Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tập Thơ: Những Câu Thơ Tu Tập

10/08/202419:23(Xem: 2493)
Tập Thơ: Những Câu Thơ Tu Tập




phat thuyet phap 2



TẬP THƠ
NHỮNG CÂU THƠ TU TẬP
Tác giả: Cư Sĩ Tâm Lương Dào Mạnh Xuân

🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️






Nam Mô A Di Đà Phật

Kính thưa Quý bạn đọc,

Chúng tôi trình bày phần dưới đây vì muốn người đọc thơ cần phải hiểu sơ qua về niêm luật thơ.
Vì hiểu niêm luật, khi đọc thơ, thấy đúng niêm luật mới thấy thú vị và hứng khởi để đọc tiếp. Trước khi
vào phần niêm luật, xin được ghi:
*Thanh Bằng gồm dấu Huyền và dấu Ngang.
*Thanh Trắc gồm những dấu: Sắc, Nặng, Hỏi, Ngã.
(A): Niêm Luật Thơ Lục Bát: Xin xem ví dụ:
thơ Truyện Kiều:
(Câu 1): Trăm năm(2) trong cõi(4) người ta.(6)
(Câu 2): Chữ tài(2) chữ mệnh(4) khéo là(6) ghét nhau.(8)
(Câu 3): Trải qua(2) một cuộc(4) bể dâu (6)
(CÂu 4): Những điều(2) trông thấy(4) mà đau (6) đớn lòng.(8)
Nhận xét:
Quy tắc cơ bản của Cặp Câu Lục Bát là các chữ 2, 6, 8 mang thanh BẰNG,
chữ 4 mang thanh TRẮC. Các chữ còn lại tùy ý.
Đuôi câu 1 chữ 6 (ta) Vần với chữ 6 câu 2(là).
Đuôi câu 2 chữ 8(nhau) Vần với chữ 6 đuôi câu 3 (dâu).
Đuôi câu 3 chữ 6 (dâu) Vần với chữ 6 câu 4(đau).
(B):Niêm Luật Thơ 8 chữ. (Niêm luật thơ 9 chữ như thơ 8 chữ.)
(B.1): Để cho câu thơ đọc lên có âm điệu, chúng tôi đã dùng cách gieo vần như thơ LỤC BÁT ở chữ 6 và
8. Ví dụ:
(Câu 1):Một người gặp thất bại hay thành công.(8)
(Câu 2):Tất cả do Phước tích trong(6) cuộc đời.(8)
(Câu 3):Thành công nhiều, Phước có, lần lần vơi.(8)
(Câu 4): Biết vậy, TU PHƯỚC, tức thời(6) Phước tăng.
Quan sát 4 câu thơ trên ta thấy:
● Chữ 8 câu 1(công) vần với chữ 6 câu 2 (trong).
● Chữ 8 câu 2(đời) vần với chữ 8 câu 3 (vơi).
● Chữ 8 câu 3 (vơi) vần với chữ 6 câu 4 (thời).
● Nếu không CÙNG VẦN thì phải cùng THANH.
● Các chữ còn lại không bắt buộc.
(B.2): Ở thơ 8 chữ, chữ cuối câu 1 có thể mang thanh TRẮC. Ví dụ:
Đủ duyên, Con về Hành Hương Đất “Phật”,
Niềm tin vào Đạo càng “thật” sâu “dày”,
Khởi tâm nể kính bạn Đạo, Cô, “Thầy”,
Tinh tấn tu tập cả “ngày”, lẫn đêm,
Cách gieo vần cũng giống phần trên: “Phật” vần với “thật”
: “dày” vần với””Thầy”
: “Thầy” vần với “ngày”
Nhận xét: Nếu làm thơ lục bát, gặp trường hợp ta không thể tìm chữ thanh BẰNG ở các chữ 2, 6, 8 thì
hãy chuyển thành thơ 8 chữ. Xin mời đọc “Một Ngày Ở Bồ Đề Đạo Tràng” trang 164 trong sách này.
(B.3): Ở thơ 8 chữ, nhiều tác giả không áp dụng CÙNG VẦN ở những chữ 6 và 8 như đã trình bày ở trên.
Vì thơ 8 chữ có nhiều cách gieo vần khác nữa nên tùy theo sở thích mỗi người, họ dùng cách nào cũng
được.
3
(C): Niêm luật thơ 7 chữ, 8 câu.
Với “Thơ 7 chữ, 8 câu”. Xem ví dụ:
Thương vợ (Trần Tế Xương)
(1): Quanh năm(2) buôn bán(4) ở mom(6) sông.
2): Nuôi đủ(2) năm con(4) với một(6) chồng,
3): Lặn lội thân cò khi quãng vắng.
(4): Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
(5): Một duyên, hai nợ, âu đành phận.
6): Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
7): Cha mẹ thói đời ăn ở bạc.
(8): Có chồng hờ hững cũng như không.
(C.a): Nếu chữ 2, câu (1) là thanh BẰNG:
(a1): Thì nhóm (1): bốn câu 1, 4, 5 và 8: các chữ 2 và 6 đều thanh BẰNG.
: Còn chữ 4 phải thanh TRẮC.
(a2): Và nhóm (2): bốn câu 2, 3, 6 và 7 : các chữ 2 và 6 đều phải thanh TRẮC.
: Còn chữ 4 thanh BẰNG.
(a3): Còn về VẦN: * Chữ cuối câu 1,2,4,6 và 8 phải cùng vần.(vần “ông)
* Chữ cuối các câu 3,5 và 7 không bắt buộc về VẦN.
(a4): chữ 5 và 7 phải khác THANH. Nếu không được vậy thì vẫn có thể dùng cùng THANH.
Ví dụ: “ Một mảnh tình riêng ta với ta.”// “ta” và “ ta” cùng THANH. (Qua Đèo Ngang: thơ Bà Huyện
Thanh Quan)
(C.b):Nếu chữ 2, câu (1) là thanh TRẮC:
(b1): Thì nhóm (1): bốn câu 1, 4, 5 và 8 : các chữ 2 và 6 đều thanh TRẮC.
: Còn chữ 4 phải thanh BẰNG.
(b2): Và nhóm (2): bốn câu 2, 3, 6 và 7 : các chữ 2 và 6 đều phải thanh BẰNG.
: Còn chữ 4 thanh TRẮc.
(b3): Còn về VẦN: * Chữ cuối câu 1,2,4,6 và 8 phải cùng vần.
* Chữ cuối các câu 3,5 và 7 không bắt buộc về VẦN.
(b4): chữ 5 và 7 phải khác THANH. Nếu áp dụng đúng quy luật này thì khi đọc một bài thơ 7 chữ, 8 câu
(hay 4 câu) ta nghe rất êm tai.
(C.c):Còn thơ 7 chữ, 4 câu: áp dụng niêm luật như 4 câu đầu.
(D):Niêm Luật Thơ Song Thất Lục Bát:
Xin mời đọc ví dụ trong Chinh Phụ Ngâm:
Thuở Trời Đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi nầy.
Ta thấy: “bụi” cùng THANH với “nỗi”. // “Chuyên “vần với “trên”. // “Trên vần với “nên”.
Trong suốt “TẬP THƠ: NHỮNG CÂU THƠ TU TẬP” nếu có những sai sót về niêm luật hoặc những
khiếm khuyết khác, kính mong quý vị thông cảm.

Xin chân thành cảm ơn quý vị. Trân trọng

SAN JOSE, CALIFORNIA ngày 06 tháng 08 năm 2024

Tâm Lương Đào Mạnh Xuân




hoa_sen


HỌC HẠNH NHẪN NHỤC
Hay HẠN CHẾ SÂN HẬN 


Giận, Sân một niệm khởi lên,
Muôn ngàn nghiệp chướng chực bên liền liền.
Vậy điều cần nhớ trước tiên:
Luyện tâm NHẪN NHỤC để yên mọi bề.

Dù ai bêu xấu, mắng chê …
Ta xem như thể không hề chi đâu:
Chú tâm hít thở thật sâu,
Hoặc là niệm Phật nhiều câu chí thành,

Bị oan ức, Phật dạy rằng:
Không bào chữa, nghiệp dễ dàng tiêu tan.
Thực hành: SÂN biến rất nhanh,
Còn không, nhớ thuộc rành rành lời răn:

Trách mình trước, hãy trách nhân.
Cũng làm cơn giận bội phần bớt ngay.
Hay ta tạo ác trước đây,
Nên nay quả báo lộ bày chớ chi!

Còn điều này nữa, nhớ ghi:
Có ai mắng chửi, vội chi giận hờn,
Họ buông những tiếng độc mồm,
Chối từ không nhận, cõi lòng nhẹ đi.

Làm điều này lợi những gì?
Sẽ trừ được họa, một khi im lời.
Tâm hồn an ổn thảnh thơi,
Phát sinh trí huệ, cuộc đời vui tươi.

Còn xem “TA” lớn tựa trời,
Ai mà đụng đến, tức thời nổi sân.
Ấy người ngã mạn, kiêu căng,
Độc tài, cố chấp, hung hăng làm đầu,

Gây người thân lắm khổ đau,
Chửi thề, la lối nặng sao tâm hồn.
No không ngon, giận mất khôn.
Điều hay ấy phải thường ôn trong lòng.

Cả rừng công đức mênh mông,
Đốm SÂN hiện, đốt sạch bong chẳng còn.
Có người SÂN giết vợ, con,
Gây bao án nặng, chẳng còn tính nhân,

Lại đưa lắm bệnh vào thân:
Bệnh tim, mất ngủ bần thần canh thâu,
Huyết cao nữa,... khổ làm sao!
Quá SÂN, đứt mạch máu đầu, chết ngay.

Lửa SÂN thiêu đốt ngày ngày,
Não phiền, tức giận,… vò giày tâm ta.
Nổi SÂN miệng sẽ phóng ra,
Bao nhiêu lời ác, nghiệp ta lãnh phần.

Người SÂN, chết khổ vô ngần,
Đoạ ba đường ác, muôn ngàn đắng cay.
Ôm SÂN, quá khổ thế này!
Hãy mau cố bỏ, chớ chầy nữa chi.
Hãy làm có lợi tức thì:
Thân, tâm bớt bệnh còn gì sướng hơn.

Thành tâm kính mong Quý Bạn Đạo hữu duyên hãy cùng chúng tôi cố thực tập hằng ngày HỌC
HẠNH NHẪN NHỤC Hay HẠN CHẾ SÂN HẬN để đạt được mục đích là Dẹp Bớt Cái TA. Nếu được
vậy, chúng tôi xin đem công đức có được này hồi hướng tất cả Pháp giới chúng sanh, tương lai đều sanh
về Tịnh độ. Xin chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành.
Phần đọc thêm:
Hãy luôn nhớ: chớ chê “nghịch cảnh” của người.(9 chữ)
Có khi gặp QUẢ BÁO ngay đời này thôi.
Nhục Mạ: tội ác khẩu nặng lắm, chẳng chơi!
Một lời nói chín chắn, thảnh thơi tâm hồn!

Tâm Lương Đào Mạnh Xuân

🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️



pdf icon-2
Tập Thơ Những Câu Thơ Tu Tập_Tâm Lương Đào Mạnh Xuân









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7130)
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.
10/04/2013(Xem: 4901)
Trong tất cả công việc, trước khi tiến hành thì bao giờ cũng vậy, chúng ta thường nghĩ đến mục đích của công việc sẽ làm sau đó, đưa ra nhiều suy tính, cách làm nào để đạt đến mục đích ấy. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng lý tưởng, ước vọng công việc trong mỗi người ai cũng có, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Có người đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn, có người tốn kém nhiều thời gian, có người dễ dàng nhưng với người khác thì không thể trôi chảy. Cuối cùng vẫn có những người không bao giờ đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.
10/04/2013(Xem: 4591)
Để trở thành một người Phật tử, việc phát nguyện Quy y Tam Bảo và giữ gìn Ngũ giới là tâm nguyện, là việc cần làm đầu tiên. Do đó, chúng ta cần phải học và tìm hiểu, để thực hành hầu mang lại nhiều lợi lạc cho chính chúng ta, gia đình và khả dĩ kiến tạo một xã hội tốt đẹp.
10/04/2013(Xem: 4676)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo Thái Lan là một trung tâm Phật giáo Nguyên thủy có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới, về chất cũng như lượng. Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo, hơn 95% dân chúng Thái theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh đó, không kể một số lượng lớn người nước ngoài đến Thái Lan để tu tập, nghiên cứu và học hỏi về truyền thống Phật giáo này.
10/04/2013(Xem: 5391)
Phật sự viên thành là lời tán thán, cầu nguyện chúng ta thường nghe trong lễ hội, các buổi tụng kinh sau phần hồi hướng, ước nguyện thành tựu của những người con Phật luôn mong muốn trong sự thừa hành Phật đạo. Ý nghĩa cao cả của người Phật tử ở phần tự thân (tự giác) là giải trừ tam độc ở mỗi con người, diệt trừ mọi phiền não, nhằm hướng đến nhất tâm thanh tịnh.
10/04/2013(Xem: 5039)
Con đường đi đến mục đích tối hậu của đạo Phật là Giải thoát và Giác ngộ thì có rất nhiều, điều này rất hữu ích và thiết thực trong bối cảnh đa dạng về nghiệp cảm và sự sai khác về chủng tánh của chúng sanh. Đức Phật với suối nguồn tuệ giác, ngài đã quan sát đầy đủ mọi căn cơ của chúng sanh mà dùng nhiều phương tiện để hóa độ, phù hợp với mọi tâm bệnh như vị lương y giỏi dựa theo bệnh mà cho thuốc.
10/04/2013(Xem: 4305)
Hạnh phúc thay chư Phật ra đời! Xã hội Ấn Độ thời Đức Phật đản sinh, nằm trong một trạng thái đen tối và nhiều đau khổ. Sự u ám đó không phải phát sinh đơn thuần từ nghèo đói, bệnh tật mà chính là sự bế tắc từ tư tưởng con người. Biết bao học thuyết được dựng lên nhằm góp phần xóa tan nỗi khó khăn này bởi những nhà tư tưởng, tôn giáo, đạo học, tuy nhiên vẫn không chữa được căn bệnh mà con người đang vướng phải trong tâm thức của họ.
10/04/2013(Xem: 4252)
Bạn đã từng hỏi tôi: giữa cuộc đời này có tình yêu chân thật hay không? Câu hỏi quá sức hóc búa này, không phải khó đối với riêng tôi, mà khó trả lời cho rất nhiều người trong từng thời đại. Vì đây chính nội dung câu hỏi mang đầy tính thời sự và nhạy cảm của nhiều giới, mọi lứa tuổi.
10/04/2013(Xem: 4211)
Sống và Chết là hai vấn đề tối trọng. Đã biết bao nhiêu nhà tư tưởng, triết gia cho đến hàng thứ dân, tất cả đã tốn nhiều công sức, bút mực, và để tâm tìm hiểu đến vấn đề này. Thế mới biết sống và chết thật hệ trọng biết bao, cho thân phận con người trong trần thế.
10/04/2013(Xem: 4032)
Hướng nhìn về vầng trăng trên cao, mỗi người trong chúng ta sẽ có rất nhiều cách nhìn và suy nghĩ khác nhau phụ thuộc vào cảm thụ, cảm thức từng người. Tùy thời điểm rung động sai biệt của con tim, vầng trăng bất động tưởng chừng như vô thức sẽ trở nên sống động và hàm ẩn nhiều ý nghĩa dạt dào. Ở đây, hình tượng vầng trăng mà tôi nói đến chính là một điểm để hướng về, một nơi qui hướng tin cậy, một nhân cách sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]