Các viện Bảo tàng Afghanistan bị Xúc phạm
khi Chính phủ mới Taliban Giành quyền Kiểm soát
Các viện Bảo tàng và viện nghệ thuật trên khắp Afghanistan, bị bao phủ với tốc độ chóng mặt khi Taliban đã tiếp quản nắm Chính quyền, đang tranh giành để cứu các hiện vật và các tác phẩm nghệ thuật của quốc gia, National Geographic báo cáo. Taliban nắm được chính quyền toàn quốc ở Afghanistan vào hôm 15/8/2021, có lẽ không phải là điều quá gây bất ngờ. Thế nhưng tốc độ sụp đổ của chính quyền Afghanistan trước các đòn tiến công của Taliban lại có thể gây choáng váng cho một số bên. Dường như trong lúc Mỹ bận rộn chuẩn bị cho việc rút quân khỏi Afghanistan còn chính quyền Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani mải mê đổ lỗi cho Pakistan về việc hậu thuẫn cho Taliban thì lực lượng vũ trang Hồi giáo này đã lên kế hoạch tiếp quản Afghanistan.
Tiến sĩ Noor Agha Noori, người đứng đầu Viện Khảo cổ học Afghanistan ở Kabul, nói với tạp chí này: "Chúng tôi không ngờ sự cố xảy ra thần tốc như vậy. Năm 2001, Taliban đã phá hủy đại tượng Phật lịch sử Bamiyan, hai pho tượng Phật khổng lồ được tạc vào sườn núi và co niên đại từ thế kỷ thứ 6. Tổ chức chiến binh Taliban đã viện dẫn nhiều cách khác nhau, về tính chất sùng bái thần tượng của các tác phẩm điêu khắc, và việc cung cấp viện trợ nước ngoài để khôi phục chúng là lý do đằng sau hành động của họ.
Ngày nay, nỗi sợ hãi xoay quanh 800.000 cổ vật hiện đang được lưu giữ trong bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Afghanistan. Mohammad Fahim Rahimi, Giám đốc của tổ chức cho biết: "Chúng tôi rất lo lắng cho sự an toàn của nhân viên, và bộ sưu tập của chúng tôi. Hiện tại, tôi không có kế hoạch để di chuyển các vật dụng ra khỏi vòng nguy hại. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tìm được một địa điểm an toàn", một nguồn tin từ Chính phủ cho hay, đồng thời lưu ý, "Không có cách nào để cá nhân họ hoặc nhân viên rời khỏi đất nước".
Có thể nguy cơ là Bảo tàng ở thành Herat, và các Bảo tàng ở Kandahar, Ghazni và Balkh, cũng như Mes Aynak, một trong những tu viện Phật giáo cổ đại nổi bật nhất Trung Á, nằm ngay bên ngoài Kabul. Trong khuôn viên tu viện cổ đại này vô số bảo tháp và tượng Phật, Bồ tát, thiện thần hộ pháp cũng như 10.000 hiện vật văn hóa. Ngoài ra, Phái đoàn Khảo cổ học của Pháp tại Afghanistan, được giao nhiệm vụ kiểm kê di sản khảo cổ học của đất nước, đang làm việc để xuất khẩu các đồ vật sang Paris cho một cuộc triển lãm bảo tàng đã được lên kế hoạch tại đây. Giám đốc tổ chức, Philipe Marquis, nhấn mạnh sự cấp bách mà các nhân viên đang làm việc để đưa các mặt hàng đến nơi an toàn. Lưu ý rằng, "Tình trạng rất khó lường".
Cho đến nay, trong nỗ lực củng cố quyền hành trên toàn quốc, Taliban chưa có làm tổn hại bất kỳ tác phẩm nghệ thuật hoặc hiện vật nào. Vào tháng 2 vừa qua, các nhà lãnh đạo của nhóm đã ban hành lệnh cho các thành viên của mình "bảo vệ, giám sát và bảo tồn" các di tích một cách mạnh mẽ, ngăn chặn việc khai quật bất hợp pháp và bảo vệ "tất cả các di tích lịch sử". Nhóm này cũng cấm bán các cổ vật trên thị trường nghệ thuật. Các nhân viên cấp thấp hơn của cả Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Quốc gia ở các thành phố bên ngoài Kabul, đã được thông báo rằng, họ có thể tiếp tục làm việc của mình, theo xác nhận của Noori và Ghani, nhưng bởi họ bị giới hạn trong nhà nên họ không còn cách nào hơn, biết tình trạng của các đối tượng do các cơ sở tuyển dụng của họ nắm giữ.
Cheryl Benard, Giám đốc Liên minh Phục hồi Di sản Văn hóa có trụ sở tại Washington, DC cho biết: "Nếu 'Taliban' có ý đồ xấu, thì điều đó sẽ trở nên hiển nhiên".
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: Artforum International)