Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

An Cư Kiết Hạ Suối Nguồn Từ Bi Và Trí Tuệ

11/04/201312:15(Xem: 9480)
An Cư Kiết Hạ Suối Nguồn Từ Bi Và Trí Tuệ
Các Bài Viết Về Vu Lan


An Cư Kiết Hạ Suối Nguồn Từ Bi Và Trí Tuệ

Tâm Diệu
Nguồn: Tâm Diệu


Thuở Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng Tăng ni là mỗi năm phải An cư Kiết hạ vào mùa mưa [1]. Vì mùa mưa ở Ấn Độ, các loại côn trùng sinh sôi nảy nở rất nhiều, mà chúng Tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên chúng, giết hại nhiều chúng sanh nhỏ nhoi, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật của hàng Phật tử, nên chư Tăng ni không được phép du hành ra ngoài, mà phải ở yên một chỗ trong thời gian ba tháng để nỗ lực tu tập thiền định, trau dồi giới định tuệ, cùng nhau sống trong hoà hợp thanh tịnh. Tuy nhiên, nếu có chuyện khẩn cấp và cần thiết, chỉ được phép rời trú xứ trong thời hạn không quá bảy ngày [2], rồi phải trở lại tiếp tục an cư. Đó là nguồn gốc của việc “An cư Kiết hạ”.


Đối chiếu giữa lịch Ấn Độ và lịch Trung Hoa, thời gian đó bắt đầu từ ngày trăng tròn tức ngày 16 tháng 6 âm lịch, cho đến ngày 15 tháng 9 âm lịch. Thời gian An cư Kiết hạ nầy vẫn được chư Tăng tại các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam Tông: Thái Lan, Cao Miên, Miến Điện, Ai Lao và Tích Lan tôn trọng cho đến ngày nay. Nhưng khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa, mùa An cư lại được ấn định từ ngày trăng tròn 16 tháng 4 âm lịch (tức là sau ngày lễ Phật Đản) cho đến ngày 15 tháng 7 âm lịch, nhằm ngày lễ Vu Lan. Đó là truyền thống của Phật giáo Bắc Tông: Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên. Đến ngày kết thúc mùa An cư, chư Tăng họp lại kiểm điểm thành quả, làm lễ sám hối Bố tát [3] và tuyên bố hoàn mãn. Ngày này được gọi là ngày Tự Tứ, áp dụng chung cho cả hai truyền thống Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông. Chư Tăng Nam Tông tổ chức lễ Tự Tứ vào ngày 15 tháng 9 và chư Tăng ni Bắc Tông tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm.
Theo tinh thần Giới luật, mỗi năm đến mùa An cư Kiết hạ, chư Tăng ni đều phải tìm đến một nơi thích hợp để nhập hạ, nơi này được gọi là trường hạ. Tuy nhiên, nếu không có trường hạ hay trường hạ ở xa, địa điểm an cư có thể là ngôi chùa, ngôi tịnh xá, tịnh thất, hay bất cứ chỗ nào thích hợp. Ở những chùa chỉ có bốn vị Tỳ kheo, sự thực hiện yết ma [4] để kiết giới và kiết hạ cho ba tháng an cư được xem là hợp pháp Phật. Ở những chùa nơi vùng xa xôi hẻo lánh mà một vị Sư không thể đến trường hạ hay đến một ngôi chùa nào có trên ba vị Tăng để cùng nhau an cư kết hạ, thì vị Sư ấy sẽ an cư ngay tại chùa của mình bằng phương pháp thực hiện “tâm niệm an cư”. Pháp này được áp dụng cho trường hợp trong chùa chỉ có một hoặc hai, hoặc ba vị Sư. Họ đối trước Phật đường, đọc ba lần lời phát nguyện an cư thì sự an cư cũng hợp với pháp Phật [5]. Một khi đã quyết định an cư ở đâu thì phải an cư ở đó, không được đi ra ngoài chỗ đó trong thời gian 3 tháng, ngoại trừ những trường hợp được giới luật qui định, như cha mẹ hay bổn sư bị bệnh nặng hoặc viên tịch, hay có Tăng sự quan trọng, hoặc có thí chủ thỉnh đi làm những Phật sự cần thiết, thì Tỳ kheo nhập hạ phải xin phép tạm thời rời trú xứ an cư.
Ở Việt Nam, đa số các chùa, tự viện và tịnh xá thuộc ba hệ phái lớn là Nam Tông, Bắc Tông và Khất sĩ đều nằm trong một giáo hội nên việc An cư Kiết hạ được thống nhất tổ chức. Năm nay giáo hội qui định thời gian an cư cho chư Tăng ni Bắc tông và Khất sĩ từ ngày 16 tháng 4 âm lịch đến ngày 15 tháng 7 âm lịch và từ ngày 16 tháng 6 âm lịch đến ngày 15 tháng 9 âm lịch cho chư Tăng Nam Tông. Vì năm Bính Tuất, nhuần hai tháng 7, do vậy, kết thúc an cư kiết hạ của chư Tăng Nam Tông rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Mỗi tỉnh thành trên bình diện cả nước thường có một trường hạ. Riêng tại Saigon mỗi quận có một trường hạ. Những nơi khác không có trường hạ, chư Tăng ni cũng phảiđăng ký an cư tại chỗ trong các chùa, tự viện, tịnh xá.
Chương trình tu tập hằng ngày của các trường hạ không hoàn toàn giống nhau về thời khắc nhưng tựu chung cũng không ngoài việc tọa thiền, kinh hành, tụng kinh sáng, tụng kinh chiều, học tập giáo lý, nghiên cứu kinh điển và chấp tác những công việc thường nhật trong chùa. Thời khóa tu tập thường bắt đầu từ 4 giờ sáng là thức chúng, tọa thiền, tụng kinh sáng. Thời công phu sáng chấm dứt lúc 6 giờ rưỡi, chư tăng nghỉ ngơi nửa giờ trước khi ăn sáng. Sau bữa ăn sáng khoảng một tiếng đồng hồ là giờ chấp tác. Từ 9 giờ đến 11 giờ rưỡi là giờ học tập giáo lý và giới luật của chúng Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Ni và các vị tân Tỳ kheo. Các bậc Tỳ kheo có tuổi hạ cao dành thì giờ này để dịch kinh sách hoặc dạy Tăng chúng. Đến 11 giờ rưỡi là giờ nghỉ ngơi và chuẩn bị cho bữa cơm trưa vào giờ Ngọ. Mười hai giờ trưa là giờ cúng quá đường, dùng cơm và nghỉ trưa khoảng 1 tiếng đồng hồ để sau đó tiếp tục khóa học buổi chiều từ 2 giờ đến 5 giờ rưỡi với các sinh hoạt cũng như buổi sáng gồm chấp tác, học tập, tọa thiền. Công phu chiều thường là khoá lễ Tịnh Độ được bắt đầu lúc 7 giờ tối. Tiếp đó là giờ học tập hoặc tọa thiền. Mười giờ, sẽ là giờ chỉ tịnh. Ai muốn tiếp tục tọa thiền thì có thể tiếp tục cho đến khuya.
Tuy nhiên, có một số trường hạ chuyên tu về một pháp môn hay ngành học, như trường hạ Chùa Tam Bảo thuộc tỉnh Đồng Tháp chuyên tu Tổ sư thiền khán Thoại đầu, trường hạ chùa Phước Sơn tỉnh Đồng Nai chuyên tu về Thiền Tứ Niệm Xứ, trường hạ Chùa Siêu Lý tỉnh Vĩnh Long và Chùa Huyền Không thành phố Huế chuyên tu về Pháp học, có chương trình tu tập nặng hơn, thời gian toạ thiền và kinh hành nhiều hơn. Ví dụ như trường hạ chùa Tam Bảo, thời lượng toạ thiền và kinh hành mỗi ngày là 10 tiếng đồng hồ, được phối trí như sau: Buổi sáng: 3 giờ rưỡi là thức chúng, từ 4 giờ đến 5 giờ rưỡi là ngồi thiền và thiền hành, 6 giờ là điểm tâm, từ 6 giờ rưỡi đến 7 giờ rưỡi là chấp tác, từ 8 giờ đến 11 giờ là ngồi thiền và thiền hành. Giờ thọ trai là 11 giờ 5 phút và 12 giờ trưa là chỉ tịnh. Buổi chiều: 13 giờ thức chúng, từ 13 giờ rưỡi đến 16 giờ rưỡi là thời ngồi thiền và thiền hành, 16 giờ 35 phút là dược thực. Buổi tối: 18 giờ rưỡi đến 20 giờ rưỡi là thời ngồi thiền và thiền hành, 21 giờ chỉ tịnh.
Đối với quý Tăng ni Việt Nam đang tu hành và hành đạo tại hải ngoại, do hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinh tế và địa dư quốc độ mỗi nơi, mỗi thời sai khác, nên việc tu hành hằng ngày và việc tổ chức An cư kiết hạ mỗi năm của họ không đơn thuần như ở trong nước. Đa số các chùa, tự viện, tịnh xá không nằm chung trong một giáo hội nên rất khó thống nhất tổ chức. Hơn nữa việc chư Tăng ni một năm đóng cửa chùa ba tháng để an cư kiết hạ, có thể nói là một điều khó khăn, vì ở hải ngoại, phần lớn mỗi Thầy trụ trì một chùa và các công tác lo cho Phật tử bổn đạo đều tập trung vào ngôi chùa đó. Nếu chùa không có Ban Hộ Tự trực tiếp lo các công việc hằng ngày như nhang đèn, tiếp khách, lo hôn sự, tang tế cho Phật tử hội viên nếu có, thì vị trụ trì đó khó có thể yên lòng đóng cửa chùa mà an cư tĩnh tọa trong ba tháng như quy định của giới luật. Tuy thế, khóa An cư Kiết hạ vẫn được một vài giáo hội Phật giáo hải ngoại tổ chức hằng năm, nhưng thời điểm nhập hạ và thời hạn an cư được quý Thầy trong giáo hội tự quyết định và gọi là “tuỳ duyên ứng biến”. Thay vì ba tháng An cư như Phật qui định nay chỉ vỏn vẹn mười ngày, như tại trường hạ chùa Pháp Bảo, Giáo hội Úc và tại trường hạ chùa Phật Tổ ở Long Beach, California, Giáo hội Hoa Kỳ. Tại Pháp, Giáo hội Phật giáo Linh sơn tổ chức an cư ba tháng nhưng linh động hơn, vị nào muốn tham dự ít tháng hay thậm chí an cư một tuần cũng được. Tại Đức, Chùa Viên Giác tổ chức an cư ba tháng từ ngày 11 tháng 6 năm 2006 đến ngày 8 tháng 9 năm 2006. Riêng Làng Mai Pháp quốc và các tu viện chi nhánh của Làng Mai ở Hoa Kỳ tổ chức An cư Kiết Đông thay vì Kiết Hạ. Vì thời gian an cư ít hơn thời gian Phật qui định nên chủ yếu việc An Cư, theo thầy Thiện Hữu, trường hạ chùa Phật Tổ, Long Beach cho biết là “Tâm niệm An cư”, “mỗi Tỳ kheo đều duy trì tâm niệm An Cư cho đến ngày Tự tứ (80 ngày còn lại). Nguyên do, sau 10 ngày An Cư, Tăng đoàn chỉ xả giới tướng [6], nhưng vẫn giữ giới thể [7], để làm mạch sống cho Tăng già trên con đường truyền bá chánh pháp, phục vụ chúng sanh”.
Tưởng cũng nên biết nghĩa của từ An cư. An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng. An cư tức là chúng Tăng sống yên ổn một chỗ hoà hợp và thanh tịnh để cùng nhau tu học, trau dồi Giới đức, Định học và Tuệ học sau chín tháng đi hoằng pháp độ sinh. Trong thời gian ba tháng an cư, Tăng đoàn sinh hoạt cộng trú, cùng nhau sống trong tinh thần lục hoà, cùng nhau nhắc nhở giới luật, sách tấn lẫn nhau. Đến ngày kết thúc, tức vào ngày thứ chín mươi, chư Tăng tập trung tại một giới trường, đối chiếu với giới luật mà mình đã thọ trì, mỗi người tự kiểm điểm bản thân qua thấy, nghe và nghi và nếu thấy việc gì đó không đúng, tự mình nói lên hoặc nhờ một vị Tỳ kheo khác nói lên, sau đó nếu thấy rằng, mình có sai phạm thì phải sám hối đúng pháp. Sau khi sám hối liền được thanh tịnh, trong tâm cảm thấy an lạc. Đó là ý nghĩa của ngày Tự tứ, ngày kết thúc khoá an cư. Ngày Tự tứ này cũng còn gọi là ngày thọ tuế, nghĩa là chư Tăng được xác định thêm một tuổi đạo, là tuổi của Giới đức, của Tuệ học. Hàng xuất gia luôn lấy Giới đức và Tuệ học làm tuổi, chứ không tính tuổi theo năm tháng của thế gian. Hễ Tỳ kheo nào không An cư, không Tự tứ, hoặc có An cư mà không Tự tứ hoặc có Tự tứ mà không An cư thì cũng xem như là không có tuổi đạo.
Nói tóm lại, mùa an cư là thời gian quan trọng nhất trong năm của hàng Tỳ kheo mà ý nghĩa tu học trong môi trường hoà hợp thanh tịnh được nổi bật nhất. Mỗi mùa an cư là một tuổi đạo cùa cuộc đời một Tỳ kheo. Đây là một Phật sự [8] vô cùng quan trọng và thiết thực của Tăng chúng, thể hiện lòng từ bi đối với muôn loài chúng sanh và làm nền tảng cho sự tu tập của hàng Phật tử tại gia. Đây cũng là thời gian thuận tiện cho giới cư sĩ tại gia có dịp thân cận chư Tăng học tập giáo pháp, đồng thời là cơ hội tạo phước báo nhân thiên qua việc hộ trì chúng Tăng trong suốt mùa An cư.



Tâm Diệu
Mùa An Cư 2006



Chú thích:

[1] Thích Đổng Minh, Tứ Phần Luật, Ch.3 An cư, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: http://www.thuvienhoasen.org/tuphanluat-tangsu-03.htm
[2] Theo Tứ Phần Luật, nếu có duyên sự cần thiết phải rời khỏi trú xứ quá bảy ngày phải xin phép Tăng đoàn, thực hiện pháp bạch nhị yết-ma.
[3] Bố Tát là ngày định kỳ thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp để tu hành, nhằm nuôi lớn các thiện pháp, khiến chúng trưởng thành trong sự thanh tịnh, hầu duy trì và phát triển sinh mệnh của Tăng đoàn trong tinh thần hòa hợp.
[4] Yết Ma là một buổi họp hay nghi thức tuyên cáo thọ giới, sám hối, hay trục xuất ra khỏi giáo đoàn những người phạm tội “bất khả hối.”—A meeting of the monks for the purpose of ordination, or for the confession of sins and absolution, or for expulsion of the unrepentant.
[5] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nhà Xuất bản Văn học Hà Nội 1979:http://www.thuvienhoasen.org/vnphatgiaosuluan2-17.htm
[6] Giới tướng là những giới do Phật chế để chúng ta tuân theo. Ví dụ như những hành động, những ngôn ngữ chúng ta có khi sai trái, giữ không cho hành động, ngôn ngữ sai trái gọi là giới tướng.
[7] Còn Giới thể là cơ sở, bản chất của giới. Ví dụ nói giới thể của giới sát sinh là lòng từ bi với mọi người và loài vật.
[8] Phật sự tức là “việc Phật” Trên bình diện tự giác, Phật sự tức là việc giác ngộ vô minh và giải thoát phiền não. Như vậy, làm Phật sự tức là thực hiện sự giác ngộ và giải thoát cho tự thân. Trên bình diện giác tha, Phật sự tức là việc mà đức Phật làm, đó là việc giáo hóa chúng sinh bỏ ác, làm lành, tự thanh tịnh hoá tâm ý.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2014(Xem: 4193)
Hình Lễ Vu Lan của Phật Giáo Việt Nam tại Rockhampton, phía Bắc QLD, Chủ Nhật ngày 17-8-2014 năm Giáp Ngọ
21/08/2014(Xem: 5278)
15 giờ 30 sau khi buổi lễ Niệm Phật Đường Viên Âm hoàn mãn Hòa Thượng Phượng Trượng chùa Viên Giác cùng Thượng Tọa Thích Hạnh Nguyện, Đại Đức Thích Phổ Tấn, Đại Đức Thích Hạnh Bổn tiếp tục về chùa Linh Thứu Berlin để dự Đại Lễ Vu Lan. Vào sáng chủ nhật ngày 17.08.2014, như thường lệ 6 giờ tọa thiền, tụng kinh Lăng Nghiêm đến 9 giờ 30 Đại Đức Thích Chúc Từ và Đại Đức Thích Chúc Thành chủ lễ thỉnh Chư Hương Linh tiên tổ, cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. chư thai nhi bất hạnh thọ bất thiện nghiệp, tọa vị án tiền.
21/08/2014(Xem: 5394)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, lòng người con Phật bồi hồi nhớ đến công ơn sanh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ, nhớ đến gương hiếu hạnh của Tôn Giả Mục Kiền Liên, nhớ tấm long hiếu kính của Ngài, nhờ uy lực và sức chú nguyện của mười phương chư Phật chư Hiền Thánh Tăng, mà bà Thanh Đề thóat khỏi chốn u đồ khổ não. Thể theo tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật để nhắc thức mọi người trở về cội nguồn tổ tiên hiếu kính đối với những đấng sanh thành Niệm Phật Đường Viên Âm Nurnberg Đức Quốc long trọng tổ chức : Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu.
19/08/2014(Xem: 4484)
Vu Lan năm nay, suốt ba miền, lượng người đến chùa và giới trẻ tham gia, hưởng ứng chương trình Vu Lan khá đông. Những nơi nổi tiếng như chùa Hoằng Pháp, vào ngày 14 –rằm thì không thể chen chân vào chùa cũng như ra về mất đến vài giờ trên đoạn đường chưa đến 1km.
18/08/2014(Xem: 16888)
Nhìn mùa Thu lại sang Lòng con trẻ bàng hoàng Chạnh lòng con nhớ mẹ Trong dịp mùa Vu lan. Ngày con còn thơ ấu Cô giáo dạy đánh vần Mờ a ma sắc má Làm con nhớ song thân.
17/08/2014(Xem: 5235)
Lễ Vu Lan 2014 tại Tăng Xá Bắc Linh, Nam Úc Trụ Trì ĐĐ Thích Viên Trí Chủ nhật 17-8-2014
17/08/2014(Xem: 4203)
Buông đi những chuyện xa xôi Tương lai chưa đến đừng ngồi mộng mơ Sống trong hiện tại nên thơ Phước duyên phải tạo đừng chờ đừng trông Giữ cho thanh tịnh cõi lòng Bớt tham bớt nhiễm bụi hồng ít vương Quay về Tam Bảo dựa nương Ăn chay niệm Phật noi gương Thánh hiền
16/08/2014(Xem: 7482)
Sáng ngày 09 tháng 08 năm 2014 nhằm ngày 14 tháng 07 năm Giáp Ngọ tại tổ đình Từ Đàm, số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế; Ban trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế đã long trọng, trang nghiêm tổ chức Đại lễ Vu Lan và Pháp hội Trai Tăng cúng dường năm Giáp Ngọ - PL.2558. Quang lâm chứng minh tham dự có Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương – Phó pháp chủ Hội đồng chứng minh GHPGVN, Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế; chư tôn đức Giáo phẩm chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT Huế; chư tôn đức thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT Huế; chư tôn đức Tăng Ni các Ban ngành trực thuộc BTS; chư tôn đức Tăng Ni Phật giáo các huyện, thị xã; chư tôn đức Tăng Ni các tổ đình, tự viện, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất cùng hàng ngàn Phật tử các giới tỉnh Thừa Thiên Huế, các tỉnh, thành phố trên cả nước và ở nước ngoài.
16/08/2014(Xem: 6337)
Cụ ông hiếu thảo với mẹ già 113 tuổi TT - Ở Bến Tre có ông cụ 85 tuổi hàng ngày chăm sóc mẹ già 113 tuổi từng miếng ăn giấc ngủ. Cụ Trần Thị Nguy ở xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre năm nay đã tròn 113 tuổi (sinh năm 1901). Người chăm sóc cho cụ Nguy từng miếng ăn, giấc ngủ mấy chục năm nay là con út Nguyễn Văn Đức 85 tuổi và con dâu Phạm Thị Trừ cũng đã bước sang tuổi 75.
13/08/2014(Xem: 5312)
Sáng ngày 5-8 (10-7 Giáp Ngọ), tại chùa cổ Đông Phước, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, TT.Thích Hành Tri, trụ trì cùng môn đồ đệ tử đã long trọng tổ chức Lễ Húy nhật lần thứ 5 cố đại lão HT.Thích Huệ Quang, nguyên Thành viên HĐCM GHPGVN, nguyên Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Khánh Hòa. Chứng minh và tham dự có HT.Thích Trí Tâm- thành viên HĐCM, Trưởng Ban Nghi lễ TƯ.GHPGVN, Phó Trưởng ban trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, HT.Thích Trí Viên- Phó BTS, Trưởng Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh; HT.Thích Nguyên Quang- Phó BTS, Chánh Thư ký GHPGVN tỉnh; HT.Thích Giác Ngộ- Viện chủ chùa Nam Hải Quan Âm, chư tôn đức Tăng Ni BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa và đông đảo Phật tử tham dự. Lễ Húy nhật cố Đại lão HT Thích Huệ Quang thực hiện theo nghi lễ truyền thống Phật giáo: Lễ niêm hương, bạch Phật, cúng ngọ, tiến Giác linh Tổ, tiến linh, thí thực cô hồn, lễ cúng dường trai tăng cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]