Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Vu Lan PL 2566 (27/8/2022) tại Chùa Bảo Minh, Vic, Úc Châu

29/08/202207:18(Xem: 3256)
Lễ Vu Lan PL 2566 (27/8/2022) tại Chùa Bảo Minh, Vic, Úc Châu

Cùng nhau về tham dự Đại Lễ Vu Lan PL 2566
tại Chùa Bảo Minh ngày 28/8/2022
và nghe pháp thoại “Phương Pháp Báo Hiếu trong Đạo Phật”
do Đại Đức Thích Thông Thắng
đến từ chùa Phước Sơn/ Hội An/VN.

  

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Duyên Khởi Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni,
Kính thưa quý Phật Tử đồng hương đã và không thể tham dự Đại Lễ tại chùa Bảo Minh.

 

 

Nhận được thông báo trên Viber của Trang nhà Quảng Đức như sau:

LỄ VU LAN PL 2566

TẠI CHÙA BẢO MINH, VIC, AUSTRALIA

10:30 Chủ Nhật, 28/08/2022 (02/08/Nhâm Dần)

Chư Tôn Đức tham dự: TT Thích Nguyên Tạng, TT Thích Giác Tín, TT Thích Nhuận Chơn, TT Thích Viên Tịnh, ĐĐ Thích Viên Thành, ĐĐ Thích Thông Thắng, ĐĐ Thích Hoằng Viên.

 

Con đã cố gắng thu xếp để về tham dự, vì sau đại dịch COVID 19 có lẽ hơn 3 năm rồi con mới trở lại Chùa Bảo Minh và có lẽ chỉ có lễ Vu Lan Pl 2566 lần này con mới thật sự đã tham dự một cách gọi là trọn vẹn từ A đến Z …..để rồi với cơ thể của một người trung niên không quen với thời gian ngồi một chỗ quá lâu gần hơn 4 giờ đồng hồ … kết quả muốn xỉu!

Cũng có lẽ ..vì hôm nay tiết trời có nắng ấm nên số người tham dự lên đến 200 người, nên phải đề phòng nạn lây lan vì bịnh dịch vẫn còn đe dọa cho người lớn tuổi, nhiều người tham dự cẩn thận vẫn phải mang khẩu trang (và con cũng không ngoại lệ) và phải chăng vì không còn chỗ trống nào để hít sâu và thở nhẹ nhàng thực tập Thiền Chánh Niệm như bài học ngày hôm trước với TT, Thích Đạo Nguyên ?

Nhưng trước khi tường thuật lại buổi lễ chính thức, con kính mời cùng nghe lại bài pháp thoại của Đại Đức Thích Thông Thắng (sư đệ thứ 7 của TT Trụ Trì chùa Bảo Minh Thích Viên Tịnh ) đến từ chùa Phước Sơn / Duy Xuyên / Quảng Nam, với đề tài “Phương Pháp Báo Hiếu trong Đạo Phật”

Cũng cần nói thêm rằng vì đây là phần trước khi bước vào buổi lễ chính thức nên chắc không có livestream lại nên con đã cố gắng chú tâm ghi lại thật chính xác như những gì mình được nghe. Kính mong được thông cảm cho, kính trân trọng.

Qua lời giới thiệu của TT Thích Viên Tịnh được biết đây là lần thứ hai Đại Đức Thông Thắng có dịp gieo duyên cùng quý Phật Tử tại Bảo Minh, riêng tại VN Thầy có biệt tài tổ chức các khoá tu học cho giới trẻ tại tỉnh nhà giống như Chùa Hoằng Pháp trong miền Nam, và theo lời giảng sư Thích Thông Thắng này thì năm nay Đại lễ Vu!an 2566 này Thầy đã có mặt tại Chùa Pháp Hoa và chùa Bắc Linh tại Nam Úc trước khi đến Bảo Minh.

Và để bắt đầu bài pháp thoại, thầy đã thân kính chúc Phật Tử tham dự được mùa Vu Lan đầy niềm hiếu hạnh, hiếu tâm và hiếu đạo cũng như vạn sự như ý.

 Ngạc nhiên thay lúc này con đã nhận thấy có hơn 150 người đến thính pháp và đặc biệt các chị trong đạo tràng Quảng Đức dù đường xa một tiếng lái xe đã có mặt từ lúc 10 giờ kém.

Vì buổi lễ chính thức sẽ bắt đầu vào lúc 11:am nên  Thầy Thông Thắng được quy định trong 30 phút để  truyền tải một bài pháp thoại về Vu Lan hầu gieo duyên với Phật tử nhưng có lẽ Giảng Sư nào cũng muốn đem hết tâm huyết mình hầu truyền trao giáo lý ưu việt của Đức Thế Tôn nên có thể bài pháp đã vượt qua thời gian quy định lại cho thêm nhiều thính giả đặt câu hỏi.

Nhưng không sao vì đề tài có khác đôi chút với những đề tài mà thính chúng đã từng nghe trong suốt Mùa Vu Lan Báo Hiếu, nên Đại  Đức với đề tài “PHƯƠNG PHÁP BÁO HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT” được dẫn giải từ câu chuyện trong Truyện Cổ Phật Giáo về Hoà Thượng Cua và HT Trụ trì Nhất Định vị tổ đầu tiên chùa Từ Hiếu tại Huế đã lôi cuốn người thính pháp dễ dàng.

Kính trích chuyện về Hoà Thượng Cua, một câu chuyện nói về hành trạng của vị thiền sư Việt Nam đạo phong, liên quan tới hiếu đạo của người xuất gia đó chính là Thiền Sư Tông Diễn, hiệu Chân Dung (1640 - 1711), nối pháp đời thứ 37 tông Tào Động như sau:

Thuở trước ở miền Bắc nước ta, có một chú bé mồ côi cha sống với mẹ tại một miền quê hẻo lánh nọ. Năm chú bé được 12 tuổi, bà mẹ vẫn còn buôn bán tảo tần nuôi con. Một hôm, trước khi mang hàng ra chợ bán, bà mẹ trao cho con một giỏ cua đồng, bảo giã ra nấu canh làm cơm trưa. Chú bé y lời mẹ dặn mang giỏ cua ra làm. Bất ngờ, vừa giáng chày đập con cua đầu tiên, thấy con vật quýnh quáng, quờ quạng tay chân tìm đường sống, chú bé chợt động lòng bi mẫn, không nỡ tiếp tục, liền đem giỏ cua ra trút xuống ruộng.

Tan chợ, bà mẹ mang hàng về. Nhìn mâm cơm đạm bạc, bà ngạc nhiên hỏi:

- Thế, món canh cua đâu?

Chú bé ấp úng:

- Khi sáng con mang cua ra làm, thấy chúng nó khóc, con thương quá, nên. . . thả hết rồi mẹ ạ!

Vừa đói, vừa giận, bà mẹ vơ lấy cây đũa bếp, gõ cho con một cái, chú bé hoảng sợ co giò chạy ra kỏi nhà. Chú đi, đi mãi và xa mẹ từ đó.

Ba muơi năm đã qua, Bà mẹ đã già nua, vẫn bán hàng từng buổi chợ để mưu sinh. Một hôm đang buổi chợ, bà gặp một vị Tăng trung niên, ghé qua hàng hỏi thăm qua gia thế và đề nghị giúp đỡ bà bằng cách đem về chùa nuôi dưỡng. Bà cụ nhận lời và vào chùa làm công quả từ dạo đó.

Ngày tháng dần qua, đã đến lúc bà cụ từ giã cõi đời. Hòa thượng trụ trì, tức vị Tăng đã đề nghị mang bà vào chùa dạo trước, có việc phải đi bố giáo phương xa. Trước khi đi, Ngài dặn các môn đệ rằng nếu bà cụ mất thì chư Tăng cứ tẩn liệm nhưng đừng mai táng mà phải đợi Ngài về. Mọi người đều y lời.

Bà lão mất được một hôm thì Hòa thượng trở về. Đứng trước quan tài mẹ Hòa thượng thắp hương khấn vái rằng:

Trong kinh Phật có dạy, một người con tu hành đạt đạo, cha mẹ sẽ được sinh thiên. Nếu lời nói ấy không ngoa thì xin cho chiếc quan tài này bay bổng lên và vỡ làm ba mảnh.

Hòa thượng vừa dứt lời, chiếc quan tài đựng thân xác bà cụ từ từ bay lên, bỗng hạ xuống vỡ làm ba mảnh. Trước sự kinh ngạc của toàn thể hội chúng, Hoà thượng bèn thuật lại thân thế của mình, chẳng ai đâu xa lạ mà chính là chú bé thả cua dạo nọ.

 

Và vì thế, Sư đã trở thành bậc tôn sư của triều đình đương thời. Tầm vóc là vậy, nhưng Sư vẫn là "Hòa thượng Cua" trong lòng nhân gian, luôn sống mãi với cái khoảnh khắc chóng vánh thuở thiếu thời.

Như vậy cách báo đáp thâm ân cha mẹ của Thiền sư Tông Diễn đã lưu mãi trong lòng người, vượt cả thời gian. Hình tượng và hạnh hiếu đó không chỉ lưu truyền trong dân gian mà đã được xây dựng thành hình tượng nghệ thuật, được chuyển thể qua các loại hình sân khấu, làm rung động lòng người nhiều thế hệ..

 

Về câu chuyện báo hiếu của Hoà Thượng Nhất Định, người khai sơn ngôi chùa Từ Hiếu.

Ban đầu chùa chỉ là một Thảo Am do thiền sư Nhất Định tạo lập vào năm 1843, ngài nguyên là "Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự" trong Hoàng Cung, sau cáo lão lui về ở ẩn để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già tại đây.

 

Là người con có hiếu, tương truyền rằng có lần mẹ già ốm yếu, lâm bệnh nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng mãi vẫn không khỏi, nên phải bồi dưỡng thịt, cá để chóng lành, hàng ngày ông phải chống gậy băng rừng vượt qua 5km để mua thịt, cá mang về cho mẹ già ăn. Người dân thiên hạ đồn đoán là hòa thượng nhưng lại phạm giới (ăn mặn) , bỏ ngoài tai những lời nói ấy, ông vẫn tận tâm chăm sóc mẹ già.

Câu chuyện đến được tai của vua Tự Đức, vốn là người con hiếu thảo, nhà vua cho người tìm hiểu mới hay thiền sư nấu cháo cho mẹ ốm đau còn mình ngày ngày vẫn chay tịnh, một tâm tu hành. Khi biết được chuyện nhà vua liền lấy lòng cảm kích trước tấm lòng của hòa thượng Nhất Định nên ban cho “Sắc tứ Từ Hiếu tự”. Đến năm 1848, sau khi thiền sư Nhất Định viên tịch, triều đình thấu hiểu lòng hiếu thảo, đức độ của vị sư này, nên cho người mở rộng và tu sửa Thảo Am thành chùa Từ Hiếu. Nhất là các vị thái giám cúng dường tiền bạc để lo việc thờ tự sau này

 

Trên tấm bia tại chùa Từ Hiếu còn ghi rõ: “Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại; Hiếu là đầu hạnh của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời”.Có nghĩa Từ là để dạy thiên hạ cái đạo làm cha và Hiếu để dạy thiên hạ cái đạo làm con. Ngôi chùa từ đó đã đi sâu vào lòng người không phải bằng bề dày lịch sử hay công trình tráng lệ mà nhẹ nhàng với trường ca hiếu nghĩa và độ sinh.

Với hai tích dẫn giải đó Đại Đức Thích Thông Thắng kết luận:

Báo hiếu cha mẹ chỉ dừng lại ở phương diện vật chất thôi chưa đủ, theo Phật giáo phương diện tinh thần rất mực quan trọng. Vì sao? Vì cho dù chăm lo cho cha mẹ đến hết mực không bằng khuyến hóa cha mẹ kính tin Tam Bảo và an trú vào các thiện pháp. Và các vị tu chân chánh, mặc cho thế gian đàm tiếu khen chê , các Ngài vẫn giữ lấy đạo làm con là một trọng ân phái báo đền.

Ngoài ra Giảng Sư cũng đề cập đến chuyện tại VN vẫn thỉnh thoảng có những người con đã che mắt thiên hạ làm những điều phô trương nực cười .

 

Kính xin mượn tạm đôi dòng thơ trong thế gian để diễn tả điều ấy:

 

Cha mẹ thác kêu đờn kéo nhạc

Gọi hòm gương có dác mạ vàng

Tỏ lòng hiếu đạo khói nhang

Ma chay thật lớn rỡ ràng uy danh.

Rồi vỗ ngực ta thành việc cả

Bỏ nhiều tiền vất vả lo toan

Mồ yên mả đẹp chu toàn

Công mình trọn vẹn hân hoan với đời.

Nào ai biết những lời tạo dựng

Chỉ đầu môi có xứng sự tình

Cũng vì cái thói cầu vinh

Mà đem đạo đức của mình vùi chôn.

….. Ngày giỗ kỵ chia bè kết lũ

Cổ mâm đầy có đủ món ngon

Heo quay chả cuộn bánh giòn

Bạn bè ăn nhậu véo von hát hò.

Khi còn sống không lo cung phụng

Lúc chết rồi lại cúng nhiều mâm

Mẹ cha giờ đã yên nằm

Nào đâu hưởng được mà châm cổ đầy.

( không biết tác giả)

 

 

Để trả lời một câu hỏi thế nào là Tiểu Hiếu, Trung Hiếu, Đại Hiếu?

Giảng sư đã trả lời rằng: Phật giáo đưa ra ba cấp độ,

-thứ nhất cung phụng đồ ăn ngon ngọt, cho cha mẹ khỏi đói rét thì gọi là tiểu hiếu;

-thứ hai, làm rạng rỡ tông môn, khiến cho cha mẹ vui vẻ, thơm lây gọi là trung hiếu;

-thứ ba hướng dẫn cha mẹ quy hướng chính tín, xa lìa phiền não thoát vòng sanh tử, dứt khổ trong tam đồ gọi là đại hiếu.

Con rất đồng ý với Đại Đức Thông Thắng rằng ngoài việc phụng dưỡng cha mẹ kiểu như thế gian và làm rạng rỡ tổ tông ra, còn phải tiến xa hơn, bằng cách dẫn dắt cha mẹ hướng về chánh tín, xa lìa phiền não, đường xấu, vượt thoát vòng sinh tử, làm cho họ hàng thân thuộc mấy đời được độ, cắt đứt vĩnh viễn khổ đau trong ba đường luẩn quẩn. Đây chính là đại hiếu. và phương pháp hoàn hảo nhất là Tu đúng Chánh pháp và nhất là có thể Xuất Gia.

 

Và đã quá giờ quy định, TT. Trụ trì Thích Viên Tịnh đã mời mọi người về lại ổn  định chỗ ngồi đế buổi lễ chính thức bắt đầu.

Sau lời khải thỉnh của TT Trụ Trì chùa Bảo Minh, và được hứa khả, được biết chư Tôn Đức quang lâm về chứng minh gồm có:

-TT.Thích Nguyên Tạng, Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành GHGGVNTN Hải Ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan, kiêm Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, Fawkner, Melbourne, Vic

- Thích Giác Tín, Trụ Trì chùa Giác Hoàng, Noble Park, Phó Tổng Thư Ký kiêm TV Phó TV Tăng Sự  GHPGVNTN hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan

-TT Thích Nhuận Chơn, Trụ trì chùa Kim Cang, Narre Warren, kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Nghi Lễ Và Văn Hóa GHPGVNTN hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan

-Thầy Thích Viên Thành đến từ chùa Pháp Hoa Nam Úc

-ĐĐ Thích Thông Thắng đến từ chùa Phước Sơn / Duy Xuyên, phía nam Hội An / VN

- ĐĐ Thích Hoằng Viên, trụ trì Chùa Vạn Đức tại Kings, Park, Vic.

 

Và 2 MC hôm nay là Phật Tử của đạo tràng Bảo Minh đảm nhiệm đã luân phiên giới thiệu chương trình sẽ bắt đầu như sau:

1-Chào cờ Phật Giáo theo nhạc

2 Một phút nhập từ bi quán để tưởng nhớ các vị ân nhân và tổ sư vì đạo pháp

3-Lời dẫn chương trình tuyên bố lý do  khai mạc buổi lễ để giới thiệu Chư Tôn Đức

4-TT Thích Viên Tịnh đọc thông điệpVu Lan của Hội Chủ GHPGVNTN Hải ngoại Úc Châu TT Thích Tâm Minh.

5- Bài “Hoài niệm Vu Lan”để tưởng nhớ cha mẹ do Huệ Thường diễn đọc

6-Lễ cài hoa hồng song hành có giúp vui ca nhạc bằng Thu Hương  bài hát “Bông Hồng cài áo” và một bản nhạc ngoại quốc “Mẹ Ở Trên Cao”do Micael Mi

7- Lời Đạo Từ từ TT Tổng Thư Ký Thích Nguyên Tạng

8- Dâng hương bach Phật và Trì tụng  kinh Vu Lan và hồi hướng các hương linh, vong linh ký tự tại chùa Bảo Minh (được Chư Tôn Đức hướng dẫn)

9- Cúng dường trai tăng và phật tử thọ trai.

10-Văn Nghệ

11- Cúng thí thực và hoàn mãn

 

Chương trình đã diễn ra thật hoàn mãn và Tt Trụ Trì Thich Viên Tịnh đã tri ân Chư Thiên Hộ pháp đã gia hộ cho thời tiết thật ấm áp giữa lúc cuối đôngtaij Melbourne.

 

 

Lời kết:

 

Cũng  như bao lễ Vu Lan đã được tổ chức khắp nơi, tiết mục quan trọng vẫn là...thông điệp Vu Lan từ Hội Chủ, Lời đạo từ của vị Tôn đức chứng minh và lễ Cài hoa hồng và cúng Trai Tăng.

Đại Lễ Vu Lan tại Bảo Minh cũng thế, kính mạn phép xin  ghi lại những gì Phật tử đã lắng lòng thọ nhận từ lời đạo từ nhé!

 

TT Tổng Thư Ký Giáo Hội đã ân cần chào đón quý TT đã quang lâm về hôm nay và không quên tán dương ban đạo ca nhất là nguồn gốc bài hát “Mẹ Ở Trên Cao” em bé Uudam, người Mông Cổ nhân ngày mẹ vừa qua đời đã tham dự chương trình Got Talent và đã đoạt giải thưởng ngay sau khi xuất hiện vì tất cả ban giám khảo lẫn thính giả đều khóc cùng em.

 



Thật là một lời dẫn nhập tuyệt vời để giới  thiệu về mẫu chuyện trong tiền kiếp quá khứ của Ngài Mục Kiền Liên và thân mẫu Thanh Đề duyên khởi cho truyền thống  Thắng Hội Vu Lan.

   

“Công cha núi cả sánh nào

Bể sâu đức Mẹ biết sao đo lường

Dù cho báo đáp nhiều phương

Cũng không trả hết công ơn song đường"

 

Lời Đạo Từ cũng đã chuyên chở những lời dạy của Đức Phật về tịnh đức của Chư Tăng, những lời trong kinh Trường A Hàm, để cuối cùng TT chứng minh đã sách tấn chúng đệ tử hãy tu “Tứ Nhiếp Pháp”” bố thí, ái  ngữ, đồng sự và lợi hành để báo hiếu Cha Mẹ, nghĩa là các người con sẵn sàng mở lòng Bố thí chia sẻ tài thí, pháp thí, vô úy thí, luôn nói những lời nhẹ nhàng ái ngữ, luôn chia sẻ công việc nặng nhọc với người khác và san sẻ những lợi ích của mình cho người; những hành giả, những người con nào làm được nhu vậy thì chắc chắn 100% Cha Mẹ sẽ hưởng được trọn vẹn sự báo hiếu của các con.

 

Kính xin ghi nhớ lời Ngài đã  khuyến tấn:

 

Công ơn cha mẹ tựa biển trời

Làm sao báo hiếu hỡi người ơi

Nếu chưa báo hiếu đừng bất hiếu

Bất hiếu làm ta khổ muôn đời.

 

Với những lời kệ trên TT chứng minh  một lần nữa đã tán dương hạnh hiếu của TT Thích Giác Tín khi Ngài từ chối cài hoa hồng vàng dành cho Chư Tăng mà chỉ muốn mang hoa hồng trắng để tưởng nhớ song thân đã khuất bóng. “Ai còn cha mẹ xin đừng làm cha mẹ buồn , khóc” phải chăng đã mang một âm hưởng sâu xa đến những người hiện diện.

 

Kính đa tạ lòng ưu ái của Ngài khi chúc mừng chư Tăng Ni đã thêm một tuổi mới sau ngày tự tứ và lời chúc mừng đến các Phật Tử thân thương một mùa Vu lan hiếu hạnh tròn đầy .

 

Chùa Bảo Minh được các Phật Tử khen ngợi nức tiếng về sự chiêu đãi thọ trai nhất là món mì tiềm và gỏi, bánh đúc, xôi chè vì vậy mà số tham dự lễ hội luôn luôn  đông đảo do đó chúng ta không ngạc nhiên khi biết hôm nay có đến 250 đồng hương Phật Tủ tham dự, đạt kỷ lục các ngôi chùa đã tổ chức Lễ Vu Lan thắng hội  tại Đông Nam Melbourne .

Kính tán dương công đức TT Trụ Trì Thích Viên Tịnh và Chư Tôn Đức chứng minh.

 

Kính chúc Quý Ngài pháp thể khinh an và kính chúc mừng hạ lạp vừa tăng thêm tuổi đạo và nguyện chúc pháp duyên hoằng pháp nơi hải ngoại luôn thành tự viên mãn

 

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát

Nam Mô Công Đức lâm Bồ Tát Ma Ha Tát

 

Huệ Hương

Melbourne 29/8/2022

 



vu lan-bao minh (1)vu lan-bao minh (2)vu lan-bao minh (3)vu lan-bao minh (4)vu lan-bao minh (5)vu lan-bao minh (6)vu lan-bao minh (7)vu lan-bao minh (8)vu lan-bao minh (9)vu lan-bao minh (10)vu lan-bao minh (11)vu lan-bao minh (12)vu lan-bao minh (13)vu lan-bao minh (14)vu lan-bao minh (15)vu lan-bao minh (16)vu lan-bao minh (17)vu lan-bao minh (18)vu lan-bao minh (19)vu lan-bao minh (20)vu lan-bao minh (21)vu lan-bao minh (22)vu lan-bao minh (23)vu lan-bao minh (24)vu lan-bao minh (25)vu lan-bao minh (26)vu lan-bao minh (27)vu lan-bao minh (28)vu lan-bao minh (29)vu lan-bao minh (30)vu lan-bao minh (31)vu lan-bao minh (32)vu lan-bao minh (33)vu lan-bao minh (34)vu lan-bao minh (35)vu lan-bao minh (36)vu lan-bao minh (37)vu lan-bao minh (38)vu lan-bao minh (39)vu lan-bao minh (40)vu lan-bao minh (41)vu lan-bao minh (42)vu lan-bao minh (43)vu lan-bao minh (44)vu lan-bao minh (45)vu lan-bao minh (46)vu lan-bao minh (47)vu lan-bao minh (48)vu lan-bao minh (49)vu lan-bao minh (50)vu lan-bao minh (51)vu lan-bao minh (52)vu lan-bao minh (53)vu lan-bao minh (54)vu lan-bao minh (55)vu lan-bao minh (56)vu lan-bao minh (57)vu lan-bao minh (58)vu lan-bao minh (59)vu lan-bao minh (60)vu lan-bao minh (61)vu lan-bao minh (62)vu lan-bao minh (63)vu lan-bao minh (64)vu lan-bao minh (65)vu lan-bao minh (66)vu lan-bao minh (67)vu lan-bao minh (68)vu lan-bao minh (69)vu lan-bao minh (70)vu lan-bao minh (71)vu lan-bao minh (72)vu lan-bao minh (73)vu lan-bao minh (74)vu lan-bao minh (75)vu lan-bao minh (76)vu lan-bao minh (77)vu lan-bao minh (78)vu lan-bao minh (79)vu lan-bao minh (80)vu lan-bao minh (81)vu lan-bao minh (82)vu lan-bao minh (83)vu lan-bao minh (84)vu lan-bao minh (85)vu lan-bao minh (86)vu lan-bao minh (87)
*****

 


vu lan bao minh (1)

vu lan bao minh (2)vu lan bao minh (3)vu lan bao minh (4)vu lan bao minh (5)vu lan bao minh (6)vu lan bao minh (7)vu lan bao minh (8)vu lan bao minh (9)vu lan bao minh (10)vu lan bao minh (11)vu lan bao minh (12)vu lan bao minh (13)vu lan bao minh (14)vu lan bao minh (15)vu lan bao minh (16)vu lan bao minh (17)vu lan bao minh (18)vu lan bao minh (19)vu lan bao minh (20)vu lan bao minh (21)vu lan bao minh (22)vu lan bao minh (23)vu lan bao minh (24)vu lan bao minh (25)vu lan bao minh (26)vu lan bao minh (27)vu lan bao minh (28)vu lan bao minh (29)vu lan bao minh (30)vu lan bao minh (31)vu lan bao minh (32)vu lan bao minh (33)vu lan bao minh (34)vu lan bao minh (35)vu lan bao minh (36)vu lan bao minh (39)vu lan bao minh (40)vu lan bao minh (41)vu lan bao minh (42)vu lan bao minh (43)vu lan bao minh (44)vu lan bao minh (45)vu lan bao minh (46)vu lan bao minh (47)vu lan bao minh (48)vu lan bao minh (49)vu lan bao minh (50)vu lan bao minh (51)vu lan bao minh (52)vu lan bao minh (53)vu lan bao minh (54)vu lan bao minh (55)vu lan bao minh (56)vu lan bao minh (57)vu lan bao minh (58)vu lan bao minh (59)vu lan bao minh (60)vu lan bao minh (66)vu lan bao minh (67)vu lan bao minh (68)vu lan bao minh (69)vu lan bao minh (70-) (1)vu lan bao minh (70-) (2)vu lan bao minh (70-) (3)vu lan bao minh (70-) (4)vu lan bao minh (70-) (5)vu lan bao minh (70)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2024(Xem: 1048)
Cảm niệm nhân Mùa Vu Lan 2024 kính dâng Má Hải Ngọc Vương Thị Ngọc Quyên (1935-2024) Bài viết của NS Thích Nữ Thảo Liên Diễn đọc & layout video clip: Cư Sĩ Giác Nguyên
17/08/2024(Xem: 3411)
Thư Khánh Tuế Mùa Tự Tứ Phật lịch 2568 (của Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống Thích Đức Thắng)
17/08/2024(Xem: 2382)
Gió lộng mưa giăng tháng Bảy về, Xa rồi bóng Mẹ… những ngày thê. Âm thầm sinh dưỡng như trời bể Lặng lẽ chan hòa tựa thủy khê. Chịu thiệt nuôi con nào lúc kể, Sống hiền với xóm chẳng đường chê. Nhà không Người, vắng tìm đâu dễ, Nhận cả ân thâm, hiếu nghĩa kề.
16/08/2024(Xem: 913)
Kìa …Hoa rực nở trong vườn có phải thay vạn ngàn lời muốn nói ? Chào đón thế gian với muôn sắc thắm tươi Như nụ cười mãn nguyện của mẹ khi con lớn thành người Và bao mỹ từ thường dùng trong … hoa tình thương, hoa nhân ái !
16/08/2024(Xem: 540)
Sẽ chẳng bao giờ nước mắt chảy ngược Sẽ chẳng bao giờ nguồn lìa bỏ suối Tình mẹ cũng thế Muôn đời là cánh đồng vàng thơm hương lúa Là cánh diều cao bay trong gió , cho con no lớn vui đùa.
16/08/2024(Xem: 830)
Đây là một sự kiện rất quan trọng chào mừng Đại lễ Vu Lan năm nay. Tại triển lãm sẽ trưng bày hơn 1500 tựa sách liên quan tới Phật giáo, văn hóa giáo dục, sức khỏe và tinh thần… Những tựa sách mới xuất bản cũng sẽ được giới thiệu tại triển lãm như bộ sách “Phật học căn bản” của tác giả Ari Ubeysekara được dịch bởi dịch giả Thủy Nguyễn và do thầy Thích Quảng Lâm hiệu đính, “Ni tổ Theravada Việt Nam” bản song ngữ Anh-Việt của Tiến sĩ Kim Lan, “Nguồn gốc Thiền Phật giáo” của Alexander Wynne, “Đạo Phật hiện đại hóa” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, “Chuyện trong nhà - Làm con hiếu hạnh”, Bộ sách “Tĩnh Tư Ngữ” của Sư bà Chứng Nghiêm, “Bí quyết để có bình an” của TS Nguyễn Mạnh Hùng,…
16/08/2024(Xem: 846)
Edison, sinh ngày 11/2/1847, tại Milan, Ohio (Mỹ), vốn bị coi là đứa trẻ “đần độn, rối trí” (tâm thần). Vào khoảng năm 7 tuổi, một hôm cậu từ trường về nhà và nói với mẹ: “Mẹ, thầy giáo bảo con đưa cho mẹ cái này!” Cẩn thận mở ra xem, bên trong kèm lá thư của giáo viên chủ nhiệm gửi phụ huynh em Edison, nước mắt bà Nancy Elliott giàn giụa. Cậu bé đứng ngẩn người kinh ngạc, cậu hỏi mẹ rằng thầy giáo đã viết gì trong đó?.
16/08/2024(Xem: 632)
Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Quốc vào thời nhà Hán (202 TCN - 220 CN); kết hợp các nền văn hóa bản địa cố hữu, Phật giáo dần trở thành một tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc. Trong thời kỳ Phật giáo sơ truyền, do những đặc điểm siêu thế tục nổi bật của mình, Phật giáo từng phải chịu sự lên án của người dân Trung Quốc, đặc biệt là các Nho sĩ khi mới du nhập vào đất nước này. Các nhà sư lỗi lạc của Trung Quốc cổ đại đã phải đào sâu các tư tưởng về “đạo đức hiếu thảo” từ kinh điển Phật giáo và quảng bá, phổ biến tư tưởng này để làm cho Phật giáo phù hợp với đạo đức truyền thống Trung Quốc. Đây là nền tảng để Kinh Vu Lan, lễ hội Vu Lan được truyền bá rộng rãi ở đất nước tỷ dân này. Những tư tưởng “hiếu thảo” của Phật giáo ở các bộ Kinh Vu Lan không chỉ phù hợp với quan niệm “tôn kính gia đình” của Nho giáo Trung Quốc mà chữ “hiếu” của Phật Giáo còn có ý nghĩa cao quý hơn và vượt lên sự thế tục, có tính thiêng cao.
15/08/2024(Xem: 1408)
Tôi có hai Má : Má trước và Má sau. Cả hai bà tôi đều thương như nhau. Má trước (má ruột tôi) mất lúc tôi còn quá nhỏ đủ để không nhớ được gì hết ngoại trừ lúc Má tôi nằm trên giường bịnh. Lúc nào tôi cũng đeo dính bên cạnh bà, đó là thời gian hạnh phúc nhất của tôi. Má tôi đau nặng lắm. Bà biết mình sắp mất nên cứ gặng hỏi tôi: - Má chết rồi con ở với ai?
15/08/2024(Xem: 1445)
Với người con Phật thuần thành ở khắp mọi nơi, Mùa An Cư và Vu Lan Thắng Hội là mùa HOAN HỶ nhất. Bởi vì: - Trong thời gian an cư, Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni, hoan hỷ được nghỉ ngơi, có thời gian tịnh dưỡng, tu học, đặc biệt là tránh phạm giới thứ nhất (sát sanh), trưởng dưỡng lòng từ bi, vì không phải đi lang thang ngoài đường “khất thực” để khỏi giẫm đạp lên côn trùng trong mùa mưa đang sinh sôi nẩy nở.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]