Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Vu Lan, mùa của tình thương!

24/08/202313:32(Xem: 2307)
Lễ Vu Lan, mùa của tình thương!

vu lan bao hieu

Lễ Vu Lan, mùa của tình thương!

 

Việt Nam ta là một Đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo, nhân lễ nghĩa và thờ kính Cha Mẹ từ ngàn xưa. Lễ Vu Lan được xem là ngày Lễ thiêng liêng của những người con đối với bậc sinh thành, đây là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu Mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn Cha Mẹ và tổ tiên, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng tình mẫu tử, nhắc nhở bổn phận làm con phải luôn nhớ đến công ơn sinh dưỡng của Cha Mẹ mà làm những việc hiếu nghĩa để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn. Lễ Vu Lan tiếng Anh là “Parents' Day” hoặc “Yulan Festival”, diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm, trùng với Tết Trung nguyên và ngày lễ Xá tội vong nhân. Đây là ngày lễ quan trọng của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và trong phong tục, văn hóa Á Đông. Lễ Vu Lan 2023 năm nay rơi vào Thứ Tư, ngày 30 tháng 8 Dương lịch. 

Theo Kinh Vu Lan Bồn, Lễ Vu Lan phát xuất từ thời Đức Phật; Ngài đã dạy phương thức báo hiếu cho Cha Mẹ ở đời này và nhiều đời khác. Người đầu tiên tiếp nhận chính là Tôn giả Mục Kiền Liên, một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật.

Với ý nghĩa giải thoát, cúng giỗ vong hồn, Lễ Vu Lan còn được xem là ngày cầu siêu cho vong linh trong đạo Phật. Cho nên nhân mùa Lễ này, một số gia đình sẽ đến Chùa cầu nguyện cho người đã khuất.

Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao la và công ơn của Cha Mẹ, trong ngày này, khi đến Chùa, người ta sẽ được cài hoa hồng đỏ khi còn Mẹ, hoa hồng trắng cho người không còn Mẹ, đó như một lời nhắc nhở mỗi người con phải biết tôn kính, quý trọng và yêu thương Cha Mẹ trong những ngày Người còn hiện hữu trên đời cũng như khi Cha Mẹ đã không còn ở bên ta nữa.

Xã hội ngày nay, người ta thường chạy theo guồng quay của cơm áo gạo tiền và bị cuốn theo vật chất phù phiếm mà quên mất ở nhà còn có bậc sinh thành luôn mong ngóng, chờ đợi, tiếc thay nhiều người lại dành rất ít thời gian để ở bên Cha Mẹ, đến khi trở về thì Cha Mẹ đã già yếu hoặc không còn. Cũng có người vì bận việc làm ăn, vì gia đình riêng mà đem gửi Cha Mẹ vào Viện dưỡng lão, để những ngày cuối đời Cha Mẹ phải sống cô quạnh, buồn tủi không có người thân bên cạnh. Tôi vẫn nhớ câu nói của một bạn trẻ “Thành công mà không có Mẹ thì cũng không có vui”, điều này như một như lời nhắc nhở nếu chúng ta có chạy theo bao nhiêu hào nhoáng cho đến khi đã có trong tay mọi thứ nhưng người thương yêu nhất không còn thì mọi thứ chúng ta tạo ra cũng trở nên vô nghĩa.

Và dù chúng ta có làm bao nhiêu điều phước báu đi nữa nhưng nếu không báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ thì mọi phước báu ngoài kia cũng không thể trọn vẹn bởi Cha Mẹ cũng chính là “Phật ở trong nhà”, thờ Cha kính Mẹ luôn là phước báu mà trong nhà Phật luôn nhắc nhở, đề cao. Lòng hiếu đạo mà chúng ta dành cho Cha Mẹ từ sự quan tâm chăm sóc và hiếu thuận chính là đạo hạnh quan trọng của mỗi con người. Tiền tài con người có thể làm ra nhiều nhưng không ai có thể mua lại được tuổi thanh xuân, sức khỏe của Cha Mẹ, con người dù giàu có, chức cao vọng trọng bao nhiêu cũng không thể mang những thứ đó để tìm được một người Cha, người Mẹ thứ hai. Bởi thế cho nên, hạnh phúc lớn nhất trong đời mỗi người, không phải là ta giàu bao nhiêu, ta thành đạt bao nhiêu mà là ta vẫn còn Cha Mẹ ở bên cạnh.

Dẫu bao nhiêu năm qua đi, dẫu mỗi người có lớn lên bao nhiêu tuổi thì trong mắt Cha Mẹ, ta vẫn là những đứa trẻ nhỏ luôn cần sự quan tâm, lo lắng của đấng sinh thành, bởi khi chúng ta đi đâu, Cha Mẹ cũng mong ngóng chúng ta về, cũng lo sức khỏe của chúng ta, lo chúng ta có an toàn ngoài xã hội hay không, và câu chuyện mỗi năm những người con tha hương, xa quê trở về trong đáy mắt rưng rưng của Cha Mẹ là minh chứng thiêng liêng nhất cho tình mẫu tử.

Hãy luôn yêu thương Cha Mẹ khi còn có thể bởi không ai yêu thương ta vô điều kiện, sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho ta ngoài Cha Mẹ của ta, nhưng tiếc rằng những gì chúng ta dành cho Cha Mẹ thường chỉ là một phần thật nhỏ so với những gì ta đã được nhận. Hãy trân quý những ngày còn được nghe tiếng cười nói, trách giận, những lời thăm hỏi, nhắc nhở ngọt bùi, hãy nâng niu gìn giữ những tháng ngày ta còn được thấy bóng dáng Cha Mẹ trong căn nhà quen thuộc bởi thời gian sẽ không chờ đợi một ai, cuộc đời mỗi người ngày một ngắn lại, cũng không ai tránh khỏi quy luật sinh tử vô thường. Hãy thương yêu Cha Mẹ bằng tất cả những gì có thể để một ngày nào đó, ta không phải hối hận vì đã lãng quên Cha Mẹ, không phải dằn vặt lòng mình vì đã phí phạm khoảng thời gian đếm ngược để được ở cạnh bên người thương yêu ta nhất!

Mùa Vu Lan về! Mong những người con hãy làm những điều tốt đạo đẹp đời, hãy dành thời gian nghĩ về Cha Mẹ như cách để tri ân và thương nhớ đến bậc sinh thành, dù Người còn ở bên ta hay đã xa ta về miền mây trắng!

                                                                                            

Võ Đào Phương Trâm

(An Tường Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2024(Xem: 1166)
Sinh nhật đãi đằng, quả thật sang! Đờn ca, nhảy nhót quá rềnh rang. Mải vui, quên hết công ơn Mẹ. Cái lệ từ xưa, khó bỏ ngang.
10/08/2024(Xem: 843)
Tháng bảy lại về, những người con Phật khắp nơi nao nao chuẩn bị cho mùa hội hiếu. Không biết tự bao giờ nhưng lễ Vu Lan đã ăn sâu vào tâm khảm của mọi người con Việt. Có những người khác đức tin nhưng cũng biết đến lễ Vu Lan. Tạm gác qua những lý luận khác biệt có hay không có lễ Vu Lan trong Phật giáo. Tạm không bàn về những quan điểm khác biệt giữa các tông phái, các dòng truyền thừa. Chúng ta hãy hoan hỷ với tinh thần báo hiếu, ý nghĩa cao đẹp của lễ Vu Lan. Nào chỉ có người Việt, Người Hoa, người Hàn, người Nhật nói chugn là những dân tộc chịu ảnh hưởng văn Hóa Trung Hoa và Phật giáo Bắc truyền đều hân hoan tổ chức lễ Vu Lan. Với các dân tộc Á Đông đã có một thời gian dài sống với Khổng giáo nên rất coi trọng chữ hiếu, con người lấy chữ hiếu làm đầu.
05/08/2024(Xem: 1465)
Hôm nay là ngày mùng Một tháng Bảy, tôi rủ một người bạn cùng mình đi đến một quán ăn chay, rồi dự định sẽ đi Chùa ngay trong buổi sáng. Tiệm ăn chay hôm nay đông khách hơn thường ngày, hai chúng tôi ngồi đợi cũng khá lâu mới đến lượt nhưng nhìn ai cũng hoan hỷ, từ tốn nhẹ nhàng, chúng tôi gọi hai bát phở chay và cùng nếm hương vị đậm đà, ngọt thanh của món phở được nấu từ rau củ. Mỗi lần ăn chay, tôi lại thấy lòng mình nhẹ nhõm, an yên, thấy cuộc sống xung quanh cũng thanh tịnh hơn nhiều, tháng Bảy này, nhiều người phát tâm tặng cơm từ thiện, rồi thì trao tặng nhiều phần quà đến những người nghèo, Chùa chiền cũng phát nguyện bằng nhiều hoạt động thiện nguyện, tổ chức nhiều chuyến hành hương để phật tử, bá tánh được cùng nhau đi đến nhiều nơi san sẻ tấm lòng.
01/08/2024(Xem: 1988)
Vu Lan không chỉ mang ý nghĩa giải cứu sự thống khổ bị treo ngược nơi cảnh giới u đồ tối tăm, mà nó còn hàm chứa ý nghĩa làm vơi dịu đi sự thiêu đốt trong tâm hồn của mỗi chúng ta, khi chúng ta chưa thực sự áp dụng lời Phật dạy trong cuộc sống hằng ngày.
30/07/2024(Xem: 4269)
Nhớ lại câu hò tiếng mẹ ru Thuở còn ẳm ngửa những ngày thu Dẫu lớn khôn rồi, tâm thức cũ Hiện về nhân ảnh tuổi phàm phu.
27/10/2023(Xem: 17742)
Ngưỡng bạch Chư Tôn Thiền Đức, thân mẫu chúng con khi sinh tiền dốc lòng vun trồng cội phúc, gieo nhân chí thiện cần mẫn cực nhọc lo lắng cho chúng con. Nhớ lại những khi răn bảo dặn dò, những lúc nhọc nhằn nuôi dưỡng. Nhưng hởi ôi ! Ân sâu chưa trả, nghĩa nặng chưa đền mà ngày nay người đã vĩnh viễn ra đi để lại muôn vàn nhớ thương cho con cháu. Thật: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, Con muốn phụng dưỡng mà Cha Mẹ đã khuất bóng.
13/09/2023(Xem: 2956)
Chùa An Lạc tọa lạc tại số 5249 30th Street, thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ. Chùa được thành lập vào năm 1979. Ngôi chùa uy nghiêm, khang trang, mang vẻ đẹp kiến trúc phương Đông ngày nay được xây dựng vào ngày 19/6/2004. Chùa có diện tích gần 3 mẫu Anh. Chùa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục, từ thiện xã hội … của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại thành phố Indianapolis.
11/09/2023(Xem: 7038)
Con ơi mẹ chẳng cần chi Mong con ứng xử những khi mẹ còn Cho đúng bổn phận làm con Là gương sáng để con soi con vào Cho dù sức khỏe thế nào
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]