Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vầng Dương Sau Bão Lũ

27/10/202220:37(Xem: 3577)
Vầng Dương Sau Bão Lũ

rainbow-2

 Vầng Dương Sau Bão Lũ

Trần Tử Khách

 

Sư Phụ đứng trầm ngâm, giữa khung trời bạt ngàn gió hút, cơn bão lụt đã trôi qua nhưng mọi thứ còn đang trong đổ nát ngổn ngang. Gần mười Thầy trò huynh đệ đang cố gắng thu dọn đồ đạc trong chùa, tìm kiếm những cái gì còn có thể dùng tạm qua ngày, giữa bốn bề là trời mây, nước mưa phủ kín. Chùa đã bị trận bão lụt cuốn trôi, thỉnh thoảng chỉ còn những tấm ngói rơi tứ tung, đồ đạc gần như bị cuốn theo dòng lũ, nhiều cây cổ thụ trong chùa cũng bị bật gốc, một cảnh tượng thật tang thương.

 

Hầu hết không ai nói ra nhưng mọi người trong chùa ai cũng biểu lộ một nỗi buồn man mác pha lẫn với những cảm xúc tiếc thương, chùa bị hư hại quá nhiều. Ôi! Buồn biết bao khi tượng Phật, bàn thờ, kinh sách đều gần như bị hư hại hoàn toàn.

 

Mấy chú tiểu còn chưa khỏi bàng hoàng với trận bão lụt kinh hoàng này. Gần cả tuần Thầy trò phải chia nhau những khẩu phần lương thực bằng mì gói, lương khô và uống nước mưa cầm cự qua ngày. Tối nay, bão tan nước đã rút, mấy huynh đệ kiếm vội những vật dụng có thể nhen lửa nấu ấm nước sôi mời Sư phụ, sau cả tuần thì hôm nay được bát mì nóng nên ai cũng cảm giác thật ngon. Dưới ánh lửa lập lòe trong đêm tối, cảnh vật u buồn, bên ngoài vẫn còn những hạt mưa đang tuôn rơi, lạnh lẽo. Biết tâm niệm của những đệ tử đang buồn khi bị hứng chịu thiên tai. Sư phụ ôn tồn dạy bảo:

 

“Ngôi chùa, kinh sách, tượng Phật hay những vật trong chùa mặc dù đã bị cuốn trôi theo dòng nước nước lũ.  Tuy nhiên, chúng ta quý tiếc vì đây là của thập phương bá tánh phát tâm tôn tạo cúng dường, nhưng sự cố này là thiên tai, ngoài khả năng liệu định. Từ xưa đên nay, vô số công trình kiến trúc của nhân loại cũng không thể cưỡng lại được quy luật của vô thường biến thiên sanh diệt.

 

Thế nhưng tất cả những thứ vật thể hữu hình ấy nếu hư hoại chúng ta còn có thể tạo lại được, chùa sập từng bước xây dựng với sự góp sức của thiện tín mười phương, tượng Phật chúng ta cũng tôn tạo lại, kinh sách có thể in lại những bộ kinh sách khác.  Vấn đề các con còn có niềm tin và đủ nghị lực với cuộc sống hay không? Trong dòng luân chuyển của Phật pháp, cứ tiếp tục nối nhau theo tâm nguyện và hoài bão tô đắp xây dựng ngôi nhà Phật pháp. Tùy theo phước báu nhân duyên của mỗi hành giả mà chúng ta trân quý với những gì mình đang có. Không nhất thiết chỉ là chùa to, Phật lớn, hay kinh sách in cho đẹp hay bảo tháp nguy nga, đồ sồ… những thứ này chỉ là pháp phương tiện duyên sinh cùng tương tác theo nhân duyên giữa dòng đời sanh diệt, diệt sanh. Những pháp hữu vi đều phải chịu luật vô thường thay đổi bị mục nát, bị hư hoại, bị hỏa hoạn, hay bão lụt cướp đi.

Những hậu quả của thiên tai thật đáng sợ, nhưng cái đáng sợ hơn vẫn là những thứ từ con người tạo ra. Vì vạn vật không rời nhân duyên, tất cả đều có sự tương tác nhân duyên lẫn nhau mà tồn tại. Không thể ngẫu nhiên mà thiên tai khốc liệt tàn phá thế này, từ nhân duyên sâu xa những biến động của thiên nhiên cũng không ngoài những biến động của tâm tư.

Mục đích chúng ta tạo dựng những vật chất trong cuộc đời này là để có phương tiện sống hạnh phúc. Chùa chiền, tôn tượng… cũng không ngoài mục đích đó. Tất cả đều nằm trong yếu tố con người. Tất cả sẽ trở nên vô nghĩa khi đời sống này thiếu vắng tình thương lòng bao dung và độ lượng.

Kinh điển mà các con học, mục đích là để chuyển hóa, để có nghệ thuật sống đúng với lời Phật dạy. Nghệ thuật ấy phải đặt tiêu điểm ở sự thanh thoát của tâm hồn. Phải đặt thân tâm của chính mình trong nghệ thuật ấy. Con đường đưa đến đỉnh cao của sự sống, chứ không phải chỉ là những thứ giải trí tô điểm thường tình.”

- Bạch Sư Phụ ! Chúng con rất tiếc kinh sách của chùa mình, nhiều bộ mới tinh, đẹp lắm đặc biệt là bộ Kinh Bát Nhã còn để nguyên trong thùng chưa kịp mở ra cũng bị nước cuốn trôi, chúng con tiếc lắm! Mấy chú tiểu lòng không ngớt miên man về những thứ đã mất.

- “Kinh là Pháp bảo thiêng liêng, đương nhiên là chúng ta hết lòng cung kính, tiếc khi sự cố thiên tai xảy ra như thế. Kinh điển các con hằng ngày thọ trì đọc tụng, mục đích để khai mở tâm trí, để có được trí tuệ Bát Nhã thật sự, để thấy và biết rõ đồng thời sống đúng với pháp thực của đời mình. Nếu như năm tháng thoi đưa, những bộ kinh của các con đọc tụng, hay thậm chí các con tụng Kinh Bát Nhã đi chăng nữa mà không vận dụng lời kinh để thấy ngộ được tâm thì tất cả chỉ dừng lại nơi kinh văn Bát Nhã chứ không phát sanh được trí tuệ Bát Nhã. Kinh Bát Nhã vẫn là Kinh Bát Nhã nếu con chỉ dừng lại những điều giới hạn lời Phật dạy nơi sự tôn trọng kinh pháp mà không thực hành lời Phật dạy, thì muôn đời Kinh Bát Nhã đó là do Phật nói ra, con không hề có được sự lợi ích để khai tâm mở trí. Diệu dụng của Bát Nhã không phải để ta cầu lạy van xin, mà chuyển hóa những lời Phật dạy từ Kinh Bát Nhã kia để thể nhập được trí Bát Nhã trong đời sống hằng ngày. Trí Bát Nhã không có trong quyển kinh mà con hằng ngày đọc tụng, không có trong những văn tự uyên thâm đó, vì đó là lời của Phật chứ không phải của chúng ta.

 

Nếu những vướng mắc đời thường còn đầy dẫy những tham vọng, sân si luôn ngự trị trong lòng thì dù chúng ta có in viết chép bao nhiêu quyển Kinh Bát Nhã. Thậm chí bái lạy suông bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng chỉ là những phước báu hữu lậu nhỏ nhoi của kiếp người.

 

Nếu dừng ở hình thức, văn tự, ngữ nghĩa thường tình, thì quyển Kinh Bát Nhã mà chùa chúng ta mất do bị dòng nước lũ cuốn trôi và đều bị hủy hoại theo nhân duyên. Thế nhưng, dòng mạch của Phật đã cuộn chảy trong pháp bảo thiêng liêng, đó là dòng suối nguồn của Bát Nhã vô tận khi mỗi người con Phật ứng dụng hành trì, đó là Bát Nhã không văn tự, không thể bị bão lụt của trần gian cuốn đi, không thể bị hỏa hoạn của thế gian làm tiêu mất.

 

Điều quan trọng trong tâm các con có bị những dòng nước lũ đó cuốn trôi, những danh vọng hão huyền, những tài lộc của thế gian cũng mong manh, thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, động đất… sóng thần sẽ cướp đi tất cả. Quyển Kinh Bát Nhã bằng giấy cũng là pháp vô thường trong khoảng trời đất này. Nếu chúng ta không biết chuyển Kinh Bát Nhã trở thành trí tuệ Bát Nhã để sống, để yêu thương, cảm thông, chia sẻ, và có tình thương giữa cuộc đời ngũ trược này thì dù cho trăm ngàn quyển kinh, sơn son thếp vàng trân quý cũng chỉ mãi mãi là những thứ ràng buộc mà thôi.

 

Hơn bao giờ hết, ngay từ phút giây này, chúng ta, mỗi người hãy cùng nhìn lại và quán chiếu xem chúng ta có bị những dòng nước lũ ấy cuốn trôi hay không? Vì thân mạng của mỗi chúng ta cũng mong manh dễ bị cuốn trôi trong dòng nước lũ của ngũ dục thường phàm. Chúng ta rất dễ bị đánh mất mình trong những trá hình của danh lợi, địa vị, huyễn hư… Đôi khi ta tự biện hộ cho chính mình bằng những ngôn từ hoa mỹ hay giá cái danh hiệu để tự trang sức cho mình. Trong đợt bão lụt vừa qua, có nhiều người bị dòng nước lũ kia cuốn trôi, có những vị đi cứu người bị nạn cũng đã qua đời… những người ấy thân mạng họ có chết đi nhưng những niềm tiếc thương của người ở lại nhớ về họ, yêu mến họ, và còn trân quý sự hy sinh của họ. Cùng là kiếp người, cũng là thân mạng này nhưng mỗi cái chết có sự sai biệt nhau về ý nghĩa, về sự hy sinh. Thế nhưng nếu chúng ta bị dòng nước ngũ dục cuốn trôi, chẳng những ngay trong đời này bị người đời khinh khi, thế nhân không chấp nhận, mà trong chuỗi dài sanh tử trầm luân của vòng xoáy lốc nghiệp lực khó có thể thoát ra.

Thiên tai thật đáng sợ, nó gây nhiều thiệt hại cho con người, cướp đi tài sản, sinh mạng, nhà cửa, vườn ruộng… Nhưng chính trong những lúc khó khăn ấy con người mới thấy được cái quý giá của tình người. Dù vậy, nhưng mảnh đất vẫn còn, các con còn có thể từ mảnh đất này mà gầy dựng lại. Có khi còn để lại chút phù sa mầu mỡ cho con người trồng trọt hoa màu lúa mạ. Thế nhưng những cơn bão lụt của tâm thức con người thì cuốn trôi toàn bộ công đức, cuốn trôi tất cả những ân tình của cuộc sống mà chúng ta đã từng gầy công tạo dựng khổ sở nhọc nhằn để tạo ra nó… và hệ lụy của chúng còn tai hại nhiều hơn nữa. Vì lúc đó, chỉ còn lại những mảnh tâm tư cằn cỗi chai sạn cảm xúc, những hận thù tranh chấp hơn thua… thật đáng buồn thay khi tất cả chúng ta sống trên đời này chỉ là một cơn ảo mộng thoáng qua. Nếu cuộc đời mình không tìm được niềm vui chánh pháp thì cũng như những vật hữu tình này sẽ bị những trận lũ cuốn chìm từng đợt này sang đợt khác…

Đức Phật dạy: “Tất cả những pháp hữu vi đều vô thường, hư dối không thật”. Chính vì những cái giả tạo đó ngay trong cuộc đời này chúng ta tạo cái niệm chân thường từ ngay cõi lòng thực tại của chính chúng ta.

Ngậm ngùi trước cảnh vật hoang tàn, không phải chỉ riêng chùa chiền mà còn cả xóm làng, cả vùng rộng lớn bị cơn bão lũ tàn phá, người dân chưa kịp khắc phục cơn bão vừa qua thì cơn bão khác lại có nguy cơ tiếp tục ập đến. Con người đang sống trong hoàn cảnh đó làm sao tránh khỏi cảnh ngậm ngùi, thương tâm, đối mặt trước những biến cố của cuộc sống, Tuy vậy, chúng ta vẫn gắng ngước nhìn ánh mặt trời sau một thời gian dài bị bão lụt và mây mù che khuất.

          Đêm về tôi chợt nhớ liền gọi,  các Sư huynh ơi! Còn có vài tuần nữa là cúng Sư Ông rồi, bão thế này mình phải làm sao? Tiểu Hiển thở dài.

Cả chùa ai cũng ngậm ngùi, chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày Húy Nhật Sư Ông, mới đó mà đã gần 5 năm Sư Ông viên tịch, thời tụng kinh sáng tối nay Sư phụ bỗng vỡ òa với từng dòng cảm xúc, nước mắt chảy dài, âm thanh hòa quyện nghẹn ngào theo lời kinh. Lúc còn sinh tiền, mỗi khi sắp đến mùa bão lũ Sư ông thường hay nhắc nhở chúng con kiểm tra lại nhà cửa, những cây cột kèo nào mối mọt hay không chắc chắn thì thay ra, đặc biệt tất cả những cánh cửa được chú ý sửa lại rất cẩn thận.

Thế nhưng năm nay, luồng gió chưa phải là cuồng phong như những lúc Sư Ông còn sinh tiền, chỉ là cơn gió mạnh thôi, nhưng vì chủ quan theo thành kiến cá nhân và không đặc biệt lưu tâm đến nên không để ý đến tác hại của nó, thậm chí cửa nẻo lại mở toang, để cho gió lùa vào nhà, hất đổ đồ đạc và thiệt hại chưa từng có. Những loài rắn, rết, côn trùng độc địa nhân đó cũng vào nhà, gây thêm nhiều nỗi lo lắng khác.

Bão tan, nước cũng rút, trời bên ngoài gió cũng đã tạm dừng, từng chòm mây mù dần tan đi, mấy huynh đệ ngồi cố gắng nhóm bếp lửa hồng sau cả tuần lạnh lẽo. Sư Phụ bước ra ngoài nhìn ánh trăng sơ tuần vừa ló dạng trên bầu trời. Thấp thoáng xa xa cảnh núi rừng đang hoà lẫn trong vùng trời nước mênh mông của bão lũ, bên ngoài vẫn còn rất lạnh. Vào trong đi các con - Sư Phụ bảo khi thấy các Thầy và chú đang theo Sư phụ ra ngoài. Tất cả huynh đệ đang cố gắng dựa lưng vào nhau trên mấy tấm gỗ xen kẽ vào nhau cho đỡ lạnh. Trong đêm tối, tiếng kêu nỉ non của loài côn trùng, giấc ngủ mệt nhừ cùng hòa quyện vào nhau, nhưng lúc này, anh em cảm thấy thương nhau hơn, không ai nghĩ gì khác là trông trời mau bình lặng, cơn bão qua đi, cùng nhau dựng lại những gì đổ nát. Tất cả đều thiếp đi, đến khi giật mình thấy trời sáng, bầu trời đã trong xanh trở lại, vầng dương đang chiếu qua khung cửa, ánh nắng ban mai như xua tan nỗi ưu phiền. Căn phòng chật chội nhưng ấm áp tình huynh đệ giờ đây sẽ là điểm khởi đầu cho bước đăng trình.

-Trời hết bão rồi, nắng lên rồi, dậy đi các con, tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng lại Đạo Tràng.

 

Đồng Nai, những ngày về thăm Quê Hương, 9/2022

Trần Tử Khách

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4423)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5837)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4933)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4573)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4698)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4254)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5133)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5360)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4445)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 4637)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]