Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn về Bông Hồng Cài Áo

11/04/201312:12(Xem: 8233)
Tản mạn về Bông Hồng Cài Áo

red_rose_55
Các Bài Viết Về Vu Lan


Tản Mạn Về Những Màu Sắc Của Bông Hồng Cài Áo Mùa Vu Lan Báo Hiếu (Ullambana)

Cư Sĩ Liên Hoa
Nguồn: Cư Sĩ Liên Hoa


Nhìn sắc màu hoa hồng
tươi xinh trên ngực áo
những người con thiện tâm
lòng tôi bâng khuâng hỏi
Màu hoa sao chứa đủ
trời thương của mẹ cha ???
( Minh Thanh )

Khi hơi Thu dừng chân truớc ngõ, sớm trở về đem theo những cơn gió mát êm dịu, sau những ngày bị hâm nóng vì thời tiết. Có một cái gì đó làm cho mọi người bâng khuâng, vương vấn. Không phải vì những cánh mây bay thênh thang trên bầu trời, không phải vì tình cảm mông lung, lãng mạn, cũng không phải do những chất Thu vàng nhã nhặn, chuyển mình, khẻ nói…mà là chất ngọt êm ái, dịu dàng của tình cha mẹ.

Vâng, mùa Vu Lan Báo hiếu trở về, đang có mặt.

Là con nguời, có cội có nguồn, có tổ tiên, có ông bà, cha mẹ v.v..và càng văn minh, trưởng thành …thì ý thức về cội nguồn càng tô đậm nét trong tâm tưởng. Cho nên, mỗi lần cảm thấy hơi dáng của Mùa Vu Lan- thì lòng chúng ta lại chợt dấy lên những bồi hồi, xúc động.

Với người Phật tử, trên vai mang nặng Bốn ân: Ơn của trời đất, khí hậu, mùa màng…đã giúp cho chúng ta ổn định cuộc sống, được an cư, lạc nghiệp. Ơn của quốc gia mà nơi đó ta sống, đã lớn lên, trưởng thành, cưu mang chúng ta. Ơn của thầy, của cha mẹ- người đã sinh thành, dưỡng dục, giáo dục chúng ta nên nên vóc nên hình, nên người biết tôn trọng lẽ phải, việc thiện. Ơn của tất cả mọi người đã làm nên lúa gạo, vật thực, những vật chất hay tinh thần hữu dụng cho chúng ta thọ huỡng hàng ngày v.v…

Mỗi ân đều nặng, đáng cưu mang như để cho nguời Phật tử sống sao cho xứng đáng là nguời. Con của Bậc Đại Tỉnh Thức cũng phải mang dáng dấp của Tỉnh thức- dù ít hay nhiều theo thời gian tu học. Vào vườn trầm, khi đi ra cũng phải có hơi hướm hương trầm, mới đúng chứ lị. Và Mùa Vu Lan Báo hiếu cũng là dịp để sống với một trong Bốn Ân đó: Sự báo hiếu.

Không phải đợi đến Vu Lan mới Báo hiếu, nhưng người con Phât luôn luôn mang tâm niệm báo hiếu trong từng giây, từng giờ, từng ngày. Sống với Chánh niệm là sự báo hiếu tuyệt vời vì đã góp phần làm cho con nguời, xã hội, quốc gia đẹp hơn, như câu nói: Con hơn cha là nhà có phúc.

Trong Kinh điển Phật giáo, chúng ta đọc và nhận thức rằng: Đức Phật là người rất đề cao chữ Hiếu: “Gặp thời không có Phật, kính hiếu cha mẹ là cúng dường Phật” “Việc thiện tối cao- đó là hiếu. Việc ác tối xấu- đó là bất hiếu”. Chữ Hiếu đuợc đặt nặng, vì đó là khởi đầu của cuộc sống tỉnh thức.

Con người không có ai từ một cõi nào có mặt trên trái đất nầy, dù là bậc Thánh nhân. Ai cũng phải do cha mẹ sinh ra và duỡng dục. Tỉnh thức đầu tiên là nhận chân được chân lý nầy, đó là sự có mặt của một sinh vật và cũng là khởi điểm của sự nhận thức về Từ bi và Trí tuệ qua tình yêu thương của cha mẹ. Phủ nhận điều nầy, chúng ta vô tình vong thân trong sự đánh mất tánh Phật.

Trong sự luân chuyển của kiếp người qua vô lượng kiếp, chúng ta có biết bao nhiêu là cha mẹ và chúng ta đã trưởng thành, lớn khôn, tiến hoá tâm linh trong vô ngần kiếp đó. Và vì đã mang ân nặng cha cha mẹ trong những kiếp đó, từ hình hài, tinh thần, vật chất v.v…và tất cả những gì cấu tạo nên con nguời. Cho nên, đến khi bước lên Bờ Giác thoát- thì chính lúc đó là sự báo hiếu mới cao đẹp, hoàn mãn nhất.

Bông hồng cài áo đã tự nhiên trở thành biểu trưng của Mùa Báo hiếu Vu Lan, vì đó là cái Đẹp nhân bản, vô giá. Tư tưởng cài bông hồng nầy đã được Thầy Nhất Hạnh khi đi Nhật và trùng với ngày Mẹ ( Mother’s Day ). Họ đã cài cho những người còn Mẹ một bông hồng đỏ và mất mẹ thì bông hồng trắng. Biểu trưng nầy gây xúc động, ấm áp tình người. Do đó, Thầy đã đem về Việt Nam, viết sách “Bông hồng cài áo” và sách nầy đã được nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ nhạc duới cùng tựa đề. Từ ngày đó đến nay, tục Bông hồng cài áo đã trở thành truyền thống nhân Mùa Vu Lan Báo hiếu và ai nấy đều hãnh diện có thêm truyền thống tốt đẹp nầy.

Là một con nguời, một nguời con, một Phật tử, không ai không rơi lệ khi nhắc về Tình Mẹ. Bông hồng đỏ hay trắng càng làm thêm nổi bức xúc, thâm ân. Tuy nhiên, có nhiều khi tôi chợt hỏi: Thế thì tình Cha thì sao?

Sự có mặt của nguời con không chỉ do mình người Mẹ tạo thành. Vẫn viết rằng người mẹ mang nặng, đẻ đau và trăm bề khổ cực vì con, cần phải đuợc đề cao, kính trọng. Tuy nhiên, khi nói về sự Báo hiếu như y cứ vào tinh thần của Mùa Vu Lan, thì không lẽ chỉ báo hiếu duy nhất cho mẹ. Mẹ là trái tim thương yêu, thì Cha là bàn tay dìu dắt. Mẹ là tấm lòng, Cha là bảo bọc, chở che như Từ bi phải có Trí tuệ, hoặc nguợc lại.

Chúng tôi xin phép được đề nghị là có thể nào đặt lại vấn đề nầy đuợc chăng?

Văn hoá Việt Nam chúng ta đề cao sự hiếu thảo và dẫn dắt từng thế hệ thấm nhuần tư tưởng mang ơn, hiếu thảo đó qua câu ca dao:

Công cha như núi Thái sơn
Nghiã mẹ như nước trong nguồn chảy ra
một lòng thờ mẹ kính cha
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Mùa Vu lan cũng là ngày Tự Tứ của chư Tăng, ngày Phật hoan hỷ. Do công đức sau 3 tháng An cư Kiết hạ, chư Tăng Ni sẽ chú nguyện và cầu cho cha mẹ nhiều đời, cha mẹ hiện tại và mọi chúng sinh…kẻ còn đuợc an lành, vun trồng cội phúc, kẻ mất được siêu sinh v.v…theo tinh thần Kinh Vu Lan.

Văn hoá Việt Nam đã nói đến Hiếu hạnh như thế, huống hồ là Đạo Phật. cho nên, tinh thần nầy chuyển hoá thành ngày Báo hiếu, không phải chỉ cho một ngày nầy, nhưng là để nhắc nhở, tiếp nối, cho nhiều thế hệ về sự có mặt của Hiếu hạnh: Cha mẹ hiện tại cũng như nhiều đời.

Thay vì chỉ Cài bông hồng đỏ hoặc trắng để nói lên sự việc Mẹ còn hay mất của ngày Mẹ ( Mother’s Day ), sao không dùng cũng bông hồng đỏ hoặc trắng đó cài lên áo để nói lên một ngày Trọng đại là Ngày Cha Mẹ ( Parent’s Day ) hay ngày Báo hiếu, đúng theo tinh thần của Phật giáo. “ Cha mẹ tại tiền, như Phật tại thế”

Nếu cha mẹ còn thì chúng ta hãnh diện đuợc cài bông hồng đỏ, còn nếu như cha hoặc mẹ mất ( Một trong 2 nguời mất ), thì phải đau đớn, xót xa nhận cài bông hồng trắng.

Cha và Mẹ, cả hai cũng đều quan trọng, trân quí. Mất cha hay mất mẹ- nổi đau nào cũng là niềm đau khổ như nhau, đối với đấng sinh thành của mình. Giáo lý Từ bi và Trí tuệ của Đức Phật lúc nào cũng đặt nặng trên ân nghiã hiếu hạnh nầy, vì như đã nói, công cha nghiã mẹ ân trọng vô cùng. Cho nên, không lý chỉ thiên nặng một người mẹ hoặc cha, mà quên nguời kia. Hạnh phúc của người con vẫn là mong cha mẹ sống thọ, biết làm phuớc thiện, biết tu học v.v…và con được gần gủi cha mẹ.

* Riêng về cài bông hồng vàng :
Có rất nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao các vị tu sĩ lại cài bông hồng vàng thay
vì bông hồng đỏ hoặc trắng như tất cả mọi người khi mẹ mất hoặc còn sống.

Vì phương tiện thiện xảo để độ sinh, người tu sĩ cũng hoà đồng với truyền thống Bông hồng cài áo, theo tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian pháp”.

Vẫn biết màu sắc của các loại bông hoa có ý nghiã khác nhau do sự đặt danh của con người, nên tạo thành ngôn ngữ của hoa. Thực tế, bông hoa tự nhiên chỉ làm đẹp cho vũ trụ, đất trời, con người..do hương và sắc. Cho nên, khi nói bông hồng đỏ hay trắng tượng trưng cho mẹ còn hoặc mất, cũng chỉ là biểu tượng được đặt danh.

Do đó, khi tham gia vào Lễ hội nầy, bông hồng cài lên áo của người tu sĩ phải khác hơn- đó là bông hồng vàng.

Khi lìa bỏ đời sống thế tục, xuất gia; người tu sĩ mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để “trên cầu giải thoát, dưới cứu độ chúng sinh”. Cứu cánh đạt đến sự giác ngộ là cách báo ân tuyệt diệu nhất, vì báo hiếu cho cha mẹ hiện đời và cha mẹ ở nhiều đời khác.

Thay vì cài bông hồng đỏ hoặc trắng để chỉ cho cha mẹ hiện đời, việc đó rất là đúng, hợp với trời đất. Nhưng người tu sĩ còn có cha mẹ rộng hơn, lớn hơn, cao cả hơn- đó là tất cả chúng sanh. Cho nên, cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng nầy.

Màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y ( làm ruộng phước điền cho chúng sanh ), màu của Đất ( Thổ ). Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, khạc nhổ hay làm bất cứ gì v.v… đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả những hạnh, vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất- là những vị Phật tuơng lai. Bồ tát Địa Tạng Vương ( Ksitigarbha Boddhisattva ) cũng là biểu tượng của màu vàng nầy.

Và vì lý do đó, dù hoà mình trong Lễ hội Vu Lan Báo hiếu, nguời tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc cuả hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghiã cuả Mùa Báo hiếu- sự giải thoát.

Với những ý kiến thiển cận, con xin dâng cúng tư tưởng nầy lên Mùa Vu Lan như một tấm lòng chung Báo hiếu và cầu xin mọi người đều sống trong tinh thần nầy- không phải một ngày, hai ngày, mà là mãi mãi….


Mùa Vu Lan Báo hiếu 2006
Ngày Rằm tháng 7 âm lịch
08.08.2006
http://www.lien-hoa.net
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2018(Xem: 8293)
Bát cơm chén nước mẹ trao Nuôi con khôn lớn công lao dưỡng từ Cuộc đời mẹ chẳng gì dư Bao năm khổ cực không từ gian nan .
16/08/2018(Xem: 7860)
Trong nhiều bài kinh từ Hán tạng cho đến Pali tạng, Đức Phật tán thán hạnh hiếu dưỡng cha mẹ vì công ơn mang nặng đẻ đau và dưỡng dục của cha mẹ là vô ngần, không thể tính kể. Cho nên trong Tăng Chi Bộ, Thế Tôn gọi Cha Mẹ là Phạm Thiên, và những con cháu trong gia đình nào mà kính dưỡng cha mẹ được xem ngang bằng với Phạm Thiên: “Những gia đình nào, trong ấy các con cái kính lễ cha mẹ, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm Thiên, được chấp nhận là đáng được cúng dường”
16/08/2018(Xem: 8652)
Giải Nobel Sinh lý học đã tiết lộ bí mật, thì ra, chúng ta đã hiểu lầm về bí quyết trường thọ trong nhiều năm như vậy! Elizabeth H. Blackburn – người đoạt giải Nobel Sinh lý học năm 2009 đã tổng kết ra đạo trường thọ là: Một người muốn sống trăm tuổi, ăn uống hợp lý chiếm 25%, vấn đề khác 25%, cân bằng tâm lý 50%!
16/08/2018(Xem: 5193)
Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness đã xác nhận "Kỷ lục cặp vợ chồng đang sống thọ nhất thế giới" cho một cặp vợ chồng người Nhật. Hai cụ mới tổ chức kỷ niệm 80 năm ngày cưới với tổng số tuổi là 208.
15/08/2018(Xem: 3857)
謙恭 Khiêm cung: Nhún mình trước người khác, và tỏ ra kính trọng người khác, đó là đức độ của bậc quân tử. Trong một bài thơ dâng hương linh Papa, tôi có câu lục bát: "Vầng dương vang bóng một thời Cuối đời vẫn cứ không lời khoe khoang" Vì Papa của tôi vốn là người mang đức tính cao quý đó đến cuối đời.
15/08/2018(Xem: 4485)
Công Cha Mẹ, cao sâu tựa trời biển Đạo làm con, giữ lấy tiếng hiếu ân Non cao xanh, biển rộng lớn vô ngần Lòng son sắt ân cần, luôn ghi nhớ Thuở lọt lòng, Mẹ cho con hơi thở Vòng tay hiền, che chỡ tuổi còn thơ Dòng sữa ngọt, ấm áp chảy vô bờ Bên tiếng võng ầu ơ ...ru con ngủ Lòng Cha cao như những vì tinh tú Công đức sinh thành, nhắn nhũ khắc ghi Vất vã gian lao con vừa bước đi Dầy công vun đắp đến khi khôn lớn. Ơn Cha Mẹ, nguyện đem lòng giữ trọn Nghĩa sinh thành nguồn ngọn phải hướng về Tri ân, đáp nghĩa trọn bề Thờ Cha Kính Mẹ, Phật kề bên ta.
13/08/2018(Xem: 6713)
Từ ngày vào chùa ở với sư cụ, chú Nhị Bảo ít khi được về thăm gia đình, mặc dù từ chùa về nhà không xa lắm, chỉ băng qua một cánh đồng, một khu rừng đầy thông reo là đến con đường lớn dẫn thẳng về nhà. Nếu đi bộ, chú phải mất hơn mấy tiếng đồng hồ. Công việc của chú hằng ngày tuy đơn giản nhưng thời khóa cũng khít khao. Sau những giờ hầu sư cụ, chú học kinh, viết chữ nho và thỉnh kệ chuông U Minh buổi tối. Mỗi ngày, chú còn phải đến lớp để tiếp tục chương trình phổ thông cơ sở. Chú học giỏi lại có hạnh kiểm tốt, đặc biệt gương mặt trong vắt ngây thơ và thánh thiện của chú khiến mọi người ai cũng mến yêu.
12/08/2018(Xem: 4169)
Vu lan tiếng gọi từ muôn thửa, ai ai cũng trân quý từ tháng ngày vu lan về, để từ đây ta hạnh phúc gởi tình theo tiếng gọi thân thương quý kính bật sinh thành. Áng chiều thu đang vào trong những nếp sống thênh thang, lưu ảnh qua bao kỷ niệm, nơi một thời ta lớn lên trong vòng tay tình mẹ, bên sự khuyên răng chân thành cho tôi cùng khôn lớn.
12/08/2018(Xem: 4788)
Ta sinh ra được, khi nhờ mẹ hiền nuôi dưỡng trong bào thai vầng trăng tử cung dưỡng tánh, chín tháng trôi dạt khắp cả cung trời âm Ưu, mẹ đã chăm sóc một vầng trăng bị che màng vô minh tăm tối, cha ngược suôi lo từng bát cơm đồng tiền, để rồi mong vầng trăng kia lớn lên từng giây, gạt màng vô minh để cho vầng trăng ra đời.
12/08/2018(Xem: 8145)
Vào sáng ngày 11 tháng 8 năm 2018, chùa Tân Long tọa lạc tại số 1283 Lucretia Avenue, thành phố San Jose đã long trọng cử hành đại lễ Vu Lan báo hiếu. Hòa thượng Thích Tịnh Từ, viện trưởng tu viện Kim Sơn đã đến chứng minh và ban đạo từ. Đến dự buổi lễ, có Thượng tọa Thích Phước Hiền, viện chủ chùa Phước Thiện; Thượng tọa Thích Viên Thông, trụ trì chùa Từ Lâm; Thượng tọa Thích Thiện Long, trụ trì chùa Thiên Trúc; Thượng tọa Thích Hạnh Thông, trụ trì chùa Ưu Đàm; Thượng tọa Thích Từ Đức, Đại đức Thích Nhuận Trí cùng quý Sư cô trú xứ tu viện Kim Sơn, chùa Giác Minh cùng đông đảo thiện hữu tri thức, Phật tử ở San Jose và các thành phố miền Bắc California.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]