Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

28. Cảnh Giới Cho Thái Hậu Videhi

19/03/201408:02(Xem: 29625)
28. Cảnh Giới Cho Thái Hậu Videhi
blank

Cảnh Giới Cho Thái Hậu Videhi


Trong lúc tại kinh thành Sāvatthi xảy ra biến cố bi thương cho gia đình đại nguyên soái Bandhula như vậy thì đức Phật và hội chúng tỳ-khưu đang ngự tại vườn xoài của thần y Jīvaka, ở đây ngài chờ đợi nhân duyên để tế độ thái hậu Videhi và đức vua Ajātasattu.

Số là sau khi đức vua Bimbisāra bị đứa con nghịch tặc giết hại, bà Videhi vô cùng sầu não, không thiết đến việc ăn uống, hình dong ngày càng tiều tụy. Đêm nằm vắt tay lên trán, trăn trở, nghĩ suy: “Tại sao cái thế gian này lại phát sanh những con người tàn độc đến như vậy? Vì danh vọng, địa vị và quyền lực, người ta đã không từ nan những hành động xấu ác, sái quấy nhất. Devadatta mù quáng vì muốn lãnh đạo giáo hội, đã ba lần tìm cách giết hại đức Đạo Sư. Ajātasattu, con ta, với tham vọng đế vương đã đành tâm bắt bỏ ngục cha mình, rồi còn năm lần bảy lửa ngăn cấm ta mang (tiếp cứu) vật thực nữa. Cuối cùng, vua cha bị chết đói trong ngục tối! Ôi! Con người thật là xấu xa! Không biết có một cảnh giới nào mát mẻ an lành, người và người đối xử với nhau nhu thuận, từ hòa, hướng thiện và hướng thượng chăng? Ta đã chán ngán cái cõi trần thế này rồi!”

Trong lúc bà Videhi than thở như vậy xong – thì đâu giữa hư không, tiếng nói của đức Phật vọng mồn một vào tai bà:

“- Có đấy! Còn có rất nhiều cảnh giới an lành, mát mẻ, không đao, không trượng, không chém giết hận thù; họ sống với nhau với tâm an, tâm phỉ, tâm lạc - thọ hưởng phước báu từ thấp lên cao, từ cạn vào sâu, rất thanh lương và rất yên bình, này thái hậu!”

Bà Videhi phủ phục xuống thảm, lạy ba lạy, ngước mắt lên, nói rằng:

- Bạch Thế Tôn! Xin cho đệ tử được thấy rõ những cảnh giới ấy!

Đức Phật sử dụng thần thông cho thái hậu thấy rõ cảnh trời Đao Lợi với ba mươi ba tòa bảo tháp bằng bảy báu, thấy đời sống của Đế Thích, của chư thiên nam và nữ. Họ bay giữa không gian, thân tỏa hào quang nhiều màu, múa hát, tiệc tùng, đàn ca, sáo vũ... với phục sức muôn màu, muôn vẻ. Thân thể họ nhẹ nhàng như mây, như lụa... Họ dùng những vật thực vi tế, ngon thơm hơn triệu triệu lần cõi người. Họ yêu đương, tình tự cũng thanh lương, vi tế như vậy, không có thô tháo, phàm tục, dơ uế như nhân gian. Họ suốt đời không làm việc tay chân hoặc đầu óc để tạo ra của cải. Ở đây không có cơ quan chính quyền, các cơ sở kinh tế, ngân hàng thương mại, các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ... Tất cả lâu đài, sàng tọa, y phục, nhu cầu, phương tiện đời sống đều do phước báu hóa sanh...

Giọng đức Phật lại rót vào tai bà:

- Đấy là cảnh trời Đao Lợi, một trong sáu cảnh trời dục giới - ở đó không thể nào có những con người xấu ác như Devadatta hoặc Ajātasattu đâu!

Thái hậu Videhi ngắm cảnh, ngắm người, ngắm đời sống với lạc thú thanh cao, nhẹ nhàng, vi tế như thế, tâm bà như mê mẩn. Tiếng nói của đức Phật đưa bà trở về với hiện thực. Bà nói:

- Đệ tử có thể nguyện sanh về đấy được không, bạch đức Đạo Sư?

- Không thể nguyện sanh về đấy là được sanh về đấy đâu, thưa thái hậu!

- Vậy thì phải làm sao, bạch đức Thế Tôn?

- Phải tu tập! Phải phát triển những hạnh lành. Cụ thể hơn là phải có đức tin vững chắc với thiện pháp, có năm giới, có mười lành, có tâm từ ái biết san sẻ vật chất, của cải đến cho bao người đói khổ, biết phục vụ những công ích từ thiện xã hội. Cái tâm ấy, cái công đức ấy là nhân, và quả của nó – là sẽ được hóa sanh vào cảnh trời Đao Lợi ấy!

- Đệ tử hiểu rồi! Và việc ấy, đệ tử làm được!

- Lành thay! Và Như Lai cũng biết là thái hậu thực hiện được.

- Thế có cảnh giới nào cao sang, tốt đẹp hơn thế chăng, bạch đức Tôn Sư?

- Có chứ, có nhiều lắm, này thái hậu!

Nói thế xong, đức Phật sử dụng thần thông cho thái hậu thấy rõ cõi trời Đẩu Suất. Lâu đài, người, cảnh ở đấy còn cao sang, hoàng tráng gấp bội cảnh trời Đao Lợi. Lại còn những biển châu báu, núi châu báu, sông suối châu báu, rừng cây châu báu rực rỡ muôn màu... ngoài tầm tưởng tượng của thế gian. Đặc biệt nhất ở cảnh giới này là bất kỳ bậc đại bồ-tát nào hoàn thành viên mãn ba mươi ba-la-mật đều ngự ở đây trước khi hạ sanh xuống cõi trần để thành tựu quả vị Chánh Đẳng Giác. Cảnh giới này thanh tịnh hơn cõi trời Đao Lợi vì chư thiên ở đây ai cũng tu tập, cho đến nỗi tiếng gió thổi, nhạc reo, chim ca... cũng vọng lên âm thanh nói về ngũ căn, ngũ lực, tứ chánh cần, tứ như ý túc, tứ niệm xứ, thất giác chi, bát chánh đạo... Sau này, thời vị lại, khi bồ-tát Metteyya (Di Lặc) tròn đủ công hạnh ba-la-mật cũng ngự ở cảnh trời này, đợi chờ nhân duyên xuống nhân gian để thành tựu quả vị Chánh Đảng Giác đấy, thưa thái hậu!

- Cảnh trời Đao Lợi hưởng thụ ngũ dục vi tế, vi diệu thật, nhưng có vẻ họ còn ham rong chơi, du hí nhiều quá; cõi trời Đẩu Suất thanh tịnh hơn, cao sáng hơn! Nếu đệ tử muốn sanh về đấy thì phải làm thế nào, bạch đức Đạo Sư?

- Phải tu tập khá hơn một chút nữa, thưa thái hậu! Muốn tròn đủ thì phải có đức tin vững chắc, năm giới mười lành vững chắc, nghe pháp và học pháp một cách vững chắc, tâm (thiện sự) bố thí, cúng dường với tâm quảng đại, rộng lượng một cách vững chắc và trí thấy rõ tà chánh, xấu tốt, đúng sai cũng một cách vững chắc(1)như thế... thưa thái hậu!

- Tâu vâng! Đệ tử hiểu được bốn điều. Duy có điều thứ ba: Tâm bố thí, cúng dường với tâm quảng đại, rộng lượng một cách vững chắc... thì đệ tử chưa rõ lắm!

- Khi cúng dường tứ sự đến Như Lai, đến tăng-già, tâm vị ấy luôn luôn biết cung kính, trân trọng, ước mong quý ngài đầy đủ nhu cầu, phương tiện nuôi thân (mạng) để độ sinh, ước mong hệ hệ tăng-già kế thừa giáo pháp mai hậu vì lợi ích cho chư thiên và loài người - chứ vị ấy không nghĩ đến quả báo gì cho riêng mình cả! Đấy được gọi là cúng dường vững chắc! Còn nữa, đối với chúng sanh nghèo đói, cơ cực, bất hạnh... vị ấy san sẻ của cải, giúp đỡ áo cơm... chỉ với tâm quảng đại, bao dung, tế độ họ với tâm bi mẫn xót thương, không vì danh, vì lợi, không vì quảng cáo tên tuổi, hoặc bất kỳ sự lợi lạc nào cho cá nhân mình cả. Đây chính là nhân, là duyên, hỗ trợ cho tín, cho giới, cho văn, cho tuệ tròn đủ để hóa sanh vào cảnh trời Đẩu Suất đấy, thưa thái hậu!

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Đệ tử đã được mở tâm, mở trí. Đệ tử không dám biết đến những cảnh giới thanh lương, vi tế nào khác nữa. Chỉ riêng hai cảnh giới mà đức Tôn Sư vừa diễn giải về nhân, về quả ấy, đệ tử đã cảm thấy khó tu tập cho vẹn toàn rồi. Đệ tử tuổi tác đã cao, thân thể đã suy kiệt vì sầu buồn, sợ không còn kham nổi những pháp môn cao hơn. Được về sống nơi hai cõi trời ấy thôi cũng cần quá nhiều nỗ lực và tinh cần rồi. Đệ tử sẽ cố gắng, bạch Thế Tôn...

- Phải vậy! Thái hậu đã biết tự lượng sức mình! Đấy là một suy nghĩ chơn chánh, đúng đắn! Không nói đến những cảnh giới tinh thần sáng láng của sắc giới và vô sắc giới – thì hai cõi trời mà thái hậu vừa trông thấy nhân và quả ấy – chính là hai cảnh giới tốt đẹp nhất trong sáu cảnh trời dục giới đấy, này thái hậu!

Cảm thấy thế là đã an trú cho bà Videhi một nơi chốn khả dĩ tốt đẹp rồi, đức Phật thâu lại thần thông, trả không gian trở về với yên lặng. Bà Videhi quỳ xuống lạy như tế sao, nỗi sầu khổ đã lắng xuống!

Ghi chú đặc biệt:

Cảnh giới Tịnh độ của A-di-đà được xây dựng cũng từ tích bà thái hậu Videhi, được trích nguyên văn từ Từ điển bách khoa mở, chúng ta cùng tham khảo:

“Quán Vô Lượng Thọ kinh (觀無量壽經, Amitāyurdhyāna Sūtra) là một trong ba bộ kinh quan trọng nhất của Tịnh độ tông. Kinh miêu tả thế giới phương Tây của Phật A-di-đàvà dạy cách hành trì: sống thanh tịnh, giữ giới luật và niệm danh hiệu Phật A-di-đà, hành giả thoát khỏi các nghiệp bất thiện và được tái sinh nơi Tịnh độ của A-di-đà.

Kinh này chỉ rõ quá trình phát sinh giáo pháp của Tịnh độ tông và thật ra đã được đức Phật lịch sử Thích-ca trình bày. Tương truyền rằng, hoàng hậu Vi-đề-hi, mẹ của vua A-xà-thế, bị con mình bắt hạ ngục cùng với chồng là vua Tần-bà-sa-la(sa., pi. bimbisāra). Bà nhất tâm cầu nguyện Phật và khi Phật hiện đến, bà xin tái sinh nơi một cõi yên lành hạnh phúc. Phật dùng thần lực cho bà thấy mọi thế giới tịnh độ, cuối cùng bà chọn cõi Cực lạccủa A-di-đà. Phật dạy cho bà phép thiền định để được tái sinh nơi cõi đó. Phép thiền định này gồm 16 phép quán tưởng, và tuỳ theo nghiệp lực của chúng sinh, các phép này có thể giúp tái sinh vào một trong chín cấp bậc của Tịnh độ.

Mười sáu phép quán tưởng đó là: quán mặt trời lặn; quán nước; quán đáy sông; quán cây cối; quán nước cam lộ; quán thế giới thực vật; quán nước và đáy nước; quán toà sen; quán ba báo thân của ba vị thánh A-di-đà, Quán Thế ÂmĐại Thế Chí; quán ba ứng thân của Phật A-di-đà; của Quán Thế Âm; của Đại Thế Chí; quán A-di-đà trong Tịnh độ; quán ba vị thánh trong Tịnh độ; quán cấp thượng căn trong Tịnh độ; quán cấp trung căn và hạ căn trong Tịnh độ. Các phép quán này giúp hành giả có thể thấy được A-di-đà và hai vị Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí ngay trong đời này và đó là dấu hiệu chắc chắn hành giả sẽ được tái sinh về Tịnh độ”.

Lưu ý:Chúng ta thấy 16 phép quán tưởng ở trên rất lạ lùng, chưa hề biết đến trong Tam Tạng Pāḷi văn, kể cả những học phái thuộc Đại chúng bộ.


(1)Cách nói rộng của đức tin, học giới, nghe pháp, bố thí và trí tuệ thế gian.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2022(Xem: 4869)
Thầy Claude Anshin Thomas sinh năm 1947, gốc người Mỹ, Thiền giả, diễn giả, học giả về Công lý & Hòa bình, Giáo thụ Thiền học, nhà văn quốc tế, chiến sĩ hòa bình ủng hộ bất bạo động. Đến tuổi thanh xuân, Thầy từng là một cựu chiến binh Hoa Kỳ tham gia chiến tranh chống Cộng sản tại chiến trường Việt Nam. Khi về quê nhà Hoa Kỳ, sau những lần bệ kiến Thiền sư Thích Nhất Hạnh và kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với Thiền sư Cư sĩ Bernie Glassman (1939-2018), vị Thiền giả, một nhà tiên phong nổi tiếng thế giới trong phong trào Thiền Phật giáo Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo tinh thần, tác giả, nhà xuất bản, một nhà tiên phong trong Doanh nghiệp Xã hội Phật giáo bền vững; Thầy Claude Anshin Thomas đã nhận thức được ý nghĩa là hòa bình bất bạo động, biến súng đạn thành chất liệu Từ bi để hóa giải hận thù và năm 1995 Thầy xuất gia theo thiền phái Tào Động Phật giáo Nhật Bản, trở thành vị thiền giả nổi tiếng. Thầy truyền đạt giáo lý Thiền đạo Phật theo cách thức phi tôn giáo, trực tiếp và đúc
13/01/2022(Xem: 4402)
Cư sĩ WS Merwin, cựu Viện trưởng Học viện Nhà thơ Hoa Kỳ, một bậc thầy thơ đa năng người Mỹ, với nhiều phong cách khác nhau, đã sáng tác hơn 50 tác phẩm thơ và văn, nhiều tác phẩm chuyển dịch.Trong phong trào chống chiến tranh vào những thập niên 1960, các tác phẩm độc đáo của ông được đặc trưng bởi lối kể chuyện gián tiếp, không ngắt quãng. Trong những thập niên 1980-1990, việc sáng tác của ông lấy cảm hứng từ triết lý đạo Phật và sinh thái sâu sắc.
13/01/2022(Xem: 3918)
Moscow chưa bao giờ thiếu vắng Giáo đường. Trước cuộc Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, thậm chí còn có một biểu đạt đặc biệt, "bốn mươi bốn", được sử dụng để miêu tả số lượng Giáo đường trong thành phố (nghĩa là 40 nhân 40, tức là 1.600, hoặc chỉ "rất nhiều"). Ngày nay, Moscow có Giáo đường Chính thống giáo Nga, Công giáo La Mã, Anh giáo và Cộng đồng các Giáo hội Luther, cũng như các nhà thờ Hồi giáo và Hội đường Do Thái giáo. Hầu hết tất cả người Muscovite và du khách thập phương đến thành phố có thể nhìn thấy nơi thờ phụng cho riêng mình, ngoại trừ các Phật tử. Các thành viên tôn giáo này, một trong ba tín ngưỡng chính trên thế giới, chưa có một nơi thờ phụng ở Moscow.
11/01/2022(Xem: 3476)
Sự sụp đổ của Đế quốc Nga và sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Cộng sản là một tai họa khủng khiếp đối với đạo Phật. RIR - Russia Beyond đăng tin bằng tiếng Nga cho biết thời kỳ đen tối này bởi đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ. Sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, Phật tử, cùng với các tín đồ tôn giáo khác là mục tiêu đàn áp của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô (tân chính phủ). Vào đầu những thập niên 1940, khi các tôn giáo hoàn toàn bị biến mất, thực tế bởi không còn tu sĩ tôn giáo hay chùa chiền và nhà thờ, thánh đường nào nữa tại Liên Xô.
11/01/2022(Xem: 4044)
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và kỷ niệm 30 năm ngày Thành lập Văn phòng Đại diện UNESCO tại Vương quốc Phật giáo Campuchia, một buổi tiệc chiêu đãi đối tác đã được tổ chức tại Văn phòng Đại diện UNESCO tại thủ đô Phnom Penh vào cuối tháng 12 năm 2021.
11/01/2022(Xem: 3248)
Đại học Tăng già Phật giáo Vientiane (Sangha College in Vientiane, Laos) được thành lập vào năm 1929 (PL.2472), do Vương thân Phetsarath Rattanavongsa (1890-1959) và Trưởng lão Hòa thượng Somdet Phra oukeo Outhen Sakda, Tăng thống Vương quốc Phật giáo Lào và Thống đốc Vientiane kiến lập.
08/01/2022(Xem: 7206)
Taxila: Trong một cuộc khai quật một Bảo tháp Phật giáo tại Ban Faqiran, nhà Khảo cổ học của Bộ Liên bang Khảo cổ học đã phát hiện đồ cổ quý hiếm, trong đó có một đồng xu bằng đồng từ thời Vương triều Mughal, một đế quốc Hồi giáo (chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Ba Tư) ở Tiểu lục địa Ấn Độ đã ra đời vào năm 1526, nắm quyền kiểm soát trên phần lớn tiểu lục địa trong các thế kỷ 17 và 18, và cáo chung vào giữa thế kỷ 19.
06/01/2022(Xem: 6008)
Vương quốc Phật giáo Bhutan là quốc gia duy nhất đặt hạnh phúc vào cốt lõi cấu trúc chính sách công. “Tổng Hạnh phúc quốc gia” (GNH) không chỉ mang tính kế thừa ấm áp trong ánh dương trí tuệ và tươi mát, trong suối nguồn từ bi Phật giáo; mà còn là tiêu chí không thể thiếu đối với an ninh văn hóa, và chính trị của quốc gia.
06/01/2022(Xem: 7475)
Phong trào Thanh niên Hồi giáo Malaysia hay Angkatan Belia Islam Malaysia (ABIM) đã cung thỉnh nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia diễn đàn về các vấn đề biến đổi khí hậu tại một cuộc đối thoại được tổ chức từ ngày 15 đến 16 tháng 1 năm 2022, theo đưa tin từ thestar.com.my ngày 3 tháng 1 vừa qua. Ngài sẽ cùng tham gia với các học giả đa ngành nổi tiếng trong các lĩnh vực nghiên cứu Hồi giáo, Phật giáo, đạo đức sinh học và khoa học môi trường.
06/01/2022(Xem: 3685)
Tổng công ty phát triển du lịch Telangana (Telangana Tourism Development Corporation), có trụ sở tại bang Telangana, miền trung Ấn Độ đã công bố kế hoạch cập nhật trong việc phát triển Sriparvatarama hay Buddhavanam – công viên chủ đề di sản Phật giáo, công viên chủ đề Phật giáo đầu tiên ở Ấn Độ với những tổ hợp miêu tả các sự kiện lớn trong cuộc đời Đức Phật cũng như các câu chuyện tiền thân Đức Phật. Buddhavanam tọa lạc tại Nagarjunasagar cách Hyderbad khoảng 159 km về phía đông nam, đã tiết lộ một kho tàng di tích Phật giáo cổ đại, dự kiến mở cửa sớm, mặc dù ngày khánh thành vẫn chưa được công bố.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]