Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vọng cổ: Cánh cò mang theo

11/04/201311:52(Xem: 4529)
Vọng cổ: Cánh cò mang theo

Tuyển tập bài viết về Vu Lan - 2012

Vọng cổ: Cánh cò mang theo

Nhạc sĩ Dương Kinh Thành

Nguồn: Nhạc sĩ Dương Kinh Thành


(download file MP3)

canh_co

Cánh cò mang theo
Sáng tác: Dương Kinh Thành
Trình bày: Nghệ sĩ Bích Phượng và Minh Nghĩa


Câu chuyện văn nghệ mùa Vu Lan:
Về bài hát Cánh cò mang theo

Đây là lần đầu tiên, với tư cách tác giả tôi xin được lên tiếng về bài ca cổ “Cánh Cò Mang Theo”, từ lâu đã bị cắt xén, sửa đổi nội dung mà không có ý kiến hay sự đồng tình của tác giả . Và cũng để nhân mùa Vu lan Báo Hiếu , cống hiến cho quý đọc giả một câu chuyện với kết cục buồn nhưng lòng mẹ thì vẫn luôn còn hiện hữu.


NGUYÊN DO BÀI HÁT RA ĐỜI


Trước hết xin nói về nội dung và động cơ thúc đầy để chỉ sau một đêm dài thức trắng bài hát “Cánh Cò mang Theo” được ra đời. Bài hát dựa trên một câu chuyện có thật mà tác giả đã trực tiếp chứng kiến tại sân bay Tân Sơn Nhứt một buổi chiều mưa ngâu tháng bày âm lịch:
Một nhóm bạn trẻ đang túm tụm nhau nói những lời tạm biệt với một cậu con trai bạn cùng học sắp lên máy bay, đặt cược cuộc đời vào một chuyến du học có tài trợ. Họ vô tư đùa giởn , chúc mừng nhau mà không hề biết ở một góc xa kia, nép sau hàng cột là bóng dáng một bà mẹ trẻ gầy gò, đôi tay chai sần còn lầm tấm màu phèn vàng nâu đồng ruộng. Với chiếc nón lá rách bên tay, bà bẻn lẻn như trốn tầm nhìn một ai đó. Bà đang “giữ thể diện” cho đứa con trai duy nhất sắp phải xa mình trong một quảng thời gian không hạng định.
Cậu con trai kia sau khi khuất dạng ở phòng cách ly, mọi người chạy lên phía trên để vẩy tay lần sau cuối , thì nơi góc cột kia bà mạ trẻ ấy quỵ xuống, run rẩy đôi tay bóp chặt chiếc nón lá sờn rách như bóp nát chính con tim bà vốn đã vắt sạch máu yêu thương cho con suốt hai mươi năm trời lẽ bóng nuôi con.
Một vài người dừng lại đỡ bà dậy , người lấy dầu xức , kẻ hỏi han sự thể. Thậm chí có người nhầm tưởng bà là người hành khất, không xin được gì lót dạ nên quỵ xỉu, vội mua cho vài ổ bánh mì nhỏ, ép bà ăn. Bà khẻ cảm ơn trong uất ngẹn mà bàn tay mân mê gở từng miếng vỏ bánh mì vốn rỗng ruột thời đó, như sợ rớt đi những miếng ngọc dát vàng trời cho khi đói dạ.
Trời tối rồi, hỏi han nhà cửa thì được biết bà có căn chòi ở miệt Tam Nông Đồng Tháp, nơi một mình bà nuôi nấng đức con trai, nhuộm đỏ màu phèn mênh mông sông nước Đồng tháp cả một quảng đời tuổi thơ của nó.
Vâng ! bà mẹ trẻ ấy chính là người sinh thành ra cậu sinh viên mới vừa bước lên cánh cửa máy bay ấy.(Cậu ta lấy lý do không có tiền , xin bà đừng lên Sàigòn , ra sân bay tiễn con đi).
Nhóm bạn của tôi không ngại ngần mời bà về nhà ở trọ đỡ, khi nào khỏe hẳn hảy về. Bà miễn cưỡng chấp nhận.
Khi về nhà trọ, được những người tốt bụng ân cần chăm sóc bà mẹ trẻ có phần tươi tỉnh hẳn và cũng không còn lo ngại như ban chiều tại sân bay. Và chỉ trong một đêm ngắn ngủi ấy câu chuyện về một người mẹ tần tảo nuôi con với kết cục là người con được cất cành bay cao, bỏ lại người mẹ mình ở một góc tối của sự hy sinh cùng tận, được sáng tỏ.
Bài hát “Cánh Cò mang Theo” cũng ra đời ngay trong đêm ấy và cùng nhau phân chia lời và cùng nhau ca cho bà mẹ trẻ này nghe (do bà nói ở nhà không có “la-dô” nếu sau này có phát trên đài) như là một cách an ủi cho bà với một kết thúc có hậu.
Kết cục tốt lành của bài hát là vậy nhưng kết cục sự thật ở đời thì hoàn tòan trái ngược hẳn. Nhưng đứng trên góc độ nhân quả thì âu đó cũng là chuỵện đuơng nhiên giữa tạo tác thiện nghiệp và tạo tác ác nghiệp.
Sau đó, một vài người trong nhóm bạn chúng tôi ra trường và có nhiều dịp về công tác tại Đồng Tháp ghé thăm bà. Những cuộc thăm hởi này không được kéo dài được lâu khi chỉ một thời gian ngắn sau đó, do mòn mõi nhớ thương và chờ tin con, cộng vào lao lực bào mòn sức khỏe, bà đã qua đời , mang theo nỗi buồn thương của nghiệp dĩ ấy đi vào cõi vô cùng!
Về phần người con, sau khi “bay cao” nơi xứ người, đã lao vào các cuộc truy hoan thác loạn, rồi kết tập với những băng nhóm bất hão, nhiểu lần bị bắt và trong một chuyến “ăn hàng” anh ta đã bị thanh toán, bõ xác trên đất lạ quê người. Những vị hàng xóm đã không nỡ cung cáp thông tin ấy cho bà trẻ này một thời gian dài và khi bà biết được thì cũng chính kết cục về người con ấy đã đưa bà ra đi vĩnh viễn! .
Đức Phật của chúng ta từng cảnh báo điều này rất rõ trong kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Ân Kinh rằng Những người ấy đời nào nên thân…!

HÀNH TRÌNH CUA BÀI HÁT ‘CANH CÒ MANG THEO”

Bài hát có diễm phúc làm một cuộc hành trình dài trong lòng khán thính giả mộ điệu cổ nhạc như bao bài ca cổ khác. Rất nhiều lý do, nhưng lý do trước nhất vì là để dành tặng riêng cho bà mạ trẻ kia, muốn giữ sự trong sáng về ước mơ một đứa con trai rất hiều thảo với mình. Do đó tôi mang bản thảo đến Đài Tiếng Nói Nhân Dân tp.HCM , trao tận tay cho NSUT Ngọc Mai với yêu cầu là chỉ nên dàn dựng cho giới không chuyên (lúc này nghệ sĩ Ngọc Mai phụ trách “chương trình cải lương “khắp nơi ca hát”); và cũng theo yêu cầu bài hát nên mời một em nam thể hiện người con và người nữ trong vai bà mẹ. Minh Nghĩa (lúc này lấy tên Trọng Nghĩa và đang là sinh viên trường Nghệ Thuật Sân Khấu II) được mời thu. Đặc biệt, nghệ sĩ-ca sĩ Bích Phượng hết lòng ủng hộ và nhận thể hiện người mẹ trong bài hát này. Với bàn tay biên tập và dàn dựng của nghệ sĩ Ngọc Mai, bài hát “Cánh Cò Mang Theo” đã thật sự được chắp thêm đôi cánh và bay xa theo làn sóng phát thanh nhiều năm sau đó. Ngoài ra tôi không cung cấp cho bất cứ ai bài hát này để thu âm lại , dù trong giới chuyên nghiệp; ngay cả trong thời gian bài này được phát, có một doanh nghiệp cở bự đến đặt vấn đề dùng bài hát cho mục đích quảng bá cho chương trình tài trợ du học của họ nhưng phải đưa tên của chương trình ấy vào nội dung bài hát.
Đây là bản thu âm tôi ưng ý nhất. Không bị chỉnh sửa từ ngữ quá nhiều; nghệ sĩ thể hiện rất đúng theo những gì tác giả và biên tập yêu cầu. Thí dụ như bài Nói Thơ Bạc Liêu vốn là bài hát “tủ” của ca sĩ Bích Phượng và điệu Hò Đồng Tháp cô thể hiện rất đúng . Những từ ngữ nhỏ nhất cũng được chăm chút kỷ lưỡng như khứa cá chưa dẻ hết rất Nam Bộ.v…v…
Cho đến hôm nay, non hai muơi năm bài hát “Cánh Cò Mang Theo” ra đời, những chủ trương ấy vẫn kiên định. Thế nhưng đáng buồn làm sao tôi lại nghe nhiều “Cánh Cò Mang Theo” được nhiều nghệ sị khác thể hiện làm tôi hết sức ngẩng ngơ, ngay cả trong vài cuống band karaoke cũng có nốt ! Nhưng đáng buồn hơn nữa là với những bàn ca này, từ ngữ bị ngang nhiên cắt xén vô tội vạ, ngay cả cắt ngang nhiều đoạn quá dài và thêm vào đó những lời thơ không phải cũa tác giả sản sinh ra nó. Chúng ta có thể gõ vào Google với từ khóa Cánh Cò Mang theo sẽ có dịp so sánh những điếu trên. Vì vậy tôi rất thích bàn thu và dàn dựng của nghệ sĩ Ngọc Mai , dù âm thanh đài phát thanh chưa hay và dù Minh Nghĩa khi ấy hảy còn là sinh viên trường Nghệ Thuật Sân Khấu II, chưa ra trường và còn non kinh nghiệm.
Tác giả rất hoan hỷ và sẵn lòng với bất cứ ai muốn sử dụng bài hát này, kể cả trong biểu diễn sân khấu với điều kiện không cắt xén hay sửa đổi nội dung như một số trường hợp đã xảy ra mà không có ý kiến tác giả.

Vu Lan 2556(2012)

DƯƠNG KINH THÀNH



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4434)
Trong tất cả lễ hội của Phật giáo, chúng ta thấy rằng Vu-Lan Báo Hiếu là một lễ hội được quần chúng biết đến, quan tâm nhiều, dù người đó là Phật tử hay không phải Phật tử. Dân gian quen gọi ngày rằm tháng bảy là ngày lễ Trung Nguyên, ngày “Xá tội vong nhân” qua khẩu truyền.
10/04/2013(Xem: 5861)
Khi nghĩ về công ơn sanh thành dưỡng dục, thì chúng ta đã tạo nên một mạch nguồn của ân đức, của nghĩa trọng tình sâu, của dòng tâm thức luân lưu bất diệt. Một suối nguồn của thơ ca, của tiếng nhạc trầm hùng, lúc sâu lắng lúc thì nhẹ nhàng đi vào nhân thế vừa bất hủ vừa rung động thức tỉnh. Thế mới biết, giấy mực trần gian chẳng viết lên nỗi hai chữ “Mẹ ơi” cho trọn vẹn.
10/04/2013(Xem: 4942)
Giáo pháp của đạo Phật sâu thẳm được ví như đại dương mênh mông. Cửa vào đạo có muôn ngàn lối, hành giả khi bước vào nếu không trang bị đức tin vững vàng chắc sẽ choáng ngợp bởi sự uyên áo, sâu kín và pháp mầu vi diệu. Nếu thế thì con đường vào đạo của chúng ta thì sao, những người đầy nghiệp lực và hệ lụy của tham ái?
10/04/2013(Xem: 4586)
Với cái nhìn tuệ giác, Đức Phật quán chiếu trong vòng nghiệp duyên của chúng sanh, Ngài đã thấy được không có một chúng sanh nào tồn tại độc lập, mà ngược lại lưu chuyển trong vòng tương duyên với nhau. Tất cả vì vô minh, mà chúng sanh không thấy được Ngài. Trong kinh Báo Phụ Mẫu Ân diễn tả, có lần Đức Phật đi trên đường và thấy bên lề đường một đống xương khô, Ngài đã lễ lạy đống xương ấy.
10/04/2013(Xem: 4706)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 4265)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 5137)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 5377)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 4453)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 4649)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]