Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cánh hoa Anh đào con dành tặng cho Ba

11/04/201312:15(Xem: 6537)
Cánh hoa Anh đào con dành tặng cho Ba
Các Bài Viết Về Vu Lan


Cánh Hoa Anh Đào Con Dành Tặng Cho Ba

Danayama
Nguồn: Danayama


Con nhặt lấy một cánh hoa Anh Đào mà con từng ép vào trang vở
Và con hình dung ra…
Ngày trở về con sẽ đặt hoa lên mộ của Ba
Loài hoa có tên Sakura
Riêng tặng cho Ba, người mà con yêu thương nhất
Ngày trước sang xứ hoa Anh đào học
Con còn được có Ba
Dù ở xa cả nửa vòng trái đất
Nhưng con vẫn rất gần Ba trong tâm tưởng
Được nghe giọng nói ngọt ngào qua điện thoại của Ba
Bây giờ Ba đã đi xa
Cũng việc học như xưa trên xứ hoa Anh đào ngày trước
Nhưng giờ đây sao dễ làm còn con chùn bước
Khi thiếu vắng lời động viên, cổ vũ của Ba
Khi Ba chưa đi xa
Khó khăn nào con cũng dễ vượt qua
Còn bây giờ sao cái gì cũng khó
Ngoại trừ một điều là khóc… và rất nhớ về Ba…

Ba ơi, con nhớ Ba, nhớ Ba nhiều lắm, ở xứ lạ quê người này con rất nhớ về Ba. Năm trước khi Ba chưa đi xa, cứ mỗi khi nhớ về Ba con chỉ cần nhất điện thoại là đã nghe được giọng nói của Ba, được ba động viên cổ vũ, kể cả khi Ba nằm viện, lúc mà cái đau thân xác đang không ngừng hành hạ Ba, Ba vẫn cố gắng nén nỗi đau để gượng cười với con và động viên con qua điện thoại, con đã cố rất nhiều ở xứ người để Ba mãn nguyện về con.

Ngày con bảo vệ xong và đã nhận được bằng Ph.D, con goi điện cho Ba, lúc đó Ba đang nằm trong bệnh viện, con khoe với Ba con đã bảo vệ xong rồi, còn vài hôm nửa nhận bằng con sẽ mang về và đặt nó trong lòng bàn tay của Ba, con nói “Ba ơi, con tự hào về Ba, Ba của con suốt một đời tảo tần vừa làm nghề mộc, vừa đạp xe thồ mà nuôi lớn đời con và cho con có được điều mà Ba con mình hằng mong ước, con tưởng tượng ra hình ảnh Ba lúc đó với một nụ cười mãn nguyện và con sẽ nép vào bên Ba rồi ghi vội khoảnh khắc đó vào camera và luư giữ mãi. Con khoe với Ba rằng con đã book vé rồi, chỉ còn vài hôm nữa nhận vé là con về thăm Ba. Con nghe giọng nói rất vui của Ba qua điện thoại rồi Ba bảo con gắng về thăm Ba, Ba sẽ chờ con về. Cái ý tưởng dường như quá đơn giản và nằm trong tầm tay của con về việc trở về thăm Ba và lưư lại nụ cười mãn nguyện của Ba bên cạnh con sau năm năm trời xa cách vậy mà đã không thành hiện thực. Còn có hai ngày nữa thôi nhưng cơn đau tột cùng của thân xác đã cướp đi sự sống của Ba, con đã không về kịp để nhìn mặt Ba lần cuối...

Lo xong tang lễ và xây lăng cho Ba, con gạt nước mắt để trở lại Nhật học tiếp 2 năm Postdoc, nhưng mà đã ba tháng trôi qua con chẳng làm được gì. Không có Ba mọi thứ đối với con sao lại quá khó khăn, cũng công việc như xưa, cũng chừng đó thí nghiệm nhưng mà con không sao làm tốt được. Con thèm khát biết bao cái giác quan thứ sáu mà khoa học hay bàn tới ngự trị trong con để con được nhìn thấy Ba dù chỉ bằng tâm linh hay trong giấc ngủ để được Ba động viên khích lệ cho con trong những lúc như thế này. Ngày xưa con sợ Ba buồn nên con gắng học, bây giờ mất Ba rồi con cảm thấy mọi thứ thật vô nghĩa và khó khăn. Con ấn định hình ba trên màn hình máy tính của con để mỗi khi mở máy ra nhìn thấy Ba là con sẽ cố gắng nhưng mà nhìn Ba con chỉ muốn khóc thôi, nhất là cái khoảnh khắc này khi trong Lab không còn ai, chỉ có con và Ba qua màn hình vi tính con cứ để cho nước mắt mặc nhiên trào ra, con khóc vì thương Ba, thương Ba nhiều lắm. Ngày xưa, mỗi lần giặc áo cho Ba, đánh mõi cả tay vẫn không sao sạch được vì bụi mùn cưa, dùm bào bám chặt vào áo của Ba, những lúc đó, ý tưởng mua cho Ba một chiếc áo mới chỉ là điều mơ ước của con, bây giờ con có thể mua được cho Ba thật nhiều những gì Ba muốn nhưng mà Ba đã đi xa thật rồi...Ba là cái đỉnh núi thật cao để con suốt đời nổ lực trèo lên, nhưng đến lúc lên đến đỉnh con lại không thấy Ba đâu hết và khi thật sự biết Ba đã vĩnh viễn ra đi, con thấy mọi thứ như sụp đổ trước măt con và chẳng còn điểm tựa nào để cho con bấu víu vào Ba à. Con không hiểu sao ở cái xứ Anh đào không bóng dáng người thân này con rất nhớ về Ba, có những lúc con nhớ Ba nhiều hơn nhớ về con trai bé bỏng và mái ấm gia đinh của con Ba ạ.

Hoa hồng con dành cho Mẹ, còn hoa anh đào con dành để tặng Ba. Mùa hoa anh đào nở, con sẽ nhặt mỗi ngày mỗi cánh hoa và ép hoa vào trang vở mai mốt về con đặt lên mộ tặng Ba, con rất thích có một cây Anh đào mọc lên xanh tốt và ra hoa bên mộ Ba nhưng mà con không biết ý tưởng đó có thành hiện thực được không nữa, tại Huế rất nóng và con vẫn chưa biết làm thế nào tạo được một điều kiện sống và phát triển thuận lợi của hoa Sakura trên xứ mình Ba à. Đêm nay, con ước mơ Ba như ông bụt trong chuyện cô Tấm ngày xưa, hiện lên trong giấc ngủ của con và nhìn con cười khích lệ, con rất muốn mơ được gặp Ba và để được nghe Ba nói những gì Ba còn ấp ủ và muốn dặn dò con trước lúc đi xa nhưng Ba chưa kịp nói ra, con sẽ vì Ba mà làm tất cả. Ba ơi, bây giờ con đã đạt được những gì mà ngày xưa con từng mơ ước để làm vui lòng Ba, nhưng giờ Ba đã đi xa, con cảm thấy nghị lực và niềm tin của con không còn chỗ dựa, con rất mong nếu “thần giao cách cảm” là điều có thật thì con ước chi Ba hãy hiện hữu bên con dù chỉ là một khoảnh khắc tâm linh ngắn ngủi để truyền cho con một chút nghị lực giúp con có thể vượt qua những tháng ngày nơi xứ lạ quê người thiếu vắng bóng hình Ba, và để nghe con nói điều thầm kín mà suốt những năm tháng xa nhà con chưa được bày tỏ với Ba. Con hình dung ra Ba đang trực diện với con và con thì thầm nói nhỏ: “ Ba ơi, Ba có biết không Ba, con gái Ba rất tự hào vì Ba và con luôn hạnh phúc khi được làm con của Ba”. Thắp một nén nhang con cúi lại ở xứ người, mong ở chốn vĩnh hằng, Ba của con luôn được bình an và thanh thản. Con sẽ ép thật nhiều hoa Anh đào làm quà tặng cho Ba.

Saga, 2006-09-06
Con gái của Ba
Danayama


Ba đang ở đâu ?


Ba ơi,
Trà ngon con rót dâng Ba
Thuốc thơm con đốt mời Ba về dùng
Khói nhang bay tỏa mông lung
Và con lại muốn bay cùng tìm Ba…

Cứ mỗi lần thắp nhang cho Ba, con luôn cầu mong sao mình có thể nhìn thấy được Ba, dù chỉ là cái bóng, chứ không phải hình hài bằng xương, bằng thịt, bằng mắt, bằng môi… Nhiều lúc, con rất mong nhìn thấy được thế giới sau sự ra đi của ba, và trong đầu con không ngừng bị ám ảnh bởi câu hỏi, sau khi sự sống rời khỏi thân xác, ba sẽ đi về đâu?. Làm thế nào mình có thể tiếp cận với thế giới của những người đã khuất như ba để có thể hiểu và sẽ chia với ba một phần nào đó?.

Thế rồi hôm qua con gọi điện về nhà, con nghe mẹ kể, mẹ đi cầu siêu và nhờ người lên đồng, mượn xác nhập hồn để được nói chuyện với Ba, mẹ kể tuy ba đã về thế giới bên kia nhưng ba vẫn cứ bị đau nhiều lắm. Mẹ tả nhiều tình tiết lúc ba lên đồng khiến con thật sự hoang man và dù không tin đó là sự thật nhưng không hiểu vì sao những điều mẹ nói lại cứ ám ảnh con. Mẹ là người Huế và theo đạo Phật, mẹ chỉ tin vào Phật và Ông Bà. Từ trước đến giờ chưa lần nào mẹ đi xem đồng bóng vậy mà lần này… mẹ khiến con thực sự phân tâm. Mặc dù, bảo mẹ đừng tin vào những chuyện vẫn vơ, thiếu khoa học như thế và khuyên mẹ đừng bao giờ lặp lại chuyện đó lần thứ hai, nhưng không hiểu sao con vẫn bị ám ảnh bởi lời mẹ kể, và con càng bị dằn vặt nhiều hơn với mặc cảm tội lỗi của mình trong việc đẩy ba phải ra đi trong sự đau đớn tột cùng của thân xác như thế…

Con hình dung lại những năm tháng Ba bị bệnh mà con không được ở bên ba, ba bị đau gan và nằm viện, đến cuối năm 2002 thì bệnh viện thực sự trả ba về. Bác sĩ bảo mẹ cứ chiều theo ý ba, nếu ba thích ăn gì thì cứ tạo điều kiện cho ba thỏa mản và báo nhỏ cho mẹ biết là ba bị ung gan ở giai đoạn cuối. Mẹ con rất hoang man, mẹ đi hỏi nhiều nơi, tìm đủ các bài thuốc nam để điều trị cho ba và nấu nước nấm linh chi cho ba uống. Ba khỏe và khá hơn trước rất nhiều. Hằng năm, mỗi lần về thăm ba, thấy ba khỏe con rất mừng, con dành tiền để mua thuốc cho ba. Mãi cho đến giữa năm 2005, thì ba trở bệnh lại và nhập viện. Con nghe mẹ bảo lần này bác sĩ khám kỹ hơn, họ còn lấy mẫu đưa ra Hà nội để phân tích và cho siêu âm CT. Con ở xa ba nữa vòng trái đất nên không được tiếp cận trực diện với bác sĩ và Ba. Con chỉ hiểu đựợc bệnh tình của ba qua người thân và qua mỗi lần nói chuyện với ba qua điện thoại. Mỗi lần nói chuyện với ba con đều ý thức rất rõ một điều là ba đã cố gắng rất nhiều để có thể vượt qua, hai tháng nằm viện, ba đã khỏe ra. Ba còn đươc Đài truyền hình về quay phim và được đưa hình lên ti vi trong chuyên mục nói về thành tựu chữa bệnh gan của bệnh viện. Bạn bè con xem truyền hình gửi tin thông báo và chia vui cùng con. Khi nói chuyện qua điện thoại với con, Ba cũng khoe điều đó và bảo con rằng bác sĩ sắp cho ba về nhà. Con rất vui mừng và hứa với ba vài hôm nữa bảo vệ xong, con sẽ mua vé về liền thăm ba. Ít hôm sau, bác sĩ lại khuyên ba nên giải phẩu, bác sĩ bảo sau hai tháng điều trị, ba đã khỏe hơn nhiều, ba chỉ bị xơ gan thôi, chứ không phải ung nên nếu giờ chịu giải phẩu để cắt bỏ phần bị đau thì ba có thể kéo dài sự sống thêm nhiều năm nửa. Ba không muốn bị giải phẩu nên khi nói chuyện qua điện thoại với con, ba bảo: “Ba già rồi, ba không sợ chết đâu, sống chết đều có số, giờ ba đang khỏe cứ để ba về nhà, sắp đến Tết rồi ba muốn đón tết cùng con cháu, sau này con học xong về, lúc đó nếu con muốn thì ba sẽ nhập viện xin mổ cũng được”. Con đã đồng ý với Ba. Vài hôm sau, mẹ con bảo bác sĩ vẫn chưa cho ba xuất viện, bác sĩ xếp lịch và nói người nhà nên động viên ba, vì bây giờ ba khỏe nếu được giải phẩu thì rất thuận lợi nhưng nếu gia đình và ba không đồng ý giải phẩu lần này, sau này lỡ bệnh có trở lại, lúc đó sợ sức yếu khó có thể điều trị được. Ba phân vân và cả nhà cũng không biết nên làm thế nào là tốt cho ba. Mẹ nhờ một người rất thân với bác sĩ hỏi xem xác suất như thế nào và sau khi đựoc biết tình hình rất khả quan nên mẹ và em con cũng nghiêng về chiều hướng muốn ba được phẩu thuật. Con đã gọi điện cho rất nhiều người bạn trong ngành Y và tham khảo ý kiến của ban bè, người thân. Ai cũng động viên con nên tin vào bác sĩ, và bảo con rằng nên yên tâm đi vì bác sĩ đã cho siêu âm CT, xét nghiệm và biết là không phải ung thư thì mới quyết định như vậy, chứ thực ra nếu đã bị ung thật rồi không bác sĩ nào động dao kéo vào làm gì…? Con suy nghĩ rất nhiều, cân nhắc từng lời nói của người thân, của bạn bè con đang làm bác sĩ và thăm dò ý Ba.... Rồi có một ngày khi nghe ba bảo hôm nay bác sĩ đến khám cho ba, động viên ba rất nhiều và khuyên ba nên phẩu thuật… không hiểu có một ma lực nào đã xui khiến con, mà con cũng khuyên ba thuận theo lời bác sĩ. Liền sau đó, con gọi điện nhờ bạn bè chuyển tiền nhanh để ba yên tâm về việc trang trải cho ca phẩu thuật. Cuối cùng thì ba cũng đã đồng ý với con và ba chấp nhận vào phòng giải phẩu. Người ta đã cắt mất của ba một lá gan và một lá lách vì cho đến khi phẩu thuật, họ mới phát hiện mặt dưới chỗ tiếp giáp giữa gan và lách đã bị quá nặng rồi. Sau phẩu thuật một tháng, vào cái ngày tái khám lần đầu tiên, con không hiểu vì sao buổi sáng ba còn rất tươi tĩnh và còn dặn con qua điện thoại nhớ mua dao cạo râu, dầu xanh và thuốc lá mang về cho ba vậy mà rạng sáng hôm sau ba đã vĩnh viễn ra đi… Khi con nghe mẹ khóc qua điện thoại báo tin, con thấy mọi thứ dường như chao đảo quanh con, khoảnh khắc đó, ngực con đột nhiên co thắt lại, tim con dường như muốn vỡ ra và tan biến dần đi …

Con không biết dùng ngôn từ nào để có thể diễn tả xúc cảm hổn tạp của con sau những ngày ba mất, con đã không ngừng oán hận mình, trách móc bác sĩ và luôn mặc cảm tội lỗi là mình đã can thiệp quá sâu vào sự sống của ba. Nếu như ngày đó, con đừng quá tin vào bác sĩ và nếu ba đừng vì quá thương con mà thuận theo lời con thì mọi việc sẽ khác đi nhiều lắm. Nếu mọi điều như thế không xãy ra, thì chắc chắn rằng con sẽ gặp được Ba trước lúc ba đi xa và ba sẽ không bao giờ ra đi với thân xác không toàn vẹn như thế. Con có lỗi thật nhiều trong sự ra đi ngoài ý muốn của ba. Sau khi ba ra đi, thi thoảng mẹ và em con bảo nằm mộng thấy Ba, nhưng còn con nhiều lần khẩn cầu nhưng ba vẫn không cho con gặp. Ngày xưa, ba thương con nhất, cái gì ba cũng dành cho con phần hơn, vì thế khi không nằm mộng thấy ba, con cứ nghĩ có lẽ vì lỗi lầm mà mình đã gây ra nên ba không cho mình nhìn thấy. Đôi khi con cũng có cảm giác là ý tưởng mà con đang nghĩ là rất bất thường nhưng con không sao lý giải nổi vì sao những điều vô lý như thế lại thường xuyên chợt đến vớicon. Con đã được giáo dục và ý thức rất rõ rằng con người sống được là nhờ các bộ phận cấu thành nên cơ thể vẫn còn nguyên vẹn, được nuôi dưỡng và hoạt động một cách bình thường, khi một trong những cơ quan cấu thành cơ thể bị tổn thương dẫn đến sự ngừng hoạt động của tim, thì khi đó sự sống sẽ rời khỏi thân xác. Khi thân xác bị đốt thành tro bụi, hoặc tan rửa trong đất, thì sự sống hoàn toàn bị hủy diệt. Lúc đó, con tin chết là hết, là không còn gì trên thế giới hiện thực của đời thường, có chăng chỉ là những sự thương nhớ, nuối tiếc và tưởng niệm mà người đang sống hướng về những người đã khuất mà thôi. Thế nhưng khi tiếp cận với những hiện tượng xãy ra rất thật trong thực tế hay những cảnh tượng được dàn dựng trên phim ảnh và sách truyện, trong con lại nảy sinh những ý tưởng thật khác biệt. Khi con xem phim Oan hồn của người Mỹ, con thấy hình như điều mẹ con kể là đúng và con tin lời mẹ là ba vẫn rất đau ở một nơi nào đó sau khi sự sống đã rời khỏi thân xác của Ba, nơi đó con không sao hình dung để được nhìn thấy ba. Rồi khi con đọc chuyện Muc Kiền Liên cứu mẹ, con lại nghĩ làm thế nào mà những người ở đời thường như con có thể tiếp cận được với thế giới tâm linh đó của ba để con có thể chia sẽ được với ba một phần nào về cái đau mà ba đang chiu đựng...

Ba ơi, con cũng biết việc giữ được sự sống trong thân xác mà con đang hiện hữu lúc này cũng là điều bất thường. Sau những sự kiện lớn như động đất, bảo lụt, sóng thần, tàu lật, máy bay rơi không ngừng liên tục xãy trong những năm tháng vừa qua, con cảm nhận rất rõ ranh giới giữa sự sống và cái chết thực ra chẳng cách nhau là mấy. Nếu như sống mà phải chịu đựng những mất mát khổ đau lẫn tinh thần và thể xác thì biết đâu để sự sống thoát khỏi thân xác, mình sẽ được giải cứu một cách nhẹ nhàng. Từ đó con đã thay đổi hẳn cách nghĩ của mình, con tập cho mình cách sống biết bằng an và chấp nhận. Đôi khi con cũng tự an ủi mình, dù sao sự ra đi của ba mình cũng còn hơn rất nhiều người khác, ba ra đi nhưng còn được từ biệt người thân, có những người ra đi mà chẳng biết được điều gì...Cũng nhờ nghĩ như thế mà dần dần con vơi bớt mặc cảm có lỗi với ba và cảm thấy cuộc sống tinh thần của con dễ chịu hơn một chút. Sau khi nghe mẹ kể, con đã nghĩ rất nhiều về ba, con đã viết tất cả những điều này cho ba và mong được chia sẽ với ba. Con tin nếu lời mẹ nói là sự thật thì khi cảm nhận được những gì mà con dành cho ba hôm nay, ba cảm nhận được nỗi đau thân xác mà ba đang gánh chịu sẽ dịu đi một chút. Con nhớ có ai đó đã nói ra một ý rằng hạnh phúc được chia sẽ, hạnh phúc sẽ nhân đôi, nỗi đau được sẽ chia, nỗi đau vơi đi một nửa. Con rất tin vào điều đó. Thực ra, mãi cho đến lúc này, con vẫn không biết được sau khi sự sống rời khỏi thân xác, Ba đã đi về đâu, và con cũng không biết làm thế nào để có thể tiếp cận được với ba để mà chia sẽ.

Muốn là một lẽ, nhưng có đạt được hay không là một chuyện khác, vâng thưa ba, vì con thiếu tu, thiếu phước, nên làm gì con có thể nhìn thấy, gặp ba được trong cảnh giới khác sau khi ba qua đời, theo giáo lý nhà Phật thì sau khi chết, người quá cố tùy theo nghiệp báo của mình mà có thể đi tái sinh hoặc đi đầu thai vào một trong sáu cảnh giới: Trời, Người, A Tu La, Địa Ngục, Ngạ Quỹ và Súc Sanh, nếu trong đời sống vừa rồi người đó ăn hiền ở lành, làm thiện lánh ác, tu nhơn tích đức, không gây khổ đau cho người khác…và nếu không phạm vào 5 giới căn bản (theo bài giảng của Thầy Nguyên Tạng trênwww.quangduc.com ) là không giết hại, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói láo, không uống rượu, sau khi chết, người ấy lập tức sẽ tái sinh trở lại làm người. Con thấy trong cuộc đời của ba, một đời người ăn ở thiện lành, chưa bao giờ làm mích lòng một ai..nên con mong là ba sẽ tìm được con đường tái sanh trở lại kiếp người trong một thân thể khỏe mạnh không đau bệnh như kiếp vừa qua. Và cố nhiên con cầu mong ba sẽ trớ lại trong một gia đình có đức tin theo Đạo Phật để ba biết rõ cội nguồn để tu tập để cuối cùng đạt được giác ngộ và giải thoát. Con nhớ ba lắm và cầu nguyện mười phương chư Phật phóng quang tiếp độ cho ba được thác sanh vào cảnh giới an lạc. Con sẽ niệm Phật hằng đêm để nguyện cầu cho ba.


Saga, 10/09/2006
Danayama
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5699)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4821)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4467)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4606)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4177)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5058)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5283)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4379)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 4588)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
10/04/2013(Xem: 7115)
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]