Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã ngừng chỉ trích những lời dạy của Thánh Khổng Tử, nhà triết học và nhà giáo dục nổi tiếng của thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch. Nhưng điều này đã thay đổi trong những thập kỷ gần đây, khi ĐCSTQ tìm cách tái định vị mình là người bảo vệ các truyền thống Trung Hoa.

 

Điều này đã góp phần vào một sự phục hưng đáng kể của Nho giáo https://global.oup.com/academic/product/the-sage-and-the-people-9780190258146?cc=us&lang=en&

 

Theo thời gian, khuôn khổ đạo đức được tôn vinh Nho giáo, đưa ra những kim chỉ nam để điều hướng, những thực tế của cuộc sống trong một xã hội khắc nghiệt thường xuyên cạnh tranh cao. Nhưng ĐCSTQ cũng thấy hữu ích khi khai thác khía cạnh của Nho giáo, cộng hưởng với các lợi ích của nó, chẳng hạn như tuân theo quyền lực và tôn trọng người lãnh đạo.

 

Theo đó, Chính phủ đã hỗ trợ lập các Đền thờ Học viện Khổng Tử (孔子學院; Confucius Institute) là hệ thống học viện công phi lợi nhuận, liên kết với bộ giáo dục Trung Quốc, thành lập với mục đích truyền bá tiếng Hoa và văn hoá Trung Hoa, giảng dạy tiếng Hoa làm cho mọi người trên toàn thế giới có cái nhìn khác về Trung Quốc, đồng thời cũng nhằm mục đích truyền bá tư tưởng cũng như văn hoá Nho giáo ra thế giới. ĐCSTQ cũng đã tài trợ các Hội thảo Khoa học về Nho giáo, thậm chí tổ chức các bài giảng về giáo lý đạo Nho cho các quan chức, cán bộ Đảng viên.

 

Kiểm soát và Quản lý Tôn giáo

 

Áp dụng các thái độ và phương pháp có tiền lệ lâu đời trong lịch sử các triều đại của Trung Hoa Đế quốc, nhà cầm quyền ĐCSTQ tự coi mình là trọng tài cuối cùng đối với chủ nghĩa chính thống và dị đoan, hoặc các thực hành tôn giáo đúng đắn, và không phù hợp. Các nhà lãnh đạo tôn giáo phải ủng hộ nhà cầm quyền ĐCSTQ và phải tuân theo chỉ thị của Đảng Cộng sản.

 

Các nhà chức trách giữ quyền kiểm soát hành chính vững chắc, đối với tất cả các hình thức biểu hiện và tổ chức tôn giáo, bằng bất cứ phương tiện nào mà họ cho là thận trọng hoặc cần thiết. Như chúng ta đã biết, từ các báo cáo của các học giả và nhà báo phương Tây, sự kiểm soát đó bao gồm từ các hình thức thống trị tinh vi, và sự đồng lựa chọn của các nhóm tôn giáo đến các lệnh cấm, hoặc hoàn toàn đàn áp.

 

Năm 2015, trên khắp tỉnh Chiết Giang, nhà cầm quyền ĐCSTQ đã ban lệnh dỡ bỏ 1.200 cây Thánh giá khỏi nhà thờ.

 

Năm 2016, tòa án tỉnh Chiết Giang đã kết án vị Mục sư Tin Lành người Trung Quốc 14 năm tù giam, và bà vợ bị kết án 12 năm tù giam. Hai vợ chồng bị kết án nặng nề bởi đã chống lại chiến dịch triệt hạ cây Thánh giá trên nóc nhà thờ. Họ đã bị nhà cầm quyền ĐCSTQ cáo buộc là đã có những hành động phi pháp, trong đó có tội danh tham nhũng và phá rối trật tự xã hội.

 

Năm 2018, nhà cầm quyền ĐCSTQ đã ban lệnh phá bỏ Nhà thờ Tin Lành (nhà thờ Chân Đèn Vàng, Golden Lampstand), ở thành phố Lâm Phần tỉnh Sơn Tây.

 

Đáp lại, hầu hết các nhóm tôn giáo đều thận trọng và tham gia vào quá trình tự kiểm duyệt, như tôi và những người khác đã quan sát trong các chuyến đi nghiên cứu ở Trung Quốc.

 
Kịch bản Hồi sinh Tôn giáo đang Diễn ra Dưới sự Giám sát Nghiêm ngặt của ĐCSTQ 2

Hình 2: Các cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác đã phản đối nhà cầm quyền ĐCSTQ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương xa xôi phía tây. Ảnh: Lefteris Pitarakis/AP

 

Nhà cầm quyền ĐCSTQ có xu hướng đối xử gay gắt với các tôn giáo, được coi là có khả năng đe dọa đến trật tự đã được thiết lập, đặc biệt nếu bị nghi ngờ có quan hệ đến ngoại bang, hoặc có khuynh hướng ly khai. Ví dụ, trong nhiều thập kỷ, nhà cầm quyền ĐCSTQ đã quản lý nghiêm ngặt Phật giáo ở Tây Tạng, vì họ đã theo đuổi các chính sách nhằm trấn áp bản sắc văn hóa và dân tộc của người Tây Tạng. Điều đó trái ngược với sự tự do tôn giáo đối với hình thức Phật giáo đa số người Hán thực hành.

 

Gần đây, nhà cầm quyền ĐCSTQ đã giải thích chiến dịch tàn nhẫn của họ nhằm đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương, một khu vực tự trị trên danh nghĩa ở Tây Bắc Trung Quốc, nhằm chống lại khủng bố và chủ nghĩa ly khai. Theo các tài liệu bị rò rỉ, kể từ năm 2014, có đến một triệu người Duy ngô Nhĩ đã bị giam giữ trong các "trại cải tạo". Đây là một phần của chính sách cứng rắn về thế tục hóa và Hán hóa (漢化, Sinicized), ngụ ý đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ vào nền văn hóa Hán chiếm đa số, làm triệt tiêu bản sắc tôn giáo và dân tộc của họ.

 

Hành động cân bằng

 

Lễ kỷ niệm 100 năm (1921-2021) ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP), họ đã tìm cách thể hiện hình ảnh một quốc gia thống nhất, trở lại vị trí thống trị kinh tế và chính trị toàn cầu.

 

Video

Lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc

https://www.youtube.com/watch?v=cniI1jpOfyo
 
Kịch bản Hồi sinh Tôn giáo đang Diễn ra Dưới sự Giám sát Nghiêm ngặt của ĐCSTQ 3

Nhưng tại quê nhà, họ phải đối mặt với nhiều vấn đề, và đang tham gia vào một hành động cân bằng: "Khẳng định vai trò kép của họ là người giám hộ, người quản lý văn hóa và tôn giáo truyền thống của Trung Hoa, nhưng theo cách nâng cao hơn là làm suy yếu quyền lực và thẩm quyền của họ".

 

Tác giả, Tiến sĩ Mario Poceski, Giáo sư Nghiên cứu Phật học và Tôn giáo Trung Hoa, Đại học Florida (University of Florida, UF), một trường đại học nghiên cứu Hoa Kỳ, đã nhận bằng Tiến sĩ về Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á, chuyên ngành Phật học, tại Đại học California, Los Angeles (2000). Ông đã trải qua thời gian dài với tư cách là nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Đại học Komazama (Nhật Bản), Đại học Stanford, Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Hamburg (Đức), và đã nhận được một số học bổng danh giá, bao gồm Học bổng Nghiên cứu Alexander von Humboldt (cho các nghiên cứu cao cấp).

 

Tiến sĩ Mario Poceski không làm việc cho tư vấn, sở hữu trong cổ phần hoặc nhận tài trợ từ bất kỳ công ty, hoặc tổ chức nào có thể hưởng lợi từ các bài viết này, và không tiết lộ bất kỳ chi nhánh nào có liên quan ngoài cuộc hẹn học tập của họ.

 

Ông đã trước tác và xuất bản nhiều cuốn sách có giá trị: "The Records of Mazu and the Making of Classical Chan Literature (Oxford 2015), The Wiley Blackwell Companion to East and Inner Asian Buddhism (Blackwell 2014, ed.), Introducing Chinese Religions (Routledge 2009), andOrdinary Mind as the Way: The Hongzhou School and the Growth of Chan Buddhism (Oxford 2007)". Các ấn phẩm và nhiều bài báo về các khía cạnh khác nhau của nghiên cứu Phật học.

 

Tác giả: Mario Poceski

Biên dịch: Thích Vân Phong

(Nguồn: The Conversation)



facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2022(Xem: 4783)
Thầy Claude Anshin Thomas sinh năm 1947, gốc người Mỹ, Thiền giả, diễn giả, học giả về Công lý & Hòa bình, Giáo thụ Thiền học, nhà văn quốc tế, chiến sĩ hòa bình ủng hộ bất bạo động. Đến tuổi thanh xuân, Thầy từng là một cựu chiến binh Hoa Kỳ tham gia chiến tranh chống Cộng sản tại chiến trường Việt Nam. Khi về quê nhà Hoa Kỳ, sau những lần bệ kiến Thiền sư Thích Nhất Hạnh và kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với Thiền sư Cư sĩ Bernie Glassman (1939-2018), vị Thiền giả, một nhà tiên phong nổi tiếng thế giới trong phong trào Thiền Phật giáo Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo tinh thần, tác giả, nhà xuất bản, một nhà tiên phong trong Doanh nghiệp Xã hội Phật giáo bền vững; Thầy Claude Anshin Thomas đã nhận thức được ý nghĩa là hòa bình bất bạo động, biến súng đạn thành chất liệu Từ bi để hóa giải hận thù và năm 1995 Thầy xuất gia theo thiền phái Tào Động Phật giáo Nhật Bản, trở thành vị thiền giả nổi tiếng. Thầy truyền đạt giáo lý Thiền đạo Phật theo cách thức phi tôn giáo, trực tiếp và đúc
13/01/2022(Xem: 4353)
Cư sĩ WS Merwin, cựu Viện trưởng Học viện Nhà thơ Hoa Kỳ, một bậc thầy thơ đa năng người Mỹ, với nhiều phong cách khác nhau, đã sáng tác hơn 50 tác phẩm thơ và văn, nhiều tác phẩm chuyển dịch.Trong phong trào chống chiến tranh vào những thập niên 1960, các tác phẩm độc đáo của ông được đặc trưng bởi lối kể chuyện gián tiếp, không ngắt quãng. Trong những thập niên 1980-1990, việc sáng tác của ông lấy cảm hứng từ triết lý đạo Phật và sinh thái sâu sắc.
13/01/2022(Xem: 3872)
Moscow chưa bao giờ thiếu vắng Giáo đường. Trước cuộc Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, thậm chí còn có một biểu đạt đặc biệt, "bốn mươi bốn", được sử dụng để miêu tả số lượng Giáo đường trong thành phố (nghĩa là 40 nhân 40, tức là 1.600, hoặc chỉ "rất nhiều"). Ngày nay, Moscow có Giáo đường Chính thống giáo Nga, Công giáo La Mã, Anh giáo và Cộng đồng các Giáo hội Luther, cũng như các nhà thờ Hồi giáo và Hội đường Do Thái giáo. Hầu hết tất cả người Muscovite và du khách thập phương đến thành phố có thể nhìn thấy nơi thờ phụng cho riêng mình, ngoại trừ các Phật tử. Các thành viên tôn giáo này, một trong ba tín ngưỡng chính trên thế giới, chưa có một nơi thờ phụng ở Moscow.
11/01/2022(Xem: 3441)
Sự sụp đổ của Đế quốc Nga và sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Cộng sản là một tai họa khủng khiếp đối với đạo Phật. RIR - Russia Beyond đăng tin bằng tiếng Nga cho biết thời kỳ đen tối này bởi đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ. Sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, Phật tử, cùng với các tín đồ tôn giáo khác là mục tiêu đàn áp của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô (tân chính phủ). Vào đầu những thập niên 1940, khi các tôn giáo hoàn toàn bị biến mất, thực tế bởi không còn tu sĩ tôn giáo hay chùa chiền và nhà thờ, thánh đường nào nữa tại Liên Xô.
11/01/2022(Xem: 3975)
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và kỷ niệm 30 năm ngày Thành lập Văn phòng Đại diện UNESCO tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, một buổi tiệc chiêu đãi đối tác đã được tổ chức tại Văn phòng Đại diện UNESCO tại thủ đô Phnom Penh vào cuối tháng 12 năm 2021.
11/01/2022(Xem: 3204)
Đại học Tăng già Phật giáo Vientiane (Sangha College in Vientiane, Laos) được thành lập vào năm 1929 (PL.2472), do Vương thân Phetsarath Rattanavongsa (1890-1959) và Trưởng lão Hòa thượng Somdet Phra oukeo Outhen Sakda, Tăng thống Vương quốc Phật giáo Lào và Thống đốc Vientiane kiến lập.
08/01/2022(Xem: 7127)
Taxila: Trong một cuộc khai quật một Bảo tháp Phật giáo tại Ban Faqiran, nhà Khảo cổ học của Bộ Liên bang Khảo cổ học đã phát hiện đồ cổ quý hiếm, trong đó có một đồng xu bằng đồng từ thời Vương triều Mughal, một đế quốc Hồi giáo (chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Ba Tư) ở Tiểu lục địa Ấn Độ đã ra đời vào năm 1526, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa trong các thế kỷ 17 và 18, và cáo chung vào giữa thế kỷ 19.
06/01/2022(Xem: 5803)
Vương quốc Phật giáo Bhutan là quốc gia duy nhất đặt hạnh phúc vào cốt lõi cấu trúc chính sách công. “Tổng Hạnh phúc quốc gia” (GNH) không chỉ mang tính kế thừa ấm áp trong ánh dương trí tuệ và tươi mát, trong suối nguồn từ bi Phật giáo; mà còn là tiêu chí không thể thiếu đối với an ninh văn hóa, và chính trị của quốc gia.
06/01/2022(Xem: 7256)
Phong trào Thanh niên Hồi giáo Malaysia hay Angkatan Belia Islam Malaysia (ABIM) đã cung thỉnh nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia diễn đàn về các vấn đề biến đổi khí hậu tại một cuộc đối thoại được tổ chức từ ngày 15 đến 16 tháng 1 năm 2022, theo đưa tin từ thestar.com.my ngày 3 tháng 1 vừa qua. Ngài sẽ cùng tham gia với các học giả đa ngành nổi tiếng trong các lĩnh vực nghiên cứu Hồi giáo, Phật giáo, đạo đức sinh học và khoa học môi trường.
06/01/2022(Xem: 3621)
Tổng công ty phát triển du lịch Telangana (Telangana Tourism Development Corporation), có trụ sở tại bang Telangana, miền trung Ấn Độ đã công bố kế hoạch cập nhật trong việc phát triển Sriparvatarama hay Buddhavanam – công viên chủ đề di sản Phật giáo, công viên chủ đề Phật giáo đầu tiên ở Ấn Độ với những tổ hợp miêu tả các sự kiện lớn trong cuộc đời Đức Phật cũng như các câu chuyện tiền thân Đức Phật. Buddhavanam tọa lạc tại Nagarjunasagar cách Hyderbad khoảng 159 km về phía đông nam, đã tiết lộ một kho tàng di tích Phật giáo cổ đại, dự kiến mở cửa sớm, mặc dù ngày khánh thành vẫn chưa được công bố.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]