Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giúp cha mẹ vui tuổi già (Help parents enjoy old age)

15/01/202509:27(Xem: 164)
Giúp cha mẹ vui tuổi già (Help parents enjoy old age)

cha me giaGiúp cha mẹ vui tuổi già

Đỗ Hồng Ngọc

 

Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹp, hoặc đem tro cốt vào chùa, nhang khói mịt mù, đặt nắm tro tàn cha mẹ ở một vị trí thiệt tốt… không ngại tốn kém!

Đợi cha mẹ già vào bệnh viện, đặt ống nội khí quản giúp thở, truyền đạm truyền dịch chai dưới chai trên, bơm thức ăn qua ống thông dạ dày, dây nhợ chằng chịt khắp người theo dõi nhịp tim nhịp thở, thuốc men không ngại tốn kém… sẵn sàng bán nhà bán cửa chữa chạy, “còn nước còn tát”!

Thế nhưng khi cha mẹ già đang sờ sờ bên cạnh thì bận bịu trăm công ngàn việc, không có chút thì giờ để hỏi han, chăm sóc…

Một ông bố viết cho con:

“… Người già sợ nhất cảnh cô đơn nên nếu các con đã hiểu thì hãy thương cho tròn. Tình thương ấy không đánh đổi bằng tấm ngân phiếu kếch xù hay quà bánh đắt tiền mà chính là… thời gian. Một lúc nào đó trong ngày mà các con thấy trống vắng thừa thãi thì hãy mang đến tặng Bố giờ phút vô nghĩa ấy! Bản chất nó vô giá nhưng lại vô cùng quý báu nếu chia sẻ đúng đối tượng… Con dư biết, sáng chiều Bố lủi thủi hết ngồi lại nằm, cô đơn bên cạnh một người trả công chỉ biết im lặng canh chừng. Nếu con đến thăm, nhớ bỏ hết công việc và lo toan ở ngoài xe trước khi vào nhà, tránh cảnh thân tâm mỗi chỗ mỗi nơi để cha con sống thật những kỷ niệm cuối đời bên nhau. Người già như Bố đương nhiên ăn nói sẽ không còn mạch lạc hấp dẫn, xin con đừng nhăn nhó… Hãy nhẫn nại ngồi nghe như thuở nuôi con còn bé, Bố đã từng chăm chú theo dõi tiếng con bi bô học nói… lặp đi lặp lại nhiều lần một chữ từ ngày này qua ngày nọ liên hồi…”. (Internet).

 

Có một cách giúp biết khi nào cha mẹ đã… bước vào tuổi già ấy là “lén” quan sát họ có những dấu hiệu bất thường nào về tâm lý, về sức khỏe của lứa tuổi già chưa.  Nhưng biết là để quan tâm, chăm sóc, can thiệp kịp thời thôi chớ không phải để “dán nhãn” cho họ đã già nua, lỗi thời, rồi không để họ còn có chút độc lập tự do gì nữa thì rất không nên!

Họ có lơ là quá đáng chuyện ăn mặc không? Xưa áo quần thẳng thớm, nay xốc xếch, xộc xệch, đứt nút, rách bâu mặc kệ? Họ có lơ là quá đáng việc chăm sóc bản thân mình không? Chẳng buồn tắm rửa, hớt tóc cạo râu, tóc tai bù xù mặc kệ. Trí nhớ họ còn tốt không hay quên trước quên sau, lặp đi lặp lại hoài một chuyện? Họ có loay hoay tìm kiếng lão, dù đang đeo trên mắt hay tòng teng trên cổ không? Họ có nghễng ngãng nghiêng tai bên này bên kia để nghe cho rõ hoặc cứ hỏi đi hỏi lại một chữ không? Họ có kêu TV mờ, sách báo chữ nhỏ quá, màu sắc không rõ ràng như xưa không? Họ có bước đi từng bước chầm chậm, loạng choạng, lê chân trên mặt đất như chân đã mọc dài ra và dễ bị vấp, bị trượt, bị té ngã không? Họ có kêu đau lưng nhức mỏi thường xuyên không? Có bỏ quên chìa khóa, quên điện thoại nơi này nơi kia tìm kiếm vất vả không? Thỉnh thoảng có quên tắt lò gaz, quên khóa cửa nhà… không?

Để ý coi họ còn thèm ăn uống không, ăn uống có còn biết ngon lành không hay sao cũng được? Họ có chê món này cứng món kia khó nhai không? Ngủ có dễ không hay trằn trọc loay hoay suốt đêm? Có còn ham đi đây đi đó, cà phê cà pháo với bạn bè không? Có còn mê coi đá banh, tennis… như ngày xưa không hay chỉ thích ngồi im một chỗ lúc nào cũng như đang im lặng lắng nghe, nhớ nghĩ đâu đâu…hoặc ôm TV suốt ngày rồi nhầm tưởng cảnh tượng trong phim ảnh là sự thật ngoài đời?

Để ý coi họ có đã bắt đầu thở hồn hển nặng nhọc… khi leo cầu thang trong căn nhà quen thuộc của mình không? Họ có bắt đầu thức giấc tiểu đêm nhiều lần, có dễ bị dị ứng khi ăn một món  ăn quen thuộc? có bị bón phải rặn hì hục vất vả không?…

Tóm lại, quan sát kỹ một chút sẽ thấy những thay đổi đó và tốc độ thay đổi ngày càng nhanh. Già thiệt rồi!

Một ông lão than thở: “ Các lão bằng hữu ơi, cần phải ghi nhớ chúng ta đều là những con người của cái thế hệ cuối cùng hiếu thuận với cha mẹ, lại cũng là những con người của cái thế hệ đầu tiên bị con cái bỏ rơi”. Ngậm ngùi quá đỗi! Vì đâu nên nỗi?

Bởi vì thế hệ trước kia sống trong nền văn hóa đề cao “đạo hiếu”, học Quốc văn giáo khoa thư, học Nhị thập tứ hiếu, gia đình “tứ đại đồng đường”, xóm làng gần gũi, dư luận buộc ràng,  nay thì đời sống đã khác: gia đình hạt nhân, nhiều cặp ly hôn ly dị, single mom, single dad v.v…, nhiều gia đình chỉ có một con duy nhất làm sao gánh nổi ông bà nội ngoại hai bên?  Rồi đây các thế hệ già sẽ được nuôi trong nhà dưỡng lão (nursing home), nên ngay bây giờ phải coi chuyện “con cái bỏ rơi” là chuyện bình thường, có hiếu thuận là thỉnh thoảng con cái nhớ mà đến thăm đôi khi.

Có nhiều cách để giúp cha mẹ già được vui:

* Dành thời gian ngồi bên cha mẹ, nhắc những chuyện xưa, hỏi chuyện tuổi thơ của cha mẹ, chuyện học hành, chuyện chọn nghề, chuyện tình cảm của họ… để họ có cơ hội kể lại một cách hào hứng, nhiều khi lặp đi lặp lại cũng nên ân cần lắng nghe;

* Nhắc những ngày còn thơ của mình, những khó khăn gian khổ của gia đình như một cách tỏ lòng biết ơn, rằng nhờ họ mà mình có được ngày nay;

* Sưu tầm những hình ảnh kỷ niệm của gia đình qua nhiều giai đoạn, những hình ảnh thuở còn thơ của con cháu, dán vào một album để cùng coi chung cả nhà hoặc làm một  “triển lãm bỏ túi” gợi nhớ những kỷ niệm: “ngày này năm xưa em còn bé tí teo”…;

* Thỉnh thoảng dành thì giờ đưa cha mẹ đi thăm những nơi nhiều kỷ niệm của họ, mái trường xưa, căn nhà cũ dù đã đổi thay, những bà con lâu ngày chưa gặp nơi này nơi khác, những bạn bè thuở ấu thơ kẻ mất người còn…;

* Thỉnh thoảng tổ chức những buổi họp mặt gia đình, đặc biệt những ngày Giỗ chạp, để con cháu được nghe ông bà kể chuyện xưa, kết nối bà con cô bác. Nếu có thể thì tổ chức họp mặt bạn bè cùng lứa của cha mẹ ở một nơi phù hợp, khoáng đãng, họ sẽ có cơ hội trò chuyện râm ran với nhau…;

* Sưu tầm những bản nhạc xưa, phim cũ mà họ yêu thích, giúp họ được nghe lại, xem lại… Kỹ thuật media bây giờ rất hiện đại, chịu khó giúp để tránh sự lọng cọng của cha mẹ già;

* Sưu tầm các bài báo, hình ảnh… nếu có về thành tích của cha mẹ trong lãnh vực văn nghệ, thể thao, nghề nghiệp v.v… làm thành tập tư liệu để cùng xem với nhau, nhắc nhở những niềm hãnh diện xưa!

* Giúp cha mẹ tham gia những buổi sinh hoạt của nhóm bạn già, câu lạc bộ, hội quán người cao tuổi, nhóm coi bóng đá, tennis, nhóm hát hò, ngâm thơ, thậm chí nhóm bạn chơi tứ sắc, mạc chược, cờ vua, cờ tướng…;

* Khuyến khích cha mẹ học một kỹ năng mới: ngoại ngữ, vi tính, chơi games, biết dùng smartphone để chuyện trò, nhắn tin, biết xài tablet ( cái “quẹt quẹt” này giúp biết đủ thứ chuyện trên đời!)… Nhờ đó các tế bào não không bị rỉ sét, các nối kết thần kinh được hoạt hoá, sinh động. Ngày nay người ta biết tế bào não rất nhu nhuyến và có thể sinh sôi!

* Khuyến khích cha mẹ gần gũi nhiều hơn với nhu cầu tâm linh, nói với cha mẹ về nhân quả, luân hồi, thiên đàng, địa ngục… Thường nhắc những việc làm tốt đẹp của họ trước đây để thấy thanh thản, an vui… Khuyên cha mẹ đi chùa, đi nhà thờ… Giao lưu bạn đạo, học tập điều thiện, miễn là không để rơi vào mê tín dị đoan…

Những điều này không phải là lý thuyết. Tôi đã thực hành được gần như vậy khi chăm sóc Mẹ tôi lúa tuổi già. Tôi thường ngồi trò chuyện với Bà, từ đó vẽ được đường dây như một bản đồ dòng họ, bà con bên Ngoại; nhắc bà chuyện Bà “duyên” gặp Ba tôi, chuyện đám cưới nhà quê thời đó, rước dâu có đoạn đường biển cô dâu phải đi ngựa, lội qua ao rạch, dòng suối rộng ở ngãnh Tam Tân. Chuyện bà “nổi ghen”, dắt tôi (gần 5 tuổi) bỏ về giữa buổi trình diễn cải lương ở Rạp hát có Ba tôi đóng vai trong đó; hỏi cả chuyện “người yêu” thuở nhỏ của Ba tôi hồi đó có đẹp không? Bà chỉ nói “cũng được” chớ không chịu là đẹp! Rồi tôi thường đưa Bà về thăm Phan Thiết, Phan Rang, đi ngang Bà Rịa, qua Bưng Riềng, Láng Găng, Bến Ván, Giếng Ngự ở Bình Châu, vùng tản cư của gia đình tôi ngày đó, suốt 7 năm từ 1945 đến 1952 khi Ba tôi mất mẹ con mới về Phan Thiết tá túc nhà cô Hai. Tôi cũng thường đưa Bà về thăm các dì, cậu, cô bác, thăm chùa Hải Nam v.v…, Lúc Bà yếu nhiều, tôi tổ chúc được một buổi gặp mặt các con cháu của Bà tại ngôi nhà ở Lagi để Bà được gặp mọi người, như để chào tạm biệt. Hôm đó còn quay lại phim để lưu cho con cháu… Tôi biết mình làm chưa đủ, nhưng cũng an ủi đã thực hành nhưng điều tôi học hỏi được, và chia sẻ nơi đây. 

.... o ....


Help parents enjoy old age

By Đỗ Hồng Ngọc

Translated by Nguyên Giác Phan Tấn Hải


Do not wait until your parents have passed away to demonstrate your filial devotion by creating a grand altar, purchasing an elaborate burial plot, constructing an exquisite tomb, transporting their ashes to a temple filled with incense smoke, or placing them in a respectful location, regardless of the cost.

Help your parents enjoy their later years now. Don't wait for your elderly parents to require hospitalization, an endotracheal tube for respiratory support, two bottles of intravenous fluids, a nasogastric tube for feeding, wires for heart rate and respiratory monitoring, and costly medications. You may even find yourself willing to sell your house to cover the treatment expenses, only to utter phrases like, “As long as there is water in the boat, we must scoop the water out.”

However, when your elderly parents are still around, you may find yourself preoccupied with countless responsibilities, leaving little time to inquire about or care for them.

A father wrote to his son: “The elderly are most afraid of loneliness, so if you understand, then love them fully. Time, not a large check or expensive gifts, exchanges this love. At some point during the day when you feel empty and redundant, bring that meaningless moment to Dad! It is priceless in nature but extremely precious if shared with the right person… You are well aware that Dad spends every morning and evening sitting and lying down alone, accompanied only by a paid worker who silently observes me. When you visit, it's important to leave all your work and worries in the car before entering the house. This will prevent your body and mind from being separated, allowing your father and son to truly share their final memories together. An old man like Dad will naturally not speak coherently and attractively; please don't frown... Please sit and listen patiently, just as I did when I was raising you as a baby. Dad used to attentively watch you babble and learn to speak, repeating the same word over and over, day after day.” (Excerpt from the Internet)

One way to recognize when your parents have entered old age is to discreetly observe them for any unusual signs of psychological or physical decline typically associated with aging. However, understanding these changes should lead to caring for them and intervening promptly, rather than labeling them as old or outdated. It is crucial to avoid stripping them of their independence and freedom, as this approach is highly inappropriate.

Are they excessively careless about their clothing? In the past, their attire was neat, but now it appears sloppy and disheveled, with broken buttons and torn cuffs. Are they neglecting their personal hygiene? Do they refrain from showering, shaving, or managing their hair? Is their memory still sharp, or do they frequently forget things, repeating the same statements repeatedly? Do they struggle to find their reading glasses, whether they are wearing them or they are hanging around their necks? Do they tilt their heads from side to side to hear clearly, or do they ask for the same word repeatedly?

Do they express concerns that the television picture is blurry, that the print in books and newspapers is too small, or that the colors are not as vibrant as they once were? Do they walk slowly and unsteadily, dragging their feet as if their legs have grown longer, making them prone to tripping, slipping, and falling? Do they frequently complain of back pain? Do they leave their keys or phones scattered about and struggle to locate them? Do they occasionally forget to turn off the gas stove or lock the door?

Pay attention to whether they still crave food, enjoy eating, or have changed their preferences. Do they find certain foods difficult to chew? Is it easy for them to sleep, or do they toss and turn throughout the night? Do they still like to go out, drink coffee with friends, and engage in social activities? Do they continue to enjoy watching football or tennis as they once did, or have they become more sedentary, sitting quietly and lost in thought, or spending all day in front of the television, confusing movie scenes with reality?

Pay attention to whether they have begun to gasp for breath when climbing stairs in their familiar home. Have they started waking up more frequently at night to urinate? Are they experiencing allergies when consuming familiar foods? Are they constipated and straining?

In short, observe closely, and you will notice these changes; the speed of change is accelerating. They are truly aging!

An elderly man lamented, “My old friends, we must remember that we are the last generation to honor our parents and the first generation to be abandoned by our children.” How tragic! Why is this the case?

Because the previous generation lived in a culture that emphasized filial piety, they studied the National Literature textbook and the Twenty-Four Filial Exemplars. Families often consisted of  generations under one roof, and a strong adherence to public opinion. In contrast, contemporary life features nuclear families, numerous divorced couples, single mothers, and single fathers. Many families now have only one child, raising the question of how they can support both sets of grandparents. In the future, it is likely that older generations will reside in nursing homes. Therefore, we must begin to accept the notion of being abandoned by children as a new normal, where filial piety is redefined to mean that children occasionally remember and visit their parents.

To help your elderly parents find happiness, consider the following suggestions:

* Spend time sitting with your parents, reminiscing about old stories and asking about their childhood, education, career choices, and love stories. This gives them the opportunity to share these experiences with enthusiasm, even if they repeat themselves. It is important for you to listen attentively.

* Reflect on your childhood experiences and the challenges your family faced, expressing gratitude for the sacrifices made by your parents that have contributed to your current circumstances.

* Collect family memories through various stages of life. Gather childhood photos of your children and grandchildren, and compile them into an album for the entire family to enjoy together. Alternatively, create a pocket exhibition to reminisce about special moments, such as this day, years ago, when you were a little kid.

* Occasionally, take the time to bring your parents to visit places filled with memories for them, such as their old school or childhood home, even if it has changed. Reconnect with relatives they haven't seen in a long time, whether at this location or another, and remember childhood friends who have passed away, as well as those who are still alive.

* Occasionally, organize family gatherings, particularly on death anniversaries, to allow children and grandchildren to hear their grandparents share old stories and connect with relatives. If feasible, arrange a meeting for your parents' friends in a suitable, open space, providing them with the opportunity to engage in conversation with one another.

* Collect old music and classic movies that they cherish, and assist them in enjoying these again. Media technology has advanced significantly, so please help your elderly parents navigate it to avoid any technical difficulties.

* Collect articles, pictures, and any other materials related to your parents' achievements in the fields of arts, sports, careers, and more. This will help create a collection of documents that you can enjoy together, reminding them of their past accomplishments.

* Help your parents engage in activities with their old friends, such as clubs, senior groups, football and tennis viewing parties, singing groups, poetry recitation clubs, and gatherings for playing cards, mahjong, chess, or Chinese chess.

* Encourage parents to learn a new skill, such as a foreign language, computer programming, playing games, or using a smartphone for chatting and texting. Familiarity with a tablet can also be beneficial, as this "swipe thing" helps prevent brain cells from deteriorating, activates neural connections, and keeps the mind active. Today, we understand that brain cells are highly adaptable and can regenerate!

* Encourage parents to connect more deeply with their spiritual needs. Discuss concepts such as cause and effect, reincarnation, heaven, and hell. Frequently remind them of their past charitable deeds to foster feelings of peace and happiness. Suggest that they visit a temple or church and engage with religious friends to learn positive values while being cautious not to fall into superstition.

 

These experiences are not mere theories. I practiced them while caring for my mother in her old age. I often sat and talked with her, during which I traced a family tree, mapping out our relatives on my mother's side. I reminded her of the story of her "fateful" meeting with my father, recounting the tale of their country wedding. At that time, the bride's procession stretched along the sea, and she had to ride a horse, wade through ponds, canals, and a wide stream in Tam Tân. I asked about my mother becoming jealous and taking me, then almost five years old, out into the middle of a cải lương performance at the theater where my father was performing. I also inquired whether my father's childhood sweetheart was beautiful. She simply stated that the other woman was OK, but refused to acknowledge her beauty.

I often took my mother to visit Phan Thiết and Phan Rang, passing through Bà Rịa, Bưng Riềng, Láng Găng, Bến Ván, and Giếng Ngự in Bình Châu. This was the evacuation area for my family during the seven years from 1945 to 1952. It was not until my father passed away that my mother and I returned to Phan Thiết, where we stayed at my Aunt Hai's house. I frequently took my mother to visit my aunts, uncles, and Hải Nam Pagoda, among other places. When she became very weak, I organized a gathering of her children and grandchildren at our home in Lagi so that she could meet everyone as a way to say goodbye. On that day, I even recorded the event for my children and grandchildren. I know I have not done enough, but I find comfort in knowing that I have practiced what I have learned and shared it here.

 .... o .... 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2014(Xem: 11700)
Hoài Vọng Mẫu Thân (thơ) Trần Trọng Khoái, Trần Kim Quế
30/07/2014(Xem: 11531)
Hiếu Niệm (thơ) của Trần Trọng Khoái
30/07/2014(Xem: 13826)
Ân Đức Sanh Thành (thơ) của Lão Thi Sĩ Trần Trọng Khoái
29/07/2014(Xem: 6111)
Cũng như có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâu dày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đã chỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau.
29/07/2014(Xem: 4867)
Lòng mẹ bao la như biển Thái bình dạt dào, Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào … Giữa khuya, âm thanh trầm bổng, sâu lắng ngọt ngào của một giọng hát nữ vang lên rồi vọng vào chốn thiền môn tĩnh lặng như xoáy vào tim. Con giật mình tỉnh giấc bàng hoàng nhớ Mẹ da diết. Nỗi nhớ làm con hạnh phúc, khiến con nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng vẫn tồn tại giữa Mẹ và con. Vậy mà cả một thời gian dài, cả một đoạn đường đời, tình cảm ấy đã bị những oán hận, buồn tủi và sự vô cảm, vô tình làm con quên lãng, làm con không thể nhận ra được tình cảm của Mẹ cũng như nỗi đau day dứt của Mẹ. Giờ thì con đã hiểu nên biết nhớ biết thương khi tiếng hát về Mẹ vọng lên giữa đêm trường.
29/07/2014(Xem: 7333)
Hiếu thảo là truyền thống đạo đức quý báu của người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung . Chữ hiếu trong dân gian Việt Nam Người Việt Nam khi nói đến chữ Hiếu, liền nghĩ đến việc “thờ cha, kính mẹ”, như bài ca dao vở lòng mà ai cũng thuộc: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”; hoặc trong Quốc văn Giáo khoa thư ngày trước:
29/07/2014(Xem: 8658)
Siêng năng cần mẫn nhọc nhằn Công ơn Cha Mẹ vĩnh hằng cao sâu Đẹp thay chín chữ Cù lao: Sinh ra đau đớn xiết bao nhiêu tình Cúc thời nâng đở hy sinh Phủ năng chăm sóc vỗ về vuốt ve Súc thường bú mớm no nê Trưởng nuôi thể xác, dưỡng mê thân hình Dục thời dạy dỗ thâm tình Cố luôn trông ngắm xem nhìn thiết tha Phục quấn quít không rời tay Phúc lo đầy đủ ẳm bồng không xa
29/07/2014(Xem: 4705)
MƯỜI CÔNG ĐỨC CỦA MẸ Ơn Cha Mẹ sâu dày không kể xiết Suốt cuộc đời gian khổ cũng vì con Bao đắng cay sức lực dẫu hao mòn Đức hy sinh vẫn chẳng hề nao núng
29/07/2014(Xem: 9191)
"Cây có cội mới trổ cành xanh lá Nước có nguồn mới tỏa khắp rạch sông" Được làm người công đức của cha ông Nên danh phận cảm nhờ ơn xã hội Chúng ta được thân làm người, là nhờ có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và nhiều nhân duyên hội tụ. Chúng ta được khôn lớn nên người là nhờ ở sự trưởng dưỡng, giáo dục của Cha, Mẹ, Thầy, Cô và Xã Hội. Công ơn to lớn ấy, trong kinh Phật đã dạy có Bốn Đại trọng ân: 1/ Ơn Quốc gia, thủy thổ, 2/ ơn Cha, Mẹ, 3/ Ơn Tam bảo, 4/ Ơn Đàn na tín thí (xã hội), trong đó công ơn của cha mẹ là to lớn nhất, sánh bằng non biển, không thể bút mực nào tả xiết. Chỉ có tri niệm và thực hành mới hy vọng có một chút đáp đền. Đức Phật đã dạy rằng: công ơn của cha mẹ bao la như biển cả và cao vòi vọi như trời xanh vô hạn, với sự hy sinh cao đẹp, “bên ước mẹ nằm, bên ráo phần con”, thật là “ Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng Mẹ, gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng Cha”, Thương và lo cho con nên “miễn sao có lợi thì làm, chẳng màng tội lỗi, bị giam bị cầm…”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]