Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một thoáng bên mẹ

11/04/201312:13(Xem: 4575)
Một thoáng bên mẹ

me_mum5
Các Bài Viết Về Vu Lan


Một Thoáng Bên Mẹ

Cư Sĩ Liên Hoa
Nguồn: Cư Sĩ Liên Hoa


Sau chuyến du lịch từ Ý và Pháp kéo dài 15 ngày trở về và chỉ còn hơn 10 ngày nữa là ngày Đại Lễ Vu Lan Báo hiếu.

Tâm tư tôi thật mông lung, Vừa muốn chia xẻ niềm vui về chuyến du lịch vừa qua bằng những bài ký sự trên Trang nhà, lại vừa muốn viết Bài để cho ra đời Nội san Phật học và Văn hoá Hải Triều Âm Tập 3 như dự tính, nhưng…chữ nhưng luôn là “cứu bồ tinh” được đem ra giúp đở, thay vì phải nói là mình hư quá, dở quá, thiếu khả năng mới là phải phải.

Xin tha thứ cho nha và hãy đọc những lời sau đây như những lời được đem hết gân cổ, nội lực ra để hùng hồn biện hộ cho thân chủ- chính là tôi, bạn nhé. Nếu mà được thông cảm, tôi sẽ được nhờ, nhưng nếu thua, đuối lý thì tôi phải ráng mà chịu chứ, đâu có phải là “ biện hộ sư” dở.

Giờ giấc giữa bờ hai lục địa Âu - Mỹ khác nhau, cách những 7 giờ đồng hồ. Và bạn biết không, do vì cảm tình riêng, nên trên chuyến bay từ Pháp trở về Mỹ, tôi được xếp cho ngồi ghế đặc biệt. Chuyến bay Continental có 45 dãy ghế, tôi ngồi hàng dãy 44. Đặc biệt trước dãy chót, như vậy cũng là ưu tiên lắm rồi. Ai từng di chuyển bằng máy bay và trên chuyến bay dài giờ, mà lại được ngồi dãy đặc biệt như tôi, ồ ! Sẽ dể dàng hiểu và thông cảm cho.

Lại là người đi đứng đều chậm rãi, không phải vì đang tập thiền hành mà đi như vậy, nhưng mà là người tự nhiên chậm chạp như rùa không chịu đi, thế mới chết không chứ lị. Đó, bao nhiêu lý do vừa nói, vừa trình bày, vừa ca cải luơng …có đáng được tha thứ cho con người làm biếng của tôi không? Xin đừng cho tôi biết nhé…Có khi lời nói đúng quá, tôi nghe hỗng quen tai lắm à nha.

Tôi bỗng nhiên rơi vào khoảng lặng, im lìm như bải sa mạc mênh mông. Bởi vì tình Cha Mẹ rộng bao la quá chăng.. không biết phải nói hay phải viết gì cho vừa đủ dung luợng chứa hết. Vu Lan như một động niệm vang lên kéo dài những hoài niệm, kéo theo những gia vị đã bao lần từng làm chất màu của cuộc sống. Tâm sự cùng người bạn và được khuyến khích, cứu bồ, đưa tôi bám vào dòng máu run đập của con tim. Cám ơn bạn. Bạn vừa nhắc tôi về Cha về Mẹ và cho tôi những lời nói, vài mẫu chuyện chia xẻ, làm nguồn cho bài viết nầy.

Đó không phải là những lời nói bâng quơ, xuôi dòng, vì Mẹ là suối nguồn làm sống động, tươi vui, mát mẻ cho cuộc đời. Chất liệu mầu nhiệm nầy đã chan chứa trong phôi thai vừa tượng hình trong bụng mẹ, là dòng máu li ti biến chất thành dòng sửa nuôi con. Con máy động, mẹ vui. Con chuyển mình, mẹ hạnh phúc.Con ra đời, mẹ chờ đợi như chính cuộc đời mẹ vừa sống lại. Ôi hạnh phúc của mẹ được gom lại nhỏ bằng tình yêu con, bảo bọc con …có khi nhỏ lại thành nắm bàn tay, là trái tim nóng bỏng toả hương thơm ngào ngạt tình yêu. Nhưng có khi cũng chính trái tim đó, ánh mắt đó, niềm vui đó, bàn tay đó…bổng biến thành trời cao biển rộng, biến thành vũ trụ bao la, không có gì so sánh được.

Người ta thuờng nói về những kỳ quan thế giới, nói đến những gì cao siêu, đặc biệt của những kỳ quan nầy. Tuy nhiên, đã có bao nhiêu người đuợc đến, được tham quan, nhìn thấy tận mắt hay chi là biết đuợc qua sách vở, qua lịch sử địa dư v.v…nhưng trái tim của mẹ lại là một kỳ quan vô giá, không có gì có thể so sánh được. Và hơn nữa, kỳ quan nầy, chúng ta có thể thưởng thức, nắm bắt, sờ mó, tận hưởng đuợc tấm lòng nầy, ngay trước mắt, bây giờ; trừ khi chúng ta cố tình lãng quên.

Mùa Vu Lan. Ngày thêm lời nhắc nhở lòng báo hiếu. Hình ảnh Ngài Mục Liên chỉ là biểu trưng của tấm lòng, của hạnh báo hiếu và con nguời khi-càng văn minh, càng trưởng thành, càng lớn khôn bao nhiêu v.v…-thì báo hiếu không còn là lời nói, là ý thức, không là của ngày hôm nay hay hôm qua để kể lại, để hồi tưởng, để nên hay phải nên làm…nhưng báo hiếu là tấm lòng, là trái tim. Khi trái tim còn nhịp đập, khi tấm lòng còn biết đau thương, biết cảm xúc của từng giây, từng phút, từng ngày, thì báo hiếu là cuộc sống, nên thường còn.. Trừ khi không còn cuộc sống, báo hiếu mới tạm vắng mặt.

Do đó, chúng ta không lạ gì khi nghe được lời từ Đấng Cha Lành đã nói: “Gặp thời không có Phật thì những ai thờ Cha kính Mẹ và biết hiếu duỡng Song thân, thì nguời đó đang gặp và cúng duờng Đức Phật rồi”. Tôi đã từng ngạc nhiên về câu nói quá tuy đơn giản nhưng sâu xa nầy, cho đến một hôm chợt bừng vỡ ra điềy kỳ diệu : Phật là con người Tỉnh thức, tỉnh thức trong cuộc đời và “ Tất cả Pháp thế gian đều là Phật Pháp”.

Sáng nay, vừa thức dậy, mở cửa sổ nhìn ra bầu trời. Mây đen kéo tới, vội vã và cơn mưa bắt đầu rơi xuống. Thật tuyệt đẹp., sảng khoái. Tôi được chào đón bởi những giọt mưa, mĩm cười, reo vang, chan hoà, dịu dàng, thân ái.

Nhìn mẹ tôi, một bà cụ trên 80 tuổi, đang vui cuời như đắc ý, ngó đứa con trai từ xa mới trở về thăm mẹ.

Cái tin mẹ bệnh nặng làm tôi chột dạ, hơi lo âu. Vẫn biết cuộc đời là vô thưòng và tuổi thọ được trên 80 quả là đã hiếm, nhưng tình cảm của con ngưòi- nhất là của đưá con đang xa nhà, thôi thúc tôi nên trở về thăm mẹ. Sau khi bàn với vợ tôi- dù công việc rất là bận rộn, nhưng cũng sắp xếp để tôi đi một mình trở về thăm mẹ bệnh. Tôi cũng nôn nóng gặp mẹ, sợ vô thưòng vội đến sẽ ân hận. Cũng muốn nhìn được mặt mẹ sau bao ngày xa cách. Cũng muốn chia xẻ với mẹ về thân phận mõng manh của con người, với tứ đại chi phối, và cận tử nghiệp đối với thân đang mang bệnh để giải quyết buớc đưòng đi trong dòng sanh tử- qua sự hiểu biết ít ỏi về Phật pháp cuả tôi. Những lời muốn nói, dù là gì đi nữa, cũng chỉ muốn biểu lộ chút tấm lòng hiếu cuả đứa con đối với ân nghiã sanh thành của cha mẹ.

“Tự cổ giai nhân như danh tướng. Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu”. Tôi đâu cần Mẹ tôi phải là giai nhân để không cho ai thấy bạc đầu, nhưng tôi cần Mẹ tôi là người bình thường, được sống hoài, sống thọ.

Ba tôi mất, tôi không được gặp. Tờ điện tín báo tin trong trại tị nạn Bataan, Philippine- tưởng là tin vui, trong những ngày chờ đợi lên Danh sách và lịch trình máy bay đi Mỹ, lại là tin buồn về ba tôi đã qua đời. Lúc đó, thật xúc động, những giọt nước mắt bỗng nhiên rơi xuống..

Nghe tin ba mất, con đau đớn
tấc dạ bồi hồi, trí ngỗn ngang
tiếng ba, thảng thốt kêu từng tiếng
ba ở đâu rồi, ba hởi ba ???
( Minh Thanh 1987 )

Ba thì hiện đang ở một chân trời nào đó, viễn mộng, hình hài rồi sẽ tan rả, hũy diệt theo thời gian, nhưng đứa con thì hiện không thể rời khỏi Trại Tị nạn được, không thể và không có quyền. Có những lúc con người hình như phải bất lực với hoàn cảnh và phải khuất phục, ví dụ như : sanh, già, bệnh, chết. Có ai có thể tự nhận mình vượt qua được bốn hành trình tự nhiên của kiếp người nầy.

Ánh sáng, không khí, hư không chan hoà, bao trùm cả vũ trụ, như một hạnh phúc ban tặng, tự nhiên, không cưỡng cầu. Có một Thiền sư đã nói: “Chúng ta đã quá hoang phí ánh sáng, hư không, trong lúc đó chính là mạch sống nuôi dưỡng mọi sinh vật trong mọi không gian. Chạy theo những hạnh phúc do tâm tưởng, ở tận đâu đâu, bỏ quên hạnh phúc của hiện tại và rồi, chúng ta đau khổ vì cứ nghỉ là mình không có hạnh phúc, trong lúc lại đang sống, thở, dẫm đạp, an hưởng trong hạnh phúc mà mình vô tình chối bỏ.

Có một Nhà thơ nói rằng: “Tôi biết tôi mất mẹ. Mất cả một bầu trời”. Không phải chỉ khi nào mất mẹ mới mất cả bầu trời. Trong đời sống chúng ta khi ở gần bên mẹ, sống bên mẹ, mẹ xoa đầu mẹ hôn trán, mẹ ôm vào lòng…mà chúng ta không ý thức, không cảm nhận được tình thương yêu nầy, thì bầu trời đã đen tối, đã mất rồi.

Từ Houston, Texas. Chuyến bay Continental kéo dài 4 giờ bay đến Phi trường Los Angeles, California. Sau khi những thủ tục giấy tờ cần thiết, lại chờ đợi boarding. Khi vào trong khoang máy bay, cất đồ xách theo trên kệ cao, thắt dây an toàn. Máy bay chuyển mình, rời phi đạo, vươn mình lên cao. Hành khách của chuyến bay Thai Airways khoảng 460 người. số tôi thật may, cứ mỗi lần đưa vé để check-in, tôi đều xin người tiếp viên,nếu được thì có thể cho ngồi gần trên chút được không và kết quả là được ngồi thượng hạng, còn vài hàng nữa là cuối máy bay. Cuộc hành trình 14 giờ bay bắt đầu. Tôi ngã đầu, dựa lưng vào ghế, nhìn ra cửa sổ. những đám mây trôi vội vả, ngược chiều trên nền trời, trong xanh, điểm những tia nắng của một ngày còn sót lại, sau cùng bóng tối ụp tới, tràn ngập Tôi cảm thấy mình nhỏ nhoi, nhưng cũng đầy oai lực soải mình theo chiếc máy bay vượt nghìn trùng, nhưng không có “nghìn trùng xa cách”

Không gian.của chiếc máy bay gói trọn bao con người bên trong. Thỉnh thoảng tôi đứng dậy đi qua lại cho giản gân cốt, và chợt giụt mình nghỉ lại “thế ra mình cũng đã hơn năm mươi tuổi rồi”. Ôi còn đâu mái tóc xuân xanh, còn đâu vầng trán phẳng phiu và còn đâu…Sao mình lại lẩm cẩm quá, cứ lao theo những dòng liên tưởng, bỗng quên là cái ông nào đang ngồi đây là ai ? thì còn đây chứ còn đâu nữa.

Thời gian còn lại đọc sách, hoặc nhắm mắt niệm Phật, theo hơi thở và ngủ. Tỉnh giấc lại ăn, rồi lại đọc sách v.v…lập đi lập lại. Trong lòng khởi lên sự nôn nóng, muốm sớm gặp mẹ để xem nét thời gian đã biến mẹ ra sao?

Tiếng hò xưa, mẹ ru con ngủ
Chiếc võng tre nan, đan những ân tình
Hãy còn chăng những âm thanh êm dịu
Hay tay già run rẩy thay tiếng ru con. ( Minh Thanh )

Hình ảnh vợ con ở nhà cũng làm tăng thêm màu nổi nhớ. Anh cứ an tâm đi, ở nhà mọi chuyện có em. Em cũng muốn đi với anh lắm chứ, nhưng công việc nhiều quá, đành sắp xếp như vậy. Nói em gửi lời thăm má nhá. Anh nhớ giữ gìn sức khoẻ, đừng quá lo làm em lo theo đó..hi..hi….

Trên gương mặt mọi người chung quanh, vẻ mêt nhọc xen lẫn sự nôn nóng sớm trở về nhà, nên không ai có nét thoải mái hiện ra. Mình cũng dzậy thôi, cần gì nói đến ai. Cái tâm mà, đôi lúc nó muốn nhảy theo vũ điệu nào, nó cứ thản nhiên nhảy, muốn can ngăn, lại sợ bàn toạ không yên, bị đau vì tuổi già sức không còn trẻ mà lị. Chiếc máy bay đang chuẩn đáp xuống phi đạo, sau tiếng của người phi công báo tin và yêu cầu hành khách thắt dây an toàn.

Rồi máy bay cũng hạ cánh, lại một lần nữa phải chờ đời. Vì tôi phải lấy chuyển máy bay để đi đến Lào. Nhưng rồi sau hơn 1 giờ 15 phút bay, chuyến bay đến Lào đã hạ cánh. Lòng tôi nao nao, một cảm giác khó tả. Sau khi làm thủ tục, đóng dấu nhập cảnh xong. Lôi kéo hành lý ra để khám. Hai chiếc valise bự tổ chảng, mỗi chiếc đều hơn 70 lbs, nên chịu đóng phạt, vì muốn đem quần áo cũ về để xem có người nghèo nào cần hay không. Thôi thì “cũ mình, nhưng mới với người”. Mấy ông Hải quan nhìn chăm chú theo tôi, theo hành lý. Sẳn sàng để cho khám, nhưng họ lại mỉm cười, tôi cũng mỉm cười đáp lễ, chắc có lẽ vì không quen biết nhau. Họ cho đi ra cổng luôn, chắc thấy valise quá “khổ lòng”, hay là thấy mặt mình bèo nhèo quá nên sợ bị nhát ma. Thôi thì cũng đở mệt thiệt.

Ra đến ngoài, gặp lại những người thân ruột thịt. Đây- là em gái kế tôi, đó- em trai út, các cháu và …mẹ tôi . Mẹ tôi không thể ra phi trường đón đứa con trai về thăm.

Xe từ phi trường chở về đến nhà, bà cụ già đang từng bước lê chân ra trước cửa. Tôi nhìn hình ảnh của mẹ, lòng thật xúc động. Con đây má! -Ồ, con !!!! Âm thanh ở đây không thành lời, sự im lặng đủ để diễn tả hết nổi lòng. Nổi lòng của mẹ và nổi niềm của con. Như vậy là đủ rồi, tôi vẫn còn nhìn thấy mẹ, dù gì đi nữa, cũng quá nhiều hạnh phúc. Tôi biết rằng một ngày nào đó, mẹ tôi sẽ ra đi như một cơn gió thoảng qua trong bầu trời nầy, nhưng tôi đâu cần phải nghỉ xa xôi, hiện tại đã là tất cả rồi.

Vâng, hiện tại như vậy là đủ rồi……


Mùa Báo hiếu 2006
Ngày 04.08.06
http://www.lien-hoa.net
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5698)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4821)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4467)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4605)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4177)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5056)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5282)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4374)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 4586)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
10/04/2013(Xem: 7107)
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]